Câu hỏi trắc nghiệm và đáp án Ngữ văn 7 - Học kì 1 - Phần văn - Tiếng việt - Tập làm văn

doc 17 trang thaodu 20701
Bạn đang xem tài liệu "Câu hỏi trắc nghiệm và đáp án Ngữ văn 7 - Học kì 1 - Phần văn - Tiếng việt - Tập làm văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • doccau_hoi_trac_nghiem_va_dap_an_ngu_van_7_hoc_ki_1_phan_van_ti.doc

Nội dung text: Câu hỏi trắc nghiệm và đáp án Ngữ văn 7 - Học kì 1 - Phần văn - Tiếng việt - Tập làm văn

  1. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM VÀ ĐÁP ÁN NGỮ VĂN 7 – HỌC KÌ 1 –PHẦN VĂN – TIẾNG VIỆT- TẬP LÀM VĂN A PHẦN VĂN: Mức độ nhận biết. Câu 1/bài 1:Xác định nhân vật chính trong văn bản “Cổng trường mở ra” A Người mẹ B Người con C Bà ngoại D Phụ huynh học sinh Câu 2/bài 1:Văn bản “Mẹ tôi”được viết theo phương thức biểu đạt nào? ATự sự B Biểu cảm C Nghị luận D Miêu tả Câu 3/ bài 2: Xác định tác giả văn bản “Cuộc chia tay của những con búp bê’’. A Lí Lan BThạch lam C Khánh hoài D xuân Quỳnh” Câu 3/2:Qua văn bản “Cuộc chia tay của những con búp bê”,tác giả muốn gửi thông điệp gì đến tất cả mọi người? A Phê phán những bậc cha mẹ thiếu trách nhiệm ,không quan tâm đến con cái. B Ca ngợi tình cảm trong sáng của hai anh em Thành và Thuỷ vô cùng yêu thương nhau. CThể hiện niềm cảm thông sâu sắc với những đứa trẻ không may rơi vào hoàn cảnh gia đình chia li. D Khẳng định tình cảm gia đình là vô cùng quý,các bậc cha mẹ phải trân trọng và giữ gìn hạnh phúc. Câu 4/3:Bốn bài ca dao “Những câu hát về tình cảm gia đình”em được học được làm theo thể thơ nào? A-Lục bát B –Thất ngôn tứ tuyệt C-Ngũ ngôn tứ tuyệt D –Thất ngôn bát cú Câu 5/3:Đọc câu ca dao sau đây: “Anh em như chân với tay Rách lành đùm bọc ,dở hay đỡ đần” Hãy xác định nghệ thuật gì được sử dụng trong câu ca dao trên. A Điệp ngữ B Ẩn dụ C-Hoán dụ D-So sánh Câu 6/ 4:Đọc câu ca dao sau đây: “ Thân em như trái bần trôi Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu” Trái bần trôi trong câu ca dao trên tượng trưng cho thân phận của ai? A –Nhân dân lao động ngày xưa B-Người nông dân ngày xưa. C –Những người nghèo khó D -Người phụ nữ ngày xưa Câu 7/5: Bài thơ “Phò giá về kinh “ ra đời trong hoàn cảnh nào ? A Sau khi Trần Quang Khải thắng giặc Nguyên Mông trên bến Chương Dương, Hàm Tử . B Lí Thường Kiệt chiến thắng giặcTống trên bến sông Như Nguyệt . C Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng . D Quang Trung đại phá quân Thanh . Câu 8/5: Bài thơ “Sông núi nước Nam” được gọi là gì ? A Là khúc ca khải hoàn . B Là hồi kèn xung trận . C Là án thiên cổ hùng văn . D Là bản tuyên ngôn độc lập . Câu 9/6: Xác định tác giả văn bản “ Bài ca Côn Sơn’’. A Lí Thường Kiệt . B Trần Nhân Tông . C Nguyễn Trãi . D Trần Quang Khải . Câu 10/7:Đọc hai câu thơ sau đây: “Thân em vừa trắng lại vừa tròn Bảy nỗi ba chìm với nước non” Em hãy cho biết hai câu thơ trên được trích trong bài thơ nào? A Bài ca Côn Sơn B Phò giá về kinh C Bánh trôi nước D-Sông núi nước Nam
  2. Câu 11 /7:Bài thơ ‘Bánh trôi nước”được làm theo thể thơ nào? A-Lục bát B –Thất ngôn tứ tuyệt C-Ngũ ngôn tứ tuyệt D –Thất ngôn bát cú Câu 12/ bài 1: Trong văn bản “Mẹ tôi” của Ét-môn-đô-đơ A-mi-xi em hãy cho biết bố của En-ri-côlà người như thế nào? A Rất yêu thương và nuông chiều con B Luôn thay mẹ của En-ri-cô giải quyết mọi vấn đề. C Luôn nghiêm khắc và không tha thứ lỗi lầm của con. D Yêu thương ,nghiêm khắc và tế nhị trong việc giáo dục con. Câu 13/bài1: Trong văn bản “Mẹ tôi” của Ét-môn-đô-đơ A-mi-xi em hãy cho biết mẹ của En-ri-côlà người như thế nào? A Mẹ rất yêu thương và nuông chiều con . B Mẹ rất nghiêm khắc với con. C Mẹ yêu thương và hi sinh tất cả vì con. D Mẹ không tha thứ lỗi lầm của con. Câu 14/bài2 :Xác định phương thức biểu đạt trong văn bản “Cuộc chia tay của những con búp bê” A Văn biểu cảm BVăn nghị luận C Văn tự sự D Văn miêu tả Câu 15/2 :Xác định phương thức biểu đạt trong văn bản “Cổng trường mở ra” A Văn biểu cảm BVăn bản nhật dụng C Văn tự sự D Văn miêu tả Câu 16/2:Nhân vật chính trong văn bản“Cuộc chia tay của những con búp bê”là ai? A Hai anh em B Người mẹ C Cô giáo DNhững con búp bê CÂU 17/2:Văn bản“Cuộc chia tay của những con búp bê ”được kể theo ngôi kể nào? A Người em BNgười anh C Người mẹ D Người kể vắng mặt. Câu 18/3:Đọc câu ca dao sau đây: Chiều chiều ra đứng ngõ sau Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều. Tâm trạng của người con gái trong câu ca dao trên là tâm trạng gì? A Thương người mẹ đã mất. B Nhớ về thời con gái đã qua. C Nỗi buồn nhớ quê ,nhớ mẹ. DĐau khổ cho thân phận mình. Câu 19/3:Đọc câu ca dao sau đây: Anh em như chân với tay Rách lành đùm bọc,dở hay đỡ đần. Nghệ thuật gì được sử dụng trong câu ca dao trên? A So sánh B Nhân hoá C Điệp ngữ D Ẩn dụ CÂU 20 /4: Đọc những câu ca dao sau đây: Cậu cai nón dấu lông gà Ngón tay đeo nhẫn gọi là cậu cai Ba năm được một chuyến sai Áo ngắn đi mượn quần dài đi thuê. Những câu ca dao trên nằm trong bài ca dao nào? A Những câu hát về tình cảm gia đình. B Những câu hát về tình yêu quê hương ,đất nước con người. C Những câu hát than thân.
  3. D Những câu hát châm biếm. Câu 21/4: Đọc những câu ca dao sau đây: Nước non lận đận một mình Thân cò lên thác xuồng ghềnh bấy nay Ai làm cho bể kia đầy Cho ao kia cạn cho gầy cò con. Hình ảnh con cò trong bài ca dao trên thể hiện điều gì về thân phận của người nông dân? A Nhỏ bé ,bị hắt hủi ,sống cơ cực,lầm than. B Gặp nhiều oan trái không bày giải được. C Cuộc sống trắc trở,khó nhọc,đắng cay. D Bị dồn nén đến bước đường cùng. Câu 22/5:Xác định tác giả bài thơ “Phò giá về kinh” A Trần Nhân Tông C Trần Quang Khải B Nguyễn Trãi D Lí Thường Kiệt Câu 23/5:Bài thơ “Sông núi nước Nam” ra đời trong hoàn cảnh nào? A Trần Quang Khải chiến thắng giặc Nguyên Mông ở bến Chương Dương. B Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng. C Lí Thường Kiệt chống giặc Tống trên bến sông Như Nguyệt. D Quang Trung đại phá quân Thanh. Câu 24/5 : Bài thơ “Phò giá về kinh” được làm theo thể thơ nào ? A Thất ngôn bát cú B Thất ngôn tứ tuyệt C Ngũ ngôn tứ tuyệt D Thơ lục bát Câu 25/5:Xác định ý nghĩa biểu hiện của bài “Sông núi nước Nam” A Bài thơ là áng thiên cổ hùng văn B Bài thơ là khúc ca khải hoàn mừng chiến thắng C Bài thơ là hồi kèn xung trận D Bài thơ là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta. Câu 26/6: Bài thơ “Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra”được sáng tác theo thể thơ nào? A Ngũ ngôn tứ tuyệt BThất ngôn tứ tuyệt C Thất ngôn bát cú D Song thất lục bát. Câu 27/6 : Cảnh tượng được miêu tả trong bài “Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra” là cảnh tượng như thế nào ? A Huyền ảo và thanh bình Rực rỡ và diễm lệ C Hùng vĩ và tươi tắn D Âm u, buồn bã Câu 28/7: Xác định dịch giả bài thơ “Sau phút chia li” A Đặng Trần Côn B Đoàn thị điểm C Nguyễn Khuyến D Hồ Xuân Hương Câu 29/7 : Ai là tác giả đoạn thơ “Sau phút chia li” ? A Hồ Xuân Hương B Nguyễn Khuyến C Đoàn Thị Điểm D Đặng Trần Côn Câu 30/8:Cảnh Đèo Ngang được miêu tả trong thời điểm nào? A Xế trưa B Xế chiều C Ban mai D Đêm khuya Câu 31/9:Trong bài “Xa ngắm thác núi Lư”,điểm nhìn của tác giả đối với toàn cảnh núi Lư là gì? A Dưới chân núi Hương Lô BTrên con thuyền xuôi dòng sông C Trên đỉnh núi Hương Lô D Đứng nhìn từ xa . Câu 32/10: Trong bài “Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê”,tác giả viết trong hoàn cảnh nào? A Mới rời quê ra đi B Xa nhà ,xa quê đã lâu. C Xa quê rất lâu nay mới trở về C Sống ngay ở quê nhà.
  4. Câu 33/11:Dòng nào thể hiện đầy đủ nhất nỗi khổ của nhà thơ Đổ Phủ trong bài thơ “Bài ca nhà tranh bị gió thu phá”. A Xa quê một mình cô đơn ,u buồn. B Sống cảnh loạn li,nhà nghèo,tuổi già ,con dại. C Nhà nghèo,bệnh tật ,không có thuốc chữa. D Nhà tranh dột nát,con thơ đói khát. Đáp án : 1A 2B 3C 3d 4A 5D 6D 7A 8D 9C 10C 11B . 12D 13C 14C 15B 16A 17B 18C 19A 20D 21C 22C 23C 24C 25D 26B 27A 28B 29B 30B 31D 32C 33B Mức độ thông hiểu phần văn Câu 1/bài 1:Tác giả Et-môn-đô-đơA-mi-xi là nhà văn nước nào? A – Anh B – Pháp C- Đức D-Ý Câu 2/bài1 : Trong văn bản “ Mẹ tôi” đã học ,em hãy cho biết tại sao bố của En Ri Cô lại viết thư khi con mình có lỗi . A Vì con ở xa nên bố phải viết thư gởi đến con. B Vì giận con quá không muốn nhìn mặt con nên bố phải viết thư gởi đến con. C Vì viết thư bố sẽ nói được đầy đủ ,sâu sắc hơn ,con sẽ cảm nhận và hiểu sâu sắc D Vì sợ nói trực tiếp sẽ xúc phạm đến con nên bố phải viết thư. Câu3/bài2:Qua văn bản “Cuộc chia tay của những con búp bê”,tác giả muốn gửi thông điệp gì đến tất cả mọi người? A Phê phán những bậc cha mẹ thiếu trách nhiệm ,không quan tâm đến con cái. B Ca ngợi tình cảm trong sáng của hai anh em Thành và Thuỷ vô cùng yêu thương nhau. CThể hiện niềm cảm thông sâu sắc với những đứa trẻ không may rơi vào hoàn cảnh gia đình chia li. D Khẳng định tình cảm gia đình là vô cùng quý,các bậc cha mẹ phải trân trọng và giữ gìn hạnh phúc. Câu 4 /3: Đọc bài ca dao sau đây: “Công cha như núi ngất trời Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển đông Núi cao biển rộng mênh mông Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!” Bài ca dao trên là lời của ai nói với ai?. A Lời của cha mẹ nói với con cái. B Lời của ông bà nói với con cháu. C Lời của mẹ nói với con gái . D Lời của anh em khuyên nhủ lẫn nhau. Câu 5/3: Đọc bài ca dao sau đây: - Ở đâu năm cửa nàng ơi Sông nào sáu khúc nước chảy xuôi một dòng? Sông nào bên đục bên trong? Núi nào thắt cổ bồng mà lại có thánh sinh? Đền nào thiên nhất xứ Thanh Ở đâu mà lại có thành tiên xây? -Thành Hà Nội năm cửa chàng ơi Sông Lục đầu sáu khúc nước chảy xuôi một dòng. Nước sông Thương bên đục bên trong Núi Đức Thánh Tản thắt cổ bồng lại có thánh sinh Đền Sòng thiên nhất xứ Thanh Ở trên tỉnh Lạng có thành tiên xây. Đặc điểm hình thức nổi bật của bài ca dao trên là gì? A Độc thoại B Kể chuyện C Đối đáp D Miêu tả Câu 6 /4: Đọc bài ca dao sau đây: Nước non lận đận một mình Thân cò lên thác xuồng ghềnh bấy nay
  5. Ai làm cho bể kia đầy Cho ao kia cạn cho gầy cò con. Hình ảnh con cò trong bài ca dao trên thể hiện thân phận người nông dân ngày xưa như thế nào? A Người nông dân nhỏ bé bị hắt hủi,thân phận thấp cổ bé miệng. B Người nông dân gặp nhiều oan trái trong cuộc sống. C Người nông dân bị dồn đẩy đến bước đường cùng. D Người nông dân cuộc sống trắc trở,khó nhọc,đắng cay. Câu 7/ 4: Đọc câu ca dao sau đây: Thương thay thân phận con tằm Kiếm ăn được mấy phải nằm nhả tơ Hình ảnh con tằm trong câu ca dao trên nói đến cuộc đời ,thân phận của những ai trong xã hội ngày xưa? A Những cuộc đời nô lệ ,suốt đời bị bóc lột sức lao động. B Những thân phận nhỏ nhoi vất vả ,khổ cực suốt đời mà vẫn nghèo khổ. C Những cuộc đời lận đận ,phiêu bạt tha phương để kiếm sống. D Thân phận thấp cổ bé miệng với nổi khổ ,nổi đau oan trái suốt đời. Câu 8/5:Câu thơ nào trong bài “Sông núi nước Nam”là lời hỏi tội quân xâm lược? A Câu1 B Câu 2 C Câu 3 D Câu 4 Câu 9/5:Xác định ý nghĩa biểu hiện của bài “Sông núi nước Nam” A Bài thơ là áng thiên cổ hùng văn B Bài thơ là khúc ca khải hoàn mừng chiến thắng C Bài thơ là hồi kèn xung trận D Bài thơ là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta. Câu 10/6:Trần Quang Khải đã có công đánh thắng kẻ thù nào sang xâm lược nước ta ? A Giặc Tống C Giặc Minh B Giặc Nguyên Mông D Giặc Pháp và MĨ Câu 11/7:Dịch giả của đoạn thơ “Sau phút chia li”là ai? A Hồ Xuân Hương B Đoàn Thị Điểm C Huyện Thanh Quan D Nguyễn Gia Thiều Câu 12 /7: Câu thơ nào trong bài “Bánh trôi nước” miêu tả vẻ đẹp về hình thể của người phụ nữ? A Câu 1 B câu 2 C Câu 3 D Câu 4 Câu 13/ 1:Văn bản “Cổng trường mở ra”viết về nội dung gì? A Miêu tả quang cảnh ngày khai trường thật nhộn nhịp,phụ huynh phấn khởi đưa con vào trường học. B Bàn về vai trò của nhà trường trong việc giáo dục thế hệ trẻ thành người hữu ích cho xã hội. C Kể về tâm trạng của chú bé trong ngày khai trường vừa náo nức ,vừa lo sợ trước cảnh trường mới,lạ. D Tái hiện những tâm tư ,tình cảm của người mẹ trong đêm trước ngày khai trường đầu tiên của con. Câu 14/ 1:Trongvăn bản “Cổng trường mở ra”,em hãy cho biết tâm trạng của người con trong đêm trước ngày khai trường như thế nào? A Phập phồng,lo lắng B Thao thức,đợi chờ C Vô tư ,thanh thản D Căng thẳng,hồi hộp Câu 15/2:Trong văn bản “Cuộc chia tay của những con búp bê”,em hãy cho biết tại sao có cuộc chia tay giữa hai anh em? A Vì cha mẹ chúng đi công tác xa B Vì anh em chúng không thương yêu nhau C Vì cha mẹ chúng chia tay nhau D Vì người em phải nghỉ học. Câu 16/3: Đọc bài ca dao sau đây: Đứng bên ni đồng,ngó bên tê đồng,mênh mông bát ngát, Đứng bên tê đồng,ngó bên ni đồng,bát ngát mênh mông. Thân em như chẽn lùa đòng đòng Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai.
  6. Em hãy cho biết vẻ đẹp của cô gái trong bài ca dao trên là vẻ đẹp như thế nào? A Rực rỡ và quyến rũ B Trong sáng và hồn nhiên C Trẻ trung và đầy sức sống D Mạnh mẽ và đầy bản lĩnh Câu 17/4: Đọc những câu ca dao sau đây: Cậu cai nón dấu lông gà Ngón tay đeo nhẫn gọi là cậu cai Ba năm được một chuyến sai Áo ngắn đi mượn quần dài đi thuê. Em hãy cho biết nét tính cách nào sau đây nói đúng về chân dung của “chú tôi” trong bài ca dao trên. A Tham lam và ích kỉ B Độc ác và tàn nhẫn C Dốt nát và háo danh D Nghiện ngập và lười biếng Câu 18/4: Đọc những câu ca dao sau đây: Thương thay thân phận con tằm, Kiếm ăn được mấy phải nằm nhả tơ. Thương thay lũ kiến li ti, Kiếm ăn được mấy phải đi tìm mồi. Xác định ý nghĩa của điệp ngữ “Thương thay” trong những câu ca dao trên. A Phản ánh chân thật nỗi khổ của người nông dân ngày xưa. B Nhấn mạnh nỗi khổ của người nông dân ngày xưa. C Lên án nỗi khổ của người nông dân ngày xưa. D Đồng cảm sâu sắc với thân phận người nông dân ngày xưa. Câu 19/ 5:Bài thơ “Sông núi nước Nam”đã nêu bật nội dung gì? A Nước Nam là nước có chủ quyền không một kẻ thù nào xâm phạm được B Nước Nam rộng lớn và hùng mạnh không kẻ thù nào dám xâm lăng. C Nước Nam là một nước có nền văn hiến tốt đẹp từ lâu đời. D Nước Nam có nhiều anh hùng nhất định sẽ đánh tan giặc ngoại xâm. Câu 20/6 Thể thơ của bài thơ “Bánh trôi nước”giống với thể thơ của bài thơ nào sau đây: A Côn Sơn ca B Thiên Trường vãn vọng C Tụng già hoàn kinh sư D Sau phút chia li Câu 21/7:Tác giả muốn nói lên điều gì ở bài thơ “Bánh trôi nước ” ? A Miêu tả cái bánh trôi nước hình dáng tròn ,xinh xắn ,làm bằng bột trắng ,phẩm chất thơm ,ngon. B Miêu tả quá trình luộc bánh từ lúc mới bỏ vào đến khi bánh chín. C Qua cái bánh trôi nước ,tác giả muốn nói lên thân phận khổ cực của người phụ nữ ngày xưa . D Miêu tả vẻ đẹp của người phụ nữ trong xã hội phong kiến ngày xưa cả về hình dáng và tính cách. Câu 22/7:Nhà thơ Hồ Xuân Hương được mệnh danh là gì? A Bà chúa thơ Nôm B Nữ hoàng thi ca C Thi tiên thi thánh D Thần thơ thánh chữ Câu 23/8:Đọc hai câu thơ sau đây: Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà Cỏ cây chen đá, lá chen hoa. Hãy cho biết cảnh Đèo Ngang trong hai câu thơ trên được miêu tả như thế nào? A Tươi tắn,sinh động B Phong phú ,đầy sức sống. C Um tùm ,rậm rạp D Hoang vắng ,thê lương Câu 24/9:Trong bài “Vọng lư hương bộc bố”,em hãy cho biết dòng nào là dòng dịch nghĩa cho câu thơ sau đây: “Phi lưu trực há tam thiên xích” A Mặt trời chiếu núi Hương Lô,sinh làn khói tía B Xa nhìn dòng thác treo trên dòng sông phía trước C Thác chảy như bay đổ thẳng xuống từ ba nghìn thước D Ngỡ là sông Ngân rơi tự chín tầng mây.
  7. Câu 25/10:Chủ đề bài thơ “Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh”là gì? A Lên núi nhớ bạn B Trông trăng nhớ quê C Non nước hữu tình D Trước cảnh sinh tình. Câu 26/11:Trong bài thơ “Bài ca nhà tranh bị gió thu phá”,tác giả Đỗ Phủ có mơ ước gì? A Mơ ước trời yên,gió lặng,gió thu không thổi nữa. B Mơ ước được sống ở quê nhà thật bình yên . C Mơ ước có một ngôi nhà vững chắc cho mình D Mơ ước ngàn vạn ngôi nhà vững chắc cho mọi người ĐÁP ÁN: 1D 2C 3D 4A 5C 6D 7A 8C 9D 10B 11B 12A 13D 14C 15C 16C 17D 18D 19A 20B 21C 22A 23C 24C 25B 26D Mức độ vận dụng phần văn Câu 1/1 :Trong văn bản “M ẹ tôi” của Et –môn-đô –đơ A –mi-xi Em hãy cho biết bố của En – ri –cô là người như thế nào? A Rất thương yêu và nuông chiều con B Luôn nghiêm khắc và không tha thứ lỗi lầm cho con C Yêu thương,nghiêm khắc và tế nhị trong việc giáo dục con. D Luôn thay thế mẹ giải quyết mọi vấn đề trong gia đình. Câu 2 /2:Thông điệp nào được gởi gắm đến người đọc qua văn bản “Cuộc chia tay của những con búp bê”? A Hãy tôn trọng những ý thích của trẻ em . B Hãy để trẻ em được sống trong một mái ấm gia đình. C Hãy hành động vì quyền lợi và ước mơ của trẻ em . D Hãy tạo điều kiện để trẻ em được phát triển tài năng sẵn có. Câu 3/3:Trong bài ca dao “Những câu hát về tình cảm gia đình” có câu: Núi cao biển rộng mênh mông Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!” Hãy cho biết nghĩa của “Cù lao chín chữ ” là gì? A Nói về công lao cha mẹ nuôi con vất vả nhiều bề. B Nói về công lao cha mẹ to lớn như trời cao biển rộng . C Nói đến tình cảm cha mẹ vô cùng yêu thương con . D Nói đến lời nhắc nhở con cái phải hiếu thảo ,vâng lời cha mẹ . Câu 4 /4:Những câu hát than thân đã thể hiện cuộc đời,số phận của người nông dân ngày xưa như thế nào? A Suốt cuộc đời nhẫn nhục chịu đựng muôn nỗi đắng cay ,khổ cục . B Suốt đời lao động khổ cực mà cuộc sống vẫn nghèo khó. C Số phận cuộc đời nghèo khổ phải tha phương ,phiêu bạt để kiếm sống. D Thân phận làm nô lệ suốt đời bị bóc lột tận xương tuỷ. Câu 5/5 : Câu nào nêu đúng nội dung chính bài “Phò giá về kinh”. A Thể hiện hào khí chiến thắng và khát vọng thái bình thịnh trị của dân tộc . B Lời động viên ,cổ vũ tinh thần chiến đấu chống kẻ thù . C Lời ca ngợi tinh thần chiến đấu chống kẻ thù xâm lược . D Là khúc ca khải hoàn mừng chiến thắng. Câu 6/6 :Cảnh tượng buổi chiều đứng ở Phủ Thiên Trường trông ra là cảnh tượng như thế nào? A Êm ả và thanh bình. B Cô đơn buồn bả C Hùng vĩ và tươi tắn . D Ảm đảm và đìu hiu Câu 7/7:Xác định thái độ của Hồ Xuân Hương trong bài thơ “Bánh trôi nước” A Lên án xã hội phong kiến bất công làm cho người phụ nữ chịu nhiều đau khổ. B Cảm thông với số phận chìm nỗi ,bị lệ thuộc của người phụ nữ. C Trân trọng ,ca ngợi vẻ đẹp về hình thể,dáng vóc bên ngoài của người phụ nữ. D Cảm thông với số phận chìm nỗi và trân trọng vẻ đẹp ,phẩm chất đáng quý của người phụ nữ. Câu 8/1:Câu văn nào sau đây thể hiện rõ nhất tầm quan trọng lớn lao của nhà trường đối với thế hệ trẻ?
  8. A Mẹ nghe nói ở Nhật ,ngày khai trường là ngày lễ của toàn xã hội,người lớn nghỉ việc để đưa trẻ con đến trường,đường phố được dọn dẹp quang đãng và trang trí tươi vui. B Tất cả quan chức nhà nướcvào buổi sáng ngày khai trường đều chia nhau đến dự lễ khai giảng ở khắp các trường học lớn nhỏ. C Các quan chức nhân dịp ngày khai giảng để xem xét ngôi trường,gặp gỡ với ban giám hiệu,thầy cô giáo và phụ huynh học sinh. D Ngày khai trường quang cảnh nhộn nhịp,không khí tươi vui ,cổng trường rộng mở chào đón học sinh bước vào năm học mới. Câu 9/2: Văn bản “Cuộc chia tay của những con búp bê”, tác giả muốn nhắn gởi với mọi người điều gì? A Tổ ấm gia đình là quý giá .Mọi người hãy cố gắng giữ gìn ,bảo vệ . B Bố mẹ là người có trách nhiệm hàng đầu trong việc nuôi dạy con cái . C Kể lại việc hai anh em Thành và Thủy sắp phải chia tay nhau vì cha mẹ li hôn . D Nêu lên tâm trạng buồn khổ của hai anh em Thành và Thuỷ khi sắp phải chia tay nhau . Câu 10/4 :Đọc câu ca dao sau đây : “Thân em như trái bần trôi Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu ” Câu ca dao trên cho em thấy cuộc đời, số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến ngày xưa như thế nào? A Cuộc đời ,số phận chìm nỗi ,lênh đênh của người phụ nữ ngày xưa. B Cuộc đời lận đận ,vất vả gặp nhiều khó khăn ,trắc trở ,ngang trái. C Cuộc đời ,thân phận thấp cổ bé miệng ,nỗi đau oan trái không được lẽ công bằng nào soi tỏ . D Cuộc đời khổ cực phải phiêu bạt tha phương nhiều nơi để kiếm sống mà vẫn thiếu đói . Câu 11/5:Nghệ thuật nỗi bật trong hai bài thơ “Sông núi nước Nam” và “Phò giá về kinh” là gì? A Sử dụng nhiều biện pháp tu từ và ngôn ngữ biểu cảm. B Ngôn ngữ cô đúc,kết hợp ý tưởng và cảm xúc C Sử dụng nhiều yếu tố trùng điệp D Nhiều hình ảnh ẩn dụ và tượng trưng. Câu 12/ 6:Tác giả Nguyễn Trãi sống ở thời đại nào? A Nhà Lí B Nhà Trần C Nhà hậu Lê D Nhà Nguyễn Câu 13/6:Em Đã học văn bản “Bài ca Côn Sơn”.Hãy cho biết Côn Sơn thuộc tỉnh nào? A Hưng Yên B Hải Phòng C Hà Nội D Hải Dương Câu 14/7:Nội dung chính của đoạn trích “Sau phút chia li”là gì? A Diễn tả tình cảm thủy chung son sắt của chinh phụ với chinh phu. B Diễn tả hình ảnh hào hùng của chinh phu khi ra trận . C Diễn tả nỗi sầu chia li của người chinh phụ sau lúc tiễn chinh phu ra trận. D Diễn tả cuộc chia tay giữa người chinh phụ với người chinh phu . Câu 15/8:Tâm trạng của tác giả trong bài “Qua Đèo Ngang”là tâm trạng như thế nào? A Yêu say đắm trước vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước. B Đau xót ,ngậm ngùi trước sự đổi thay của quê hương. C Buồn thương da diết khi phải sống trong cảnh cô đơn. D Cô đơn trước thực tại,da diết nhớ về quà khứ của đất nước. Câu 16/11:Câu thơ nào thể hiện rõ nhất chủ nghĩa nhân đạo của nhà thơ Đỗ Phủ? A Ước được nhà rộng muôn ngàn gian. B Che khắp thiên hạ kẻ sĩ nghèo đều hân hoan. C Gió mưa chẳng núng,vững vàng như thạch bàn. D Riêng lều ta nát,chịu chết rét cũng được. ĐÁP ÁN: 1C 2B 3A 4B 5A 6A 7D 8A 9A 10B 11B 12C 13D 14C 15D 16A –B PHẦN TIẾNG VIỆT: Câu hỏi trắc nghiệm mức độ nhận biết Câu1 / bài 6:Từ “Thi sĩ” có nguồn gốc từ đâu?
  9. A Từ Hán Việt BTừ thuần Việt C Từ tiếng Anh D Từ tiếng Pháp Câu2/bài7:Trong các dòng sau ,dòng nào có dùng quan hệ từ? A Tay kẻ nặn B Bảy nổi ba chìm C Giữ tấm lòng son D Vừa trắng lại vừ tròn. Câu 3 /bài 10:Từ nào sau đây trái nghĩa với từ “Thân thiết”? A Yêu thương BQuý mến C Kẻ thù D Thương nhớ Câu 4/10 :Tìm từ trái nghĩa phù hợp để điền vào câu sau đây : “ Xét mình công ít tội ” A Đầy B Hại C Giàu D Nhiều . Câu5/12:Trong những câu sau,câu nào là thành ngữ? ACó công mài sắt có ngày nên kim B Có chí thì nên C Con dại cái mang D Ăn quả nhớ kẻ trồng cây Câu 6 /12:Trong các dòng sau đây,dòng nào là thành ngữ? A Ao sâu nước cả B Bầu vừa rụng rốn C Cải chửa ra cây DĐầu trò tiếp khách Câu 7 /12:Trong các dòng sau đây,dòng nào nêu đúng khái niệm thành ngữ? AThành ngữ là loại cụm từ có cấu tạo cố định,biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh. BThành ngữ là loại cụm từ có vần ,có điệu biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh. C Thành ngữ là một tổ hợp từ có danh từ hoặc tính từ làm trung tâm. D Thành ngữ là một kết cấu chủ vị,biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh. Câu 8/13 : Đọc bài ca dao sau đây : “ Bà già đi chợ Cầu Đông Bói xem một quẻ lấy chồng lợi chăng ? Thầy bói xem quẻ nói rằng : Lợi thì có lợi nhưng răng không còn ” Việc sử dụng những từ “LỢI” trong bài ca dao là dựa vào hiện tượng gì của từ ngữ? A Hiện tượng dùng từ đồng nghĩa . B Hiện tượng dùng từ trái nghĩa . C Hiện tượng dùng điệp ngữ . D Hiện tượng dùng từ ngữ để chơi chữ Câu 9/13: Đọc hai câu thơ sau đây: “Nhớ nước đau lòng con quốc quốc Thương nhà mỏi miệng cái gia gia” Xác định hiện tượng gì của từ ngữ được sử dụng trong các từ in đậm ở hai câu thơ trên. A Hiện tượng dùng từ đồng nghĩa . B Hiện tượng dùng từ ngữ để chơi chữ C Hiện tượng dùng điệp ngữ . D Hiện tượng dùng từ trái nghĩa. Câu 10/14 : Đọc hai câu thơ sau đây : “ Chuyện kể từ nỗi nhớ sâu sa Thương em ,thương em ,biết mấy”. (Phạm Tiến Duật ) Cho biết dạng điệp ngữ nào được sử dụng trong hai câu thơ trên . A Điệp ngữ nối tiếp B Điệp ngữ cách quãng . C Điệp ngữ chuyển tiếp . D Lỗi lặp từ . Câu 11/14 : Đọc những câu thơ sau đây : “Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu Ngàn dâu xanh ngắt một màu Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai?”
  10. (Trích Chinh phụ ngâm khúc) Cho biết dạng điệp ngữ nào được sử dụng trong hai câu thơ trên . A Điệp ngữ nối tiếp B Điệp ngữ cách quãng . C Điệp ngữ chuyển tiếp . D Lỗi lặp từ . Câu 12/14 : Đọc hai câu thơ sau đây : “Mênh mông muôn mẫu một màu mưa Mỏi mắt miên man mãi mịt mờ” (Tú Mỡ) Lối chơi chữ nào được dùng trong hai câu thơ trên? A Dùng cách điệp âm. BDùng từ ngữ trái nghĩa. C Dùng cách nói lái. D Dùng từ ngữ đồng âm. Câu 13/14 : Đọc những câu thơ sau đây : “Ngọt thơm sau lớp vỏ gai Qủa ngon lớn mãi cho ai đẹp lòng. Mời cô,mời bác ăn cùng Sầu riêng mà hoá vui chung trăm nhà.” (Phạm Hổ) Lối chơi chữ nào được dùng trong những câu thơ trên? A Dùng cách điệp âm. BDùng từ ngữ trái nghĩa. C Dùng cách nói lái. D Dùng từ ngữ đồng âm. Câu 14 / 3 : Xác định từ láy trong những từ sau đây : A Đằng đông B Sáng sớm C Thơm tho D Đây đó. Câu 15 /5 : Xác định từ Hán Việt trong những từ sau đây : A Nhân loại . B Dịu dàng . C Yêu mến D Buồn phiền Câu 16/5 : Xác định từ Hán Việt trong những từ sau đây : A Nước non B Sông núi C Đất nước D Sơn hà CÂU 17/8 :Đọc hai câu thơ sau đây : “Nắng rọi Hương Lô khói tía bay Xa trông dòng thác trước sông này” Hãy xác định từ đồng nghĩa với từ trông ở câu thơ thứ hai . A Mong B Nhìn C Đợi D Chờ CÂU 18/8 :Đọc những câu ca dao sau đây : Người ta đi cấy lấy công Tôi nay đi cấy còn trông nhiều bề. Trông trời,trông đất ,trông mây, Trông mưa,trông gió,trông ngày,trông đêm. Hãy xác định từ đồng nghĩa với từ trông ở những câu ca dao trên . A Mong B Nhìn C Đợi D Chờ Câu 19 /8:Câu nào nêu đúng khái niệm từ đồng nghĩa? A Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau.
  11. B Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau. C Từ đồng nghĩa là những từ phát âm giống nhau nhưng có nghĩa khác xa nhau. D Từ đồng nghĩa là những từ giống nhau cả về âm thanh và ý nghĩa. Câu 20 /10:Câu nào nêu đúng khái niệm từ trái nghĩa? A Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau. B Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau. C Từ trái nghĩa là những từ phát âm giống nhau nhưng có nghĩa khác xa nhau. D Từ trái nghĩa là những từ trái ngược nhau cả về âm thanh và ý nghĩa. Câu 21/10: Tìm cặp từ trái nghĩa trong câu ca dao sau đây : “Chị em như chuối nhiều tàu Tấm lành che tấm rách đừng nói nhau nặng lời” A Chị - Em B Lành - Rách C Tấm - Lời D Tàu - Chuối. Câu 22 /10: Tìm cặp từ trái nghĩa trong câu ca dao sau đây : “ Số cô chẳng giàu thì nghèo Ngày ba mươi tết thịt treo trong nhà” A Tết - Nhà B Chẳng - Thì C Giàu - nghèo D Số - Ngày Câu23 /10:Cặp từ trái nghĩa nào phù hợp để điền vào chỗ trống trong câu sau đây: “Non cao tuổi vẫn chưa già Non sao .nước,nước mà non A Xa – gần C Nhớ - quên B Trên – dưới D Cao - thấp Câu 24 /11:Câu nào nêu đúng khái niệm từ đồng âm? A Từ đồng âm là những từ có nghĩa trái ngược nhau. B Từ đồng âm là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau. C Từ đồng âm là những từ phát âm giống nhau nhưng có nghĩa khác xa nhau. D Từ đồng âm là những từ giống nhau cả về âm thanh và ý nghĩa. ĐÁP ÁN: 1A 2D 3C 4D 5C 6A 7A 8D 9B 10A 11C 12A 13B 14C 15A 16D 17B 18A 19B 20A 21B 22C 23C 24C Mức độ thông hiểu. Câu 1/bài 4:Trong câu:“Nhà bạn có bao nhiêu người? ” Đại từ“ bao nhiêu”dùng để: A Chỉ về người B- Chỉ về lượng C Hỏi về người D Hỏi về hoạt động tính chất. Câu 2/bài4:Trong câu:“Sáng nay ,mình được bao nhiêu là quả táo rơi.” Đại từ “ bao nhiêu”dùng để: A Chỉ về người B Chỉ về lượng C Hỏi về người D Hỏi về hoạt động tính chất. Câu 3/bài 9 :Từ nào sau đây đồng nghĩa với từ “Thi nhân” A Nhà văn B Nhà báo C Nhà thơ . D Nghệ sĩ . Câu 4/12:Xác định câu nào không phải là thành ngữ? A Nước mất nhà tan. B Chưa đi đã chạy C Lá lành đùm lá rách. D Đi sớm về khuya Câu 5/12:Trong những dòng sau đây,dòng nào là thành ngữ có dùng phép so sánh? A Một nắng hay sương B Lá lành đùm lá rách C Đen như cột nhà cháy . D Êch ngồi đáy giếng . Câu 6/12:Trong những dòng sau đây,dòng nào là thành ngữ có sử dụng từ trái nghĩa? A Gần mực thì đen,gần đèn thì sáng. B Đen như cột nhà cháy. C Khôn nhà dại chợ. D Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. Câu 7/12:Xác định thành ngữ Hán Việt A Ngày lành tháng tốt C Bách chiến bách thắng
  12. B Một nắng hai sương D Lời ăn tiếng nói Câu 8 /12:Xác định thành ngữ thuần Việt A Ngày lành tháng tốt B Bách chiến bách thắng C Bán tín bán nghi D Độc nhất vô nhị Câu 9/13:Nếu viết: “Xa xa bên kia bờ Thiên Mụ” thì câu văn mắc lỗi gì? A Thiếu chủ ngữ B Thiếu vị ngữ C Thiếu cả chủ ngữ và vị ngữ B Thiếu trạng ngữ Câu 10 /14:Tác giả dùng lối chơi chữ nào trong câu sau đây: “Ngày xuân,em đi chợ hạ, mua cá hu về,chợ hãy còn đông” A Dùng các từ cùng trường nghĩa. B Dùng từ đồng âm C Dùng cặp từ trái nghĩa DDùng nói lối láy Câu 11/14 : Đọc những câu thơ sau đây : “ Ngọt thơm sau lớp vỏ gai Qủa ngon lớn mãi cho ai đẹp lòng Mời cô ,mời bác ăn cùng Sầu riêng mà hóa vui chung trăm nhà” ( Phạm Hổ) Lối chơi chữ nào được dùng trong những câu thơ trên ? A Dùng từ ngữ trái nghĩa B Dùng từ ngữ đồng nghĩa ,gần nghĩa . C Dùng từ ngữ đồng âm D Dùng cách điệp âm . Câu 12/ 3:Đọc câu thơ sau đây : “Buồn trông ngọn nước mới sa Hoa trôi man mác biết là về đâu?” (Nguyễn Du) Hãy cho biết từ láy “man mác” trong câu thơ trên có sắc thái ý nghĩa như thế nào ? A Sắc thái trang trọng B Sắc thài biểu cảm C Sắc thái giảm nhẹ . D Sắc thái nhấn mạnh . Câu 13/ 3:Đọc câu văn sau đây : “Cảnh vật vẫn cứ như hôm qua,hôm kia thôi mà sao tai hoạ giáng xuống đầu anh em tôi nặng nề thế này”(Khánh Hoài) Hãy xác định từ láy trong câu văn trên .? A Cảnh vật B Tai hoạ C Nặng nề D Anh em Câu 14 /4:Trong các đại từ sau đây,đại từ nào dùng để hỏi về số lượng? A Thế nào ,sao B Làm sao,việc gì C Ai, làm gì D Bao nhiêu,mấy Câu 15/5:Đọc câu văn sau đây: Yết Kiêu đến kinh đô Thăng Long, yết kiến vua Trần Nhân Tông. Hãy xác định mục đích của việc dùng từ Hán Việt “kinh đô, yết kiến”trong câu trên. A Tạo sắc thái cổ B Tạo sắc thái trang trọng. C Tránh gây cảm giác thô tục,ghê sợ . D Thể hiện thái độ tôn kính. Câu 16/5:Từ nào sau đây có yếu tố “gia”cùng nghĩa với “gia”trong “gia đình”? A Gia vị B Gia tăng C Gia sản D Tham gia Câu17/6:Đọc câu văn sau đây: Cụ là nhà cách mạng lão thành.Sau khi cụ từ trần,nhân dânđịa phươngđã mai táng cụ trên một ngọn đồi. Hãy xác định mục đích của việc dùng từ Hán Việt “từ trần, mai táng”trong câu trên.
  13. A Thể hiện thái độ tôn kính. BTạo sắc thái cổ C Tạo sắc thái biểu cảm. D Tránh gây cảm giác thô tục,ghê sợ Câu18 /6:Đọc câu văn sau đây: Phụ nữ Việt Nam anh hùng,bất khuất,trung hậu ,đảm đang. Hãy xác định mục đích của việc dùng từ Hán Việt “ Phụ nữ”trong câu trên. A Tạo sắc thái cổ B Tạo sắc thái trang trọng. C Tránh gây cảm giác thô tục,ghê sợ . D Tạo sắc thái biểu cảm. Câu 19/8 : Tìm từ đồng nghĩa với từ “Cả” trong câu : “Ao sâu nước cả khôn chài cá”.(Nguyễn Khuyến) A TO B Lớn C Đầy C Tràn Câu 20/8 : Tìm từ đồng nghĩa với từ “Rọi” trong câu thơ sau đây: “ Nắng rọi Hương Lô khói tía bay” (Lí Bạch) A Soi B Toả C Chiếu D Trải Đáp án: 1C 2B 3C 4C 5C 6C 7C 8A 9C 10A 11A 12B 13C 14D 15A 16C 17A 18B 19B 20C CÂU HỎI TRẮC NGHIÊM MỨC ĐỘ VẬN DỤNG PHẦN TIẾNG VIỆT Câu 1/11:Cần phân biệt từ đồng âm với hiện tượng nào dưới đây? A Hiện tượng từ đồng nghĩa B Hiện tượng từ gần nghĩa C Hiện tượng từ nhiều nghĩa D Hiện tượng từ trái nghĩa Câu 2/12: Hãy đọc câu sau đây:“Đi đâu mà vội mà vàng,không cẩn thận,để xô cả vào người khác thế này?” Từ ngữ in đậm trong câu trên có thể được thay bằng thành ngữ nào? A Chân ướt chân ráo B Mắt nhắm mắt mở C Đi guốc trong bụng D Có đi có lại Câu 3 /12: Đọc hai câu thơ sau đây: “Thân em vừa trắng lại vừa tròn Bảy nổi ba chìm với nước non”(Hồ Xuân Hương) Hãy cho biết thành ngữ in đậm trong câu thơ trên làm thành phần gì trong câu? A Chủ ngữ B Vị ngữ C Phụ ngữ trong cụm danh từ D Phụ ngữ trong cụm động từ Câu 4 /12: Đọc câu văn sau đây: “Anh đã nghĩ thương em như thế này hay là anh đào giúp cho em một cái ngách sang nhà anh,phòng khi tắt lửa tối đèn có đứa nào đến bắt nạt thì em chạy sang ” (Tô Hoài) Hãy cho biết thành ngữ in đậm trong câu thơ trên làm thành phần gì trong câu? A Chủ ngữ B Vị ngữ C Phụ ngữ trong cụm danh từ D Phụ ngữ trong cụm động từ Câu 5/12: Đọc câu văn sau đây:Đến ngày lễ tiên vương,các lang mang sơn hào hải vị, nem công chả phựơng tới ,chẳng thiếu thứ gì. (Bánh chưng,bánh dày) Hãy cho biết thành ngữ in đậm trong câu thơ trên làm thành phần gì trong câu? A Chủ ngữ B Vị ngữ C Phụ ngữ trong cụm danh từ D Phụ ngữ trong cụm động từ Câu 6/13:Hãy đọc hai câu thơ sau đây: Một đèo một đèo lại một đèo
  14. Khen ai khéo tạc cảnh cheo leo (Hồ Xuân Hương) Cách dùng điệp ngữ trong hai câu thơ trên có ý nghĩa gì? A Tác giả muốn nhấn mạnh ở đây có ba cái đèo. B Cho biết nhà thơ đang chú ý đến việc đếm các con đèo. C Nhấn mạnh sự trùng điệp của những con đèo nối tiếp nhau. D Nhấn mạnh cảnh đèo ở đây trơ trọi ,cheo leo. Câu 7/13:Hãy đọc đoạn thơ sau đây: Hoa dãi nguyệt,nguyệt in một tấm, Nguyệt lồng hoa,hoa thắm từng bông. Nguyệt hoa hoa nguyệt trùng trùng, Trước hoa dưới nguyệt trong lòng xiết đâu. (Đặng Trần Côn) Kiểu điệp ngữ nào được dùng trong đoạn thơ trên? A Điệp ngữ nối tiếp và điệp ngữ cách quãng. B Điệp ngữ nối tiếp và điệp ngữ chuyển tiếp. C Điệp ngữ cách quãng và điệp ngữ chuyển tiếp. D Điệp ngữ cách quãng và điệp ngữ nối tiếp. Câu 8 /14: Hãy đọc hai câu thơ sau đây: Sánh với Na – Va “ranh tướng” Pháp Tiếng tăm nồng nặc ở Đông Dương. (Tú Mỡ) Lối chơi chữ nào được sử dụng trong hai câu thơ trên? A Dùng từ ngữ đồng âm B Dùng lối nói trại âm C Dùng từ trái nghĩa D Dùng lối nói lái. Câu 9/1 : Từ ghép chính phụ là từ như thế nào? A Từ có hai tiếng có nghĩa ghép lại với nhau tạo thành . B Từ có các tiếng bình đẳng nhau về ngữ pháp . C Từ có tiếng chính và tiếng phụ bổ sung nghĩa cho tiếng chính. D Từ có cấu tạo từ hai tiếng trở lên . Câu 10/5:Nhóm từ nào sau đây gồm toàn từ Hán Việt. A Học sinh ,nhà trường,sơn hà. B Giang sơn,xã tắc,yếu điểm. C Máy tính,bàn cờ,thư viện. D Bàn ghế,bóng đá ,hoa hồng. Câu 11/5:Nhóm từ nào sau đây gồm toàn từ thuần Việt. A Học sinh ,nhà trường,sơn hà. B Giang sơn,xã tắc,yếu điểm. C Máy tính,bàn cờ,thư viện. D Bàn ghế,bóng đá ,hoa hồng. Câu 12 /6:Trong nhiều trường hợp khi nói và viết,người ta dùng từ Hán Việt để làm gì? A Tạo cảm giác gần gủi B Tạo không khí thân mật C Tạo phonh cách hiện đại D Tạo sắc thái tao nhã. Câu 13/7 : Trong các câu sau đây ,câu nào có dùng quan hệ từ? A Bố mẹ rất buồn con . B Chiều hôm qua,anh ấy đến câu lạc bộ . C Dòng sông nầy nước rất trong . D Bạn và tôi cùng đến trường Câu 14/8 :Đọc câu văn sau đây: “Qua các bài ca dao giúp ta hiểu hơn đời sống tâm hồn tình cảm của cha ông ta” Hãy nhận xét cách viết câu văn trên. A Câu văn viết sai lỗi chính tả B Câu văn đúng. C Câu văn dùng sai quan hệ từ. D Câu văn dùng thiếu quan hệ từ. Đáp án: 1C 2B 3B 4C 5D 6C 7A 8B 9C 10B 11D 12D 13D 14C C Phần tập làm văn Câu hỏi trắc nghiệm mức độ nhận biết Câu 1 / bài2: Thế nào là bố cục trong văn bản?
  15. A Bố cục trong văn bản là sự sắp xếp, kết nối các câu ,đoạn trong văn bản bằng những phương tiện ngôn ngữ thích hợp. B Bố cục trong văn bản là sự sắp xếp các phần, các đoạn theo một trình tự, một hệ thống rành mạch hợp lí. C Bố cục trong văn bản là các câu ,đoạn trong văn bản cùng nói về một nội dung để nêu bậc chủ đề. D Bố cục trong văn bản là các phần ,các đoạn trong văn bản thông suốt,liên tục ,không đứt đoạn. Câu 2/bài2: Văn bản thường được xây dựng theo một bố cục gồm mấy phần? A 3 phần: Mở bài - Thân bài - Viết bài B 3 phần: Mở bài - Thân bài - Kết bài C 4 phần: Mở bài - Thân bài - Kết bài - Viết bài D 5 phần:Mở bài - Thân bài - Kết bài -Viết bài – Kiểm tra bài Câu 3/bài4 Trong bài văn tự sự ,yếu tố nào giữ vai trò quan trọng? A Chi tiết miêu tả B Sự việc ,nhân vật C Từ ngữ thể hiện cảm xúc D Dẫn chứng. Câu 4/bài4:Trong các đề bài sau đây,đề bài nào là đề văn tự sự ? A Hãy kể một câu chuyện em lỡ gây ra làm cho bố mẹ buồn lòng B Quang cảnh ngày mùa ở quê em C Chứng minh tính đúng đắn trong câu tục ngữ: “Lá lành đùm lá rách” D Cảm xúc về vườn nhà . Câu 5/bài4:Trong các đề bài sau đây,đề bài nào là đề văn tự sự ? A Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ: “Có công mài sắt có ngày nên kim” B Quang cảnh giờ chơi ở trường em C Hãy kể một câu chuyện lí thú em đã gặp ở trường. D Cảm xúc về mái trường em đang học. Câu 6 /5: Trong bài văn biểu cảm,yếu tố nào giữ vai trò quan trọng? A Yếu tố miêu tả B Sự việc ,nhân vật C Tình cảm,cảm xúc . D Dẫn chứng. Câu 7/5 :Thế nào là văn biểu cảm ? A Là văn bản giúp người đọc nắm được giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm . B Là văn bản có sự việc ,nhân vật , cốt truyện hấp dẫn người đọc . C Là văn bản biểu đạt tình cảm ,cảm xúc của con người đối với thế giới xung quanh. D là văn bản giúp người đọc suy ngẫm những vấn đề nêu ra trong tác phẩm . Câu 8/7:Trong các đề bài sau đây,đề bài nào là đề văn biểu cảm ? A Kể chuyện Sọ Dừa bằng lời văn của em B Quang cảnh ngày khai giảng ở trường em C Chứng minh tính đúng đắn trong câu tục ngữ: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” D Cảm xúc về mùa xuân . Câu 9/7:Trong các đề bài sau đây,đề bài nào là đề văn biểu cảm ? A Cảm xúc về một người thân trong gia đình. B Hãy kể một kỉ niệm về thầy giáo(cô giáo) mà em nhớ mãi. C Chứng minh tính đúng đắn trong câu tục ngữ: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” D Quang cảnh ngày tết ở quê em. Câu 10/9 : Cho đề bài sau : “Cảm nghĩ về nụ cười của mẹ” .Hãy xác định đối tượng biểu cảm trong đề bài trên . A Mẹ B Nụ cười của mẹ . C Nụ cười . D Cảm nghĩ về mẹ . Câu 11/9 : Cho đề bài sau : “Cảm nghĩ về đêm trăng trung thu” .Hãy xác định đối tượng biểu cảm trong đề bài trên . A Đêm trăng trung thu. B Trung thu. C Đêm trăng. D Cảm nghĩ về đêm trăng. ĐÁP ÁN: 1B 2B 3B 4A 5C 6C 7C 8D 9A 10B 11A Câu hỏi trắc nghiệm mức độ thông hiểu phần tập làm văn
  16. CÂU 1/bài3: Muốn tạo lập một văn bản cần phải qua mấy bước ? A 3bước 1 Lập dàn ý - 2 Diễn đạt ý - 3Kiểm tra B 3 bước 1 M ở bài - 2 Thân bài - 3 Kết bài C 4 bước 1Tìm hiểu đề,tìm ý- 2Lập dàn ý - 3 Diễn đạt ý - 4 Kiểm tra D 4bước 1 Định hướng - 2Tìm ý và sắp xếp ý - 3Diển đạt ý - 4 Kiểm tra Câu 2/bài4: Đọc đề bài sau đây : Hãy kể lại nội dung bài thơ Lượm của Tố Hữu thành một câu chuyện theo những ngôi kể khác nhau. Đề văn trên thuộc loại đề nào? A Đề miêu tả B Đề tự sự . C Đề biểu cảm. D Đề chứng minh. CÂU 3bài/4 :Đọc đề bài sau đây : Hãy kể lại cuộc gặp gỡ bất ngờ giữa em với cô giáo cũ. Hãy xác định yêu cầu của đề bài trên. A.Kể lại sự việc. B Nêu cảm nghĩ về cô giáo. C Miêu tả cô giáo cũ. D Ghi lại những kỉ niệm về cô giáo cũ. CÂU 4 bài/4 :Đọc đề bài sau đây : Hãy kể lại một sự việc xảy ra thời thơ ấu làm cho em nhớ mãi.Hãy xác định yêu cầu của đề bài trên. A Nêu cảm nghĩ về tuổi thơ. B Kể lại sự việc. C Ghi lại những kỉ niệm tuổi thơ. D Chứng minh tuổi thơ hồn nhiên và rất đẹp. Câu 5/5:Dòng nào sau đây nói đúng về văn biểu cảm . A Văn biểu cảm chỉ thể hiện cảm xúc ,không có yếu tố miêu tả và tự sự . B Văn biểu cảm không có lí lẽ và lập luận chỉ có những câu thơ biểu hiện cảm xúc. C Trong bài văn biển cảm thì cảm xúc được thể hiện trực tiếp . D Trong bài văn biển cảm , cảm xúc được bộc lộ trực tiếp hoặc gián tiếp . CÂU 6/6 : Đọc đề bài sau đây : “Loài cây em yêu”. Hãy xác định yêu cầu của đề bài. A Miêu tả vẻ đẹp của cây. B Nêu ích lợi của cây. C Nêu cảm nghĩ về loài cây. D Miêu tả hình dáng và nêu cách trồng cây . CÂU 7/6: Đọc đề văn sau : “ Vui buồn tuổi thơ ” Đề văn trên thuộc loại đề nào? A Đề biểu cảm B Đề miêu tả C Đề nghị luận chứng minh D Đề nghị luận giải thích Câu 8/9 : Vai trò của yếu tố tự sự và miêu tả trong văn biểu cảm là gì ? A Khêu gợi cảm xúc do cảm xúc chi phối . B Nêu sự việc ,nhân vật để câu chuyện hấp dẫn . C M iêu tả đặc điểm tính cách nhân vật . D Nêu chi tiết sự việc ,nhân vật ,cốt truyện trong tác phẩm . ĐÁP ÁN: 1D 2B 3A 4B 5D 6C 7A 8A Câu hỏi trắc nghiệm mức độ vận dụng phần tập làm văn -NGỮ VĂN7 Câu 1 /1 : Đọc các câu thơ sau đây: Ngày xuân con én đưa thoi Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi. Long lanh đáy nước in trời Thành xây khói biếc non phơi bóng vàng Sè sè nắm đất bên đàng Rầu rầu ngọn cỏ nửa vàng nửa xanh Hãy cho biết vì sao các câu thơ sau trên không tạo thành một đoạn thơ hoàn chỉnh ? A Vì chúng không vần với nhau. B Vì chúng có vần nhưng gieo vần không đúng luật C Vì các câu thơ chưa đủ một ý trọn vẹn D Vì chúng có vần nhưng ý của các câu không liên kết nhau. Câu 2/4: Đọc đoạn văn sau đây:
  17. Bạn đã bao giờ sống với kí ức của tuổi thơ không?Này là một buổi chiều hè lang thang cùng lũ bạn dọc trên đê.Này là những túi ổi,trái ngô rang chia nhau vội vàng trước cổng trường. . ,nhớ như in từng kí ức.Tưởng chừng như thời gian càng lâu thì tất cả lại càng hiện lên rõ nét và in đậm trong tâm hồn tôi. Điền vào chỗ ba chấm trong đoạn văn trên từ ngữ nào thích hợp để đoạn văn đảm bảo tính kiên kết? A Còn tôi. C Vì vậy B Còn bạn D Mặc dù Câu 3/ 5: Văn biểu cảm còn gọi là văn gì? A Văn xuôi C Văn trữ tình. B Văn vần D Văn bản nhật dụng Đáp án: 1D 2A 3C