Chuyên đề thí nghiệm Hoá hữu cơ 12 - Thực hành thí nghiệm: Điều chế, tính chất hoá học của este và cacbohiđrat

pdf 15 trang thaodu 13300
Bạn đang xem tài liệu "Chuyên đề thí nghiệm Hoá hữu cơ 12 - Thực hành thí nghiệm: Điều chế, tính chất hoá học của este và cacbohiđrat", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfchuyen_de_thi_nghiem_hoa_huu_co_12_thuc_hanh_thi_nghiem_dieu.pdf

Nội dung text: Chuyên đề thí nghiệm Hoá hữu cơ 12 - Thực hành thí nghiệm: Điều chế, tính chất hoá học của este và cacbohiđrat

  1. CHUYÊN ĐỀ THÍ NGHIỆM HOÁ HỮU CƠ 12 (CẬP NHẬT XU HƯỚNG MỚI TRONG ĐỀ THI THPT QUỐC GIA 2019) THỰC HÀNH THÍ NGHIỆM ĐIỀU CHẾ, TÍNH CHẤT HOÁ HỌC CỦA ESTE VÀ CACBOHIĐRAT 1. Thí nghiệm 1: Điều chế etyl axetat. - Tiến hành thí nghiệm: + Cho 1 ml C2H5OH, 1 ml CH3COOH và vài giọt dung dịch H2SO4 đặc vào ống nghiệm. + Lắc đều ống nghiệm, đun cách thủy (trong nồi nước nóng) khoảng 5 - 6 phút ở 65 - 70oC. + Làm lạnh, sau đó rót 2 ml dung dịch NaCl bão hòa vào ống nghiệm. - Quan sát hiện tượng: + Có lớp este mùi thơm tạo thành nổi lên trên dung dịch NaCl. o H24 SO ,t + Phương trình hoá học: CH3 COOH C2 H 5 OH  CH3 COOC 2 H 5 H 2 O - Giải thích: + Este gần như không tan trong nước nên chất lỏng thu được phân thành 2 lớp, este nhẹ hơn nước nên nổi lên trên bề mặt. - Phát triển thành câu hỏi trắc nghiệm: Câu 1. Hình vẽ sau đây mô tả thí nghiệm điều chế chất hữu cơ Y: Phản ứng nào sau đây xảy ra trong thí nghiệm trên? A. 2C3H5(OH)3 + Cu(OH)2 → (C3H7O3)2Cu + 2H2O. o H24 SO ,t B. CH3COOH + C2H5OH  CH3COOC2H5 + H2O. o H24 SO , t C. C2H5OH  C2H4 + H2O. to D. CH3COOH + NaOH  CH3COONa + H2O. Hướng dẫn giải A. Sai, Vì Cu(OH)2 là kết tủa (chất rắn) màu xanh lam B. Đúng, Đây là mô hình đơn giản được sử dụng để điều chế một lượng nhỏ este trong phòng thí nghiệm. C. Sai, Vì C2H4 (etilen) là chất khí. D. Sai, Vì CH3COONa được tạo thành không bay hơi khi đun với nhiệt độ của đèn cồn. Câu 2 (Đề minh hoạ 2019). Tiến hành thí nghiệm điều chế etyl axetat theo các bước sau đây: Bước 1: Cho 1 ml C2H5OH, 1 ml CH3COOH và vài giọt dung dịch H2SO4 đặc vào ống nghiệm. Bước 2: Lắc đều ống nghiệm, đun cách thủy (trong nồi nước nóng) khoảng 5 - 6 phút ở 65 - 70oC. Bước 3: Làm lạnh, sau đó rót 2 ml dung dịch NaCl bão hòa vào ống nghiệm. Phát biểu nào sau đây sai? A. H2SO4 đặc có vai trò vừa làm chất xúc tác vừa làm tăng hiệu suất tạo sản phẩm. B. Mục đích chính của việc thêm dung dịch NaCl bão hòa là để tránh phân hủy sản phẩm. C. Sau bước 2, trong ống nghiệm vẫn còn C2H5OH và CH3COOH. D. Sau bước 3, chất lỏng trong ống nghiệm tách thành hai lớp. Hướng dẫn giải
  2. A. Đúng, H2SO4 đặc vừa là chất xúc tác, vừa có tác dụng hút nước nên làm tăng hiệu suất của phản ứng tạo este. B. Sai, Mục đích chính của việc thêm dung dịch NaCl bão hòa làm tăng khối lượng riêng của dung dịch và làm giảm độ tan của etyl axetat sinh ra chất lỏng phân tách thành 2 lớp, lớp ở trên là etyl axetat còn lớp ở dưới là dung dịch NaCl bão hoà và H2O. C. Đúng, Phản ứng este hoá là phản ứng thuận nghịch nên sau bước 2, trong ống nghiệm vẫn còn C2H5OH và CH3COOH. D. Đúng, Sau bước 3, chất lỏng trong ống nghiệm tách thành hai lớp (giải thích giống câu B). Câu 3. Tiến hành thí nghiệm điều chế etyl axetat theo các bước sau đây: Bước 1: Cho 1 ml C2H5OH, 1 ml CH3COOH và vài giọt dung dịch H2SO4 đặc vào ống nghiệm. Bước 2: Lắc đều ống nghiệm, đun cách thủy (trong nồi nước nóng) khoảng 5 - 6 phút ở 65 - 70oC. Bước 3: Làm lạnh, sau đó rót 2 ml dung dịch NaCl bão hòa vào ống nghiệm. Phát biểu nào sau đây sai? A. Sau bước 2, có khí mùi thơm bay lên đó là etyl axtat. B. Mục đích của việc làm lạnh là tạo môi trường nhiệt độ thấp giúp cho hơi etyl axtat ngưng tụ. C. Có thể thay dung dịch axit sunfuric đặc bằng dung dịch axit clohiđric đặc. D. Sau bước 3, chất lỏng trong ống nghiệm tách thành hai lớp. Hướng dẫn giải A. Đúng, Sau bước 2, khí este được tạo thành bay lên và có mùi thơm đặc trưng. B. Đúng, Mục đích của việc làm lạnh là tạo môi trường nhiệt độ thấp giúp cho hơi este ngưng tụ tại ống nghiệm thu. C. Sai, Không thể thay dung dịch H2SO4 đặc bằng dung dịch HCl đặc vì HCl đặc bay hơi trong khi H2SO4 đặc không bị bay hơi. D. Đúng, Sau bước 3, chất lỏng trong ống nghiệm tách thành hai lớp, lớp ở trên là etyl axetat còn lớp ở dưới là dung dịch NaCl bão hoà và H2O. 2. Thí nghiệm 2: Điều chế xà phòng. - Tiến hành thí nghiệm: + Cho vào bát sứ nhỏ khoảng 1 gam mỡ (hoặc dầu thực vật) và 2-2,5 ml dung dịch NaOH 40%. + Đun hỗn hợp sôi nhẹ và liên tục khuấy đều bằng đũa thủy tinh. Thỉnh thoảng thêm vài giọt nước cất. + Sau 8-10 phút, rót thêm vào hỗn hợp 4 – 5 ml dung dịch NaCl bão hòa nóng, khấy nhẹ. - Để nguội, quan sát hiện tượng: + Có lớp chất rắn nổi lên trên bề mặt của dung dịch. o H24 SO ,t + Phương trình hoá học: 3RCOOH C3 H 5 (OH) 3  (RCOO)3 C 3 H 5 3H 2 O (RCOOH là các axit béo) - Giải thích: + Lớp chất rắn nổi lên trên bề mặt là muối natri của axit béo, thành phần chính là xà phòng. - Phát triển thành câu hỏi trắc nghiệm: Câu 1. Tiến hành thí nghiệm xà phòng hóa tristearin theo các bước sau: Bước 1: Cho vào bát sứ khoảng 1 gam tristearin và 2 – 2,5 ml dung dịch NaOH nồng độ 40%. Bước 2: Đun sôi nhẹ hỗn hợp khoảng 30 phút và khuấy liên tục bằng đũa thủy tinh, thỉnh thoảng thêm vài giọt nướ c cất để giữ cho thể tích của hỗn hợp không đổi. Bước 3: Rót thêm vào hỗn hợp 4 – 5 ml dung dịch NaCl bão hòa nóng, khuấy nhẹ rồi để nguội. Phát biểu nào sau đây sai? A. Sau bước 3, hỗn hợp tách thành hai lớp: phía trên là chất rắn màu trắng, phía dưới là chất lỏng. B. Sau bước 2, thu được chất lỏng đồng nhất. C. Mục đích chính của việc thêm dung dịch NaCl là làm tăng tốc độ cho phản ứng xà phòng hóa. D. Phần chất lỏng sau khi tách hết xà phòng hòa tan Cu(OH)2 thành dung dịch màu xanh lam. Hướng dẫn giải
  3. A. Đúng, Sau bước 3, thấy có lớp chất rắn màu trắng nhẹ nổi lên trên bề mặt của chất lỏng đó là xà phòng và phần chất lỏng ở dưới là NaCl và glixerol. B. Đúng, Sau bước 2, các chất được tạo thành sau phản ứng xà phòng hoá hoà tan với nhau nên lúc này trong bát sứ thu được chất lỏng đồng nhất. C. Sai, Mục đích chính của việc thêm dung dịch NaCl bão hoà là để kết tinh xà phòng lên trên bề mặt chất lỏng. D. Đúng, Sau bước 3, chất lỏng trong ống nghiệm có chứa glixerol hoà tan được Cu(OH)2 thành dung dịch có màu xanh lam. Câu 2. Tiến hành thí nghiệm phản ứng xà phòng hoá theo các bước sau đây: Bước 1: Cho vào bát sứ nhỏ khoảng 1 gam mỡ lợn và 2,5 ml dung dịch NaOH 40%. Bước 2: Đun hỗn hợp sôi nhẹ và liên tục khuấy đều bằng đũa thủy tinh, thỉnh thoảng thêm vài giọt nước cất trong 8-10 phút. Bước 3: Rót thêm vào hỗn hợp 5 ml dung dịch NaCl bão hòa nóng, khấy nhẹ rồi để nguội. Phát biểu nào sau đây sai? A. Ở bước 1, có thể thay thế mỡ lợn bằng dầu thực vật. B. Mục đích của việc thêm nước cất ở bước 2 là để giữ cho thể tích hỗn hợp không đổi. C. Sau bước 2, nếu sản phẩm không bị đục khi pha loãng với nước cất thì phản ứng xà phòng hoá xảy ra hoàn toàn. D. Sau bước 3, trong bát sứ thu được chất lỏng đồng nhất. Hướng dẫn giải A. Đúng, Thí nghiệm xà phòng hoá có thể dùng mỡ động vật hoặc dầu thực vật. B. Đúng, Mục đích chính của việc thêm nước cất ở bước 2 là để giữ cho thể tích hỗn hợp không đổi. C. Đúng, Sau bước 2, nếu sản phẩm không bị đục khi pha loãng với nước cất thì phản ứng xà phòng hoá xảy ra hoàn toàn. D. Sai, Sau bước 3, trong bát sứ có tách thành hai lớp, lớp chất rắn trên bề mặt là xà phòng và phần chất lỏng là NaCl và glixerol. Câu 3. Cho vào hai ống nghiệm mỗi ống 2 ml etyl axetat, sau đó thêm vào ống thứ nhất 1 ml dung dịch H2SO4 20%, vào ống thứ hai 1 ml dung dịch NaOH 30%. Chất lỏng trong cả hai ống nghiệm đều tách thành hai lớp. Sau đó, lắc đều cả hai ống nghiệm, lắp ống sinh hàn đồng thời đun cách thuỷ trong khoảng 5 phút. Hiện tượng trong hai ống nghiệm là A. Trong cả hai ống nghiệm, chất lỏng vẫn phân tách thành hai lớp. B. Trong cả hai ống nghiệm, chất lỏng trở thành đồng nhất. C. Ống nghiệm thứ nhất, chất lỏng trở thành đồng nhất; trong ống nghiệm thứ hai, chất lỏng vẫn phân tách thành hai lớp. D. Ống nghiệm thứ nhất, chất lỏng vẫn phân tách thành hai lớp; trong ống nghiệm thứ hai, chất lỏng trở thành đồng nhất. Hướng dẫn giải Ống sinh hàn là ống làm lạnh và ngưng tụ hơi. Ở ống 1 là thủy phân trong môi trường axit, không hoàn toàn, ống 2 là thủy phân trong bazơ. Trong ống 1 phản ứng thuận nghịch nên sau phản ứng có este, nước, axit và rượu, tạo thành hai lớp chất lỏng. Trong ống thứ 2 phản ứng một chiều, este hết, chất lỏng trở thành đồng nhất. 3. Thí nghiệm 3: Phản ứng của glucozơ với Cu(OH)2. - Tiến hành thí nghiệm: + Cho vào ống nghiệm 5 giọt dung dịch CuSO4 5% và 1 ml dung dịch NaOH 10%. + Lắc nhẹ, gạn lớp dung dịch để giữ kết tủa. Thêm 2 ml dung dịch glucozơ 10% vào ống nghiệm, lắc nhẹ. - Quan sát hiện tượng: + Lúc đầu xuất hiện kết tủa màu xanh lam sau đó kết tủa tan tạo thành dung dịch màu xanh lam. - Giải thích:
  4. + Lúc đầu xuất hiện kết tủa màu xanh lam: CuSO4 + 2NaOH Cu(OH)2 + Na2SO4 + Thêm dung dịch glucozơ vào ống nghiệm làm kết tủa tan và tạo phức màu xanh lam. C6H12O6 + Cu(OH)2 (C6H11O6)2Cu + H2O - Phát triển thành câu hỏi trắc nghiệm: Câu 1. Tiến hành thí nghiệm phản ứng của glucozơ với Cu(OH)2 theo các bước sau đây: Bước 1: Cho vào ống nghiệm 5 giọt dung dịch CuSO4 5% và 1 ml dung dịch NaOH 10%. Bước 2: Lắc nhẹ, gạn lớp dung dịch để giữ kết tủa. Bước 3: Thêm 2 ml dung dịch glucozơ 10% vào ống nghiệm, lắc nhẹ. Nhận định nào sau đây là đúng? A. Sau bước 1, trong ống nghiệm xuất hiện kết tủa màu trắng. B. Thí nghiệm trên chứng minh trong phân tử glucozơ có 5 nhóm -OH. C. Sau bước 3, kết tủa bị hoà tan và trở thành dung dịch có màu tím đặc trưng. D. Cần lấy dư dung dịch NaOH để đảm bảo môi trường cho phản ứng tạo phức. Hướng dẫn giải A. Sai, Sau bước 1, trong ống nghiệm xuất hiện kết tủa màu xanh lam của Cu(OH)2. B. Sai, Phản ứng trên chứng minh trong phân tử glucozơ có nhiều nhóm –OH kề nhau (tính chất của poliol). C. Sai, Sau bước 3, kết tủa bị hoà tan và trở thành dung dịch có màu xanh lam (phức của đồng). D. Đúng, Lấy dư dung dịch NaOH để đảm bảo môi trường cho phản ứng tạo phức. 4. Thí nghiệm 4: Phản ứng của glucozơ với AgNO3 trong NH3. - Tiến hành thí nghiệm: + Cho vào ống nghiệm sạch 1 ml dung dịch AgNO3 1%, sau đó thêm từng giọt dung dịch NH3 5% và lắc đều cho đến khi kết tủa tan hết, cho thêm một vài giọt dung dịch NaOH 10%. + Thêm tiếp 1 ml dung dịch glucozơ, hơ nóng nhẹ ống nghiệm trên ngọn lửa đèn cồn (hoặc đặt ống nghiệm vào cốc nước nóng) trong vài phút. - Quan sát hiện tượng: + Ban đầu vẫn đục sau đó tan tạo dung dịch trong suốt. + Sau khi hơ nóng ống nghiệm quan sát thấy có lớp màu trắng bạc bám trên ống nghiệm. - Giải thích: + Dung dịch NH3 tác dụng với dung dịch AgNO3 tạo thành kết tủa nên dung dịch vẫn đục sau đó tiếp tục cho NH3 tới dư vào thì kết tủa tan tạo phức nên dung dịch trở nên trong suốt. AgNO3 + 3NH3 + H2O [Ag(NH3)2]OH + NH4NO3 + Dung dịch AgNO3 trong NH3 đã oxi hoá glucozơ thành axit gluconic và giải phóng kim loại bạc. CH2OH[CHOH]4CHO + 2[Ag(NH3)2]OH CH2OH[CHOH]4COONH4 + 2Ag + 3NH3 + H2O - Phát triển thành câu hỏi trắc nghiệm: Câu 1. Cho các bước tiến hành thí nghiệm tráng bạc của glucozơ: (a) Thêm 3-5 giọt dung dịch glucozơ vào ống nghiệm. (b) Nhỏ từ từ dung dịch NH3 2M cho đến khi kết tủa hoà tan hết. (c) Đun nóng nhẹ hỗn hợp ở 60 - 70°C trong vài phút. (d) Cho lml AgNO3 1% vào ống nghiệm sạch . Thí nghiệm được tiến hành theo thứ tự nào sau đây (từ trái sang phải)? A. (a), (d), (b), (c). B. (d), (b), (c), (a). C. (a), (b), (c), (d). D. (d), (b), (a), (c). Hướng dẫn giải Thí nghiệm được tiến hành theo thứ tự là (d), (b), (a), (c). Câu 2. Tiến hành thí nghiệm phản ứng tráng gương của glucozơ theo các bước sau đây: Bước 1: Cho vào ống nghiệm sạch 1 ml dung dịch AgNO3 1%, sau đó thêm từng giọt dung dịch NH3 5% và lắc đều cho đến khi kết tủa tan hết, cho thêm một vài giọt dung dịch NaOH 10%.
  5. Bước 2: Thêm tiếp 1 ml dung dịch glucozơ, hơ nóng nhẹ ống nghiệm trên ngọn lửa đèn cồn trong vài phút. Nhận định nào sau đây là sai? A. Trong phản ứng trên, glucozơ đóng vai trò là chất khử. B. Mục đích của việc thêm NaOH vào là để tránh phân huỷ sản phẩm. C. Sau bước 2, thành ống nghiệm trở nên sáng bóng như gương. D. Sau bước 1, thu được dung dịch trong suốt. Hướng dẫn giải A. Đúng, Nhóm chức anđehit của glucozơ thể hiện tính khử khi phản ứng với dung dịch AgNO3/NH3. B. Sai, NaOH là chất được thêm vào tạo môi trường cho phản ứng tráng gương. C. Đúng, Sau bước 2, trên thành ống nghiệm trở nên sáng bóng như gương đó là Ag. D. Đúng, Sau bước 1, thu được dung dịch trong suốt. 5. Thí nghiệm 5: Thuỷ phân saccarozơ. - Tiến hành thí nghiệm: + Rót vào ống nghiệm khoảng 2 ml dung dịch đựng saccarozơ 5%. Cho thêm vào khoảng 3 – 4 giọt H2SO4 loãng. Đun sôi trong khoảng 3 – 5 phút. + Ngừng đun, trung hoà hỗn hợp phản ứng bằng dung dịch NaOH 10%, thử môi trường bằng giấy quỳ tím. + Thực hiện phản ứng với Cu(OH)2 (giống thí nghiệm 3). - Quan sát hiện tượng: + Dung dịch có màu xanh lam. - Giải thích: + Dung dịch saccarozơ không có tính khử nhưng khi đun nóng với axit thì tạo thành dung dịch có tính khử là do nó bị thủy phân thành glucozơ và fructozơ: H ,to C12H22O11 (saccarozơ) + H2O  C6H12O6 (glucozơ) + C6H12O6 (fructozơ) + Sau đó glucozơ và fructozơ hoà tan được kết tủa Cu(OH)2 tạo dung dịch màu xanh lam. - Phát triển thành câu hỏi trắc nghiệm: Câu 1. Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau: Bước 1: Cho vào ống nghiệm 2 – 3 giọt CuSO4 5% và 1 ml dung dịch NaOH 10%. Lắc nhẹ, gạn bỏ phần dung dịch. Lấy kết tủa cho vào ống nghiệm (1). Bước 2: Rót 2 ml dung dịch saccarozơ 5% vào ống nghiệm (2) và rót tiếp vào đó 0,5 ml dung dịch H2SO4 loãng. Đun nóng dung dịch trong 3 – 5 phút. Bước 3: Để nguội dung dịch, cho từ từ NaHCO3 tinh thể vào ống nghiệm (2) và khuấy đều bằng đũa thủy tinh cho đến khi ngừng thoát khí CO2. Bước 4: Rót dung dịch trong ống (2) vào ống (1), lắc đều cho đến khi tủa tan hoàn toàn. Phát biểu nào sau đây đúng? A. Sau bước 2, dung dịch trong ống nghiệm tách thành hai lớp. B. Mục đích chính của việc dùng NaHCO3 là nhằm loại bỏ H2SO4 dư. C. Có thể dùng dung dịch Ba(OH)2 loãng thay thế cho tinh thể NaHCO3. D. Sau bước 4, thu được dung dịch có màu xanh tím. Hướng dẫn giải A. Sai, Sau bước 2, thu được dung dịch trong suốt. B. Đúng, Mục đích chính của việc dùng NaHCO3 là nhằm loại bỏ H2SO4 dư có trong dung dịch sau phản ứng. C. Sai, Có thể thay thế NaHCO3 bằng dung dịch NaOH loãng và thử môi trường bằng quỳ tím. D. Sai, Sau bước 4, dung dịch saccarozơ bị thủy phân thành glucozơ và fructozơ, sau đó glucozơ và fructozơ hoà tan được kết tủa Cu(OH)2 tạo dung dịch màu xanh lam. Câu 2. Bảng dưới đây ghi lại hiện tượng khi làm thí nghiệm với các chất sau ở dạng dung dịch nước: X, Y, Z, T và Q.
  6. Chất X Y Z T Q Thuốc thử không đổi không đổi không đổi không đổi không đổi Quỳ tím màu màu màu màu màu Dung dịch AgNO /NH , không có không có không có 3 3 Ag↓ Ag↓ đun nhẹ kết tủa kết tủa kết tủa Cu(OH) dung dịch dung dịch Cu(OH) Cu(OH) Cu(OH) , lắc nhẹ 2 2 2 2 không tan xanh lam xanh lam không tan không tan kết tủa không có không có không có không có Nước brom trắng kết tủa kết tủa kết tủa kết tủa Các chất X, Y, Z, T và Q lần lượt là A. Phenol, glucozơ, glixerol, anđehit fomic, metanol. B. Etanol, glucozơ, saccarozơ, metanol, axetanđehit. C. Phenol, glucozơ, saccarozơ, etanol, anđehit fomic. D. Fructozơ, glucozơ, axetanđehit, etanol, anđehit fomic. Hướng dẫn giải Các chất X, Y, Z, T và Q thoả mãn thí nghiệm trên lần lượt là phenol, glucozơ, saccarozơ, etanol, anđehit fomic. 6. Thí nghiệm 6: Nhận biết tinh bột bằng phản ứng màu với iot. - Tiến hành thí nghiệm: + Pha hồ tinh bột: Cho khoảng 10 gam tinh bột vào cốc thuỷ tinhh 500 ml, thêm tiếp khoảng 300 ml nước sôi, khuấy đều, thu được dung dịch hồ tinh bột. + Rót ống nghiệm khoảng 2 ml dung dịch hồ tinh bột, cho thêm vào khoảng một vài giọt dung dịch iot. Quan sát hiện tượng. + Đun nóng ống nghiệm trên ngọn lửa đèn cồn, sau đó để nguội. Quan sát hiện tượng. - Quan sát hiện tượng: + Khi chưa đun nóng: Màu xanh tím đặc trưng xuất hiện. + Khi đun nóng: Màu xanh tím mất đi. + Sau khi đun nóng, để nguội: Màu xanh tím lại xuất hiện. - Giải thích: + Phân tử tinh bột hấp thụ iot tạo ra màu xanh tím. Khi đun nóng, iot bị giải phóng ra khỏi phân tử tinh bột làm mất màu xanh tím đó. Khi để nguội, iot bị hấp thụ trở lại làm dung dịch có màu xanh tím. Phản ứng này được dùng đề nhận ra tinh bột bằng iot và ngược lại. - Phát triển thành câu hỏi trắc nghiệm: Câu 1. Nhỏ dung dịch iot mặt cắt của củ khoai lang, thấy xuất hiện màu A. đen. B. xanh tím. C. vàng. D. trắng. Hướng dẫn giải Mặt cắt của củ khoai lang nhuốm màu xanh tím. Câu 2. Tiến hành thí nghiệm phản ứng như sau: Cho vào ống nghiệm 1-2 ml hồ tinh bột. Nhỏ tiếp vài giọt dung dịch iot vào ống nghiệm, quan sát được hiện tượng (1). Đun nóng rồi sau đó để nguội, quan sát hiện tượng (2). Hiện tượng quan sát được từ (1), (2) lần lượt là A. (1) dung dịch màu xanh tím; (2) đun nóng mất màu, để nguội màu xanh tím trở lại. B. (1) dung dịch màu tím; (2) đun nóng mất màu, để nguội màu tím trở lại. C. (1) dung dịch màu xanh; (2) đun nóng chuyển sang màu tím, để nguội màu xanh trở lại. D. (1) dung dịch màu xanh tím; (2) đun nóng chuyển sang màu tím, để nguội mất màu. Hướng dẫn giải
  7. Phân tử tinh bột hấp thụ iot tạo ra màu xanh tím (1). Khi đun nóng, iot bị giải phóng ra khỏi phân tử tinh bột làm mất màu xanh tím đó. Khi để nguội, iot bị hấp thụ trở lại làm dung dịch có màu xanh tím (2). 7. Thí nghiệm 7: Thuỷ phân xenlulozơ. - Tiến hành thí nghiệm: + Cho một nhúm bông vào cốc đựng dung dịch H2SO4 70%, đun nóng đồng thời khuấy đều cho đền khi thu được dung dịch đồng nhất. Trung hòa dung dịch thu được bằng dung dịch NaOH 10%, sau đó đun nóng với dung dịch AgNO3 trong NH3. - Quan sát hiện tượng: Bạc kim loại bám vào thành ống nghiệm. - Giải thích: + Xenlulozơ bị thủy phân trong dung dịch axit nóng tạo ra glucozơ: o H24 SO ,t (C6H10O5)n + nH2O  nC6H12O6 + Sau đó gluczơ phản ứng với AgNO3 trong NH3 tạo thành kết tủa Ag. - Phát triển thành câu hỏi trắc nghiệm: Câu 1. Thực hiện thí nghiệm sau: Hiện tượng quan sát được tại cốc (c) là A. Xuất hiện kết tủa màu nâu đen. B. Có sự phân tách lớp giữa các dung dịch. C. Dung dịch chuyển sang màu xanh lam. D. Bạc kim loại tạo thành bám vào thành cốc. Hướng dẫn giải Xenlulozơ bị thủy phân trong dung dịch axit nóng tạo ra glucozơ: (C6H10O5)n + nH2O nC6H12O6 Sau đó gluczơ phản ứng với AgNO3 trong NH3 tạo thành kết tủa Ag. CH2OH[CHOH]4CHO + 2[Ag(NH3)2]OH CH2OH[CHOH]4COONH4 + 2Ag + 3NH3 + H2O 8. Thí nghiệm 8: Thừ tính chất của xenlulozơ. - Tiến hành thí nghiệm: + Cho 4 ml axit HNO3 vào cốc thủy tinh, sau đó thêm tiếp 8 ml H2SO4 đặc, lắc đều và làm lạnh hỗn hợp bằng nước. Thêm tiếp vào cốc một nhúm bông. Đặt cốc chứa hỗn hợp phản ứng vào nồi nước nóng (khỏang 60 – 70oC) khuấy nhẹ trong 5 phút, lọc lấy chất rắn rửa sạch bằng nước rồi ép khô bằng giấy lọc sau đó sấy khô (tránh lửa). - Hiện tượng: Sản phẩm thu được có màu vàng. Khi đốt, sản phẩm cháy nhanh, không khói không tàn. - Giải thích: Xenlulozơ phản ứng với (HNO3 + H2SO4) khi đun nóng cho xenlulozơ trinitrat: o H24 SO ,t [C6H7O2(OH)3]n + 3nHNO3  [C6H7O2(ONO2)3]n + 3nH2O Xenlulozơ trinitrat là chất dễ cháy và nổ mạnh được dùng làm thuốc súng. - Phát triển thành câu hỏi trắc nghiệm: Câu 1.Tiến hành thí nghiệm thử tính chất của xenlulozơ theo các bước sau: Bước 1: Cho lần lượt 4 ml HNO3, 8 ml H2SO4 đặc vào cốc thủy tinh, lắc đều và làm lạnh. Bước 2: Thêm tiếp vào cốc một nhúm bông. Đặt cốc chứa hỗn hợp phản ứng vào nồi nước nóng (khỏang 60 – 70oC) khuấy nhẹ trong 5 phút. Bước 3: Lọc lấy chất rắn rửa sạch bằng nước, ép khô bằng giấy lọc sau đó sấy khô (tránh lửa).
  8. Nhận định nào sau đây là đúng? A. Có thể thay thế nhúm bông bằng hồ tinh bột. B. Thí nghiệm trên chứng minh trong phân tử xenlulozơ có 3 nhóm –OH tự do. C. Sau bước 3, sản phẩm thu được có màu vàng. D. Sau bước 3, lấy sản phẩm thu được đốt cháy thấy có khói trắng xuất hiện. Hướng dẫn giải A. Sai, Thành phần chính của bông là xenlulozơ khác với thành phần chính của hồ tinh bột nên dẫn đến tính chất hoá học khác nhau. B. Sai, Mỗi mặt xích xenlulozơ có 3 nhóm –OH tự do nên nói phân tử xenlulozơ có 3 nhóm –OH tự do là sai. C. Đúng, Sau bước 3, sản phẩm thu được là xenlulozơ trinitrat có màu vàng. D. Đúng, Sau bước 3, lấy sản phẩm thu được đốt thấy cháy nhanh và không khói, không tàn.
  9. THỰC HÀNH THÍ NGHIỆM MỘT SỐ TÍNH CHẤT CỦA AMIN, AMINOAXIT, PROTEIN VÀ POLIME 1. Thí nghiệm 1: Một số thí nghiệm của amin. - Thí nghiệm 1: Nhúng mẫu giấy quỳ tím vào ống nghiệm đựng dung dịch propyl amin. Hiện tượng: Mẫu giấy quỳ tím chuyển sang màu xanh. Giải thích: Propyl amin và nhiều amin khác khi tan trong nước tác dụng với nước cho ion OH + - CH3CH2CH2NH2 + H2O  [CH3CH2CH2NH3] + OH - Thí nghiệm 2: Đưa đũa thủy tinh vừa nhúng vào dung dịch HCl đậm đặc lên miệng lọ đựng dung dịch metyl amin đậm đặc. Hiện tượng: Xung quanh đũa thủy tinh bay lên làn khói trắng. Giải thích : Khí metylamin bay lên gặp hơi HCl xảy ra phản ứng tạo ra muối: + - CH3NH2 + HCl [CH3NH3] Cl - Thí nghiệm 3: Nhỏ mấy giọt anilin vào nước, lắc kĩ. Anilin hầu như không tan, nó vẩn đục rồi lắng xuống đáy. Nhúng mẩu giấy quỳ tím vào dung dịch anilin. Màu quỳ tím không đổi. Nhỏ dung dịch HCl đặc vào ống nghiệm, anilin tan dần do đã xảy ra phản ứng. + - C6H5NH2 + HCl C6H5NH3 Cl -Thí nghiệm 4: Nhỏ vài giọt nước brom vào ống nghiệm đựng sẵn 1 ml dung dịch anilin. Hiện tượng : Xuất hiện kết tủa trắng. Giải thích: Do ảnh hưởng của nhóm NH2 (tương tự nhóm –OH ở phenol), ba nguyên tử H ở các vị trí ortho và para so với nhóm –NH2 trong nhân thơm của anilin bị thay thế bởi ba nguyên tử brom: NH2 NH2 Br Br + 3Br2 + 3HBr Br 2, 4, 6 tribromanilin - Phát triển thành câu hỏi trắc nghiệm: Câu 1. Chất không có khả năng làm xanh quỳ tím là A. Anilin. B. Propylamin. C. Etylamin. D. Amoniac. Hướng dẫn giải Anilin có tính bazơ yếu nên không làm đổi màu quỳ tím. Câu 2. Cho hình vẽ mô tả thí nghiệm tạo “khói trắng” từ hai dung dịch đậm đặc X và Y. Biết mỗi dung dịch chỉ chứa một chất tan duy nhất. Cặp chất sau đây không thỏa mãn là A. NH3 và HCl. B. CH3NH2 và HCl. C. C2H5NH2 và HCl. D. CH3NH2 và H2SO4. Hướng dẫn giải H2SO4 đặc không bay hơi nên không có hiện tượng khói trắng xuất hiện. Câu 3. Hiện tượng nào sau đây mô tả không chính xác? A. Nhỏ vài giọt nước brom vào ống nghiệm đựng dung dịch anilin thấy xuất hiện kết tủa trắng. B. Phản ứng giữa khí metylamin và khí hiđro clorua làm xuất hiện "khói trắng". C. Nhỏ từ từ HCl đặc vào dung dịch anilin sau đó lắc nhẹ, để yên một thời gian sau đó nhỏ tiếp dung dịch NaOH đến dư vào thấy có hiện tượng phân lớp. D. Thêm vài giọt phenolphtalein vào dung dịch đimetylamin thấy xuất hiện màu xanh.
  10. Hướng dẫn giải A. Đúng, Anilin tác dụng với dung dịch brom tạo thành kết tủa trắng. NH2 NH2 Br Br + 3Br2 + 3HBr Br B. Đúng, Khí metylamin và khí hiđro clorua tác dụng với nhau làm xuất hiện "khói trắng". CH3NH2 + HCl CH3NH3Cl C. Đúng, Ban đầu HCl đặc phản ứng với dung dịch anilin tạo dung dịch trong suốt sau đó nhỏ tiếp dung dịch NaOH vào thì quan sát thấy có hiện tượng tách lớp do anilin tạo thành không tan. C6H5NH2 + HCl C6H5NH3Cl C6H5NH3Cl + NaOH C6H5NH2 + NaCl + H2O D. Sai, Thêm vài giọt phenolphtalein vào dung dịch đimetylamin thấy xuất hiện màu hồng. 2. Thí nghiệm 2: Một số thí nghiệm của aminoaxit. 1.Tính chất axit - bazơ của dung dịch amino axit: - Thí nghiệm : Nhúng quỳ tím vào các dung dịch glyxin (ống nghiệm 1), vào dung dịch axit glutamic (ống nghiệm 2) và vào dung dịch lysin (ống nghiệm 3) Hiện tượng: Trong ống nghiệm (1) màu quỳ tím không đổi. Trong ống nghiệm (1) quỳ tím chuyển sang màu hồng. Trong ống nghiệm (3) quỳ tím chuyển sang màu xanh. Giải thích: - Phân tử glyxin có một nhóm –COOH và một nhóm –NH2 nên dung dịch gần như trung tính. - Phân tử axit glutamic có hai nhóm –COOH và một nhóm –NH2 nên dung dịch có môi trường axit. - Phân tử lysin có một nhóm –COOH và hai nhóm –NH2 nên dung dịch có môi trường bazơ. - Amino axit phản ứng với axit vô cơ mạnh cho muối, ví dụ : H2NCH2COOH + HCl ClH3NCH2COOH + - Hoặc H3N CH2COO + HCl ClH3NCH2COOH - Amino axit phản ứng với bazơ mạnh cho muối và nước, ví dụ : H2NCH2COOH + NaOH H2NCH2COONa + H2O + - Hoặc H3N CH2COO + NaOH H2NCH2COONa + H2O - Phát triển thành câu hỏi trắc nghiệm: Câu 1. Dung dịch nào sau đây làm quỳ tím hóa đỏ? A. C6H5NH2 (anilin). B. H2NCH2COOH. C. CH3CH2CH2NH2. D. HOOCCH2CH2CH(NH2)COOH. Hướng dẫn giải Phân tử HOOCCH2CH2CH(NH2)COOH có hai nhóm –COOH và một nhóm –NH2 nên dung dịch có môi trường axit Làm quỳ tím chuyển sang màu đỏ. Câu 2. Cho các chất: phenol (C6H5OH), anilin, saccarozơ và axit glutamic, được ký hiệu ngẫu nhiên là X, Y, Z và T. Một số tính chất vật lý và hóa học của chúng (ở điều kiện thường) được ghi lại bảng sau. (Dấu – là không phản ứng hoặc không hiện tượng) Chất Trạng thái Tác dụng với nước Br2 Tiếp xúc với quỳ tím ẩm X Rắn – – Y Rắn Kết tủa – Z Lỏng Kết tủa – T Rắn – Màu hồng Các chất X, Y, Z, T lần lượt là A. Saccarozơ, Anilin, Phenol, Axit glutamic. B. Axit glutamic, Saccarozơ, Anilin. Phenol. C. Saccarozơ, Phenol, Anilin, Axit glutamic. D. Anilin, Axit glutamic, Phenol, Saccarozơ.
  11. Hướng dẫn giải Các chất X, Y, Z, T lần lượt là Saccarozơ, Phenol, Anilin, Axit glutamic. Câu 3. Tiến hành thí nghiệm với các dung dịch X, Y, Z, T. Kết quả được ghi ở bảng sau: Mẫu thử Thuốc thử Hiện tượng Y Quỳ tím Quỳ chuyển sang màu xanh X, Z Dung dịch AgNO3 trong NH3, đun nóng Tạo kết tủa Ag T Dung dịch Br2 Kết tủa trắng Z Cu(OH)2 Tạo dung dịch màu xanh lam Các chất X, Y, Z, T lần lượt là A. Etyl fomat, lysin, glucozơ, phenol. B. Etyl fomat, lysin, glucozơ, axit acrylic. C. Glucozơ, lysin, etyl fomat, anilin. D. Lysin, etyl fomat, glucozơ, anilin. Hướng dẫn giải Các chất X, Y, Z, T lần lượt là Etyl fomat, lysin, glucozơ, phenol. 3. Thí nghiệm 3: Sự đông tụ protein khi đun nóng. - Tiến hành thí nghiệm: + Cho vào ống nghiệm 2-3 ml dung dịch protein 10% (hoặc lòng trắng trứng). + Đun nóng ống nghiệm đến khi sôi khoảng 1 phút. - Hiện tượng: Dung dịch protein đục dần sau đó đông tụ lại thành từng mảng bám vào thành ống nghiệm. - Giải thích: Vì thành phần chính của lòng trắng trứng là protein nên dễ bị đông tụ khi đun nóng. - Phát triển thành câu hỏi trắc nghiệm: Câu 1. Hiện tượng riêu cua nổi lên khi nấu canh cua là do A. sự đông tụ. B. sự đông rắn. C. sự đông đặc. D. sự đông kết. Hướng dẫn giải Hiện tượng riêu cua nổi lên khi nấu canh cua là do sự đông tụ protein gây ra. Câu 2. Cho một ít lòng trắng trứng vào 2 ống nghiệm: Ống (1): thêm vào một ít nước rồi đun nóng. Ống (2): thêm vào một ít rượu rồi lắc đều. Hiện tượng quan sát được tại 2 ống nghiệm là A. (1): xuất hiện kết tủa trắng; (2): thu được dung dịch nhầy. B. Cả hai ống đều xuất hiện kết tủa trắng. C. Cả hai ống đều thu được dung dịch nhầy. D. (1): xuất hiện kết tủa trắng; (2): thu được dung dịch trong suốt. Hướng dẫn giải Một số protein tan được trong nước tạo thành dung dịch keo, khi đun nóng hoặc thêm hoá chất vào dung dịch này thường xảy ra kết tủa protein. 4. Thí nghiệm 4: Phản ứng màu biure. - Tiến hành thí nghiệm: + Cho vào ống nghiệm 1ml dung dịch protein 10%, 1ml dung dịch NaOH 30% và 1 giọt dung dịch CuSO4 2%. + Lắc nhẹ ống nghiệm và quan sát hiện tượng. - Hiện tượng: Xuất hiện màu tím đặc trưng. - Giải thích: Do tạo ra Cu(OH)2 theo phản ứng: 2NaOH + CuSO4 → Na2SO4 + Cu(OH)2 Phản ứng giữa Cu(OH)2 với các nhóm peptit -CO-NH- tạo ra sản phẩm màu tím. - Phát triển thành câu hỏi trắc nghiệm: Câu 1. Tiến hành thí nghiệm phản ứng màu biure của lòng trắng trứng (protein) theo các bước sau đây: Bước 1: Cho vào ống nghiệm 1 giọt dung dịch CuSO4 2% + 1 ml dung dịch NaOH 30%. Bước 2: Lắc nhẹ, gạn lớp dung dịch để giữ kết tủa.
  12. Bước 3: Thêm 4 ml dung dịch lòng trắng trứng vào ống nghiệm, lắc đều. Nhận định nào sau đây là sai? A. Sau bước 1, trong ống nghiệm xuất hiện kết tủa màu xanh lam. B. Có thể thay thế dung dịch lòng trắng trứng bằng dung dịch Gly-Ala. C. Sau bước 3, kết tủa bị hoà tan và dung dịch có màu tím đặc trưng. D. Cần lấy dư dung dịch NaOH để đảm bảo môi trường cho phản ứng tạo phức. Hướng dẫn giải A. Đúng, Sau bước 1, trong ống nghiệm xuất hiện kết tủa Cu(OH)2 màu xanh lam. B. Sai, Đipeptit không có phản ứng màu biure. C. Đúng, Phản ứng giữa Cu(OH)2 với các nhóm peptit -CO-NH- tạo ra sản phẩm màu tím. D. Đúng, Cần lấy dư dung dịch NaOH để đảm bảo môi trường cho phản ứng tạo phức. Câu 2. Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau: Bước 1: Cho vào ống nghiệm 1 ml dung dịch lòng trắng trứng 10% và 1 ml dung dịch NaOH 30%. Bước 2: Cho tiếp vào ống nghiệm 1 giọt dung dịch CuSO4 2%. Lắc nhẹ ống nghiệm, sau đó để yên vài phút. Phát biểu nào sau dây sai? A. Thí nghiệm trên chứng minh protein của lòng trắng trứng có phản ứng màu biure. B. Sau bước 1, protein của lòng trắng trứng bị thủy phân hoàn toàn. C. Sau bước 2, thu được hợp chất màu tím. D. Ở bước 1, có thể thay 1 ml dung dịch NaOH 30% bằng 1 ml dung dịch KOH 30%. Hướng dẫn giải A, C, Đúng. Trong lòng trắng trứng có anbumin, protein này tham gia phản ứng với ion Cu2+ (trong môi trường kiềm) tạo nên phức chất có màu tím. Phản ứng này được gọi là phản ứng màu biure vì nó tương tự phản ứng của biure (H2N-CO-NHCO- NH2) với CU(OH)2. B. Sai, Protein trong lòng trắng trứng chỉ thủy phân hoàn toàn khi đun nóng ở nhiệt độ thích họp với xúc tác axit, bazơ hoặc enzim D. Đúng, Có thể thay NaOH bằng kiềm mạnh khác như KOH sao cho lượng kiềm dùng nhiều hơn CuSO4, đảm bảo phản ứng màu biure xảy ra trong môi trường kiềm. Câu 3 Tiến hành thí nghiệm với các chất X, Y, Z, T. Kết quả được ghi ở bảng sau: Mẫu thử Thí nghiệm Hiện tượng X Tác dụng với Cu(OH)2 trong môi trường kiềm Có màu tím Ðun nóng với dung dịch NaOH (loãng, dư), để nguội. Tạo dung dịch màu xanh lam Y Thêm tiếp vài giọt dung dịch CuSO4 Ðun nóng với dung dịch NaOH loãng (vừa đủ). Thêm tiếp Tạo kết tủa Ag Z dung dịch AgNO3 trong NH3, đun nóng T Tác dụng với dung dịch I2 loãng Có màu xanh tím Các chất X, Y, Z, T lần lượt là A. Lòng trắng trứng, triolein, vinyl axetat, hồ tinh bột. B. Triolein, vinyl axetat, hồ tinh bột, lòng trắng trứng. C. Lòng trắng trứng, triolein, hồ tinh bột, vinyl axetat. D. Vinyl axetat, lòng trắng trứng, triolein, hồ tinh bột. Hướng dẫn giải Các chất X, Y, Z, T lần lượt là Lòng trắng trứng, triolein, vinyl axetat, hồ tinh bột. 5. Thí nghiệm 5: Tính chất của một vài vật liệu polime khi đun nóng. - Tiến hành thí nghiệm: chuẩn bị 4 mẫu vật liệu + Mẫu màng mỏng PE. + Mẫu ống nhựa dẫn nước làm bằng PVC. + Mẫu sợi len.
  13. + Mẫu vải sợi xenlulozơ. Hơ nóng lần lượt các mẫu gần ngọn lửa vài phút, quan sát hiện tượng Đốt cháy các vật liệu trên, quan sát sự cháy và mùi. Hiện tượng: Khi hơ nóng các vật liệu: + PVC bị chảy ra trước khi cháy, cho nhiều khói đen, khí thoát ra có mùi xốc khó chịu. + PE bị chảy ra thành chất lỏng, mới cháy cho khí, có một ít khói đen. + Sợi len cháy có mùi khét còn vải sợi xenlulozơ cháy không có mùi. - Giải thích: to + PVC cháy theo phản ứng: (C2H3Cl)n + 5n/2O2  2nCO2 + nH2O + nHCl. Phản ứng cho khí HCl nên có mùi xốc. + PE cháy theo PTHH: (C2H2)n + 3nO2 2nCO2 + 2nH2O. Phản ứng cho khí CO2 nên không có mùi xốc. + Vải sợi xenlulozơ cháy theo phản ứng: (C6H10O5)n + 6nO2 6nCO2 + 5nH2O. Khí thoát ra là CO2 không có mùi. + Sợi len là sợi bán tổng hợp hay tổng hợp trong đó có chứa nitơ, khi cháy trong không khí thì có mùi khét. - Phát triển thành câu hỏi trắc nghiệm: Câu 1. Khi nhựa PVC cháy sinh ra nhiều khí độc, trong đó có khí X. Biết khí X tác dụng với dung dịch AgNO3, thu được kết tủa trắng. Công thức của khí X là A. C2H4. B. HCl. C. CO2. D. CH4. Hướng dẫn giải PVC cháy theo phản ứng: (C2H3Cl)n + 5n/2O2 2nCO2 + nH2O + nHCl. Khí X là HCl khi cho tác dụng với AgNO3 thì: AgNO3 + HCl AgCl + HNO3 Câu 2. Chuẩn bị 4 mẫu vật liệu: màng mỏng PE, ống nhựa dẫn nước làm bằng PVC, sợi len, vải sợi xenlulozơ được đánh số ngẫu nhiên 1, 2, 3, 4. Hơ nóng lần lượt các mẫu gần ngọn lửa vài phút, kết quả thí nghiệm được ghi ở bảng dưới đây: Mẫu vật liệu Hiện tượng quan sát và mùi của các mẫu vật liệu 1 Bị chảy ra thành chất lỏng, mới cháy cho khí, có một ít khói đen. 2 Bị chảy ra trước khi cháy, cho nhiều khói đen, khí thoát ra có mùi xốc khó chịu. 3 Cháy có mùi khét 4 Cháy mạnh không có mùi Các mẫu vật liệu 1, 2, 3, 4 lần lượt là A. Màng mỏng PE, ống nhựa dẫn nước làm bằng PVC, sợi len, vải sợi xenlulozơ. B. Ống nhựa dẫn nước làm bằng PVC, màng mỏng PE, vải sợi xenlulozơ, sợi len. C. Sợi len, ống nhựa dẫn nước làm bằng PVC, màng mỏng PE, vải sợi xenlulozơ. D. Màng mỏng PE, vải sợi xenlulozơ, ống nhựa dẫn nước làm bằng PVC, sợi len. Hướng dẫn giải + PVC cháy theo phản ứng: (C2H3Cl)n + 5n/2O2 2nCO2 + nH2O + nHCl. Phản ứng cho khí HCl nên có mùi xốc. + PE cháy theo PTHH: (C2H2)n + 3nO2 2nCO2 + 2nH2O. Phản ứng cho khí CO2 nên không có mùi xốc. + Vải sợi xenlulozơ cháy theo phản ứng: (C6H10O5)n + 6nO2 6nCO2 + 5nH2O. Khí thoát ra là CO2 không có mùi. + Sợi len là sợi bán tổng hợp hay tổng hợp trong đó có chứa nitơ, khi cháy trong không khí thì có mùi khét. 6. Thí nghiệm 6: Phản ứng của một vài vật liệu polime với kiềm. - Tiến hành thí nghiệm:
  14. + Cho lần lượt vào 4 ống nghiệm: • Ống 1: một mẩu màng mỏng PE. • Ống 2: ống nhựa dẫn nước PVC. • Ống 3: sợi len. • Ống 4: vải sợi xenlulozo hoặc bông. + Cho vào mỗi ống nghiệm 2 ml dung dịch NaOH 10%. + Đun ống nghiệm đến sôi, để nguội. Quan sát. + Gạn lớp nước sang các ống nghiệm khác lần lượt là 1’, 2’, 3’, 4’. + Axit hóa ống nghiệm 1’, 2’ bằng HNO3 20% rồi thêm vào mỗi ống vài giọt dung dịch AgNO3 1%. + Cho thêm vào ống nghiệm 3’, 4’ vài giọt dung dịch CuSO4 2%. Quan sát rồi đun nóng đến sôi. - Hiện tượng: + Ống 1’: không có hiện tượng gì + Ống 2’: xuất hiện kết tủa trắng + Ống 3’: xuất hiện màu tím đặc trưng + Ống 4’: không có hiện tượng - Giải thích: + Ống 2’ xuất hiện kết tủa trắng do đã xảy ra các phản ứng: (C2H3Cl)n + nNaOH → (C2H3OH)n + nNaCl NaCl + AgNO3 → AgCl + NaNO3 NaOH + HNO3 → NaNO3 + H2O + Ống 3’: protein bị thủy phân tạo ra các amino axit, đipeptit, tripeptit . Có phản ứng màu với Cu(OH)2. - Phát triển thành câu hỏi trắc nghiệm: Câu 1. Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau: Bước 1: Cho vào ống nghiệm 1 một mẫu ống nhựa dẫn nước PVC (poli(vinyl clorua)). Bước 2: Thêm 2ml dung dịch NaOH 10% vào ống nghiệm 1. Đun ống nghiệm đến sôi rồi để nguội. Gạn lấy phần dung dịch cho vào ống nghiệm 2. Bước 3: Axit hoá ống nghiệm 2 bằng HNO3 20%, rồi nhỏ thêm vài giọt dung dịch AgNO3 1%. Nhận xét nào sau đây là đúng? A. Sau bước 3, xuất hiện kết tủa xám đen. B. Sau bước 2, thu được dung dịch có màu xanh. C. Mục đích của việc dùng HNO3 là để hoà tan lượng PVC còn dư trong ống nghiệm 2. D. Sau bước 2, dung dịch thu được ở ống nghiệm 2 có chứa poli(vinyl ancol). Hướng dẫn giải A. Sai, Sau bước 3, xuất hiện kết tủa trắng là AgCl. B. Sai, Sau bước 2, dung dịch thu được không màu. C. Sai, Mục đích của việc dùng HNO3 là để trung hoà lương NaOH còn dư trong ống nghiệm 2. D. Đúng, Ở bước 2, khi đun sôi ống nghiệm thì thấy một phần mẫu nhựa tan tạo thành poli(vinyl ancol). (C2H3Cl)n + nNaOH → (C2H3OH)n + nNaCl Câu 2. Tiến hành thí nghiệm của một vài vật liệu polime với dung dịch kiềm theo các bước sau đây: Bước 1: Lấy 4 ống nghiệm đựng lần lượt các chất PE, PVC, sợi len, xenlulozơ theo thứ tự 1, 2, 3, 4. Bước 2: Cho vào mỗi ống nghiệm 2 ml dung dịch NaOH 10%, đun sôi rồi để nguội. Bước 3: Gạt lấy lớp nước ở mỗi ống nghiệm ta được tương ứng các ống nghiệm 1', 2', 3', 4'. Bước 4: Thêm HNO3 và vài giọt AgNO3 vào ống 1', 2'. Thêm vài giọt CuSO4 vào ống 3', 4'. Phát biểu nào sau đây sai? A. Ống 1' không có hiện tượng. B. Ống 2' xuất hiện kết tủa trắng. C. Ống 3' xuất hiện màu tím đặc trưng. D. Ống 4' xuất hiện màu xanh lam. Hướng dẫn giải + Ống 1’: không có hiện tượng gì
  15. + Ống 2’ xuất hiện kết tủa trắng do đã xảy ra các phản ứng: (C2H3Cl)n + nNaOH → (C2H3OH)n + nNaCl NaOH + HNO3 → NaNO3 + H2O NaCl + AgNO3 → AgCl + NaNO3 + Ống 3’: protein bị thủy phân tạo ra các amino axit, đipeptit, tripeptit . Có phản ứng màu với Cu(OH)2. + Ống 4’: không có hiện tượng