Dàn ý bài Tập làm văn số 7 - Ngữ văn Lớp 8

docx 9 trang thaodu 7730
Bạn đang xem tài liệu "Dàn ý bài Tập làm văn số 7 - Ngữ văn Lớp 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxdan_y_bai_tap_lam_van_so_7_ngu_van_lop_8.docx

Nội dung text: Dàn ý bài Tập làm văn số 7 - Ngữ văn Lớp 8

  1. TẬP LÀM VĂN SỐ 7(DÀN Ý) Đề 1: Tuổi trẻ,tương lai và đất nước. I)Mở bài: Bác Hồ kính yêu đã dành cho thế hệ trẻ Việt Nam bao tình cảm thiết tha sâu nặng.”Ai yêu các nhi đồng bằng Bác Hồ Chí Minh?”. Tình yêu đằm thắm ấy được biểu hiện qua nhiều bức thư Bác gửi các cháu nhân ngày khai trường hoăc tết Trung thu: Trung thu trăng sáng như gương Bác Hồ ngắm cảnh nhớ thương nhi đồng. Trong thư gửi học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên sau Cách mạng thắng Tám,Hồ Chủ tịch có viết: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”. II)Thân bài: Đoạn báo: Tuổi trẻ không ai khác chính là lứa tuổi thanh thiếu niên, những bạn độ tuổi học sinh sinh viên, họ được trang bị kĩ lưỡng về tri thức và kĩ năng để chuẩn bị hành trang vững chắc bước vào cuộc sống, bước vào hành trình xây dựng đất nước.Vậy tuổi trẻ là gì(a)? Thế nào tương lai đất nước?Tại sao thế hệ trẻ lại ảnh hưởng đến tương lai đất nước(b)?Và tuổi trẻ đã tác động như thế nào đối vói tương lai đất nước(c). Giải thích thế nào là tuổi trẻ? + Tuổi trẻ là những công dân ở lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là thế hệ “măng non”, hoặc đã sắp thành “tre”, là người đã đủ điều kiện, đủ ý thức để nhận biết vai trò của mình đối với bản thân, xã hội. + Từ bao đời, “hiền tài là nguyên khí quốc gia” như Thân Nhân Trung đã khẳng định. Đó là những con người có tài cao tâm lớn lý tưởng cao đẹp góp phần vào sự phát triển thịnh vượng của đất nước. Hiền tài ấy không phân biệt độ tuổi, giới tính cũng như giai cấp, chỉ cần họ thật sự là những người mong muốn xây dựng cho đất nước. Và thế hệ trẻ chính là một phần quan trọng trong công cuộc xây dựng đất nước. Tre già măng mọc, thế hệ trẻ chính là những chủ nhân tương lai sau này sẽ tiếp quản đất nước , là vận mệnh của đất nước, là lớp người tiên phong trong công cuộc xây dựng, đổi mới, phát triển đất nước.,đồng thời là động lực giúp cho xã hội phát triển. +Nhiệm vụ của tuổi trẻ thời nào cũng có những mục đích rất cụ thể. Thời kì chống Pháp, chống Mĩ, hàng triệu thanh niên đã ngã xuống, đem lại độc lập, tự do cho đất nước. Giờ đây, hàng triệu Thanh niên Việt Nam cần phải thấm nhuần lời dạy của Bác là phải: "Học tập tốt, lao động tốt". Hơn bao giờ hết chúng ta cần suy ngẫm tới những lời nói vàng ngọc xuất phát tự đáy lòng của Bác trong "Thư gửi học sinh Việt Nam" nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa. Giải thích thế nào tương lai đất nước: -Còn “tương lai đất nước” chính là con đường phía trước của mỗi dân tộc. Nói đến tương lai đất nước là nói đến thời kì phát triển thịnh vượng sắp tới mà đất nước đang hướng đến. Để thực hiện được những dự định mà đất nước đã-đang hướng đến thì tuổi trẻ có vai trò quan trọng đối với tương lai của đất nước trong việc giữ gìn, xây dựng, phát triển và bảo vệ Tổ quốc. * Vì sao việc thế hệ trẻ lại ảnh hưởng đến tương lai đất nước? +Thế hệ tuổi trẻ ngày nay được sống, lao động, học tập trong môi trường hòa bình; được thừa hưởng những thành quả của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và công cuộc đổi mới đất nước. Bên cạnh đó, thế hệ trẻ ngày nay cũng được cống hiến và trưởng thành trong sự ổn định về chính trị, sự phát triển vững chắc của kinh tế – xã hội và đời sống vật chất, tinh thần của người dân không ngừng được cải thiện. +Không những thế, giới trẻ còn được gia đình và xã hội dành cho nhiều cơ hội học tập để có trình độ học vấn, chuyên môn cao hơn các lớp thanh niên đi trước. Những lợi thế to lớn ấy khiến tuổi trẻ trở thành lực lượng lao động quan trọng, thế hệ tiếp nối trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. +Bên cạnh đó, tuổi trẻ Việt Nam ngày nay mang trên vai trọng trách lịch sử, đó là phải trở thành lực lượng lao động có trí tuệ và có tay nghề cao, có đạo đức và lối sống trong sáng, có sức khỏe thể chất và sức khỏe tâm thần cường tráng để đưa Việt Nam “sánh vai với các cường quốc năm châu” như mong muốn của chủ tịch Hồ Chí Minh: “Non sông Việt Nam có trở nên tương đẹp hay không chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các cháu.” +Tuy nếu so sánh với thế hệ cha anh đi trước, thế hệ trẻ sẽ có nhiều khuyết điểm như tuổi trẻ không có nhiều trải nghiệm, đôi khi còn bồng bột nông nổi. Thế nhưng tuổi trẻ lại có nhiều ưu điểm. Đó là sự can đảm dấn thân tìm tòi khai phá, sức trẻ không ngại khó khăn, và được thủ hưởng nền văn hóa dân tộc cũng như tinh hoa văn hóa thế giới. Không những vậy, với lợi thế năng động, sáng tạo, giàu nhiệt huyết, không ngại ngần khó khăn, tuổi trẻ là lớp người có
  2. khả năng học tập, tiếp nhận trình độ khoa học công nghệ kĩ thuật tiên tiến của các nước trên thế giới và vận dụng hiệu quả vào tình hình thực tiễn đất nước. Nhiều thanh niên Việt Nam đã không ngại khó khăn, ngày đêm ra sức học tập, sáng tạo và thành công rực rỡ trên con đường khởi nghiệp làm giàu. Họ chính là những tấm gương sáng ngời cho ý chí vượt khó vươn lên thành công. +Ta thấy rằng, từ xưa đến nay, dù trong chiến tranh hay thời bình luôn luôn là lực lượng tiên phong, xông pha vào những nơi gian khổ mà không ngại gian khó, hy sinh. Tuổi trẻ là lực lượng nòng cốt trong nhiệm vụ bảo vệ đất nước. Hằng năm, lớp lớp thanh niên đã hăng hái lên đường nhập ngũ đi thực hiện nghĩa vụ thiêng liêng đối với tổ quốc . +Như Bác Hồ đã nói: “Đâu cần thì thanh niên có, đâu khó có thanh niên”, tuổi trẻ ngày nay xông xáo vào các phong trào tình nguyện, đem sức trẻ dẻo dai giúp đỡ nhân dân các vùng khó khăn, thiên tai, bão lũ Màu áo xanh thắm của đoàn thanh niên tình nguyện từ bao năm qua đã trở nên quen thuộc với người dân nghèo khó trên khắp mọi miền đất nước. Từ những điểm đó, ta có thể nói, tuổi trẻ là tương lai đất nước bởi họ là lớp người tiên phong trong chiến lược quảng bá hình ảnh con người và nền văn hóa Việt Nam ra khắp năm châu. Với trình độ công nghệ cao, sự nhạy bén tiếp biến và vận dụng tri thức, giỏi ngoại ngữ, tuổi trẻ Việt Nam từng bước giới thiệu với bạn bè khắp thế giới một nền văn hóa Việt Nam bình dị, nhân văn, mang đậm bản sắc Á Đông trên khắp các diễn đàn. * Thực tế đã chứng minh, việc học tập của tuổi trẻ tác động lớn đến tương lai đất nước: – Những người có sự chăm chỉ học tập, rèn luyện khi còn trẻ thì sau này đều có những cống hiến quan trọng cho đất nước: -Ngày xưa: +Những người tài như Lí Công Uẩn, Trần Quốc Tuấn, Nguyễn Trãi từ thời trẻ đã chăm chỉ luyện rèn, trưởng thành lập những chiến công làm rạng danh đất nước ta từ đó được đời đời sau nhớ tên và in danh vào những trang sử hào hùng của nước Việt Nam ta. -Ngày nay: +Chủ tịch Hồ Chí Minh là một tấm gương sáng một người bình dị mà cao quý. Các nhà khoa học xã hội có nhiều đóng góp cho đất nước trong mọi lĩnh vực như nhà bác học Lương Định Của, tiến sĩ Tạ Quang Bửu, anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa. Những tấm gương học tập như Ngô Bảo Châu, Nguyễn Phương Ngọc đã làm rạng danh cho nền toán học nước nhà, để thế giới phải khâm phục tuổi trẻ Việt Nam, hay như Đặng Lê Nguyên Vũ – một doanh nghiệp trẻ, Phan Đăng Nhật Minh– 17tuổi vô địch đường lên đỉnh Olimpia, Và còn biết bao con người Việt Nam khác, họ đã trở thành những lực lượng thanh niên tình nguyện, đi đến những miền đất xa xôi của tổ quốc để lập nghiệp, cứu giúp những người còn nghèo khổ. - Trong thời chiến: +Vào những năm thế kỷ hai mươi, trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, tuổi trẻ Việt Nam đã lập được rất nhiều chiến công. Họ là những lực lượng bộ đội du kích, dân quân, thanh niên xung phong, họ bảo vệ đất nước, họ đánh đuổi giặc, với một khát vọng giải phóng đất nước. Nào là chị Võ Thị Sáu, anh Nguyễn Văn Trỗi, anh Bế Văn Đàn, họ đã viết tiếp những trang sử vàng cho dân tộc ta. Và đặc biệt, người thiếu niên trẻ tuổi, tiêu biểu nhất đó là Nguyễn Ái Quốc. Người đã dùng sức mạnh của tri thức để giải phóng dân tộc ta. Với đức tình cần cù, ham học hỏi, Bác đã thu nhận được nguồn kiến thức to lớn khiến người đời phải thán phục. Từ xưa đến nay, thế hệ trẻ luôn là lực lượng tiên phong, xông pha vào những nơi gian khổ mà không ngại gian khó, hy sinh. Các thế hệ học sinh, sinh viên ngày nay cũng đang ra sức luyện tài, đã gặt hái được những thành công trong học tập, nghiên cứu khoa học đó sẽ là tiền đề quan trọng để đưa đất nước phát triển hơn trong tương lai. *Tuổi trẻ phải làm gì để trở thành chủ nhân tương lai của đất nước? +Thứ nhất, thế hệ trẻ hôm nay cần phải ý thức rõ ràng trách nhiệm, vai trò và nghĩa vụ của mình đối với tương lai đất nước. Phải tích cực bồi dưỡng và nâng cao tình yêu tổ quốc và ý thức trách nhiệm của bản thân đối với nhân dân và đất nước. Không ngừng rèn luyện bản thân, nâng xao bản lĩnh, nắm bắt cơ hội, biến tri thức thành công cụ đắc lực trong nhiệm vụ xây dựng và phát triển đất nước. -Thứ hai, thanh thiếu niên cần tích cực học tập và tự học tập để nâng cao trình độ văn hóa, chuyên môn, khoa học, kỹ thuật, tay nghề. Trong thời kỳ phát triển kinh tế – xã hội trong nước và hội nhập quốc tế, tuổi trẻ nước nhà cần phải nâng cao trình độ học vấn, tay nghề, khả năng thực tế, kỹ năng lao động để thích ứng với thị trường lao động trong nước và thị trường lao động quốc tế. Người thanh niên nào cũng phải học; ở đâu, làm gì, thời gian nào cũng phải học; người thanh niên nào cũng phải xác định tham gia học tập thường xuyên, suốt đời là quyền và nghĩa vụ của bản thân.
  3. -Thứ ba, phải tích cực tham gia xây dựng môi trường xã hội trong sạch, lành mạnh văn minh, tiến bộ. Tích cực tham gia phòng chống ô nhiễm môi trường và ứng phó biến đổi khí hậu toàn cầu, bảo vệ sự sống trên trái đất qua việc tuyên truyền mọi người xung quanh, tham gia, tổ chức các hoạt động nhằm hướng đến một xã hội xanh – sạch – đẹp – an toàn. -Thứ tư, tuổi trẻ phải là lực lượng xung kích đi đầu trong sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh. Tích cực tham gia các chương trình, dự án của địa phương; tự nguyện, tự giác tham gia các thực hiện nghĩa vụ quân sự, tham gia các hoạt động bảo vệ Tổ quốc và giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn xã hội. Phê phán bộ phận không nhận thức vai trò tuổi trẻ và tương lai đất nước +Tuy vậy, một số bạn trẻ hiện nay vẫn chưa ý thức được tầm quan trọng, vai trò của bản thân đối với đất nước. Thậm chí, một số còn có những tư tưởng lệch lạc, thoát ly. Với sự bồng bột và chưa tiếp cận được thông tin chính xác, những bạn trẻ ấy sẽ dễ bị dụ dỗ sa ngã vào các tệ nạn xã hội. Làm thế nào để phát huy được vai trò của tuổi trẻ ngày nay? -Tuổi trẻ hôm nay, là một thế hệ trẻ giỏi giang, có đạo đức và lối sống lành mạnh, là nguồn nhân lực hứa hẹn sẽ đem đến một tương lai tương sáng cho đất nước. Nhưng, để phát huy được tối đa sức lực, trí tuệ của tuổi trẻ, chúng ta cần phải có những giải pháp nhất định: +Trên hết, Đảng và Nhà nước cần có những chính sách ưu tiên hơn nữa cho việc đào tạo thế hệ trẻ, tạo mọi điều kiện để các em có thể phát triển một cách toàn diện về nhân – thể – mỹ, đồng thời tạo môi trường làm việc thích hợp để tránh trường hợp chảy máu chất xám và bỏ nước nhà sang nước khác lao động. Bên cạnh đó, nhà trường phải đẩy mạnh công tác giáo dục cho thế hệ trẻ về cả tài lẫn đức, thầy cô phải là tấm gương tốt cho các em noi theo. Vì thế, nhà trường cần đẩy mạnh công tác tập huấn, đào tạo để giáo viên thật sự là những giáo viên giỏi, có tâm với nghề và nắm bắt được xu hướng của thời đại trong nền giáo dục. +Không những vậy, mỗi người trẻ cần phải ý thức được trách nhiệm của bản thân đối với sự phát triển của đất nước, phải chăm chỉ học tập, rèn luyện đạo đức tác phong để xứng đáng là chủ nhân tương lai của nước nhà, điều này cần đến sự góp mặt rất lớn của ban ngành, đoàn thể trong công tác tuyên truyền, vận động mọi người để cùng nhau xây dựng nên một đất nước ngày càng phát triển và sánh vai với những đất nước khác trên thế giới. “Không có việc gì khó Chỉ sợ lòng không bền Đào núi và lấp biển Quyết chí ắt làm nên.” c) Kết bài: -Những lời dạy của Bác mãi mãi là kim chỉ nam để định hướng và thôi thúc tuổi trẻ học tập và xây dựng đất nước. Với tình hình thế giới có nhiều biến động như ngày nay, tuổi trẻ Việt Nam phải tăng cường học tập, rèn luyện mình vững vàng, sẵn sàng đưa đất nước phát triển, hội nhập cùng thế giới; quyết tâm đưa nước nhà trở nên giàu mạnh, công bằng, dân chủ và văn minh để xứng đáng là những chủ nhân tương lai của đất nước với đầy nhiệt huyết và năng động, và một bản bản lĩnh thép. Đề số 2: Văn học và tình thương: I. Dàn ý +) Mở bài: Nhà phê bình Hoài Thanh trong văn bản “Ý nghĩa văn chương” từng viết: “Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có”. Nhận định ấy đã nêu lên những tác động cơ bản của văn học đối với tình cảm con người. Không dừng lại ở đó, giữa văn học và tình thương còn có những mối quan hệ sâu sắc. Thân bài: -Đoạn báo: Sau đây chúng ta cùng tìm hiểu thế nào văn học(a), tình thương(b), văn học gắn liền với tình thương sẽ tra sao(c).Tại sao văn học của dân tộc ta luôn ca ngợi những ai biết yêu thương người như thể thương thân(d) và dững dơ trước người gặp hoạn nạn(f). - Khái niệm về văn học là gì? Văn học là một khái niệm rộng lớn, bao gồm thơ ca, truyện, kịch, hò, vè, phản ánh đời sống hiện thực, tâm tư, tình cảm của con người. Không chỉ phản ánh, mà văn chương còn đem đến cho ta những bài học ý nghĩa trong cuộc sống, giúp ta biết nâng, niu trân trọng những tình cảm đẹp đẽ. - Tình thương là gì? “Tình thương” là thứ tình cảm mà khiến chúng ta muốn quan tâm, sẻ chia và giúp đỡ người khác. Tình thương vốn là một trong những đức tính của con người. Nó xuất phát từ tấm lòng, trái tim mỗi con người. Nó mang tính hướng thiện,
  4. nhân đạo và nhìn sự việc bằng sự gắn bó với những tư tưởng hay giá trị đạo đức được xã hội công nhận. Là cơ sở gắn kết những mối quan hệ xung quanh, làm cho khoảng cách giữa con người gần hơn. - Văn học gắn liền với tình thương sẽ ra sao? -Văn học hướng đến cái đích tình thương: Một tác phẩm văn học chân chính là phải hướng đến con người, phục vụ đời sống tình cảm của con người - Tình thương chính là nguồn cảm hứng cho văn học: Mọi khía cạnh của tình thương đều được văn học khai thác triệt để để có thể gắn kết con người, đưa con người gần lại với nhau và thấu hiểu nhau hơn. Chứng minh văn học của ta luôn ca ngợi những ai biết “Thương người như thể thương thân”. +Từ xưa đến nay, dân tộc Việt Nam ta luôn đề cao tư tưởng nhân ái, một đạo lí cao đẹp, truyền thống "lá lành đùm lá rách" cũng được phát huy qua nhiều thế hệ. Những tình cảm cao quý ấy được kết tinh, hội tụ và phản ánh qua những tác phẩm văn học dân tộc. +Nói văn học luôn ca ngợi lòng nhân ái và tình yêu thương giữa người và người quả không sai. Từ xưa trong văn học dân gian các cụ đã đề cao tình yêu thương con người. Ai trong chúng ta cũng thuộc lòng những câu ca dao như: "Bầu ơi thương lấy bí cùng Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn" Hoặc câu: "Nhiễu điều phủ lấy giá gương. Người trong một nước phải thương nhau cùng". -Rồi truyền thuyết "con Rồng cháu Tiên" giúp ta hiểu rõ hơn về từ "đồng bào". Mẹ Âu Cơ và cha Lạc Long Quân đã sinh ra một trăm trứng và nở ra trăm con, 50 người con xuống biển sau này trở thành người miền xuôi, còn 50 người con khác lên núi sau này trở thành các dân tộc miền núi. Trước khi đi, Lạc Long Quân có dặn Âu Cơ rằng: sau này có gì khó khăn thì giúp đỡ nhau. Điều đó, cho thấy người xưa còn nhắc nhở con cháu phải biết thương yêu, đoàn kết, tương trợ nhau. - Ta còn bắt gặp rất nhiều những câu chuyện về lòng yêu thương, tư tưởng nhân đạo của dân tộc trong văn học dân gian qua hình ảnh chàng Thạch Sanh đại diện cho chính nghĩa, hiền hậu, vị tha, dũng cảm, sẵn sàng tha thứ cho mẹ con Lý Thông, người đã bao lần tìm cách hãm hại mình. Rồi khi mười tám nước chư hầu kéo quân sang đánh Thạch Sanh nhằm cướp lại công chúa, chàng đã sử dụng cây đàn thần của mình để thức tỉnh binh lính, làm cho binh lính lần lượt xếp giáp quy hàng mà không cần động đến đao binh. Chàng lại mang cơm thiết đãi họ trước khi rút về nước. -Ta còn biết đến một cô út dũng cảm làm vợ chàng Sọ Dừa kì dị. Câu chuyện về bông cúc trắng, bông hoa của tình yêu thương mãnh liệt đã làm nên điều kì diệu trong cuộc sống. Còn biết bao câu ca, câu chuyện thấm đẫm tình thương trong văn học dân gian ta không thể nào kể hết. - Đọc văn học trung đại ta lại thấy sự tiếp nối làm đẹp truyền thống đó. Cáo bình Ngô của Nguyễn Trãi với tư tưởng nhân đạo cao cả: "Đem đại nghĩa để thắng hung tàn Lấy chí nhân để thay cường bạo" Chính là tư tưởng xuyên suốt mấy ngàn năm dựng nước và giữ nước. +Chúng ta cũng từng đọc Truyện Kiều của thi hào Nguyễn Du và hẳn vẫn giữ Truyện Kiều trong đáy sâu thẳm tâm linh, để luôn tự mình được trăn trở, chiêm nghiệm. Truyện Kiều, không chỉ là bản cáo trạng tội ác của bọn quan lại phong kiến, còn là một quyển kinh về tình thương. Tình thương cha, tình thương mẹ, thương chị em ruột thịt, thương người như thể thương thân của nàng Kiều, đã in dấu ấn rất rõ tình thương mênh mông của thi hào Nguyễn Du với thân phận những người phụ nữ. +Đến văn học hiện đại ta lại bắt gặp tình yêu thương rất con người đó. Hình ảnh cậu bé Hồng trong tác phẩm "Những ngày thơ ấu", đã cho chúng ta thấy rằng: "tình mẫu tử là nguồn thiêng liêng và kì diệu, là mối dây bền chặt không gì chia cắt được". Cậu bé Hồng phải sống trong cảnh mồ côi, chịu sự hành hạ của bà cô, cha mất, mẹ phải đi tha hương, ấy vậy mà cậu không hề oán giận mẹ mình, ngược lại vô cùng kính yêu, nhớ thương mẹ. Câu chuyện đã làm rung động biết bao trái tim của độc giả. Không chỉ phản ánh tình mẫu tử, văn học còn cho ta thấy một tình cảm vô cùng đẹp đẽ, sâu sắc không kém, đó là tình cảm vợ chồng. +Tiểu thuyết "Tắt đèn" của nhà văn Ngô Tất Tố là minh chứng rõ nét nhất cho điều này. Nhân vật chị Dậu được tác giả khắc họa thành một người phụ nữ điển hình nhất trong văn học hiện thực Việt Nam. Chị là một người vợ thương chồng, yêu con, luôn ân cần, nhẹ nhàng chăm sóc cho chồng dù trong hoàn cảnh khó khăn, nguy khốn. Chị Dậu đã liều mình: đánh trả tên người nhà lí trưởng để bảo vệ cho chồng, một việc mà ngay cả đàn ông trong làng cũng chưa dám làm.
  5. +Đọc truyện "Cuộc chia tay của những con búp bê" ta rưng rưng cảm động khi chứng kiến cảnh anh em Thành và Thủy chia tay nhau đầy nước mắt. Tác giả muốn gửi đến chúng ta thông điệp về tình cảm và sự gắn bó giữa anh em với nhau trong gia đình mà các cụ xưa đã từng đúc kết: "Anh em như thể tay chân. Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần" Chứng minh văn học bày tỏ thái độ phê phán nghiêm khắc những kẻ thờ ơ, dửng dưng trước ngưòig ặp hoạn nạn: -Bên cạnh việc ca ngợi những con người "thương người như thể thương thân", văn học cũng phê phán những kẻ ích kỉ, vô lương tâm. Trong truyện cổ tích "Tấm Cám", chúng ta sẽ thấy được thái độ căm ghét của mọi người đối với mẹ con Cám. Cái chết ở cuối câu chuyện đã lên án gay gắt: những kẻ ác phải bị trừng phạt. -Đáng ghê sợ hơn nữa là những người cạn tình máu mủ. Điển hình là nhân vật bà cô trong truyện "Những ngày thơ ấu", một người độc ác, nham hiểm "giết người không dao". Bà ta nói xấu, sỉ nhục mẹ bé Hồng trước mặt bé, đứa cháu ruột của mình, đứa cháu mồ côi tội nghiệp lẽ ra bà phải yêu thương để bù đắp lại những mất mát mà bé phải hứng chịu. -Hay trong tiểu thuyết "Tắt đèn", nhà văn Ngô Tất Tố đã cho chúng ta thấy sự tàn ác, bất nhân của tên cai lệ và người nhà lí trưởng. Chúng thẳng tay đánh đập những người thiếu sưu, đến những người phụ nữ chân yếu tay mềm như chị Dậu mà chúng cũng không tha -Rồi ông quan trong "Sống chết mặc bay" tiêu biểu cho tầng lớp thống trị, quan lại ngày xưa. Trong cảnh nguy cấp, nhân dân đội gió, tắm mưa cứu đê thì quan lại ngồi ung dung đánh tổ tôm. Ngay cả khi có người vào báo đê vỡ hắn vẫn thét lính đuổi ra và khi quan lớn ù ván bài to thì cũng là lúc cả làng ngập nước, nhà cửa lúa má bị cuốn trôi hết, tình cảnh thật thảm sầu. Chính sự việc cao trào đó đã lên án gay gắt tên quan hộ đê, hay chính là đại diện cho tầng lớp thống trị, dửng dưng trước sinh mạng của biết bao người. Văn học không chỉ viết về tình thương, ca ngợi tình thương. Văn học còn khơi dậy tình thương trong lòng chúng ta, muốn chúng ta sẻ chia, cảm thông với những con người bất hạnh. -Không ai dửng dưng, cầm lòng khi đọc truyện Cô bé bán diêm tội nghiệp và cảnh cô bé chết trong đêm giao thừa lòng thầm hỏi trong cuộc sống này còn bao người sẽ chết như thế trước sự thờ ơ đến vô cảm của người đời? Cũng bao lần ta nhỏ lệ khi đọc đoạn trích Một cảnh mua bán trong Tắt đèn khi Ngô Tất Tố kể về cái Tí với bát cơm thừa của chó nhà Nghị Quế. Ta cũng chẳng thể dửng dưng trước nỗi truân chuyên của người con gái tài sắc Thuý Kiều mà Nguyễn Du đã bao lần nhỏ lệ khóc thương trong tác phẩm của mình. Rồi cảnh anh em Thành Thuỷ chia tay cùng những con búp bê làm lòng ta nhói đau khi chứng kiến những bất hạnh của tuổi thơ và nỗi bất hạnh mà các em phải gánh chịu quá sớm. Từ việc khơi dậy tình yêu thương ấy, văn học gửi đến chúng ta thông điệp: Hãy dâng tặng tình yêu thương cho mọi người ta lại cũng được đón nhận nó. -Một đoạn tổng kết: + Văn học và tình thương luôn đồng hành tạo nên giá trị đích thực cho mỗi tác phẩm đồng thời giúp con người vươn tới chân - thiện - mĩ, hoàn thiện nhân phẩm và nhân cách con người. Và ở bất kì thời đại nào, giá trị lớn lao nhất của văn chương vẫn là "gây cho ta những tình cảm ta chưa có, luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có" c. Kết bài: Văn học dân tộc “luôn ca ngợi những ai biết thương người như thế thương thân và nghiêm khắc phê phán những kẻ thở ờ, dửng dưng trước người gặp hoạn nạn”. Câu nói trên hoàn toàn đúng đắn. Văn học đã khiến cho chúng ta biết yêu thương nhau và căm ghét cái xấu xa, đê hèn, văn học chính là ngọn hải đăng soi sáng khiến cho thế hệ sau không bao giờ lạc khỏi con đường lương thiện. ĐỀ 3: NÓI KHÔNG VỚI CÁC TỆ NẠN: I)Mở bài:Â Hiện nay, Việt nam chúng ta đang trên đà phát triển công nghiệp hoá-hiện đại hoá đất nước.Mỗi công dân đều phải có trách nhiệm đối với bản thân cũng như đối với đất nước để góp phần thúc đẩy sự tiến bộ của nước nhà,song song đó việc đẩy lùi tệ nạn xã hội cũng là một trong những tiêu chí phát triển hàng đầu. Một đất nước càng văn minh, hiện đại thì tệ nạn xã hội lại càng phức tạp, càng đáng phải lên án gay gắt. II)Thân bài: Đoạn báo: Vậy thế nào là tệ xã hội? Vậy nguyên nhân nào dẫn đến tệ nạn xã hôi và tệ nạn xã hội có tác hại như thế nào đến mọi mặt của xã hội. Và từ đó chúng ta có những cách nào để phòng tránh nó một cách triệt để nhất không để lan lấy trong xã hội.
  6. 1.Giải thích thuật ngữ: -Tệ nạn xã hội là gì: +Như chúng ta đã biết, tệ nạn xã hội đang là một vấn đề nan giải hiện nay. Vậy tệ nạn xã hội là gì? Tệ nạn xã hội là hiện tượng xã hội bao gồm những hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội, vi phạm đạo đức và pháp luật, gây ra hậu quả xấu về mọi mặt đối với đời sống xã hội. Có rất hiều tệ nạ xã hội như cờ bạc, mại dâm, nhưng nguy hiểm nhất là ma túy gây ra nhiều tác hại nghiêm trọng đối với gia đình và xã hội. Chính vì vậy mà câu nói khuyên chúng ta “ Hãy nói không với tệ nạn xã hội” cũng đồng thời là lời cảnh tỉnh ý thức về thái độ sống cho mỗi công dân trên đất nước. -Thế nào là ma túy: +Là một chất gây nghiện có nguồn gốc tự nhiên hay tổng hợp. Ma tuý có nguồn gốc tự nhiên như thuốc phiện, cần sa tinh chế lại thành He – ro – in, Co – ca – in hay tổng hợp từ những loại dược chất có độc tố gây ảo giác như estasy, seduxen. Khi ngấm vào cơ thể con ngưòi, nó sẽ làm thay đổi trạng thái, ý thức, trí tuệ và tâm trạng của người đó, khiến người sử dụng có cảm giác lâng lâng, không tự chủ được mọi hành vi hoạt động của mình, ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ. +Ma tuý tồn tại ở rất nhiều dạng như hồng phiến, bạch phiến, thuốc, lắc dưới nhiều hình thức tinh vi khác nhau như uống, chích, kẹo +Ngoài ra, người sử dụng ma túy dù chỉ một lần cũng sẽ trở nên bị nghiện ngập. Nếu chúng ta cứ vô tư sử dụng chất ma túy một cách tuỳ tiện thì chúng ta sẽ tự biến mình thành nô lệ của nó. Nếu hằng ngày mà không tiêm chích ma túy thì người nghiện sẽ trở nên đau đớn vô cùng, đau vật vã, dữ dội đến mức mất lí trí tự cấu xé thể xác mình mà không hề cảm thấy đau đớn, từ đó gây nhiều tác hại nghiêm trọng đến nhiều mặt. Vậy chúng ta hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân và tác hại của nó. 2.Nguyên nhân dẫn đến với nghiện ma túy: -Nguyên nhân chủ quan: +Thiếu hiểu biết về ma túy cộng với tính hiếu kỳ, tò mò, thích chơi trội thể hiện mình ở các nhà hàng, vũ trường để được mệnh danh là những đại gia sành điệu ăn chơi dẫn tới tự nguyện sử dụng ma túy rồi trở thành người nghiện. Ngoài mâu thẫn gia đình (bố mẹ ly dị, ly thân) làm cho con cái buồn chán, bỏ học, bỏ nhà đi bụi đời hình thành các băng nhóm sống lang thang trộm cắp, móc túi bị kẻ xấu lôi kéo vào hút chích ma túy và lợi dụng những đối tượng này vào con đường vận chuyển trái phép các chất ma túy. -Nguyên nhân khách quan: +Mặt trái cơ chế thị trường luôn là mảnh đất cho các loại tệ nạn xã hội phát triển, đặc biệt là tệ nạn ma túy, đã tác động vào tầng lớp thanh, thiếu niên lối sống thực dụng, thích ăn chơi, hưởng thụ nhưng không chịu lao động; đồng thời trong xã hội khoảng cách giàu nghèo ngày càng phân hóa sâu sắc, một số gia đình giàu lên rất nhanh dẫn tới con cái có điều kiện ăn chơi, đua đòi. +Đặc biệt, ý thức giáo dục, quan tâm con cái của một số gia đình bị buôn lỏng. Vì cuộc sống mưu sinh một số bậc cha mẹ mãi mê làm ăn kiếm sống mà quên đi giáo dục, uốn nắn con cái trong quan hệ tiếp xúc bạn bè và khuyên bảo tránh xa các loại ma túy nên một số thanh thiếu niên đã rơi vào cảnh nghiện ngập nhưng bố mẹ vẫn không hề hay biết. Chỉ đến khi con mình phạm tội bị bắt giam mới biết, lúc đó đã quá muộn. 3. Làm rõ tác hại của ma tuý: a. Đối với cá nhân người nghiện (có thể trình bày theo ba vấn đề: Sức khoẻ, tinh thần, thể chất): -Gây suy giảm hệ miễn dịch, giảm khả năng đề kháng làm cho người bệnh dễ mắc các bệnh khác: +Nhiều công trình nghiên cứu trong y học về ảnh hưởng của ma túy đối với sức khỏe của con người đã khẳng định: Ma túy là nguyên nhân phát sinh nhiều loại bệnh và hủy hoại sức khỏe của người nghiện. Ma túy khi được đưa vào cơ thể sẽ tác động trực tiếp lên hệ thần kinh trung ương, gây ức chế từng phần của bán cầu đại não, khiến người nghiện có biểu hiện đau đầu, chóng mặt, rối loạn cảm giác, ngại vận động, dễ bị kích thích dẫn tới tội ác. +Sử dụng ma túy thường có cảm giác lâng lâng, khoái cảm, làm họ luôn có cảm giác chán ăn, vì vậy họ thường sụt cân nhanh chóng. Do không ăn và uống đều đặn, người nghiện thường có hệ tiêu hóa kém, tiết dịch của hệ tiêu hóa giảm, họ thường có cảm giác buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy hoặc táo bón. Bên cạnh đó, người nghiện thường bị loạn nhịp, huyết áp tăng giảm đột ngột, mạch máu bị xơ cứng ảnh hưởng đến hoạt động của bộ não. -Ma tuý chính là con đường dễ dàng đi đến những căn bệnh nguy hiểm dễ lây lan đặc biệt là HIV/AIDS: +Ở nước ta đã có nhiều nghiên cứu về mối quan hệ giữa nghiện ma túy và HIV. Người nghiện có nguy cơ nhiễm HIV cao hơn người bình thường. +Đối tượng nghiện ma túy thường dùng chung kim tiêm mà không khử trùng, hoặc không đảm bảo yêu cầu vệ sinh, nên họ rất dễ bị nhiễm HIV từ người này sang người khác qua đường máu. Sau mỗi lần sử dụng, máu của người dùng trước
  7. còn đọng trên bơm kim đi thẳng vào mạch máu của người sau, người tiêm sau sẽ bị lây nhiễm nếu người chích trước nhiễm HIV. Qua những phân tích ở trên, có thể thấy được mối liên hệ mật thiết giữa nghiện ma túy và nhiễm HIV. Vì vậy, để giảm thiểu tỷ lệ người nhiễm HIV thì điều cấp thiết nhất hiện nay là giảm thiểu số người sử dụng ma túy. Xã hội và gia đình cần có sự phối hợp nhằm giáo dục nâng cao nhận thức của giới trẻ về các tác hại của ma túy và cách phòng chống hiệu quả. -Người nghiện ma tuý suy thoái về tinh thần và nhân cách: +Phần lớn người nghiện có sự biến đổi về nhân cách do lệ thuộc vào ma túy. Điều đó thể hiện ở việc khi người sử dụng có đủ ma túy để dùng thì họ cảm thấy thoải mái, sảng khoái, bình tĩnh. Khi không có ma túy, tâm trạng người sử dụng thường trở nên tiêu cực, cau có, bực bội hoặc cô độc, âu sầu. Do các chất ma túy thường tạo nên khoái cảm, sảng khoái giả tạo nên người nghiện thường bị giảm hứng thú với cuộc sống bên ngoài, nhân cách bị thu hẹp, từ đó đối với người xung quanh trở nên thô lỗ hơn, ít quan tâm đến người thân, thờ ơ trong công việc và không thích theo đuổi những sinh hoạt lành mạnh như: học tập, vui chơi, lao động, thể thao Họ thường ở trong trạng thái ủ dột, chai lỳ cảm xúc, dễ gây xung đột với những người xung quanh. +Đối với người nghiện, ma túy là nhu cầu cấp bách đối với họ; vì vậy, để đáp ứng nhu cầu của bản thân, họ bất chấp tất cả những chuẩn mực đạo đức của xã hội và luật pháp, họ có thể lừa đảo, trộm cắp, cướp giật, thậm chí giết người để có tiền mua ma túy thỏa mãn cơn nghiện. Tùy vào từng loại ma túy mà ảnh hưởng của chúng trên người nghiện sẽ khác nhau. Tuy nhiên có một điểm chung là ma túy làm người nghiện mất cân bằng về tâm lý và tha hóa về nhân cách. b)Tác hại của ma túy đối với giai đình: Làm tổn thất tình cảm với người thân: -Nghiện ma túy làm tổn thất hạnh phúc gia đình do tính cách người nghiện thường hay thay đổi. Họ có khuynh hướng chống lại người thân trong gia đình, hay gây chuyện, cáu gắt, lừa dối người thân, dẫn đến sứt mẻ tình cảm, và xung đột trong gia đình ngày càng tăng. Nhiều câu chuyện rất thương tâm và đau lòng vì nghiện ma túy gây nên. Đó là trường hợp con trai nghiện ma túy đã đánh lại cha mẹ hoặc hành hung vợ con tàn bạo. Hơn nữa, có trường hợp con giết bố mẹ, ông bà để lấy tiền mua ma túy. +Cụ thể là câu chuyện thương tâm đã xảy ra tại Long Thành liên quan đến ma túy khi chính người trong gia đình trở thành nạn nhân của con nghiện. Đó là trường hợp bi kịch của bà L. T. H (53 tuổi, ngụ tại huyện Long Thành, Đồng Nai), khi bị con ruột (22 tuổi) giết chết trong cơn “ngáo đá.” Trái lại, đau lòng và xót xa biết bao khi có người cha vô tình trở thành tội phạm vì giết chính con trai của mình trong lúc chống đỡ trận đòn của nghịch tử nghiện ma túy. -Ma túy cũng là nguyên nhân không chỉ khiến cho người nghiện mà cả những người thân trong gia đình trở nên khép kín và tách biệt với mọi người. +Trường hợp ở Trảng Bom là một điển hình: khi phát hiện con gái nghiện ma túy, ông L ngụ xã Hưng Thịnh, Huyện Trảng Bom trở nên mặc cảm, sống khép kín với hàng xóm. Do con gái ông quen bạn trai nghiện ma túy rồi sau đó cũng nghiện theo. Để có tiền thỏa mãn cơn nghiện, con ông L cùng bạn trai lừa lấy xe của bạn đem bán nên bị bắt. Sau nhiều lần đưa con đi cai nghiện nhưng không có chuyển biến gì, ông L đành buông xuôi. Tự thấy mình bất lực trong việc dạy con nên ông trở nên lặng lẽ, cắt đứt mọi quan hệ với hàng xóm. Ma túy thực sự là mối nguy hiểm rình rập từng nhà, từng ngõ ngách gây ra những cái chết không những cho người nghiện mà cả gia đình họ. Điều này cho thấy, ma túy không chỉ tàn phá những con nghiện mà còn là “bóng ma” đeo bám người thân. Xung đột tình cảm vợ chồng dẫn đến ly hôn: -Kết quả nghiên cứu xã hội học gần đây đã nêu lên con số rất đáng lưu tâm: có khoảng 30-42% các cặp vợ chồng xin ly hôn do xuất phát từ những xung đột liên quan đến nghiện ma túy. Khi chồng hoặc vợ trong gia đình nghiện ma túy thường dẫn đến cãi cọ, sống thiếu trách nhiệm với gia đình, và cuối cùng không thể tiếp tục chung sống với nhau. +Đây là một trong muôn vàn trường hợp gia đình ly tán mà nguyên nhân từ ma túy: Từ ngày anh T, ngụ phường Thống Nhất, Tp. Biên Hòa nghiện ma túy, tính khí trở nên thất thường. T thường bạo hành vợ con mỗi khi lên cơn nghiện và cầm dao đòi chém những ai can ngăn. Do không chịu đựng được người chồng vô tâm với gia đình và vũ phu với vợ con, nên người vợ xin ly hôn. Dầu vậy, thỉnh thoảng T vẫn đến nhà vợ gây rối và dọa giết tất cả. Lo ngại con cháu gặp nguy hiểm nên gia đình phải làm đơn gửi cơ quan chức năng nhờ can thiệp. +Sau khi bố mẹ ly hôn, con cái của những cặp vợ chồng này trở nên những đứa trẻ bất hạnh, không được giáo dục và chăm sóc chu đáo. Điều đó khiến chúng trở thành những đứa trẻ cô đơn, lầm lì, thất học, và thường tìm đến ma túy để quên đi nỗi bất hạnh c)Tác hại của ma túy đối với xã hội:
  8. Các đối tượng nghiện và phạm tội về ma túy: -Ở Việt Nam, đối tượng nghiện và phạm tội về ma túy gồm nhiều loại quốc tịch, thành phần xã hội, nghề nghiệp, nơi sinh sống, điều kiện hoàn cảnh gia đình, giới tính và độ tuổi khác nhau. Các đối tượng đa số là người Việt Nam, song cũng không ít tội phạm có quốc tịch nước ngoài như Lào, Trung Quốc, Campuchia, Úc, Malayxia, Nigeria Các đối tượng này có thể là lái xe quá cảnh, xe tắc xi, xe ôm, tiếp viên hàng không hoặc không nghề nghiệp. -Về giới tính, đối tượng phạm tội ma túy là nam giới luôn nhiều hơn nữ giới. Song điều đáng quan tâm là tỷ lệ đối tượng phạm tội là nữ có chiều hướng gia tăng. Về độ tuổi của các đối tượng phạm tội ma túy cũng phong phú, nhưng đa số ở độ tuổi từ 25- 45 tuổi. Những năm gần đây, bọn tội phạm chuyên nghiệp tìm mọi cách lôi kéo trẻ em tham gia buôn bán ma túy để tránh bị xử lý về hình sự. Vi phạm trật tự an toàn xã hội: -Nghiện ma túy không chỉ là nguyên nhân gây ra các mối bất hòa trong gia đình mà còn là nguyên nhân dẫn đến tội phạm và gây mất trật tự an toàn xã hội. Theo một nguồn tin, khoảng 75% các tội phạm hình sự có nguyên nhân bắt nguồn từ nghiện ma túy. -Điều đáng lo ngại là số người nghiện trong thời gian gần đây có chiều hướng gia tăng và ngày càng trẻ hóa, đa số tập trung ở lứa tuổi từ 16- 30 tuổi, trong đó có cả học sinh, sinh viên do đua đòi ăn chơi, bỏ học, không có việc làm, cờ bạc, rượu chè Họ sống bê tha, thiếu tình người, thiếu niềm tin và lòng tự trọng. Đây chính là nguyên nhân bổ sung cho các hành vi phạm tội liên quan đến ma túy; và một điều tất yếu, khi tội phạm ma túy gia tăng thì cũng kéo theo nhiều tệ nạn khác như mại dâm, buôn bán ma túy, đe dọa đến tình hình an ninh trật tự xã hội, đến cuộc sống lành mạnh của người dân và làm băng hoại đạo đức của xã hội. Ảnh hưởng trên nền kinh tế: -Trước hết, ma túy gây tổn hại nghiêm trọng về mặt kinh tế cho chính bản thân người nghiện khi họ luôn có xu hướng tăng liều lượng dùng, chi phí về tiền của ngày càng lớn dẫn đến họ bị khánh kiệt về kinh tế. Khi bản thân người nghiện không còn đủ khả năng đáp ứng nhu cầu ma túy cho riêng mình, họ có thể tiêu tốn tiền của, tài sản, đồ đạc của gia đình vào việc mua ma túy. Hơn nữa, gia đình còn tốn thêm chi phí chăm sóc và điều trị các bệnh cho người nghiện và chi phí giúp cai nghiện. -Với xã hội, hàng năm, nhà nước phải chi hằng trăm tỷ đồng cho việc xóa bỏ cây thuốc phiện, cần sa; chi phí cho công tác tổ chức cai nghiện ma túy, xây dựng và phát triển các trung tâm cai nghiện; chi phí cho hoạt động kiểm soát ma túy ở biên giới, điều tra truy tố, xét xử tội phạm về ma túy; chi phí cho các hoạt động hợp tác quốc tế trong công tác phòng chống và kiểm soát ma túy; chi phí dự phòng và chăm sóc y tế. 2.Cách phòng chống ma túy: -Tuy nhiên, lời nói phải gắn liền với thái độ và hành động cụ thể: +Trước hết, cần tìm hiểu và xây dựng cho mình nền tảng kiến thức về tác hại, cách phòng tránh ma túy từ đó tuyên truyền rộng rãi trong xã hội để mọi người cùng chung sức phòng tránh, bài trừ. +Tự rèn luyện và giữ lập trường tư tưởng vững vàng, lối sống lành mạnh. Hãy tỉnh táo tránh xa ma túy và sự cám dỗ vui chơi xa hoa để không tạo cơ hội cho ma túy tiếp cận mình. +Gia đình cũng cần quan tâm, chăm lo và bảo vệ con em mình khỏi ma túy. Bên cạnh đó nhà nước cũng cần có hình thức chế tài và pháp luật để xứ lý những hành vi tàng trữ, buôn bán vận chuyển trái phép ma túy để chặn con đường lưu thông cúa nó. +Đối với những người mắc nghiện, cần tạo điều kiện cho họ cai nghiện, trao cho họ cơ hội lao động và tránh xa lánh khiến họ rơi vào tuyệt vọng, quay lại thù hận xã hội. Hãy giúp họ hòa nhập với cộng đồng để lấy lại niềm tin và khát vọng sống tốt hơn. Nói “không” với ma túy và với tất cả các tệ nạn xã hội khác để xã hội phát triển văn minh nhất. *Nhận xết chung: +Ma túy quả là một con quỷ khủng khiếp nhất của gia đình và xã hội, còn hơn cả bệnh tật và đói khát. Chúng ta vẫn có thể phòng trừ nanh vuốt của con quỷ dữ này. Mỗi chúng ta phải nêu cao cảnh giác, chung tay ngăn chặn nó, mở rộng vòng tay đỡ lấy những người nghiện, đừng để họ lún quá sâu vào bóng tối. Đặc biệt là học sinh chúng ta phải kiên quyết nói không với ma túy, xây dựng một mái trường, một xã hội không có ma túy. III)Kết bài: Nói tóm lại, xã hội ngày càng phát triển, cuộc sống ngày càng Tây hóa thì cường độ ảnh hưởng của những tệ nạn xã hội đối với lớp trẻ cũng ngày một gia tăng. Vì vậy, là một công dân tốt, nhiệm vụ của chúng ta là phải biết “gạn đục, khơi trong” nghĩa là phải biết tiếp thu nhận cái hay, cái tốt và đồng thời cần bài trừ nhữnng cái xấu như tệ nạn ma túy đang lan tràn khắp nơi. Để làm được việc đó, chúng ta phải không ngừng học tập và rèn luyện theo lời dạy của Bác Hồ kính yêu!