Đáp án đề khảo sát chất lượng học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 10 - Năm học 2019-2010 - Sở giáo dục và đào tạo Vĩnh Phúc

pdf 2 trang thaodu 2910
Bạn đang xem tài liệu "Đáp án đề khảo sát chất lượng học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 10 - Năm học 2019-2010 - Sở giáo dục và đào tạo Vĩnh Phúc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfdap_an_de_khao_sat_chat_luong_hoc_ky_i_mon_ngu_van_lop_10_na.pdf

Nội dung text: Đáp án đề khảo sát chất lượng học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 10 - Năm học 2019-2010 - Sở giáo dục và đào tạo Vĩnh Phúc

  1. SỞ GD& ĐT VĨNH PHÚC KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ I, NĂM HỌC 2019 - 2020 HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN: NGỮ VĂN- LỚP 10 (Gồm 02 trang) PHẦN CÂU NỘI DUNG ĐIỂM I ĐỌC HIỂU 3.0 1 Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận 0,5 2 Lời nói dễ thương - ái ngữ trong đoạn trích được hiểu là: 0,75 - Lời nói nhẹ nhàng và ấm áp được phát ra từ cõi lòng bình yên và thái độ kính trọng. - Lời nói phù hợp với những gì xảy ra trong tâm. - Lời nói chân thành, truyền tải được năng lượng an lành. 3 - Biện pháp tu từ so sánh: một lời nói chân thành là liều thuốc bổ. 0,75 - Tác dụng: Giúp cho câu văn cụ thể, gợi cảm; làm nổi bật ý nghĩa của lời nói chân thành. 4 HS có thể đồng tình/ không đồng tình/ đồng tình một phần với quan 1,0 điểm của tác giả nhưng cần lí giải hợp lý, thuyết phục. Dưới đây là một số gợi ý: - Đồng tình: Vì lựa lời là có ý thức chọn lựa ngôn từ phù hợp với tính cách, hoàn cảnh, vấn đề sao cho người nghe dễ tiếp nhận. Điều này mang lại hiệu quả trong giao tiếp, giúp người nghe thấy được tôn trọng, muốn tiếp thu, - Không đồng tình vì: Nếu chỉ nói để vừa lòng nhau có thể dẫn tới cách nói né tránh sự thật, khiến người nghe dễ hài lòng và thỏa mãn nhưng không đánh giá đúng được vấn đề, ảo tưởng vào bản thân hoặc hiện thực, II LÀM VĂN 7.0 Cảm nhận bài thơ Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm. a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận: Mở bài giới thiệu được vấn 0,25 đề, thân bài triển khai vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề. b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Cảm nhận bài thơ Nhàn của 0,5 Nguyễn Bỉnh Khiêm. c. Triển khai vấn đề thành các luận điểm: * Giới thiệu khái quát về tác giả Nguyễn Bỉnh Khiêm, bài thơ 0,5 Nhàn. * Cảm nhận bài thơ Nhàn. - Hai câu đề: Tác giả sử dụng số đếm, điệp từ một cùng với các hình 1,0 ảnh mai, cuốc, cần câu; từ láy thơ thẩn; cách nói phủ định dầu ai vui thú nào; nhịp thơ phá cách 2/2/3, đã thể hiện quan niệm sống nhàn của tác giả: Nhàn là ung dung trong phong thái; thảnh thơi, vô sự trong lòng, vui với thú điền viên, nhàn tản khi trở về với cuộc sống
  2. thuần hậu, nguyên thủy. 1,0 - Hai câu thực: Nhà thơ xưng ta và điệp lại từ ta hai lần cho thấy sự tự tin, quyết đoán của tác giả khi lựa chọn cách sống; từ láy vắng vẻ, lao xao kết hợp với nghệ thuật đối: ta - người, dại - khôn, nơi vắng vẻ - chốn lao xao làm nổi bật quan niệm sống nhàn là nhận dại về mình, nhường khôn cho người, xa lánh chốn danh lợi bon chen, tìm về nơi vắng vẻ, sống hòa nhập với tự nhiên để “di dưỡng tinh thần”. Đó là nhân cách và trí tuệ cao đẹp của Nguyễn Bỉnh Khiêm. 1,0 - Hai câu luận: + Hình ảnh: Măng, trúc, giá là những món ăn dân dã, thanh đạm mùa nào thức nấy ở chốn quê nhà. + Cuộc sống sinh hoạt: Tắm hồ sen, tắm ao. => Hai câu thơ đã làm nổi bật cuộc sống sinh hoạt đạm bạc mà thanh cao của tác giả. Đó là cuộc sống thuận theo lẽ tự nhiên mà không phải mưu cầu, tranh đoạt. 1,0 - Hai câu kết: + Điển cố Rượu, đến cội cây, ta sẽ uống/ Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao cho thấy tác giả không chỉ xa lánh danh lợi mà dường như còn cười cợt cả cái chốn lao xao chỉ lo giành giật tư lợi. + Cách ngắt nhịp 2/5 kết hợp với hai chữ nhìn xem biểu hiện một thế đứng cao hơn người, thể hiện nhãn quan tỏ tường, trí tuệ sắc bén của tác giả: Ông đã xem công danh, phú quý tựa như giấc chiêm bao. => Hai câu kết thể hiện một quan niệm sống, một triết lí sống sâu sắc. * Đánh giá - Thể thơ thất ngôn bát cú, ngôn ngữ mộc mạc, tự nhiên, trong sáng mà ý vị, 0,5 giàu chất triết lí; hình ảnh giản dị, gần gũi với cuộc sống hàng ngày; cách ngắt nhịp độc đáo; giọng thơ nhẹ nhàng, thâm trầm, sâu sắc; chất trữ tình kết hợp chất triết lí nhuần nhuyễn; sử dụng phép đối, điển cố - Bài thơ đã thể hiện quan niệm sống, triết lí sống nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm: Nhàn là hòa hợp với tự nhiên, sống đạm bạc, nhàn tản, vui với thú 0,5 điền viên thôn dã, giữ cốt cách thanh cao, vượt lên danh lợi. Qua đó, ta thấy được trí tuệ uyên thâm, tâm hồn thanh cao của nhà thơ. d. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ 0,25 pháp tiếng Việt. e. Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về 0,5 vấn đề nghị luận. Tổng: I + II 10.0 HẾT