Đáp án đề thi tuyển sinh vào Lớp 10 THPT chuyên môn Lịch sử - Năm học 2017-2018 - Sở giáo dục và đào tạo Bắc Ninh

doc 3 trang thaodu 3170
Bạn đang xem tài liệu "Đáp án đề thi tuyển sinh vào Lớp 10 THPT chuyên môn Lịch sử - Năm học 2017-2018 - Sở giáo dục và đào tạo Bắc Ninh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docdap_an_de_thi_tuyen_sinh_vao_lop_10_thpt_chuyen_mon_lich_su.doc

Nội dung text: Đáp án đề thi tuyển sinh vào Lớp 10 THPT chuyên môn Lịch sử - Năm học 2017-2018 - Sở giáo dục và đào tạo Bắc Ninh

  1. UBND TỈNH BẮC NINH HƯỚNG DẪN CHẤM SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CHUYÊN NĂM HỌC 2017 – 2018 Môn: Lịch sử (Hướng dẫn chấm gồm: 03 trang) Câu Nội dung Điểm Câu 1 Trình bày vai trò của Liên hợp quốc và mối quan hệ giữa Việt Nam với tổ (1,5 điểm) chức này. * Vai trò của Liên hợp quốc: Liên hợp quốc có vai trò quan trọng trong việc duy trì hoà bình, an ninh thế 0,5 giới, đấu tranh xoá bỏ chủ nghĩa thực dân và chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, giúp đỡ các nước phát triển kinh tế, văn hóa * Mối quan hệ giữa Việt Nam với Liên hợp quốc: + Tháng 9 – 1977, Việt Nam gia nhập Liên hợp quốc, là thành viên thứ 149 và 0,5 trở thành Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an nhiệm kì 2008 – 2009. + Việt Nam là một thành viên tích cực của Liên hợp quốc, có nhiều tổ chức chuyên môn của Liên hợp quốc đang hoạt động ở Việt Nam: UNESCO, 0,5 UNICEF, WHO, FAO Câu 2 Nêu những nội dung chủ yếu của lịch sử thế giới từ năm 1945 đến năm (2,0 điểm) 2000. Hãy làm rõ nội dung đã chi phối nền chính trị thế giới và các quan hệ quốc tế trong phần lớn thời gian nửa sau thế kỉ XX. * Những nội dung chủ yếu của Lịch sử thế giới từ năm 1945 đến năm 2000: - Chủ nghĩa xã hội từ phạm vi một nước đã trở thành một hệ thống thế giới 0,25 - Sau chiến tranh, phong trào giải phóng dân tộc diễn ra mạnh mẽ ở châu Á, 0,25 châu Phi và Mĩ La-tinh đưa tới sự ra đời của hơn 100 quốc gia độc lập - Hệ thống tư bản chủ nghĩa có nhiều chuyển biến lớn hình thành ba trung 0,25 tâm kinh tế - tài chính lớn của thế giới - Về quan hệ quốc tế, sau năm 1945, là sự xác lập của trật tự thế giới hai cực 0,25 với đặc trưng là sự đối đầu gay gắt giữa hai phe tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa dẫn đến tình trạng chiến tranh lạnh - Cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật diễn ra từ những năm 40 của thế kỉ XX 0,25 đạt được nhiều thành tựu kì diệu, có tác động lớn đối với các quốc gia * Nội dung đã chi phối nền chính trị thế giới và các quan hệ quốc tế trong phần lớn thời gian nửa sau thế kỉ XX là sự xác lập trật tự thế giới hai cực 0,25 Ianta (hoặc “cục diện chiến tranh lạnh”) - Từ khi trật tự hai cực Ianta hình thành, thế giới bị chia thành hai phe: tư bản 0,25 chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa do Liên Xô và Mĩ đứng đầu mỗi phe - Trật tự này làm cho thế giới luôn trong tình trạng căng thẳng, đối đầu mà 0,25 đỉnh cao là Chiến tranh lạnh kéo dài hơn 40 năm Câu 3 Phân tích thái độ chính trị và khả năng cách mạng của các giai cấp trong (2,5 điểm) xã hội Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất. - Giai cấp địa chủ phong kiến: cấu kết chặt chẽ với Pháp bóc lột, đàn áp nông 0,5 dân, là đối tượng cách mạng cần đánh đổ. Tuy nhiên, một bộ phận địa chủ
  2. nhất là địa chủ vừa và nhỏ có tinh thần yêu nước, tham gia vào các phong trào yêu nước khi có điều kiện. - Giai cấp nông dân: chiếm trên 90% dân số, bị thực dân, phong kiến áp bức 0,5 bóc lột nặng nề Đây là lực lượng hăng hái và đông đảo nhất của cách mạng. - Giai cấp tư sản: phân hóa thành hai bộ phận: tư sản mại bản và tư sản dân 0,5 tộc. Tư sản mại bản gắn chặt quyền lợi với thực dân Pháp, là lực lượng cần đánh đổ. Tư sản dân tộc có khuynh hướng kinh doanh độc lập, ít nhiều có tinh thần dân tộc dân chủ, chống đế quốc và phong kiến, nhưng thái độ không kiên định, dễ thỏa hiệp - Giai cấp tiểu tư sản: gồm nhiều tầng lớp (học sinh, sinh viên, tiểu thương, 0,5 tiểu chủ, viên chức ). Họ bị tư bản Pháp chèn ép, bạc đãi, đời sống bấp bênh Bộ phận trí thức, sinh viên, học sinh có tinh thần hăng hái cách mạng và là lực lượng của cách mạng - Giai cấp công nhân: tăng nhanh về số lượng và chất lượng. Ngoài đặc điểm 0,5 của giai cấp công nhân thế giới, giai cấp công nhân Việt Nam còn có những đặc điểm riêng (có nguồn gốc từ nông dân, kế thừa truyền thống yêu nước của dân tộc, bị ba tầng bóc lột ). Trên cơ sở đó, giai cấp công nhân Việt Nam nhanh chóng vươn lên nắm ngọn cờ lãnh đạo cách mạng. Câu 4 Trước và sau ngày 6 – 3 – 1946, sách lược của Chính phủ Việt Nam Dân (2,0 điểm) chủ Cộng hòa và Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với Pháp và Tưởng có gì khác nhau? Vì sao có sự khác nhau đó? * Sự khác nhau về sách lược: - Trước ngày 6 – 3 – 1946: hòa hoãn nhân nhượng với Tưởng ở miền Bắc, 0,5 kháng chiến chống Pháp ở Nam Bộ. - Sau ngày 6 – 3 – 1946: hòa hoãn với Pháp để đuổi Tưởng về nước 0,5 * Lí do có sự khác nhau: - Do sự chuyển biến của tình hình buộc ta phải thay đổi sách lược. 0,25 + Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, nước ta phải đối phó với nhiều kẻ thù trong điều kiện vô cùng khó khăn Vì vậy, sách lược của Chính phủ Việt 0,25 Nam Dân chủ Cộng hòa và Chủ tịch Hồ Chí Minh trước ngày 6 – 3 – 1946 nhằm tránh cùng một lúc đối phó với nhiều kẻ thù, tập trung mũi nhọn vào kẻ thù chính + Ngày 28 – 2 – 1946, Pháp và Tưởng kí Hiệp ước Hoa – Pháp, đặt nhân dân ta đứng trước 1 trong 2 lựa chọn Nhằm có thời gian hòa bình để chuẩn bị 0,25 cho cuộc kháng chiến về sau, ta thực hiện chủ trương hòa với Pháp để đuổi Tưởng về nước. - Sự thay đổi sách lược của Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh đều nhằm 0,25 mục đích cuối cùng là bảo vệ nền độc lập dân tộc và những thành quả của Cách mạng tháng Tám năm 1945. Câu 5 Hãy xác định bước phát triển nhảy vọt của cách mạng miền Nam sau (2,0 điểm) năm 1954. Theo anh/chị, Việt Nam cần làm gì để tạo nên những bước phát triển nhảy vọt trong công cuộc xây dựng đất nước hiện nay? * Xác định bước phát triển nhảy vọt của cách mạng miền Nam sau năm 1954: là phong trào Đồng Khởi (1959 – 1960). 0,5
  3. - Phong trào Đồng khởi đánh dấu bước nhảy vọt của cách mạng miền Nam, 0,25 đưa cách mạng miền Nam từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công - Phong trào Đồng khởi chấm dứt thời kì ổn định tạm thời của chính quyền Mĩ 0,25 – Diệm ở miền Nam. Từ đây chính quyền Sài Gòn lâm vào khủng hoảng triền miên cho đến ngày sụp đổ (1975). * Việt Nam cần làm gì để tạo nên những bước phát triển nhảy vọt trong 1,0 công cuộc xây dựng đất nước hiện nay: Thí sinh có thể nêu và trình bày theo nhiều cách, nhiều nội dung khác nhau nhưng phải chính xác, thiết thực, diễn đạt chặt chẽ. Ví dụ: tiếp tục đẩy mạnh công cuộc đổi mới toàn diện, hội nhập quốc tế sâu rộng, áp dụng hiệu quả những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học – công nghệ, phát triển giáo dục HẾT