Đề bài viết số 2 môn Ngữ văn Lớp 12 - Năm học 2017-2018 - Trường THPT Bùi Dục Tài (Có đáp án)

doc 4 trang thaodu 6060
Bạn đang xem tài liệu "Đề bài viết số 2 môn Ngữ văn Lớp 12 - Năm học 2017-2018 - Trường THPT Bùi Dục Tài (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_bai_viet_so_2_mon_ngu_van_lop_12_nam_hoc_2017_2018_truong.doc

Nội dung text: Đề bài viết số 2 môn Ngữ văn Lớp 12 - Năm học 2017-2018 - Trường THPT Bùi Dục Tài (Có đáp án)

  1. Ngày soạn: 6/10/2017 TRƯỜNG THPT BÙI DỤC TÀI BÀI VIẾT SỐ 2: NGHỊ LUẬN XH TỔ: NGỮ VĂN Môn: Ngữ văn. Thời gian: 90 phút I. MỤC ĐÍCH - Kiểm tra, đánh giá năng lực tiếp thu kiến thức của học sinh qua ba mức độ: nhận biết, thông hiểu, vận dụng, trong đó chú trọng kiểm tra, đánh giá năng lực đọc – hiểu và tạo lập văn bản của học sinh. 1. Kiến thức: Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức về Tiếng Việt, Làm văn ( NLXH) và kiến thức văn học (đặc biệt là về các tác giả, tác phẩm trong chương trình học kì I, môn Ngữ văn lớp 12 (Chương trình cơ bản). 2. Kĩ năng: Học sinh có thể hình thành các kĩ năng sau: + Kĩ năng thu thập, lựa chọn và xử lí thông tin liên quan đến văn bản + Kĩ năng xây dựng cấu trúc, dàn ý, viết đoạn, viết bài văn NLXH. + Kĩ năng trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về ý nghĩa của văn bản 3. Thái độ: Tích cực, chủ động trong việc vận dụng kiến thức. kĩ năng để giải quyết các vấn đề đặt ra trong đề bài II. HÌNH THỨC KIỂM TRA: - Hình thức kiểm tra: Tự luận - Thời gian: 90 phút III. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA Chủ đề kiến Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng Cộng thức cao - Nhận diện -Hiểu tác - Rút ra thông I. Đọc hiểu phương thức dụng của điệp hoặc bài học - Ngữ liệu: Văn biểu đạt của biện pháp tu về tư tưởng, nhận bản nghệ thuật, văn bản từ trong văn thức qua vấn đề - Tiêu chí chọn - Nhận diện bản. được đề cập trong ngữ liệu: biện pháp tu từ - khái quát văn bản +01 văn bản trong VB nội dung, ý +Độ dài khoảng nghĩa của 60 chữ. văn bản Số câu: Số điểm: 1 2 1 4 Tỉ lệ: 1,0 1,0 1,0 3,0
  2. 10% 10 % 10% 30% II. Làm văn: - Viết bài văn Nghị luận xã nghị luận xã hội: NL về một hội về một hiện tượng đời hiện tượng sống đời sống. Số câu: 1 1 Số điểm: 7,0 7,0 Tỉ lệ: 70% 70% Tổng số câu: 1 2 1 1 5 Tổng điểm: 1,0 1,0 1,0 7,0 10,0 Tổng tỉ lệ: 10% 10% 10% Tỉ lệ: 70% 100% IV. BIÊN SOẠN ĐỀ THEO MA TRẬN: SỞ GD-ĐT QUẢNG TRỊ ĐỀ BÀI VIẾT SỐ 2 TRƯỜNG THPT BÙI DỤC TÀI MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 12. Thời gian: 90 phút PHẦN I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu: Xin cảm ơn buổi sớm mai thức dậy Ta có thêm một ngày mới để yêu thương. Xin mang ơn những buổi hoàng hôn vương Ta có được bữa cơm gia đình hạnh phúc. Xin biết ơn giấc mộng đầy cảm xúc Ta có thể rèn tâm thức được bình yên. Nếu một mai ra đi trong an nhiên Ta sẽ mỉm cười với lòng đầy cảm kích. ( Lòng biết ơn- Tú Yên) Câu 1: Xác định phương thức biểu dạt của văn bản trên.(0,5 điểm) Câu 2: Nêu ý nghĩa của hai câu thơ: (0,5 điểm) Xin cảm ơn buổi sớm mai thức dậy Ta có thêm một ngày mới để yêu thương. Câu 3: Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ trong văn bản trên.(1,0 điểm) Câu 4: Thông điệp nào của đoạn trích trên có ý nghĩa đối với anh/ chị? (1,0 điểm) PHẦN II: LÀM VĂN (7,0 điểm) Trình bày suy nghĩ của anh/ chị về hiện tượng được nêu trong bài viết sau: “Có mặt tại một số trường THPT trên địa bàn Hà Nội trong giờ ra chơi , chúng tôi chứng kiến không ít gương mặt nữ sinh trang điểm lòe loẹt, tóc uốn lọn xoăn, chuốt mi, vẽ mắt.
  3. Không để ý đến bạn bè xung quanh, có em còn thản nhiên lôi gương, son môi ra tô như thể đang trong phòng riêng. Cũng có những bạn chỉ trỏ, bàn tán, nhưng dường như các bạn khác cũng đã quá quen với những hành động này” ( Nữ sinh đến trường trang điểm như đi dự tiệc- Đặng Chung, báo Lao động, 18/2/ 2014) I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Câu Nội dung Điểm Câu 1 - Phương thức biểu đạt: biểu cảm 0,5 Câu 2 - Ý nghĩa hai câu thơ: 0,5 Sống là để yêu thương, mỗi ngày mới thức dậy ta đều biết ơn cuộc đời bởi mình vẫn sống bình yên, khỏe mạnh để có thể đón nhận và chia sẻ yêu thương với mọi người. Câu 3 - Phép điệp cấu trúc: “Xin cảm ơn Xin mang ơn Xin biết ơn ” 1,0 - Tác dụng: Nhấn mạnh lòng biết ơn của tác giả với cuộc đời, đồng thời tăng giá trị gợi hình, biểu cảm cho bài thơ. Câu 4 -Biết ơn cuộc đời, biết ơn những người đã giúp đỡ mình, đem đến cho 1,0. mình cuộc sống bình yên, hạnh phúc ( cha mẹ, thầy cô, những anh hùng liệt sĩ ) - Biết sống yêu thương, lạc quan ( Học sinh có thể rút ra những thông điệp khác) II. PHẦN LÀM VĂN Ý Nội dung Điểm a. Đảm bảo cấu trúc của một bài văn nghị luận 0,25 b.Xác định đúng vấn đề nghị luận 0,5 c.Triển khai các luận điểm nghị luận: vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Học sinh có thể sắp xếp các luận điểm theo nhiều cách nhưng về cơ bản đảm bảo những yêu cầu sau: 1 - Giới thiệu hiện tượng đời sống cần nghị luận 0,5 2 - Nêu thực trạng: Có nhiều học sinh trang điểm lòe loẹt khi đến lớp, các 0,5 em xem đó là việc làm bình thường, thậm chí không quan tâm đến thái độ của mọi người xung quanh. 3 -Phân tích nguyên nhân: 1,0 + Vì muốn khẳng định cá tính, muốn mình nổi trội hơn các bạn. + Nhiều em a dua theo bạn, thấy bạn trang điểm cũng học theo. + Do môi trường sống 4 - Phân tích tác hại: 1,25 + Mất nhiều thời gian, tiền bạc + Ảnh hưởng đến sức khỏe nếu mua mĩ phẩm nguồn gốc không rõ ràng + Tạo cho bản thân những thói quen xấu: nhịn ăn sáng, bớt tiền học thêm,
  4. Ý Nội dung Điểm nói dối bố mẹ + Gây phản cảm, khó chịu cho người khác, ảnh hưởng đến môi trường học đường. 5 - Giải pháp: 1,25 + Tổ chức những diễn đàn trao đổi, đối thoại để giáo dục học sinh + Giáo viên nhắc nhở các em chấp hành nội quy của nhà trường + Các bậc phụ huynh nên giáo dục các em có ý thức hơn trong việc làm đẹp. Bên cạnh đó, phụ huynh không nên chiều theo mọi đòi hỏi, sở thích của con em mình. + Nên phân tích những tác hại có thể ảnh hưởng về mặt thể chất và học tập khi các em quá quan tâm đến vẻ bề ngoài, tránh những hậu quả đáng tiếc ảnh hưởng đến tương lai các em. 6 - Bày tỏ ý kiến của bản thân về hiện tượng xã hội vừa nghị luận 1,0 - Rút ra bài học về nhận thức, hành động cho bản thân: + Làm đẹp là điều không sai, nhưng ở độ tuổi các em thì không thích hợp. Chỉ nên trang điểm trong những dịp đặc biệt cần thiết như: văn nghệ, dự tiệc, + Phải biết tiết chế trong việc trưng diện, để giúp mình đẹp hơn chứ không phải xấu đi trong mắt người khác. d. Sáng tạo: có cách diễn đạt độc đáo, mới mẻ; suy nghĩ sâu sắc về vấn đề 0,5 nghị luận 5 e. Chính tả, dùng từ đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ .0,25 nghĩa tiếng Việt. I+ II Tổng điểm 10,0