Đề cương bồi dưỡng học sinh giỏi môn Vật lí Lớp 8 - Năm học 2018-2019

pdf 9 trang thaodu 5152
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương bồi dưỡng học sinh giỏi môn Vật lí Lớp 8 - Năm học 2018-2019", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfde_cuong_boi_duong_hoc_sinh_gioi_mon_vat_li_lop_8_nam_hoc_20.pdf

Nội dung text: Đề cương bồi dưỡng học sinh giỏi môn Vật lí Lớp 8 - Năm học 2018-2019

  1. ĐỀ CƯƠNG BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI MÔN : VẬT LÍ LỚP 8 Năm học: 2018 – 2019 CHỦ ĐỀ 1: CHUYỂN ĐỘNG THẲNG ĐỀU-VẬN TỐC * Một số kiến thức cơ bản cần nhớ: 1. Chuyển động đều và đứng yên : - Chuyển động cơ học là sự thay đổi vị trí của một vật so với vật khác được chọn làm mốc. - Nếu một vật không thay đổi vị trí của nó so với vật khác thì gọi là đứng yên so với vật ấy. - Chuyển động và đứng yên có tính tương đối. (Tuỳ thuộc vào vật chọn làm mốc) 2. Chuyển động thẳng đều : - Chuyển động thẳng đều là chuyển động của một vật đi được những quãng đường bằng nhau trong những khoảng thời gian bằng nhau bất kỳ. - Vật chuyển động đều trên đường thẳng gọi là chuyển động thẳng đều. 3. Vận tốc của chuyển động : - Là đại lượng cho biết mức độ nhanh hay chậm của chuyển động đó - Trong chuyển động thẳng đều vận tốc luôn có giá trị không đổi(V =conts) - Vận tốc cũng có tính tương đối. Bởi vì : Cùng một vật có thể chuyển động nhanh đối với vật này nhưng có thể chuyển động chậm đối với vật khác ( cần nói rõ vật làm mốc ) S V = t Trong đó : V là vận tốc. Đơn vị : m/s hoặc km/h S là quãng đường. Đơn vị : m hoặc km t là thời gian. Đơn vị : s ( giây ), h ( giờ ) * Phương pháp giải : 1. Bài toán so sánh chuyển động nhanh hay chậm: a. Vật A chuyển động, vật B cũng chuyển động, vật C làm mốc ( thường là mặt đường ) - Căn cứ vào vận tốc : Nếu vật nào có vận tốc lớn hơn thì chuyển động nhanh hơn. Vật nào có vận tốc nhỏ hơn thì chuyển động chậm hơn. Ví dụ : V1 = 3km/h và V2 = 5km/h thì V1 < V2 - Nếu đề hỏi vận tốc lớn gấp mấy lần thì ta lập tỉ số giữa 2 vận tốc.
  2. b. Vật A chuyển động, vật B cũng chuyển động. Tìm vận tốc của vật A so với vật B ( vận tốc tương đối ) - ( bài toán không gặp nhau). + Khi 2 vật chuyển động cùng chiều : V = Va - Vb (Va > Vb ) - Vật A lại gần vật B V = Vb - Va (Va < Vb ) - Vật B đi xa hơn vật A + Khi hai vật ngược chiều : Nếu 2 vật đi ngược chiều thì ta cộng vận tốc của chúng lại với nhau ( V = Va + Vb ) 2. Tính vận tốc, thời gian, quãng đường : S S V = ; t = ; S = V. t t V Nếu có 2 vật chuyển động thì : V1 = S1 / t1 t1 = S1 / V1 ; S1 = V1. t1 V2 = S2 / t2 t2 = S2 / V2 ; S2 = V2. t2 3. Bài toán hai vật chuyển động gặp nhau : a. Nếu 2 vật chuyển động ngược chiều : Khi gặp nhau, tổng quãng đường các vật đã đi bằng khoảng cách ban đầu của 2 vật . Ta có : S1 là quãng đường vật A đã tới G S2 là quãng đường vật A đã tới G AB là tổng quãng đường 2 vật đã đi. Gọi chung là S = S1 + S2 Chú ý : Nếu 2 vật xuất phát cùng lúc thì thời gian chuyển động của 2 vật cho đến khi gặp nhau thì bằng nhau : t = t1 = t2  Tổng quát lại ta có : V1 = S1 / t1 S1 = V1. t1 ; t1 = S1 / V1 V2 = S2 / t2 S2 = V2. t2 ; t2 = S2 / V2 S = S1 + S2 (Ở đây S là tổng quãng đường các vật đã đi cũng là khoảng cách ban đầu của 2 vật) b. Nếu 2 vật chuyển động cùng chiều : Khi gặp nhau , hiệu quãng đường các vật đã đi bằng khoảng cách ban đầu giữa 2 vật : Ta có : S1 là quãng đường vật A đi tới chỗ gặp G S2 là quãng đường vật B đi tới chỗ gặp G S là hiệu quãng đường của các vật đã đi và cũng là khoảng cách ban đầu của 2 vật.
  3. Tổng quát ta được : V1 = S1 / t1 S1 = V1. t1 ; t1 = S1 / V1 V2 = S2 / t2 S2 = V2. t2 ; t2 = S2 / V2 S = S1 - S2 Nếu ( v1 > v2 ) S = S2 - S1 Nếu ( v2 > v1 ) Chú ý : Nếu 2 vật xuất phát cùng lúc thì thời gian chuyển động của 2 vật cho đến khi gặp nhau thì bằng nhau : t = t1 = t2 Nếu không chuyển động cùng lúc thì ta tìm t1, t2 dựa vào thời điểm xuất phát và lúc gặp nhau. CHỦ ĐỀ 2 : CHUYỂN ĐỘNG KHÔNG ĐỀU - VẬN TỐC TRUNG BÌNH * Một số kiến thức cơ bản cần nhớ: 1/- Chuyển động không đều là chuyển động mà độ lớn của vận tốc thay đổi theo thời gian. 2/- Vận tốc trung bình của một chuyển động không đều trên một quãng đường nhất định được tính bằng độ dài quãng đường đó chia cho thời gian đi hết quãng đường. 3/- Công thức: S Vtb = t * Phương pháp giải : - Khi nói đến vận tốc trung bình cần nói rõ vận tốc trung bình tính trên quãng đường nào. Vì trên các quãng đường khác nhau vận tốc trung bình có thể khác nhau. - Vận tốc trung bình khác với trung bình cộng các vận tốc, nên tuyệt đối không dùng công thức tính trung bình cộng để tính vận tốc trung bình. - Ví dụ : S S1 A B S2 C S1 Ta có : S1 = V1. t1 V1 = t1 S 2 S2 = V2. t2 V2 = t2 Hãy tính vận tốc trung bình của chuyển động trên đoạn đường S = AC
  4. S S1 S 2 Vtb = = (công thức đúng) t t1 t2 V1 V2 Không được tính : Vtb = ( công thức sai ) 2 CHỦ ĐỀ 3 : LỰC – SỰ CÂN BẰNG LỰC – LỰC MA SÁT * Một số kiến thức cơ bản cần nhớ: - Lực có thể làm thay đổi vận tốc của vật. Đơn vị của lực là Niutơn (N) - Lực là đại lượng vectơ được biểu diễn bằng một mũi tên có: + Gốc là điểm đặt của lực. + Phương, chiều trùng với phương, chiều của lực. + Độ dài biểu thị cường độ của lực theo tỉ xích cho trước. - Hai lực cân bằng là hai lực cùng đặt lên một vật, cùng cường độ, phương cùng nằm trên một đường thẳng, chiều ngược nhau. - Dứơi tác dụng của các lực cân bằng, một vật đang đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên, đang chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều. Chuyển động này gọi là chuyển động theo quán tính. - Tính chất giữ nguyên vận tốc của vật gọi là quán tính. - Lực ma sát trượt sinh ra khi một vật chuyển động trượt trên bề mặt một vật khác. Lực ma sát lăn sinh ra khi một vật lăn trên bề mặt một vật khác. - Lực ma sát nghỉ giữ cho vật đứng yên khi vật bị các tác dụng của lực khác. - Lực ma sát có thể có hại hoặc có ích. * Phuơng pháp giải: 1. Cách nhận biết lực Căn cứ vào vận tốc chuyển động của vật: - Nếu vận tốc không đổi cả về hướng và độ lớn: Không có lực tác dụng hoặc các lực tác dụng cân bằng nhau. - Nếu vận tốc thay đổi ( có thể thay đổi hướng, độ lớn hoặc thay đổi cả hai): có lực tác dụng và các lực tác dụng không cân bằng nhau. 2- Cách biểu diễn vectơ lực: Căn cứ vào quy ước: Lực là đại lượng vectơ được biểu diễn bằng một mũi tên có: + Gốc là điểm đặt của lực. + Phương, chiều trùng với phương, chiều của lực. + Độ dài biểu thị cường độ của lực theo tỉ xích cho trước. 3- Cách phân tích lực tác dụng lên vật: - Căn cứ vào đặc điểm chuyển động của vật, xem các lực tác dụng có cân bằng hay không.
  5. - Sử dụng quy tắc vẽ lực và nắm vững đặc điểm của một số loại lực đã học: + Trọng lực: là lực hút của Trái Đất tác dụng lên vật. + Lực đàn hồi xuất hiện khi vật có tính đàn hồi bị biến dạng. + Lực ma sát trượt, ma sát lăn xuất hiện khi một vật trượt hay lăn trên bề mặt vật khác và cản trở chuyển động của vật. + Lực ma sát nghỉ xuất hiện khi vật chịu tác dụng của lực nhưng vẫn không chuyển động. 4- Cách so sánh mức quán tính của các vật: - Vật có khối lượng lớn thì có quán tính lớn. - Vật có khối lượng nhỏ thì có quán tính nhỏ. 5- Bài toán hai lực cân bằng - Hai lực cân bằng có đặc điểm : Cùng tác dụng lên một vật, cùng nằm trên một đường thẳng, cùng độ lớn (F1=F2) và ngược chiều. - Khi một vật chịu tác dụng của các lực cân bằng: + Nếu vật đang đứng yên thì nó sẽ đứng yên mãi. + Nếu vật đang chuyển động thì nó sẽ chuyển động đều mãi. CHỦ ĐỀ 4: ÁP SUẤT * Một số kiến thức cơ bản cần nhớ: - Ap suất là độ lớn của áp lực trên một đơn vị diện tích bị ép. - Công thức: p= F/S Trong đó: F là áp lực (N) S là diện tích bị ép (m2) - Đơn vị áp suất là Niutơn trên mét vuông (N/m2) còn gọi là Paxcan kí hiệu là Pa - Chất lỏng gây áp suất theo mọi phương lên đáy bình, thành bình và các vật ở trong lòng nó. - Công thức: p= h.d - Trong đó: h là độ cao tính từ điểm tính áp suất đến mặt thoáng của chất lỏng(m), d là trọng lượng riêng của chất lỏng (N/m3) - Trong bình thông nhau chứa cùng một chất lỏng đứng yên, các mặt thoáng của chất lỏng ở hai nhánh khác nhau đều cùng một độ cao. - Dựa vào khả năng truyền nguyên vẹn áp suất bên ngoài tác dụng lên chất lỏng, ngừơi ta chế tạo ra máy dùng chất lỏng. - Do không khí tạo thành khí quyển có trọng lượng nên Trái Đất và mọi vật trên Trái Đất đều chịu tác dụng của áp suất khí quyển.
  6. - Đơn vị thường dùng của áp suất khí quyển là milimét thủy ngân (mmHg) hoặc centimét thủy ngân (cmHg) * Phương pháp giải: 1- Tính áp suất do vật này ép lên vật khác - Tìm áp lực F (N), tìm diện tích bị ép S (m2) - Ap dụng công thức: p=F/S 2. Tính áp suất của chất lỏng - Dùng công thức: p= h.d - Chú ý: Ở những điểm có cùng độ sâu, áp suất chất lỏng là bằng nhau. 3. Bài toán máy dùng chất lỏng: Ap dụng công thức: F/f=S/s Trong đó f và s là lực tác dụng lên píttông nhỏ và diện tích của pittông nhỏ. F và S là lực nâng pittông lớn và diện tích pittông lớn CHỦ ĐỀ 5: LỰC ĐẨY ÁCSIMÉT- SỰ NỔI CỦA VẬT * Một số kiến thức cơ bản cần nhớ: 1. Lực đẩy acsimet: Một vật nhúng vào chất lỏng bị chất lỏng đẩy từ dưới lên với lực có độ lớn bằng một trọng lượng của phần chất lỏng mà được chiếm chỗ. Lực này gọi là lực đẩy ÁCSIMÉT. - Công thức tính lực đẩy csimt : F = d.V Trong đó: d là trọng lượng riêng của chất lỏng. V là thể tích phần chất lỏng bị chiếm chỗ. 2. Sự nổi của vật Một vật thả vào chất lỏng có thể nổi lên bề mặt chất lỏng, chìm xuống đáy hoặc lơ lửng trong lòng chất lỏng. - Khi vật nổi: P F. - Khi vật lơ lửng trong lòng chất lỏng: P= F. * Phương pháp giải 1. Tính lực đẩy ÁCSIMÉT - Dùng công thức F = d. V - Chú ý: + Khi vật nổi: V là phần thể tích chất lỏng bị vật chiếm chỗ ( khác với thể tích của vật) . + Khi vật chìm hay lơ lửng trong chất lỏng: Thể tích phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ cũng là thể tích của vật. 2. Xác định điều kiện vật nổi, chìm hay lơ lửng trong chất lỏng
  7. So sánh trọng lượng p của vật với lực đẩy ÁCSMÉT: - Khi vật nổi : P F . - Khi vật lơ lửng trong lòng chất lỏng: P = F. CHỦ ĐỀ 6: CÔNG VÀ CÔNG SUẤT * Một số kiến thức cơ bản cần nhớ: 1- Công cơ học: - Công cơ học dùng với trường hợp có lực tác dụng vào vật và vật chuyển dời theo hướng không vuông góc với phương của lực. - Công thức: A = F.s Trong đó: F là lực tác dụng lên vật (N) s là quãng đường dịch chuyển của vật (m) Đơn vị hợp pháp của công cơ học là Jun ( kí hiệu J ) : 1J = 1N.1m = 1N.m 2- Định luật về công: - Không một máy cơ đơn giản nào cho lợi về công, được lợi bao nhiêu lần về lực thì thiệt bấy nhiêu lần về đường đi và ngược lại. 3- Hiệu suất của máy: Acoich 0 Công thức : H = .100 0 Atoanphan 4- Công suất: - Công suất được xác định bằng công thực hiên được trong một giây. A - Công thức: P= t Trong đó: A là công thực hiện được t là thời gian thực hiện công đó - Đơn vị công suất là Oát ( kí hiệu W ) 1W = 1J/s (Jun trên giây) 1kW = 1000W ; 1MW = 1000000W. * Phương pháp giải: 1 Cách tính công của lực: Ap dụng công thức: A = F.s Trong đó: F là lực tác dụng lên vật (N) s là quãng đường dịch chuyển của vật (m) Chú ý: - Công thức trên chỉ sử dụng khi hướng của lực trùng với hướng chuyển động của vật.
  8. - Khi hướng của lực ngược với hướng chuyển động thì: A = -F.s - Khi hướng của lực vuông góc với hướng chuyển động thì: A = 0 2. Áp dụng định luật về công cho các loại máy cơ đơn giản a) Ròng rọc cố định: Chỉ có tác dụng đổi hướng của lực, không lợi về lực cũng không lợi về đường đi, tức là không cho lợi về công. b) Ròng rọc động: Lợi 2 lần về lực, thiệt 2 lần về dường đi, không cho lợi về công. c) Mặt phẳng nghiêng: Lợi về lực, thiệt về đường đi, không cho lợi về công. d) Đòn bẩy: Lợi về lực, thiệt về đường đi, hoặc ngược lại, không cho lợi về công. 3. Cách tính hiệu suất của máy; Acoich 0 Ap dụng công thức: H = .100 0 A toanphan Chú ý: Công có ích (A: công có ích) là công cần thiết để vật dịch chuyển, công toàn phần là tổng công có ích và công hao phí. 4. Cách tính công suất: A Ap dụng công thức: p = t Trong đó A là công thực hiện được, t là thời gian thực hiện công đó. 5. Cách tính công cơ học thông qua công suất A Từ công thức: p= t suy ra cách tính công A = p.t CHỦ ĐỀ 7: CẤU TẠO CHẤT - CÁC HÌNH THỨC TRUYỀN NHIỆT Ở CHẤT RẮN - LỎNG - KHÍ * Một số kiến thức cần nhớ. * Cấu tạo chất. - Các chất được cấu tạo từ những nguyên tử, phân tử. - Giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách - Giữa các nguyên tử, phân tử có lực liên kết - Các nguyên tử, phân tử luôn chuyển động hỗn độn không ngừng
  9. - Nhiệt độ của vật càng cao thì các nguyên tử, phân tử cấu tạo lên vật chuyển động càng nhanh * Nhiệt năng là tổng động năng của các phân tử cấu tạo lên vật. Nhiêt năng của vật có thể thay đổi bằng hai cách; Thực hiện công và truyền nhiệt * Nhiệt lượng là phần nhiệt năng mà vật nhận được hay mất bớt đi trong quá trình truyền nhiệt * Có 3 hình thức truyền nhiệt : dẫn nhiệt, đối lưu và bức xạ nhiệt - Chất rắn dẫn nhiệt tốt, Trong chất rắn, kim loại dẫn nhiệt tốt nhất. Chất lỏng và chất khí dẫn nhiệt kém. - Đối lưu là sự truyền nhiệt bằng các dòng chất lỏng hoặc khí, đó là hình thức truyền nhiệt chủ yếu của chất lỏng và chất khí. - Bức xạ nhiệt là sự truyền nhiệt bằng các tia nhiệt đi thẳng. Bức xạ nhiệt có thể xảy ra cả ở trong chân không CHỦ ĐỀ 8: CÁC CÔNG THỨC TÍNH NHIỆT LƯỢNG PHƯƠNG TRÌNH CÂN BẰNG NHIỆT * Một số kiến thức cần nhớ. * Các công thức tính nhiệt lượng - Khi có sự chênh lệch nhiệt độ: Q = m.c. t (c - là nhiệt dung riêng) - Khi nhiên liệu bị đốt cháy hoàn toàn : Q = q.m (q - năng suất tỏa nhiệt của nhiên liệu) - Phương trình cân bằng nhiệt : Q tỏa ra = Q thu vào Q - Hiệu xuất : H = i . 100% Q tp * Mở rộng : - Khi vật nóng chảy: Q =  .m ( - nhiệt nóng chảy) - Khi chất lỏng bay hơi ở nhiệt độ sôi: Q = L.m ( L - nhiệt hóa hơi)