Đề cương luyện thi vào Lớp 10 THPT môn Ngữ văn

docx 10 trang thaodu 4590
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương luyện thi vào Lớp 10 THPT môn Ngữ văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_cuong_luyen_thi_vao_lop_10_thpt_mon_ngu_van.docx

Nội dung text: Đề cương luyện thi vào Lớp 10 THPT môn Ngữ văn

  1. ĐỀ 1. I. ĐỌC - HIỂU Đọc đoạn trích sau đây và thực hiện yêu cầu bên dưới. “Facebook có thực sự đưa mọi người đến gấn nhau hơn? Phần lớn sẽ nghĩ là có. Nhờ facebook, ta luôn biết được thông tin của người thân cách xa cả nửa vòng trái đất. Đi đâu, vẫn có cảm giác như ở bên cạnh. Nhưng cũng nhờ cảm giác “luôn ở cạnh” như vậy mà ít người còn có nhu cầu phải gặp nhau nữa. Xin nhắc lại rằng, facebook chỉ giúp “khoe” các kỷ niệm, chứ không thể tự tạo ra kỷ niệm. Thế giới ảo vẫn là thế giới ảo. Bạn có thể khoe cảnh uống bia, nhưng không thể uống bia trên facebook. Sống quá lâu trên thế giới ảo cũng đồng nghĩa với việc sống trong thế giới thực ít đi. Càng ít gặp bạn bè, cũng đồng nghĩa với việc có càng ít các kỷ niệm. Có những người mà nhà chỉ cách vài trăm mét, nhưng cả năm không gặp được một lần. Sau nỗi vui mừng vì tìm thấy nhau trên facebook, người ta cũng không còn nhu cầu phải gặp trực tiếp nữa. Nếu cứ thế này, có thể phải đến khi sắp không thể gặp được nữa, người ta mới đến nhìn mặt nhau lần cuối. Facebook đang giúp những người ở xa có cảm giác như được ở gần nhau, nhưng cũng có thể làm những người gần nhau như cách xa hàng ngàn km. (Theo Trần Công Hưng – Thể thao và Văn hóa) Câu 1. Xác định PTBĐ chính. Câu 2. Đoạn văn trên đã sử dụng phép lập luận gì? Câu 3. Hãy xác định luận điểm trong đoạn trích trên. Câu 4. Nêu nội dung của đoạn văn trên. II. VẬN DỤNG Câu 1. Từ ngữ liệu phần đọc – hiểu, viết đoạn văn ngắn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ của em về thực trạng sử dụng Facebook của các bạn học sinh hiện nay. Câu 2. Cảm nhận của em về vẻ đẹp của các cô gái thanh niên xung phong qua hai đoạn trích: Còn chúng tôi thì chạy trên cao điểm cả ban ngày. Mà ban ngày chạy trên cao điểm không phải chuyện chơi. Thần chết là một tay không thích đùa. Hắn ta lẩn trong ruột những quả bom. Tôi bây giờ còn một vết thương chưa lành miệng ở đùi. Tất nhiên, tôi không vào viện quân y. Việc nào cũng có cái thú của nó. Có ở đâu như thế này không: đất bốc khói, không khí bàng hoàng, máy bay đang ầm ì xa dần. Thần kinh căng như chão, tim đập bất chấp cả nhịp điệu, chân chạy mà vẫn biết rằng khắp chung quanh có nhiều quả bom chưa nổ. Có thể nổ bây giờ, có thể chốc nữa. Nhưng nhất định sẽ nổ Rồi khi xong việc, quay lại nhìn cảnh đoạn đường một lần nữa, thở phào, chạy về hang. Và: Tôi thích nhiều bài. Những bài hành khúc bộ đội hay hát trên những ngả đường mặt trận. Tôi thích dân ca quan họ mềm mại, dịu dàng. Thích "Ca-chiu-sa" của Hồng quân Liên Xô. Thích ngồi bó gối mơ màng: "Về đây khi mái tóc còn xanh xanh ". [ ] Chị Thao hát: "Đây Thăng Long, đây Đông Đô Hà Nội ". Nhạc sai bét, còn giọng thì chua, chị không hát trôi chảy được bài nào. Nhưng chị lại có ba quyền số dày, chép bài hát. Rỗi là ngồi chép bài hát. Thậm chí, say mê chép cả những lời tôi tự bịa ra nữa. (Trích “Những ngôi sao xa xôi” – Lê Minh Khuê, SGK Ngữ văn 9, tập 2) ĐÁP ÁN: Câu 1. PTBĐ chính: Nghị luận Câu 2. Đoạn văn trên đã sử dụng phép lập luận: Phân tích và tổng hợp Câu 3. Luận điểm: Facebook có thể đưa mọi người đến gấn nhau hơn nhưng cũng có thể làm cho họ xa nhau hơn. Câu 4. Nội dung của đoạn văn: Tính hai mặt (lợi và hại) của mạng xã hội Facebook. II. VẬN DỤNG Câu 1. - Giới thiệu về thực trạng sử dụng Facebook của các bạn học sinh hiện nay. - Giải thích: Facebook là một mạng xã hội được truy cập miễn phí, là nơi mà con người có thể giao lưu, kết bạn và học hỏi. 1
  2. - Lợi ích của việc sử dụng Facebook. - Tác hại của Facebook - Bài tập nhận thức và hành động. Câu 2 I. Mở bài - Giới thiệu về tác giả Lê Minh Khuê. - Giới thiệu về tác phẩm “Những ngôi sao xa xôi” - Giới thiệu nội dung đoạn trích và nêu cảm nhận chung về nhân vật Phương Định: Khung cảnh và công việc phá bom của Phương Định ở một cao điểm trên đường mòn Trường Sơn đã được nhà văn tái hiện một cách chân thực và sinh động qua đoạn trích trên. Nhân vật Phương Định trong đoạn trích đã để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng người đọc bởi lòng quả cảm, không sợ hi sinh II. Thân bài: 1. Hoàn cảnh sống và chiến đấu: - Phương Định cùng với chị Thao và Nho làm thành một tổ trinh sát mặt đường. Họ ở “trong một hang dưới chân cao điểm” - Công việc của Phương Định và đồng đội đặc biệt nguy hiểm. Hằng ngày, họ thay nhau đứng trên cao điểm đếm bom rơi rồi lao ra trọng điểm sau mỗi trận bom để đo khối lượng đất, đá phải san lấp, đánh dấu và phá những quả bom chưa nổ.  Cuộc sống gian khổ giữa chiến trường ác liệt, công việc đầy nguy hiểm và luôn phải đối mặt với cái chết, nhưng Phương Định vẫn giữ được những vẻ đẹp của chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Nổi bật là tinh thần dũng cảm, gan dạ, không sợ hi sinh được thể hiện sâu sắc trong một lần phá bom. - Dù công việc của họ rất khó khăn nguy hiểm nhưng họ vẫn lạc quan và yêu đời + Cô thuộc rất nhiều bài hát và hay hát + Cô rất hay mơ mộng và nghĩ vẫn vơ  Phương Định là một cô gái lạc quan yêu đời và yêu nước, có tâm hồn trong trắng, hồn nhiên. 2. Tinh thần dũng cảm, gan dạ trong một lần phá bom: - Khung cảnh và không khí chưa đầy sự căng thẳng: “Vắng lặng đến phát sợ. Cây còn lại xơ xác. Ðất nóng. Khói đen vật vờ từng cụm trong không trung, che đi những gì từ xa”.  Không cần tô vẽ, tự bản thân khung cảnh ấy, với những hình ảnh của hung thần chiến tranh đã đủ gây ấn tượng về chiến trường ác liệt, nơi hằng ngày Phương Định cùng với những người đồng đội của mình phải sống và chiến đấu, làm nhiệm vụ. Trang viết của Lê Minh Khuê đã ghi lại một cách ít lời nhất cuộc chiến đấu khốc liệt của tổ trinh sát mặt đường. - Trong không khí căng thẳng và vắng lặng đến rợn người, nhưng rồi một cảm giác bỗng đến với cô làm cô không sợ nữa: “Tôi đến gần quả bom. Cảm thấy ánh mắt các chiến sĩ dõi theo mình, tôi không sợ nữa. Tôi sẽ không đi khom. Các anh ấy không thích cái kiểu đi khom khi có thể cứ đàng hoàng mà bước tới”.  Lòng dũng cảm của cô như được kích thích bởi sự tự trọng. Chính tình đồng đội đã khiến cô vững tâm hơn, yên tâm hơn về công việc nguy hiểm mà mình đang và sẽ phải đối mặt ở phía trước. - Và khi đã ở bên quả bom, kề sát với cái chết có thể đến tức khắc, từng cảm giác của cô như cũng trở nên sắc nhọn hơn và căng như dây đàn: “thỉnh thoảng lưỡi xẻng chạm vào quả bom. Một tiếng động sắc đến gai người cứa vào da thịt tôi, tôi rùng mình và bỗng thấy tại sao mình làm quá chậm. Nhanh lên một tí! Vỏ quả bom nóng. Một dấu hiệu chẳng lành”.  Thần chết nằm chực ở đó chờ phút ra tay. Cô phải nhanh hơn, mạnh hơn nó, không được phép chậm chễ một giây. Thật đáng sợ cái công việc chọc giận Thần Chết đó. Ai dám chắc là quả bom sẽ không nổ ngay bây giờ, lúc Phương định đang lúi húi đào đào, bới bới ấy? Thế mà cô vẫn không run tay, không bỏ cuộc và thực hiện nhiệm vụ cho đến thao tác cuối cùng. Cô cố gắng thực hiện các động tác nhanh, chạy đua với thời gian nhưng vẫn cẩn trọng, nhẹ nhàng; 2
  3. chỉ cần sai sót nhỏ thôi là bom sẽ nổ ngay lập tức. - Xong nhiệm vụ, Phương Định chạy tới chỗ ẩn nấp, hồi hộp chờ đợi, lo lắng, “tim đập không rõ”, thần kinh căng thẳng cao độ. Cô có nghĩ đến cái chết, nhưng đó là “một cái chết mờ nhạt, không cụ thể”; tâm trí Phương Định chỉ còn băn khoăn việc “liệu mìn có nổ, bom có nổ không? Không thì làm cách nào để châm mìn lần thứ hai”.  Cô không ngần ngại hi sinh; cái công việc khủng khiếp bóp nghẹt trái tim này đâu chỉ diễn ra hôm nay, những nguy hiểm không kể xiết ấy diễn ra từng ngày, trở thành một điều quen thuộc: “Quen rồi. Một ngày chúng tôi phá bom đến năm lần”. Cô chỉ sợ đường không thông, không hoàn thành nhiệm vụ. Rồi khi bom nổ - một thứ tiếng kì quái váng óc - ngực nhói, mắt cay, cô vẫn phủi áo và chạy xuống ngay nơi nổ. - Trong truyện, có lẽ đây là đoạn xuất sắc nhất; tâm lí nhân vật được miêu tả vô cùng chi tiết. Khi cái chết im lìm và đáng sợ kề bên, mọi cảm giác của Phương Định đều trở nên sắc nhọn. Chính sự khốc liệt của chiến trường đã tôi luyện tâm hồn vốn nhạy cảm của một nữ sinh thành bản lĩnh của người thanh niên xung phong kiên cường, bất khuất.  Cảm xúc và suy nghĩ chân thực của cô đã truyền sang cho người đọc nỗi niềm đồng cảm yêu mến và sự kính phục. Một cô nữ sinh nhỏ bé, hồn nhiên, giàu mơ mộng và nhạy cảm mà cũng thật anh hùng, thật xứng đáng với những kì tích khắc ghi trên những tuyến đường Trường Sơn bi tráng. Một ngày trong những năm tháng Trường Sơn của cô là như vậy! Những trang lịch sử Trường Sơn không thể quên ghi một ngày như thế! 3. Nhận xét, đánh giá về nội dung và nghệ thuật: - Có thể nói, gan dạ, dũng cảm là nét nổi bật trong phẩm chất của Phương Định, của biết bao người cô gái, chàng trai khi đến với chiến trường ác liệt, tham gia vào việc chiến đấu và bảo vệ Tổ quốc. - Người đọc yêu mến cô còn bởi lí tưởng sống cao đẹp, tình đồng đội gắn bó, tâm hồn trong sáng giàu mơ mộng. Với tất cả những phẩm chất đáng quí đó, cô và những người đồng đội của mình thực sự là “những ngôi sao xa xôi” toả sáng trong trái tim độc giả, trong suy nghĩ của biết bao thế hệ con người Việt Nam hôm qua, hôm nay và mãi mãi mai sau. - Có thể nói, gan dạ, dũng cảm là nét nổi bật trong phẩm chất của Phương Định, của biết bao người cô gái, chàng trai khi đến với chiến trường ác liệt, tham gia vào việc chiến đấu và bảo vệ Tổ quốc. - Người đọc yêu mến cô còn bởi lí tưởng sống cao đẹp, tình đồng đội gắn bó, tâm hồn trong sáng giàu mơ mộng. Với tất cả những phẩm chất đáng quí đó, cô và những người đồng đội của mình thực sự là “những ngôi sao xa xôi” toả sáng trong trái tim độc giả, trong suy nghĩ của biết bao thế hệ con người Việt Nam hôm qua, hôm nay và mãi mãi mai sau. - Thành công nghệ thuật của tác giả Lê Minh Khuê khi xây dựng nhân vật: ngôi kể thứ nhất, Phương Định là nhân vật chính cũng là người kể chuyện; giọng điệu nữ tính; xây dựng nhân vật vừa có nét tương đồng lại có những cá tính riêng III. Kết bài: - Khẳng định lại vấn đề. - Trách nhiệm của thế hệ trẻ hôm nay. ĐỀ 2. I. ĐỌC – HIỂU: Đọc đoạn trích sau đây và thực hiện yêu cầu bên dưới. Mỗi chúng ta đều giống một đóa hoa. Có những bông hoa lớn và cũng có những bông hoa nhỏ, có những bông nở sớm và những bông nở muộn, có những đóa hoa rực rỡ sắc màu được bày bán ở những cửa hàng lớn, cũng có những đóa hoa đơn sắc kết thúc “đời hoa” bên vệ đường. Sứ mệnh của hoa là nở. Cho dù không có những ưu thế để như nhiều loài hoa khác, cho dù được đặt ở bất cứ đâu, thì cũng hãy bừng nở rực rỡ, bung ra những nét đẹp mà chỉ riêng ta mới có thể mang đến cho đời. [ ] 3
  4. Hãy bung nở đóa hoa của riêng mình dù có được gieo mầm ở bất cứ đâu. (Kazuko Watanabe, Mình là nắng việc của mình là chói chang, Vũ Thùy Linh dịch, NXB Thế giới, 2018) Câu 1. Xác định PTBĐ chính của văn bản. Câu 2. Chỉ ra và nêu tác dụng của một phép tu từ được sử dụng trong câu văn: Có những bông hoa lớn và cũng có những bông hoa nhỏ, có những bông nở sớm và những bông nở muộn, có những đóa hoa rực rỡ sắc màu được bày bán ở những cửa hàng lớn, cũng có những đóa hoa đơn sắc kết thúc “đời hoa” bên vệ đường. Câu 3. Nêu hàm ý của câu: Hãy bung nở đóa hoa của riêng mình dù có được gieo mầm ở bất cứ đâu Câu 4. Em có đồng tình với suy nghĩ của tác giả: “Mỗi chúng ta đều giống một đóa hoa.” không? Vì sao? II. VẬN DỤNG Câu 1. Viết đoạn văn ngắn với chủ đề: Tôi là một đóa hoa. Câu 2: Em hãy phân tích khát vọng sống đẹp của nhà thơ trong hai khổ thơ sau: “Ta làm con chim hót Một mùa xuân nho nhỏ Ta làm một cành hoa Lặng lẽ dâng cho đời Ta nhập vào hòa ca Dù là tuổi hai mươi Một nốt trầm xao xuyến Dù là khi tóc bạc” ĐÁP ÁN I. ĐỌC - HIỂU Câu 1. Xác định PTBĐ chính: Nghị luận Câu 2. - Điệp ngữ “Có những cũng có những ". - Liệt kê “bông hoa lớn, bông hoa nhỏ, bông nở sớm, bông nở muộn, những đóa hoa rực rỡ sắc màu, những đóa hoa đơn sắc.”  Khắc họa cụ thể, đầy đủ những cuộc đời khác nhau của hoa. Câu 3. Nêu hàm ý của câu: Hãy bung nở đóa hoa của riêng mình dù có được gieo mầm ở bất cứ đâu - Dù ta không có ưu thế được như nhiều người khác, cho dù ta sống trong hoàn cảnh nào thì cũng hãy bung nở rực rỡ, phô hết ra những nét đẹp mà chỉ riêng ta mới có thể mang đến cho đời, hãy luôn nuôi dưỡng tâm hồn con người và làm cho xã hội trở nên tốt đẹp hơn. Câu 4. - Em đồng tình với suy nghĩ của tác giả: “Mỗi chúng ta đều giống một đóa hoa”. - Vì: + Mỗi người là một đóa hoa tuyệt vời trên thế giới này, tựa như mỗi một món quà độc đáo. + Mỗi người đề có năng lực và phẩm chất tốt đẹp riêng của mình để làm đẹp cho cuộc đời. II. VẬN DỤNG Câu 1. Viết đoạn văn ngắn với chủ đề: Tôi là một đóa hoa. 1. Giải thích: - Đóa hoa: hình ảnh ẩn dụ cho con người có năng lực, có phẩm chất, luôn cống hiến cho cuộc đời. - Tôi là một đóa hoa: mỗi người là một đóa hoa đẹp. Con người cần ý thức điều đó để cống hiến cho đời. 2. Bàn luận: - Mỗi người đều có cá tính và năng lực riêng, để đóng góp và xây dựng cho đời. - Việc tự ý thức mình là đóa hoa giúp con người sống có ý nghĩa hơn và có trách nhiệm với cuộc đời hơn. - Khi trở thành người có ích, biết cống hiến cho cuộc đời, mình cũng sẽ nhận lại được những điều đẹp đẽ. 4
  5. - Phê phán những người chưa ý thức được giá trị bản thân, còn thiếu tự tin. 3. Liên hệ bản thân. Câu 2 1. Mở bài: - Giới thiệu bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ”, và đoạn trích hai khổ thơ trên. - Giới thiệu nhận xét về hai khổ thơ trên (như đề bài đã nêu: Từ cảm xúc về mùa xuân thiên nhiên, mùa xuân đất nước, nhà thơ có khát vọng thiết tha, làm “mùa xuân nho nhỏ” dâng cho đời) 2. Thân bài: a. Khổ 1: Ước nguyện được sống đẹp, sống có ích cho đời. - Ở khổ thơ này, tác giả lại mượn những hình ảnh “Con chim hót”, “một cành hoa”(Vẻ đẹp thiên nhiên đã được miêu tả ở khổ thơ đầu) để nói lên ước nguyện của mình: đem cuộc đời mình hoà nhập và cống hiến cho đất nước. - Điều tâm niệm ấy được thể hiện một cách chân thành trong những hình ảnh thơ đẹp một cách tự nhiên giản dị. Điệp ngữ “Ta làm ”, “Ta nhập vào ” diễn tả một cách tha thiết khát vọng được hoà nhập vào cuộc sống của đất nước được cống hiến phần tốt đẹp – dù nhỏ bé của cuộc đời mình cho cuộc đời chung – cho đất nước. b. Khổ 2: Ước nguyện ấy được thể hiện một cách chân thành, giản dị, khiêm nhường. - Nguyện làm những nhân vật bình thường nhưng có ích cho đời + Giữa mùa xuân của đất nước, tác giả xin làm một “con chim hót”, làm “Một cành hoa”. Giữa bản “hoà ca” tươi vui, đầy sức sống của cuộc đời, nhà thơ xin làm “một nốt trầm xao xuyến”. + Điệp từ “một” diễn tả sự ít ỏi, nhỏ bé, khiêm nhường. - Ý thức về sự đóng góp của mình: dù nhỏ bé nhưng là cái tinh tuý, cao đẹp của tâm hồn mình góp cho đất nước. - Hiểu mối quan hệ riêng chung sâu sắc: chỉ xin làm một nốt trầm khiêm nhường trong bản hoà ca chung. - Hiểu mối quan hệ riêng chung sâu sắc: chỉ xin làm một nốt trầm khiêm nhường trong bản hoà ca chung. + Những hình ảnh con chim, cành hoa, nốt nhạc trầm cuối cùng dồn vào một hình ảnh thật đặc sắc: “Một mùa xuân nho nhỏ – Lặng lẽ dâng cho đời”. Tất cả là những hình ảnh ẩn dụ mang vẻ đẹp giản dị, khiêm nhường, thể hiện thật xúc động điều tâm niệm chân thành, tha thiết của nhà thơ. + Giọng thơ nhỏ nhẹ, sâu lắng, ước nguyện của nhà thơ đã đi vào lòng người đọc và lung linh trong ánh sáng của một nhân sinh quan cao đẹp: Mỗi người phải mang đến cho cuộc đời chung một nét đẹp riêng, phải cống hiến cái phần tinh tuý, dù nhỏ bé, cho đất nước, và phải không ngừng cống hiến “Dù là tuổi hai mươi – Dù là khi tóc bạc”. Đó mới là ý nghĩa cao đẹp của đời người. - Sự thay đổi trong cách xưng hô “tôi” sang “ta” mang ý nghĩa rộng lớn là ước nguyện chung của nhiều người. - Hình ảnh “mùa xuân nho nhỏ” đầy bất ngờ thú vị và sâu sắc: đặt cái vô hạn của trời đất bên cạnh cái hữu hạn của đời người, tìm ra mối quan hệ cá nhân và xã hội. c. Đánh giá. - Thành công về nghệ thuật: Thể thơ 5 chữ , điệp ngữ , ẩn dụ - Ước nguyện dâng hiến ấy thật lặng lẽ, suốt đời, sống đẹp đẽ. 3. Kết bài. - Ý nghĩa hai khổ thơ. - Liên hệ thực tế bản thân. ĐỀ 3. I. ĐỌC - HIỂU 5
  6. Đọc đoạn trích sau đây và thực hiện yêu cầu bên dưới. (1) “Phát huy truyền thống của dân tộc ta trong các cuộc đấu tranh vệ quốc oanh liệt, hào hùng, trong cuộc chiến này toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta cùng một ý chí, đoàn kết một lòng coi chống dịch như “chống giặc”. (2) Với sức mạnh đoàn kết, ý chí một lòng đã đưa Việt Nam trở thành “điểm sáng” trong phòng chống dịch COVID-19 toàn cầu. (3) Trong cuộc chiến chống lại đại dịch, Việt Nam đã có biết bao anh hùng thầm lặng, không quản gian khó hy sinh, không toan tính đến việc riêng tư hay sự an toàn của bản thân để cứu chữa cho những người bệnh. (4) Trong cuộc chiến cam go, hiểm nguy đó, không thể kể hết tinh thần chống dịch kiên cường, quả cảm của các tầng lớp nhân dân (5) Những tháng qua, không khó để chúng ta bắt gặp những hình ảnh “ăn núi, ngủ rừng”, vội vàng những bữa cơm chiều, rồi đến những đôi mắt thâm quầng vì thiếu ngủ của đội ngũ y, bác sĩ, chiến sĩ lực lượng vũ trang nơi tuyến đầu “chống giặc” COVID-19, đã lay động hàng triệu trái tim. (6) Tạm gác lại cuộc sống thường nhật, họ phải xa gia đình, người thân yêu để chiến đấu “chống giặc” COVID-19. (7) Họ, những chiến sĩ áo trắng nơi tuyến đầu, chính là những người hùng với những hy sinh thầm lặng trong cuộc chiến chống lại cơn đại dịch thế kỷ XXI. (Từ Internet) Câu 1. Xác định PTBĐ chính Câu 2. Xác định và gọi tên các phép liên kết có trong đoạn văn. Câu 3. Xác định và gọi tên thành phần biệt lập trong câu “Họ, những chiến sĩ áo trắng nơi tuyến đầu, chính là những người hùng với những hy sinh thầm lặng trong cuộc chiến chống lại cơn đại dịch thế kỷ XXI.” Câu 4. Nêu nội dung của đoạn văn trên. II. VẬN DỤNG Câu 1. Từ đoạn văn trên, em hãy viết đoạn văn nghị luận về sự cống hiến của thế hệ trẻ hiện nay. Câu 2. Cảm nhận của em về hình tượng vầng trăng trong bài thơ “Ánh trăng” của Nguyễn Duy. (SGK Ngữ văn 9 - tập I). ĐÁP ÁN. Câu 1. PTBĐ chính: Nghị luận. Câu 2. - Phép lặp: + (1) ý chí, đoàn kết một lòng – (2) đoàn kết, ý chí một lòng + (2) Việt Nam – (3) Việt Nam + (3) Trong cuộc chiến – (4) Trong cuộc chiến + (5) COVID-19 – (6) COVID-19 - Phép thế: (5) đội ngũ y, bác sĩ, chiến sĩ lực lượng vũ trang – (6) họ Câu 3. Thành phần biệt lập: những chiến sĩ áo trắng nơi tuyến đầu (phần phụ chú) Câu 4. Nội dung của đoạn văn: Ca ngợi những anh hùng, chiến sĩ với những cống hiến, những hy sinh thầm lặng trong chuộc chiến chống Covid-19 (Những người hùng trên tuyến đầu chống dịch) II. VẬN DỤNG Câu 1. - Giới thiệu vấn đề nghị luận: Sự cống hiến của thế hệ trẻ hiện nay. - Cống hiến là lối sống tích cực mà thế hệ cần rèn luyện, tu dưỡng và trau dồi. - Lối sống cống hiến của thế hệ trẻ thể hiện ở việc sẵn sàng đem hết trí tuệ, tài năng của bản thân phục vụ lợi chung, vì sự phát triển chung. Lối sống cống hiến sẽ giúp thế hệ trẻ khẳng định giá trị của bản thân và phát huy hết vai trò là rường cột, là những chủ nhân tương lai của đất nước. - Trong thời đại ngày nay, thế hệ trẻ Việt Nam vẫn không ngừng nỗ lực, cố gắng để cống hiến 6
  7. hết mình trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước - Phê phán hiện tượng sống mà quên đi trách nhiệm của bản thân đối với sự nghiệp chung của dân tộc (ích kỷ, chỉ mưu cầu lợi ích cá nhân ) cần bị lên án, phê phán, chấn chỉnh, bài trừ. - Bài học bản thân. Câu 2. 1. Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm và vấn đề nghị luận 2. Thân bài: Cảm nhận về hình tượng vầng trăng. a. Hình ảnh vầng trăng - biểu tượng cho quá khứ hồn nhiên, tươi đẹp, nghĩa tình. - Vầng trăng là vẻ đẹp của thiên nhiên tươi mát, là người bạn hồn nhiên của tuổi thơ, là bạn tri kỉ của con người thời chiến tranh ở rừng. - Vầng trăng trong quá khứ là người bạn bình dị, hiền hậu, nghĩa tình, trong sáng và thuỷ chung  Là quá khứ vẹn nguyên không thể phai mờ. - Vầng trăng vừa là hình ảnh nhân hoá vừa là hình ảnh ẩn dụ mang ý nghĩa tượng trưng.  Vầng trăng là biểu tượng của vẻ đẹp thiên nhiên, đất nước. b. Vầng trăng bị con người lãng quên trong cuộc sống hiện tại nhưng nó vẫn là biểu tượng của quá khứ tươi đẹp, vẹn nguyên: - Cuộc sống hiện đại với sự đầy đủ về vật chất, những “ánh điện”, “cửa gương” đã làm con người lãng quên đi người bạn nghĩa tình, lúc này vầng trăng trở thành “người dưng qua đường”, bị coi như một người xa lạ. - Mặc dù con người đã quên đi quá khứ nhưng vầng trăng thì vẫn vẹn nguyên, không thay đổi  vầng trăng biểu tượng cho sự vĩnh hằng của cuộc sống. c. Sự trở lại của vầng trăng làm thức tỉnh nhận thức, tình cảm của con người về quá khứ gian lao mà nghĩa tình: - Vầng trăng trở lại trong hoàn cảnh bất ngờ với con người: “Thình lình đèn điện tắt”, đó là cơ hội để vầng trăng xuất hiện: “đột ngột vầng trăng tròn”. - Sự xuất hiện trở lại của vầng trăng đã làm dâng lên trong lòng con người cảm xúc “rưng rưng” nhớ lại quá khứ tươi đẹp, nghĩa tình  sử dụng từ ngữ độc đáo, thủ pháp so sánh góp phần diễn tả hiệu quả cảm xúc. - Vầng trăng là nhân chứng nghĩa tình, hiền hậu, bao dung và cũng rất nghiêm khắc để con người phải “giật mình”, thức tỉnh lương tâm, nhớ về quá khứ (phân tích dẫn chứng). 3. Kết bài - Hình tượng vầng trăng trong bài thơ của Nguyễn Duy có ý nghĩa biểu tượng sâu sắc. Đó là một bài học giàu tính triết lí về thái độ sống ân nghĩa, thuỷ chung của con người đối với quá khứ của chính mình và dân tộc. - Tác giả đã khắc họa hình tượng vầng trăng bằng ngôn ngữ tự nhiên, hình ảnh giàu tính biểu cảm; giọng điệu tâm tình, khi ngân nga, thiết tha cảm xúc, lúc trầm lắng đầy ắp suy tư - Đánh giá ý nghĩa của vấn đề, liên hệ, mở rộng với bản thân. ĐỀ 4. ĐỌC – HIỂU: Đọc đoạn trích sau đây và thực hiện yêu cầu bên dưới. “Mỗi một người đều có vai trò trong cuộc đời này và đều đáng được ghi nhận. Đó là lí do để chúng ta không vì thèm khát vị thế cao sang này mà rẻ rúng công việc bình thường khác. Cha mẹ ta, phần đông, đều làm công việc rất đỗi bình thường. Và đó là một thực tế mà chúng ta cần nhìn thấy. Để trân trọng. Không phải để mặc cảm. Để bình thản tiến bước. Không phải để tự ti. Nếu tất cả đều là doanh nhân thành đạt thì ai sẽ quét rác trên những đường phố? Nếu tất cả đều là bác sĩ nổi tiếng thì ai sẽ là người dọn vệ sinh bệnh viện? Nếu tất cả đều là nhà khoa học thì ai sẽ là người tưới nước những luống rau? Nếu tất cả đều là kĩ sư phần mềm thì ai sẽ gắn những con chip vào máy tính? Phần đông chúng ta cũng sẽ là người bình thường. Nhưng điều đó không thể ngăn cản chúng ta vươn lên từng ngày.” (Phạm Lữ Ân, Nếu biết trăm năm là hữu hạn, NXB Hội Nhà văn năm 2012) Câu 1. Xác định câu chủ đề của đoạn văn. 7
  8. Câu 2. Xét về cấu tạo ngữ pháp, các câu: “Để trân trọng. Không phải để mặc cảm. Để bình thản tiến bước. Không phải để tự ti.” thuộc loại câu nào? Câu 3. Sử dụng cấu trúc “Nếu thì” trong những câu văn “Nếu tất cả đều là doanh nhân thành đạt thì ai sẽ quét rác trên những đường phố? Nếu tất cả đều là bác sĩ nổi tiếng thì ai sẽ là người dọn vệ sinh bệnh viện? Nếu tất cả đều là nhà khoa học thì ai sẽ là người tưới nước những luống rau? Nếu tất cả đều là kĩ sư phần mềm thì ai sẽ gắn những con chip vào máy tính?” có tác dụng gì? Câu 4. Theo em, tại sao “Phần đông chúng ta cũng sẽ là người bình thường. Nhưng điều đó không thể ngăn cản chúng ta vươn lên từng ngày”? Để vươn lên từng ngày em cần làm gì? II. VẬN DỤNG Câu 1. Viết một bài văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về ý kiến sau: “Ý chí là con đường về đích sớm nhất”. Câu 2. Sáng 17/3/2020, tại Hà Nội, Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam tổ chức Lễ phát động toàn dân ủng hộ phòng, chống dịch Covid-19, tiếp nhận ủng hộ của các doanh nghiệp. Tại buổi lễ, được tổ chức dưới hình thức trực tuyến đến 63 điểm cầu của các tỉnh thành trong cả nước, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc kêu gọi “Chúng ta kêu gọi mỗi người dân, đặc biệt là giới doanh nhân, các giới, các đơn vị và người dân tùy theo khả năng của mình, người có tiền góp tiền, người có hiện vật góp hiện vật, người có sức góp sức, người có ý tưởng góp ý tưởng, không phân biệt tuổi tác, địa vị, giai tầng, kể cả bà con ở nước ngoài xa xôi, hãy nêu cao tinh thần đoàn kết, “tương thân tương ái”, “thương người như thể thương thân”, “lá lành đùm lá rách” của dân tộc, điều bao đời nay luôn là giá trị nền tảng của dân tộc Việt Nam và đem lại sức mạnh để chúng ta vượt mọi khó khăn thử thách, đi đến thắng lợi cuối cùng”. (Bộ Y tế, cổng thông tin điện tử, ngày 17/03/2020) Đáp lại lời kêu gọi đó, cả nước có bao hành động, nghĩa cử tốt đẹp đã nhanh chóng được mạng xã hội đăng tải. Hãy phát biểu suy nghĩ và bày tỏ thái độ của em trước những hành động, nghĩa cử ấy. ĐÁP ÁN Câu 1. Câu chủ đề: Câu (1): Mỗi một người đều có vai trò trong cuộc đời này và đều đáng được ghi nhận. Câu 2. Các câu: “Để trân trọng. Không phải để mặc cảm. Để bình thản tiến bước. Không phải để tự ti.” thuộc loại câu rút gọn. Câu 3. Việc sử dụng cấu trúc “Nếu thì” nhằm nhấn mạnh một số nội dung sau: - Xã hội phân công nhiệm vụ rất rõ ràng người lao động trí óc – người lao động chân tay; - Bất cứ một công việc nào, con người nào cũng đều có những vai trò nhất định để góp phần giúp ích cho cuộc sống và xây dựng xã hội; - Thái độ trân trọng nghề nghiệp, trân trọng con người. Câu 4. * Chúng ta cần vươn lên từng ngày vì: - Cuộc sống luôn vận động và phát triển đòi hỏi con người phải có ý thức sống tích cực; - Vươn lên trong cuộc sống để khẳng định giá trị sống của bản thân, hoàn thành vai trò trách nhiệm công dân trong việc xây dựng và phát triển đất nước. * Để vươn lên từng ngày cần phải: + Có ý thức sống: Tôn trọng bản thân và xã hội; + Tích cực học tập, có tinh thần học hỏi, trau dồi các chuẩn mực đạo đức, kỹ năng sống; + Có nghị lực, bản lĩnh vượt qua những khó khăn, trở ngại trong cuộc sống; + Có ước mơ, mục tiêu sống tốt đẹp. II. VẬN DỤNG Câu 1. 1. Giới thiệu được vấn đề nghị luận, trích dẫn ý kiến. 2. Ý chí (ý thức, tinh thần tự giác, quyết tâm dồn sức lực, trí tuệ đạt bằng được mục đích) là 8
  9. con đường về đích (chỗ, điểm cần đạt đến, hướng tới) sớm nhất: Ý chí có vai trò quan trọng trong mọi hoạt động của cuộc đời con người. Khi con người tự giác, quyết tâm dồn sức lực, trí tuệ để đạt những mục tiêu trong cuộc sống thì đó là con đường nhanh nhất đưa ta đến với những thành công. Câu 2 1. Mở bài: Giới thiệu về hiện tượng đáng ca ngợi trong mùa dịch Covid-19: hành động, nghĩa cử tốt đẹp. 2. Thân bài: a. Khẳng định hành động, nghĩa cử tốt đẹp là hiện tượng tốt với những việc làm, những nghĩa cử cao đẹp (tùy theo khả năng của mình, người có tiền góp tiền, người có hiện vật góp hiện vật, người có sức góp sức, người có ý tưởng góp ý tưởng, không phân biệt tuổi tác, địa vị, giai tầng, kể cả bà con ở nước ngoài xa xôi) mang tính truyền thống tốt đẹp của dân tộc: tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách. b. Bàn bạc về hiện tượng đáng ca ngợi trong cuộc sống hàng ngày, đặc biệt là trong giai đoạn thế giới nói chung, Việt Nam nói riêng, đang đối diện với đại dịch. - Từ ngàn xưa, hiện tượng đáng ca ngợi (thường thể hiện qua suy nghĩ, hành động ) được hình thành theo thói quen: sự đồng cảm, giúp đỡ, sẻ chia , được lặp đi lặp lại, từ đó hình truyền thống tốt đẹp của dân tộc. - Những biểu hiện: + Chính phủ: Đưa người từ vùng dịch lao động học tập ở nước ngoài trở về; có kế hoạch và thực hiện gói cứu trợ cho công nhân, người lao động có thu nhập thấp, hộ gia đình khó khăn + Những mạnh thường quân (doanh nghiệp tư nhân, giới nghệ sĩ ) + Các ngành nghề, giai tầng trong xã hội: Bác sĩ, chiến sĩ, các nhà khoa học ; hình ảnh những cụ già đạp xe góp tiền tiết kiệm, những em bé đập heo đất ủng hộ đồng bào vùng bị cách ly + Những cơ sở phát khẩu trang miễn phí, phát bữa ăn từ thiện + Những phần quà với thông điệp “Nếu bạn thiếu thì lấy một phần, nếu bạn ổn xin nhường cho người khác” + Những cây ATM gạo + Khách sạn làm nơi cách ly, siêu thị 0 đồng, nhà trọ miễn phí + c. Nguyên nhân dẫn đến việc làm mang nghĩa cử cao đẹp: + Vì đó là truyền thống đạo lý được thể hiện qua hành động, nghĩa cử tốt đẹp mang tính truyền thống tốt đẹp của dân tộc là điều bao đời nay luôn là giá trị nền tảng + Vì mọi người luôn tin tưởng tinh thần đoàn kết “tương thân tương ái” sẽ trở thành sức mạnh để chúng ta vượt mọi khó khăn thử thách, đi đến thắng lợi cuối cùng d. Hiệu quả: + Tinh thần đoàn kết tương thân tương ái mang đậm giá trị nhân văn, thấy được tình làng nghĩa xóm, sự nâng đỡ sẻ chia. + Đồng tâm hiệp lực đẩy lùi nỗi lo lắng, tạo sự an tâm trong mỗi người, mỗi gia đình + Tự hào là người Việt Nam với những truyền thống tốt đẹp, là nền tảng làm nên thành công e. Bàn – mở rộng: + Phê phán những kẻ lợi dụng dịch bệnh để trục lợi cá nhân. + Lên án những người tung tin thất thiệt gây hoang mang trong cộng đồng 3. Kết bài. - Khẳng định vấn đề nghị luận: tinh thần đoàn kết, “tương thân tương ái”, điều bao đời nay luôn là giá trị nền tảng của dân tộc Việt Nam, là truyền thống tốt đẹp cần phát huy trong mọi hoàn cảnh. - Bài học bản thân: tự hào với truyền thống tốt đẹp ông cha để lại, hưởng ứng lời kêu gọi của Thủ tướng bằng hành động, nghĩa cử tốt đẹp trong khả năng của mình. 9