Đề cương ôn tập học kì I môn Ngữ văn Khối 9 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Tân Quới Trung

doc 30 trang thaodu 3221
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề cương ôn tập học kì I môn Ngữ văn Khối 9 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Tân Quới Trung", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_hoc_ki_i_mon_ngu_van_khoi_9_nam_hoc_2019_202.doc

Nội dung text: Đề cương ôn tập học kì I môn Ngữ văn Khối 9 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Tân Quới Trung

  1. TRƯỜNG THCS TÂN QUỚI TRUNG 1 Đề cương ôn tập NGỮ VĂN 9 học kỳ 1 ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I MÔN NGỮ VĂN KHỐI 9 NĂM HỌC 2019 - 2020 Phần 1: ĐỌC HIỂU - Học thuộc các bài thơ, đoạn trích, nhận biết tên tác giả và tác phẩm, phương thức biểu đạt. - Nắm được nội dung đoạn văn, giải nghĩa từ ngữ; - Tóm tắt, nêu được tình huống truyện, nắm vững nội dung và nghệ thuật của truyện; - Hiểu được ý nghĩa các văn bản; - Giải thích được ý nghĩa nhan đề, chi tiết, hình ảnh, biện pháp nghệ thuật của tác phẩm. Phần 2: TIẾNG VIỆT Nắm được các khái niệm, vận dụng để làm bài tập: - Các phương châm hội thoại. - Thuật ngữ. - Sự phát triển của từ vựng - Tổng kết về từ vựng (nắm vững các biện pháp tu từ vựng) Phần 3: TẬP LÀM VĂN 1.Văn thuyết minh.(Kết hợp với các yếu tố miêu tả,nghị luận) + Giới thiệu về một nhân vật (nhà văn) + Thuyết minh về một tác phẩm văn học hoặc đoạn trích + Thuyết minh về một di tích, một danh lam thắng cảnh, một đồ dùng (Gợi ý cách làm: *. Bài văn thuyết minh một nhân vật (nhà văn) a) Mở bài: - Giới thiệu nhà văn b) Thân bài: - Nêu tiểu sử của nhà văn. - Nêu cuộc đời của nhà văn. - Nêu sự nghiệp của nhà văn. c) Kết bài: Lời nhận xét , đánh giá về nhà văn. * . Bài văn thuyết minh một tác phẩm văn học ,đoạn trích: a) Mở bài:- Giới thiệu tác phẩm văn học, đoạn trích: ( tác giả là ai, xuất xứ, ) b) Thân bài: - Nêu hoàn cảnh ra đời, thể loại của tác phẩm văn học, đoạn trích . - Nêu nội dung và nghệ thuật tác phẩm văn học, đoạn trích . - Nêu ý nghĩa của tác phẩm văn học, đoạn trích c) Kết bài: Lời nhận xét , đánh giá về tác phẩm văn học, đoạn trích . 2.Văn tự sự.(Kết hợp với các yếu tố miêu tả,nghị luận,biểu cảm,thuyết minh) - Dựa vào nội dung các tác phẩm văn học trung đại, văn học hiện đại đã học, nhập vai hoặc tưởng tượng được nghe kể lại để qua đó rút ra bài học có ý nghĩa cho bản thân . - Kể một câu chuyện thực tế đã nghe, đã đọc, đã chứng kiến làm thay đổi nhận thức của bản thân.  NHỮNG KIỂU BÀI NGHỊ LUẬN Ở LỚP 9 I. Nghị luận xã hội: 1. Nghị luận về một sự việc, hiện tượng, đời sống: GV: Trương Thị Cẩm Vân 1
  2. TRƯỜNG THCS TÂN QUỚI TRUNG 2 Đề cương ôn tập NGỮ VĂN 9 học kỳ 1 Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống là bàn về một sự việc hiện tượng có ý nghĩa xã hội, đáng khen, đáng chê hay có vấn đề đáng suy nghĩ. Yêu cầu nội dung của bài nghị luận này là phải nêu rõ được sự kiện, hiện tượng có vấn đề; phân tích mặt sai, mặt đúng, mặt lợi, mặt hại của nó; chỉ ra nguyên nhân và bày tỏ thái độ nhận định của người viết. 2. Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí: Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí là bàn về một vấn đề thuộc lĩnh vực tư tưởng, đạo đức, lối sống . . .của con người. II. Nghị luận văn học: 1. Nghị luận về tác phẩm truyện: Nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích là trình bày những hiểu biết, nhận xét, đánh giá của mình về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm hay đoạn trích. Thông thường cần tập trung vào cốt truyện, nhân vật, sự kiện, chủ đề, nghệ thuật tạo tình huống, xây dựng nhân vật, nghệ thuật tự sự kết hợp với các yếu tố miêu tả, biểu cảm . . Những nhận xét, đánh giá về truyện hoặc đoạn trích phải căn cứ vào văn bản, những hiểu biết về tác giả, tác phẩm; phải xuất phát từ ý nghĩa của cốt truyện tính cách và số phận nhân vật, nghệ thuật dựng truyện của tác giả, từ đó mà người viết bài nghị luận phát hiện và khái quát. Các nhận xét, đánh giá về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích trong bài nghị luận cần rõ ràng, đúng đắn, có luận cứ và lập luận thuyết phục. 2. Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ: Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ là trình bày cảm nhận, hiểu biết, nhận xét, đánh giá của mình về nội dung nghệ thuật của bài thơ, đoạn thơ ấy. Những cảm nhận, hiểu biết, nhận xét hay đánh giá của người viết về bài thơ, đoạn thơ cần căn cứ vào cảm xúc chủ đạo, nội dung của bài thơ, đoạn thơ và nghệ thuật biểu hiện; người viết cần căn cứ vào văn bản vào cảm xúc, hình ảnh, nhịp điệu, ngôn từ, tiết tấu, giọng điệu . . .để nhận xét, đánh giá. Có như thế, các nhận xét đánh giá mới xác đáng và có sức thuyết phục. Vấn đề rung động của người viết là vấn đề quan trọng hàng đầu khi nghị luận về bài thơ, đoạn thơ. Thiếu sự rung động và cảm xúc ấy, bài nghị luận sẽ chỉ là một bài văn vô hồn không giá trị. MỘT SỐ KIẾN THỨC BÀI HỌC CẦN NẮM TRUYỆN, THƠ TRUNG ĐẠI: Văn bản 1 CHUYỆN NGƯỜI CON GÁI NAM XƯƠNG (Trích Truyền kỳ mạn lục) 1. Đọc - tìm hiểu chú thích a) Tác giả: Nguyễn Dữ(?-?) - Là con của Nguyễn Tướng Phiên (Tiến sĩ năm Hồng Đức thứ 27, đời vua Lê Thánh Tông 1496). Theo các tài liệu để lại, ông còn là học trò của Nguyễn Bỉnh Khiêm. - Quê: Huyện Trường Tân, nay là huyện Thanh Miện - tỉnh Hải Dương. b) Tác phẩm * Truyền kỳ mạn lục: Tập sách gồm 20 truyện, ghi lại những truyện lạ lùng kỳ quái. GV: Trương Thị Cẩm Vân 2
  3. TRƯỜNG THCS TÂN QUỚI TRUNG 3 Đề cương ôn tập NGỮ VĂN 9 học kỳ 1 Truyền kỳ: là những truyện thần kỳ với các yếu tố tiên phật, ma quỷ vốn được lưu truyền rộng rãi trong dân gian. Mạn lục: Ghi chép tản mạn. Truyền kỳ còn là một thể loại viết bằng chữ Hán (văn xuôi tự sự) hình thành sớm ở Trung Quốc, được các nhà văn Việt Nam tiếp nhận dựa trên những chuyện có thực về những con người thật, mang đậm giá trị nhân bản, thể hiện ước mơ khát vọng của nhân dân về một xã hội tốt đẹp. -Chuyện người con gái Nam Xương kể về cuộc đời và nỗi oan khuất của người phụ nữ Vũ Nương, là một trong số 11 truyện viết về phụ nữ. - Truyện có nguồn gốc từ truyện cổ dân gian “Vợ chàng Trương” tại huyện Nam Xương (Lý Nhân - Hà Nam ngày nay). 2. Tóm tắt truyện - Vũ Nương là người con gái thuỳ mị nết na, lấy Trương Sinh (người ít học, tính hay đa nghi). - Trương Sinh phải đi lính chống giặc Chiêm. Vũ Nương sinh con, chăm sóc mẹ chồng chu đáo. Mẹ chồng ốm rồi mất. - Trương Sinh trở về, nghe câu nói của con và nghi ngờ vợ. Vũ Nương bị oan nhưng không thể minh oan, đã tự tử ở bến Hoàng Giang, được Linh Phi cứu giúp. - Ở dưới thuỷ cung, Vũ Nương gặp Phan Lang (người cùng làng). Phan Lang được Linh Phi giúp trở về trần gian - gặp Trương Sinh, Vũ Nương được giải oan - nhưng nàng không thể trở về trần gian. 3. Đại ý. Đây là câu chuyện về số phận oan nghiệt của một người phụ nữ có nhan sắc, đức hạnh dưới chế độ phụ quyền phong kiến, chỉ vì một lời nói ngây thơ của con trẻ mà bị nghi ngờ, bị đẩy đến bước đường cùng phải tự kết liễu cuộc đời của mình để chứng tỏ tấm lòng trong sạch. Tác phẩm thể hiện ước mơ ngàn đời của nhân dân: người tốt bao giờ cũng được đền trả xứng đáng, dù chỉ là ở một thế giới huyền bí. II. Đọc - hiểu văn bản 1. Nhân vật Vũ Nương. * Tình huống 1: Vũ Nương lấy chồng. Trước bản tính hay ghen của chồng, Vũ Nương đã “giữ gìn khuôn phép, không từng để lúc nào vợ chồng phải thất hoà”. * Tình huống 2: Xa chồng Khi xa chồng, Vũ Nương là người vợ chung thuỷ, yêu chồng tha thiết, một người mẹ hiền, dâu thảo. Hai tình huống đầu cho thấy Vụ Nương là người phụ nữ đảm đang, thương yêu chồng hết mực. *Tình huống 3: Bị chồng nghi oan. - Trương Sinh thăm mộ mẹ cùng đứa con nhỏ (Đản). - Lời nói của đứa con: “Ô hay! Thế ra ông cũng là cho tôi ư? Ông lại biết nói, chứ không như cha tôi trước kia chỉ nín thin thít Trước đây, thường có một người đàn ông, đêm nào cũng đến ”. Trương Sinh nghi ngờ lòng chung thuỷ của vợ chàng. - Câu nói phản ánh đúng ý nghĩ ngây thơ của trẻ em: nín thin thít, đi cũng đi, ngồi cũng ngồi (đúng như sự thực, giống như một câu đố giấu đi lời giải. Người cha nghi ngờ, người đọc cũng không đoán được). - Tài kể chuyện (khéo thắt nút mở nút) khiến câu chuyện đột ngột, căng thẳng, mâu thuẫn xuất hiện. - La um lên, giấu không kể lời con nói. Mắng nhiếc, đuổi đánh vợ đi. Hậu quả là Vũ Nương tự vẫn. GV: Trương Thị Cẩm Vân 3
  4. TRƯỜNG THCS TÂN QUỚI TRUNG 4 Đề cương ôn tập NGỮ VĂN 9 học kỳ 1 - Trương Sinh giấu không kể lời con nói: khéo léo kể chuyện, cách thắt nút câu chuyện làm phát triển mâu thuẫn. - Ngay trong lời nói của Đản đã có ý mở ra để giải quyết mâu thuẫn: “Người gì mà lạ vậy, chỉ nín thin thít”. - Phân trần để chồng hiểu rõ nỗi oan của mình. Những lời nói thể hiện sự đau đớn thất vọng khi không hiểu vì sao bị đối xử bất công. Vũ Nương không có quyền tự bảo vệ. Hạnh phúc gia đình tan vỡ. Thất vọng tột cùng, Vũ Nương tự vẫn. Đó là hành động quyết liệt cuối cùng. - Lời than thống thiết, thể hiện sự bất công đối với người phụ nữ đức hạnh. *Tình huống 4: Khi ở dưới thuỷ cung. Đó là một thế giới đẹp từ y phục, con người đến quang cảnh lâu đài. Nhưng đẹp nhất là mối quan hệ nhân nghĩa. - Cuộc sống dưới thuỷ cung đẹp, có tình người. Tác giả miêu tả cuộc sống dưới thuỷ cung đối lập với cuộc sống bạc bẽo nơi trần thế nhằm mục đích tố cáo hiện thực. - Vũ Nương gặp Phan Lang, yếu tố ly kỳ hoang đường. - Nhớ quê hương, không muốn mang tiếng xấu. Thể hiện ước mơ khát vọng một xã hội công bằng tốt đẹp hơn, phù hợp với tâm lý người đọc, tăng giá trị tố cáo. - Thể hiện thái độ dứt khoát từ bỏ cuộc sống đầy oan ức. Điều đó cho thấy cái nhìn nhân đạo của tác giả. - Vũ Nương được chồng lập đàn giải oan - còn tình nghĩa với chồng, nàng cảm kích, đa tạ tình chàng nhưng không thể trở về nhân gian được nữa. Vũ Nương muốn trả ơn nghĩa cho Linh Phi, muốn trở về với chồng con mà không được. 2. Nhân vật Trương Sinh - Con nhà giàu, ít học, có tính hay đa nghi. - Cuộc hôn nhân với Vũ Nương là cuộc hôn nhân không bình đẳng. - Tâm trạng Trương Sinh nặng nề, buồn đau vì mẹ mất. Lời nói của Đản - Lời nói của Đản kích động tính ghen tuông, đa nghi của chàng. - Xử sự hồ đồ, độc đoán, vũ phu thô bạo, đẩy vợ đến cái chêt oan nghiệt. - Mắng nhiếc vợ thậm tệ, không nghe lời phân trần. - Không tin cả những nhân chứng bênh vực cho nàng. III. Tổng kết 1. Về nghệ thuật - Kết cấu độc đáo, sáng tạo. (Khai thác vốn văn học dân gian, sáng tạo về nhân vật, sáng tạo trong cách kể chuyện, sáng tạo nên một kết thúc tác phẩm không mòn sáo.) - Nhân vật: diễn biến tâm lý nhân vật được khắc hoạ rõ nét thông qua những lời đối thoại và tự bạch - Xây dựng tình huống truyện đặc sắc kết hợp tự sự + trữ tình + kịch. - Yếu tố truyền kỳ: Kỳ ảo, hoang đường. - Nghệ thuật viết truyện điêu luyện. 2. Ý Nghĩa: GV: Trương Thị Cẩm Vân 4
  5. TRƯỜNG THCS TÂN QUỚI TRUNG 5 Đề cương ôn tập NGỮ VĂN 9 học kỳ 1 - Với quan niệm cho rằng hạnh phúc khi tan vỡ không thể hàn gắn được, truyện phê phán thói ghen tuông mù quáng mà ca ngợi vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam. - Chuyện người con gái Nam Xương thể hiện niềm cảm thương đối với số phận oan nghiệt cua người của người phụ nữ Việt Nam dưới chế độ phong kiến, đồng thời khẳng định vẻ đẹp truyền thống của họ. Văn bản 2 : TRUYỆN KIỀU CỦA NGUYỄN DU I. Giới thiệu tác giả Nguyễn Du: (1765-1820) - Tên chữ: Tố Như - Tên hiệu: Thanh Hiên - Quê: Tiên Điền, Nghi Xuân, Hà Tĩnh. 1. Gia đình - Cha là Nguyễn Nghiễm, đỗ tiến sĩ, từng giữ chức Tể tướng, có tiếng là giỏi văn chương. - Mẹ là Trần Thị Tần, một người đẹp nổi tiếng ở Kinh Bắc (Bắc Ninh- đất quan họ). - Các anh đều học giỏi, đỗ đạt, làm quan to, trong đó có Nguyễn Khản (cùng cha khác mẹ) làm quan thượng thư dưới triều Lê Trịnh, giỏi thơ phú. Gia đình: đại quý tộc, nhiều đời làm quan, có truyền thống văn chương. Ông thừa hưởng sự giàu sang phú quý có điều kiện học hành - đặc biệt thừa hưởng truyền thống văn chương. 2. Thời đại Cuối thế kỷ XVIII, đầu thế kỉ XIX, đây là thời kỳ lịch sử có những biến động dữ dội. - Chế độ phong kiến khủng hoảng trầm trọng, giai cấp thống trị thối nát, tham lam, tàn bạo, các tập đoàn phong kiến (Lê- Trịnh; Trịnh - Nguyễn) chếm giết lẫn nhau. - Nông dân nổi dậy khởi nghĩa ở khắp nơi, đỉnh cao là phong trào Tây Sơn. Tác động tới tình cảm, nhận thức của tác giả, ông hướng ngòi bút vào hiện thực. Trải qua một cuộc bể dâu Những điều trông thấy mà đau đớn lòng. 3. Cuộc đời (Xem SGK/ Những tác phẩm chính: Tác phẩm chữ Hán: - Thanh Hiên thi tập (1787-1801) - Nam Trung tập ngâm (1805-1812) - Bắc hành tạp lục (1813-1814) Tác phẩm chữ Nôm: - Truyện Kiều - Văn chiêu hồn II. Giới thiệu Truyện Kiều 1. Nguồn gốc: - Dựa theo cốt truyện Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân (Trung quốc) nhưng phần sáng tạo của Nguyễn Du là rất lớn. - Lúc đầu có tên: “Đoạn trường Tân Thanh”, sau đổi thành “Truyện Kiều”. * Thời điểm sáng tác: - Viết vào đầu thế kỷ XIX (1805-1809) GV: Trương Thị Cẩm Vân 5
  6. TRƯỜNG THCS TÂN QUỚI TRUNG 6 Đề cương ôn tập NGỮ VĂN 9 học kỳ 1 - Gồm 3254 câu thơ lục bát. * Đại ý: Truyện Kiều là một bức tranh hiện thực về một xã hội bất công, tàn bạo; là tiếng nói thương cảm trước số phận bi kịch của con người, tiếng nói lên án những thế lực xấu xa và khẳng định tài năng, phẩm chất, thể hiện khát vọng chân chính của con người. 2. Giá trị nội dung và nghệ thuật : a. Giá trị nội dung * Giá trị hiện thực : -TK là bức trành về một XH bất công tàn bạo, là lời tố cáo XH PK chà đạp quyền sống của con người đặc biệt là những người tài hoa, người phụ nữ. + Tố cáo các thế lực Pk từ bọn sai nha, quan xử kiện, cho đến “Họ Hoạn danh giá”, “quan tổng đốc đại thần” rồi bọn ma cô, chủ chứa đều ích kỉ, tham lam, tàn nhẫn, coi rẻ sinh mạng và phẩm giá con người + Tố cáo sức mạnh ma quái của đồng tiền đã làm tha hóa con người. * Giá trị nhân đạo : - TK là tiếng nói thương cảm, là tiếng khóc đau đớn trước số phận bi thảm của con người; - Trân trọng và đề cao con người từ vẻ đẹp hình thức, phẩm chất đến ước mơ, khát vọng chân chính. - Ca ngợi tình yêu tự do trong sánh, chung thủy - TK là giấc mơ về tự do và công lý. b. Giá trị nghệ thuật: - Về ngôn ngữ : khả năng miêu tả và biểu cảm phong phú. - Về thể loại : Thể thơ lục bát đạt đến đỉnh cao điêu luyện. - Nghệ thuật kể chuyện , miêu tả cảnh thiên nhiên, tả cảnh ngụ tình, tả hành động nhân vật, đặc biệt miêu tả và phân tích tâm lý nhân vật đạt những thành công vượt bậc. CHỊ EM THUÝ KIỀU (Trích Truyện Kiều - Nguyễn Du) I. Đọc, tìm hiểu văn bản 1. Giới thiệu vẻ đẹp chung của chị em Kiều - Vân “Đầu lòng hai ả tố nga”. Sự kết hợp giữa từ thuần Việt với từ Hán Việt khiến cho lời giới thiệu vừa tự nhiên vừa sang trọng. Mai cốt cách, tuyết tinh thần Mỗi người một vẻ muời phân vẹn mười Hình ảnh ẩn dụ, ví ngầm tượng trưng, thể hiện vẻ đẹp trong trắng, thanh tao, trang nhã đến mức hoàn hảo. Nhưng mỗi người vẫn mang một vẻ đẹp riêng. Mai: mảnh dẻ thanh tao Tuyết: trắng và thanh khiết. Tác giả đã chọn 2 hình ảnh mỹ lệ trong thiên nhiên để ngầm so sánh với người thiếu nữ. 2. Vẻ đẹp của Thuý Vân. - Trang trọng khác vời - Khuôn trăng đầy đặn: Khuôn mặt đầy đặn, đẹp như trăng rằm. - Nét ngài nở nang: lông mày sắc nét, đậm. - Hoa cười ngọc thốt đoan trang Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da. Tác giả đã sử dụng các biện pháp ẩn dụ, so sánh đặc sắc, hình aûnh öôùc leä, kết hợp với những thành ngữ dân gian để làm nổi bật vẻ đẹp của Thuý Vân, qua đó, dựng lên một chân dung khá nhiều chi tiết có nét hình, có màu sắc, âm thanh, tiếng cười, giọng nói. Sắc đẹp của Thuý Vân sánh ngang với nét kiều diễm của hoa lá, ngọc ngà, mây tuyết, toàn những báu vật tinh khôi, trong trẻo của đất trời. Thuý Vân là cô gái có vẻ đẹp đoan trang, GV: Trương Thị Cẩm Vân 6
  7. TRƯỜNG THCS TÂN QUỚI TRUNG 7 Đề cương ôn tập NGỮ VĂN 9 học kỳ 1 phúc hậu. Vẻ đẹp của Thuý Vân là vẻ đẹp hài hoà với thiên nhiên, tạo hoá. Thiên nhiên chỉ “nhường” chứ không “ghen”, không “hờn” như với Thuý Kiều. Điều đó dự báo một cuộc đời êm ả, bình yên. 3. Vẻ đẹp và tài năng của Thuý Kiều. - Nghệ thuật đòn bẩy: Vân là nền để khắc hoạ rõ nét Kiều. Kiều càng sắc sảo mặn mà So bề tài sắc lại là phần hơn. Tác giả sử dụng nghệ thuật so sánh đòn bẩy để khẳng định vẻ đẹp vượt trội của Thuý Kiều. - Làn thu thuỷ, nét xuân sơn. - Hoa ghen- liễu hờn - Nghiêng nước nghiêng thành Nghệ thuật ẩn dụ, hình ảnh ước lệ, dùng điển cố: “Nghiêng nước nghiêng thành”. - Sắc: Kiều là một trang tuyệt sắc với vẻ đẹp độc nhất vô nhị. Thông minh vốn sẵn tính trời Pha nghề thi hoạ đủ mùi ca ngâm Cung thương làu bậc ngũ âm Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương. - Tác giả đã hết lời ca ngợi tài sắc của Kiều với bút pháp ức l, vẻ đẹp của Thúy Kiều được đặt tả thật kiêu sa, lộng lẫy, sắc nước hương trời khiến cho hoa ghen, liễu hờn. - Tài của nàng là cầm kỳ, thi họa, đặc biệt là tài chơi đàn -> tâm hồn đa sầu, đa cảm. - Chữ tài chữ mệnh khéo mà ghét nhau - Chữ tài đi với chữ tai một vần. Tài năng, nhan sắc ấy làm cho tạo hóa phải ghen ghét, các vẻ đẹp khác phải đố kỵ - ngầm báo trước cuộc đời đầy sóng gió, bất hạnh của nàng sau này. III. Tổng kết 1. Về nghệ thuật Nghệ thuật tả người từ khái quát đến tả chi tiết; tả ngoại hình mà bộc lộ tính cách, dự báo số phận. - Ngôn ngữ gợi tả, sử dụng hình ảnh ước lệ, các biện pháp ẩn dụ, nhân hoá, so sánh, dùng điển cố. 2. Về nội dung Ca ngợi vẻ đẹp chuẩn mực, lý tưởng của người phụ nữ phong kiến. Bộc lộ tư tưởng nhân đạo, quan điểm thẩm mỹ tiến bộ, triết lý vì con người: trân trọng yêu thương, quan tâm lo lắng cho số phận con người. CẢNH NGÀY XUÂN (Trích Truyện Kiều - Nguyễn Du) I. Đọc, tìm hiểu văn bản 1. Khung cảnh ngày xuân Vừa giới thiệu thời gian, vừa giới thiệu không gian mùa xuân. Mùa xuân thấm thoắt trôi mau như thoi dệt cửi. Tiết trời đã bước sang tháng 3, tháng cuối cùng của mùa xuân (Thiều quang: ánh sáng đẹp, ánh sáng ngày xuân). Cỏ non xanh tận chân trời Cành lê trắng điểm một vài bông hoa - Cảnh vật mới mẻ tinh khôi giàu sức gợi cảm. - Không gian khoáng đạt, trong trẻo. - Màu sắc hài hoà tươi sáng. - Thảm cỏ non trải rộng với gam màu xanh, làm nền cho bức tranh xuân. Bức tranh tuyệt đẹp về mùa xuân, cảnh sống động có hồn, thể hiện sự sáng tạo của Nguyễn Du. - Bút pháp gợi tả vẽ lên vẻ đẹp riêng của mùa xuân có: GV: Trương Thị Cẩm Vân 7
  8. TRƯỜNG THCS TÂN QUỚI TRUNG 8 Đề cương ôn tập NGỮ VĂN 9 học kỳ 1 + Hương vị: Hương thơm của cỏ. + Màu sắc: Màu xanh mướt cảu cỏ. + Đường nét: Cành lê điểm vài bông hoa. So sánh với câu thơ cổ: “Phương thảo liên thiên bích”: Cỏ thơm liền với trời xanh. “Lê chi sổ điểm hoa”: Trên cành lê có mấy bông hoa. Cảnh vật đẹp dường như tĩnh lại. +Bút pháp gợi tả câu thơ cổ đã vẽ lên vẻ đẹp riêng của mùa xuân có hương vị, màu sắc, đường nét: - Hương thơm của cỏ non (phương thảo). Cả chân trời mặt đất đều một màu xanh (Liên thiên bích). - Đường nét của cành lê thanh nhẹ, điểm vài bông hoa gợi cảnh đẹp tĩnh tại, yên bình. Điểm khác biệt: Từ “trắng” làm định ngữ cho cành lệ, khiến cho bức tranh mùa xuân gợi ấn tượng khác lạ, đây là điểm nhấn nổi bật thần thái của câu thơ, màu xanh non của cỏ cộng sắc trắng hoa lệ tạo nên sự hài hoà tuyệt diệu, biểu hiện tài năng nghệ thuật của tác giả. Tác giả sử dụng thành công nghệ thuật miêu tả gợi cảm cùng với cách dùng từ ngữ và nghệ thuật tả cảnh tài tình, tạo nên một khung cảnh tinh khôi, khoáng đạt, thanh khiết, giàu sức sống. 2. Khung cảnh lễ hội trong tiết thanh minh. Ngày xuân: Lễ tảo mộ(đi viếng và sửa sang phần mộ người thân). Hội đạp thanh (giẫm lên cỏ xanh): Đi chơi xuân ở chốn làng quê. Gần xa nô nức yến anh Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân Dập dìu tài tử giai nhân Ngựa xe như nước áo quần như nêm Ngổn ngang gò đống kéo lên Thoi vàng vó rắc tro tiền giấy bay - Các danh từ (yến anh, chị em, tài tử, giai nhân ): gợi tả sự đông vui nhiều người cùng đến hội. - Các động từ (sắm sửa, dập dìu ): thể hiện không khí náo nhiệt, rộn ràng của ngày hội. - Các tính từ (gần xa, nô nức ): làm rõ hơn tâm trạng người đi hội. Cách nói ẩn dụ gợi hình ảnh từng đoàn người nhộn nhịp đi chơi xuân như chim én, chim oanh ríu rít, vì trong lễ hội mùa xuân, tấp nập, nhộn nhịp nhất vẫn là nam thanh nữ tú (tài tử, giai nhân). 3. Cảnh chị em Kiều du xuân trở về Điểm chung: vẫn mang nét thanh dịu của mùa xuân. Khác nhau bởi thời gian, không gian thay đổi (sáng - chiều tà; vào hội - tan hội). - Những từ láy “tà tà, thanh thanh, nao nao” không chỉ dừng ở việc miêu tả cảnh vật mà còn bộc lộ tâm trạng con người. Hai chữ “nao nao” “thơ thẩn” gợi cảm giác, cảnh vật nhuốm màu tâm trạng. Thiên nhiên đẹp nhưng nhuốm màu tâm trạng: con người bâng khuâng, xao xuyến về một ngày vui sắp hết, sự linh cảm về một điều sắp xảy ra. Cảm giác nhộn nhịp, vui tươi, nhường chỗ cho nỗi bâng khuâng, xao xuyến trước lúc chia tay: không khí rộn ràng của lễ hội không còn nữa, tất cả nhạt dần, lặng dần. II.Tổng kết 1. Ngheä thuaät - Söû duïng ngoân ngöõ mieâu taû giaøu hình aûnh, giaøu nhòp ñieäu, dieãn taû tinh teá taâm traïng nhaân vaät. -Mieâu taû theo trình töï thôøi gian cuoäc du xuaân cuûa chò em Thuùy Kieàu. 2. YÙ nghóa văn bản - Caûnh ngaøy xuaân laø ñoaïn trích mieâu taû böùc tranh muøa xuaân töôi ñeïp qua ngoân ngöõ vaø buùt phaùp ngheä thuaät giaøu chaát taïo hình cuûa Nguyeãn Du. GV: Trương Thị Cẩm Vân 8
  9. TRƯỜNG THCS TÂN QUỚI TRUNG 9 Đề cương ôn tập NGỮ VĂN 9 học kỳ 1 KIỀU Ở LẦU NGƯNG BÍCH (Trích Truyện Kiều - Nguyễn Du) I. Đọc, tìm hiểu chung văn bản 1. Đọc 2. Vị trí đoạn trích Đoạn trích nằm ở phần thứ hai (Gia biến và lưu lạc). Sau khi biết mình bị lừa vào chốn lầu xanh, Kiều uất ức định tự vẫn. Tú Bà vờ hứa hẹn đợi Kiều bình phục sẽ gả chồng cho nàng vào nơi tử tế, rồi đưa Kiều ra giam lỏng ở lầu Ngưng Bích, đợi thực hiện âm mưu mới. - Sau khi chị em Kiều đi tảo mộ chơi xuân trở về, Kiều gặp gỡ và đính ước với Kim Trọng. - Gia đình Kiều bị vu oan, cha và em trai bị bắt. - Nàng quyết định bán mình chuộc cha và em, nhờ Thuý Vân giữ trọn lời hứa với chàng Kim. - Nàng rơi vào tay họ Mã, bị Mã Giám Sinh làm nhục, bị Tú Bà ép tiếp khách, Kiều tự vẫn. Tú Bà giả vờ khuyên bảo, chăm sóc thuốc thang hứa gả cho người khác, thực ra là đưa Kiều ra ở Lầu Ngưng Bích để thực hiện âm mưu mới. II. Đọc, tìm hiểu đoạn trích 1. 6 câu thơ đầu - Ngưng Bích (tên lầu): đọng lại sắc biếc. - Khoá xuân: khoá kín tuổi xuân, ý nói cấm cung. Trong trường hợp này, tác giả có ý mỉa mai cảnh ngộ trớ trêu, bất hạnh của Kiều. Thuý Kiều ngắm nhìn “vẻ non xa”, “mảnh trăng gần” như ở cùng chung một vòm trời, trong một bức tranh đẹp. - Bốn bề xa trông bát ngát, cồn cát vàng nổi lên nhấp nhô như sóng lượn mênh mông. - Bụi hồng trải ra trên hàng dặm kia. Không gian mênh mông, hoang vắng gợi lên sự rợn ngợp của không gian. + Cảnh non xa, trăng gần : gợi lên hình ảnh lầu Ngưng Bích chơi vơi giữa mênh mang trời nước. Từ lầu Ngưng Bích nhìn ra chỉ thấy những dãy núi mờ xa, những cồn cát bụi bay mù mịt. + Cái lầu chơ vơ ấy giam một thân phận trơ troi, không một bóng người, không sư giao lưu giữa người với người. - Cụm từ “mây sớm đèn khuya” gợi thời gian tuần hoàn, khép kín. Thời gian + không gian giam hãm con người. “Sớm”, “khuya”, ngày và đêm, Kiều thui thủi quê người một thân. Nàng chỉ còn biết làm bạn với mây sớm đèn khuya. Nỗi cô đơn buồn tủi, chán chường, những vị x ngổn ngang trong lịng trước hoàn cảnh số phận éo le. Kiều đ rơi vào hoàn cảnh cô đơn tuyệt đối. 2. 8 câu tiếp a) Nỗi nhớ Kim Trọng Không phải Kiều không thương nhớ cha mẹ, nhưng sau gia biến, nàng coi như đã làm trọn bổn phận làm con với cha mẹ. Bao nhiêu việc xảy ra, giờ đây một mình ở lầu Ngưng Bích, nàng nhớ về người yêu trước hết (nàng coi mình đã phụ tình Kim Trọng). - Nhớ cảnh thề nguyền. - Hình dung Kim Trọng đang mong đợi. - Nỗi nhớ không gì có thể làm phai nhạt. - Ân hận giày vò vì đã phụ tình chàng Kim. Nỗi nhớ theo suốt nàng 15 năm lưu lạc sau này. b) Nỗi nhớ cha mẹ - Xót xa cha mẹ đang mong tin con. - Xót thương vì không được chăm sóc cha mẹ già yếu. - Xót người tựa cửa hôm mai: Câu thơ này gợi hình ảnh người mẹ tựa cửa trông tin con. GV: Trương Thị Cẩm Vân 9
  10. TRƯỜNG THCS TÂN QUỚI TRUNG 10 Đề cương ôn tập NGỮ VĂN 9 học kỳ 1 - Quạt nồng ấp lạnh: mùa hè, trời nóng nực thì quạt cho cha mẹ ngủ, mùa đông, trời lạnh giá thì vào nằm trước trong giường (ấp chiếu chăn) để khi cha mẹ ngủ, chỗ nằm đã ấm sẵn. Câu này ý nói Thuý Kiều lo lắng không biết ai sẽ phụng dưỡng cha mẹ. - Sân Lai: Sân nhà lão Lai Tử. Theo truyện xưa thì Lai Tử là một người con rất hiếu thảo, tuy đã già rồi mà còn nhảy múa ở ngoài sân để cha mẹ vui. Nỗi lòng tưởng nhớ người yêu, xót thương cha mẹ thể hiện tấm lòng vị tha, nhân hậu, thuỷ chung, giàu đức hy sinh. Nàng nhớ người thân, cố quên đi cảnh ngộ đau khổ của mình. 3. 8 câu cuối (gợi ý phân tích 8 câu thơ cuối) 1. Nghệ thuật xây dựng hình ảnh (lần lượt phân tích nội dung 4 bức tranh) Tám c©u th¬ cuèi trong ®o¹n trÝch “KiÒu ë lÇu Ng­ng BÝch”, nhµ th¬ ®· dùng lªn bốn bøc tranh thiên nhiên gắn với các cung bËc t©m tr¹ng ®Çy xóc ®éng cña Thóy KiÒu: - Buån tr«ng cöa bÓ chiÒu h«m ThuyÒn ai thÊp tho¸ng c¸nh buåm xa xa. C©u th¬ t¶ c¶nh biÓn kh¬i mªnh m«ng vào buổi chiều, trong ¸nh n¾ng ®ang dÇn lÞm t¾t đã nhúm màu ảm đạm của hoàng hôn. Một c¸nh buåm thÊp tho¸ng, lÎ loi khi Èn khi hiÖn n¬i ch©n trêi xa x«i trong buæi chiÒu gîi lªn c¶nh xa v¾ng. Sù lÎ loi, ®¬n chiÕc cña c¸nh buåm còng chÝnh lµ th©n phËn b¬ v¬ cña KiÒu n¬i “gãc bÓ ch©n trêi”. Nh×n c¸nh buåm thÊp tho¸ng, kh¸t khao ®­îc ®oµn tô víi gia ®×nh trçi dËy trong nµng nh­ng liÒn t¾t ngÊm ngay sau ®ã. Bëi c¸nh buåm chØ “thÊp tho¸ng” “xa xa” mµ th«i. ChiÒu chiÒu ra ®øng bê s«ng Muèn vÒ quª mÑ mµ kh«ng cã ®ß. Kiều một m×nh gi÷a kh«ng gian mªnh m«ng, KiÒu thÊy b¬ v¬ qu¸! C¶nh vËt rîn ngîp bÞ xÐ lÎ, chia c¾t ®Èy nçi c« ®¬n cña KiÒu lªn ®Õn ®Ønh ®iÓm. C¶nh vËt ®ã ®­îc nh×n qua t©m tr¹ng ®au ®ín, ª chÒ cña nµng. Trong hoµn c¶nh c« ®¬n téi nghiÖp ®ã, nçi nhí nhµ l¹i cån cµo m¹nh mÏ. . - KiÒu ®ang ®øng tr­íc biÓn nh×n vÒ ph­¬ng trêi xa víi mét nçi khao kh¸t. “Buån tr«ng ” ©m ®iÖu lêi th¬ sao mµ buån vµ cã c¸i g× thËt r· rêi! Nçi buån Êy nh­ nh©n lªn khi KiÒu nh×n c¸nh hoa mong manh tr«i næi, bËp bÒnh theo dòng nước. Buån tr«ng ngän n­íc míi sa Hoa tr«i man m¸c biÕt lµ vÒ ®©u? ThuyÒn tr«i trong v« ®Þnh, ®o¸ hoa còng vËy, ch¼ng “biÕt lµ vÒ ®©u?” Nh×n c¸nh hoa lang thang tr«i d¹t, nµng cµng buån h¬n cho th©n phËn cña m×nh còng bÌo bät lªnh ®ªnh, v« ®Þnh, nhá nhoi vµ téi nghiÖp kh«ng cã n¬i ®Ó vÒ. Mét m×nh l¹c lâng gi÷a chèn ®Êt kh¸ch quª ng­êi, kh«ng biÕt ®©u lµ quª nhµ - n¬i nh÷ng ng­êi th©n ngµy ngµy ngãng trong, chê ®îi m×nh. H×nh ¶nh “hoa tr«i man m¸c” gîi lªn mét nçi buån ®au sao mµ xãt xa thÕ! Buån cho ®o¸ hoa xa cµnh, l×a céi tr«i næi bÞ sãng n­íc vïi dËp. Phải chăng đây cũng chính là thân phËn KiÒu còng ®ang bÞ phong ba bão táp của cuộc đời x« ®Èy, kh«ng biÕt lµ ®Õn ®©u, vÒ ®©u. Hoa l×a cµnh, hoa sÏ hÐo, sÏ tµn. Cuéc ®êi KiÒu giê ®©y còng vËy, hÐo h¾t vµ tµn t¹. Buån tr«ng néi cá rÇu rÇu Ch©n m©y mÆt ®Êt mét mµu xanh xanh - C©u th¬ vÏ ra 1 bøc tranh víi mµu xanh buån hÐo nội cỏ rầu rầu , nh¹t nhßa tr¶i dµi v« tËn ‘Ch©n m©y mÆt ®Êt mét mµu xanh xanh’, gîi sù ch¸n ch­êng, tÎ nh¹t. Xung quanh nµng, thiªn nhiªn, c¶nh vËt nhuèm mµu t©m tr¹ng – 1 t©m tr¹ng ®au buån, th­¬ng tiÕc cho tuæi thanh xu©n tµn óa. NghÜ vÒ cuéc sèng v« vÞ, thª l­¬ng cña m×nh lóc bÊy giê kh«ng biÕt sÏ kÐo dµi triÒn miªn ®Õn khi nµo. Cuéc ®êi cña nµng giê ®©y kh«ng hÒ cã 1 chót søc sèng nµo c¶. VÉn ©m ®iÖu th¬ thËt buån bëi vÇn b»ng dµn tr¶i, t¹o cho ta c¶m gi¸c ®­îc c¸i nh×n ®· lÊp ®Çy mÖt mái, ch¸n ch­êng cña nµng KiÒu tr­íc c¶nh vËt mªnh m«ng. Cho dï cã nh×n ra xa, xa bao nhiªu ®i n÷a còng chØ bao la mét mµu. Cá c©y kh«ng cßn nÐt t­¬i s¸ng nh­ mµu cña “cá non xanh tËn ch©n trêi” trong buæi du xu©n tr­íc kia mµ mang ®Ëm 1 mµu xanh ‘dÇu dÇu” cña ®¸m cá “sÌ sÌ n¾m ®Êt bªn ®­êng” lóc gÆp mé §¹m Tiªn. 1 mµu GV: Trương Thị Cẩm Vân 10
  11. TRƯỜNG THCS TÂN QUỚI TRUNG 11 Đề cương ôn tập NGỮ VĂN 9 học kỳ 1 “xanh xanh” víi vÎ “rÇu rÇu” cµng lµm cho sù sèng thªm c¹n kiÖt, bøc tranh phong c¶nh cµng hÐo tµn thªm. Vµ lóc nµy, KiÒu chît nghe, chît thÊy Buån tr«ng giã cuèn mÆt duÒnh Çm Çm tiÕng sãng kªu quanh ghÕ ngåi. ¢m ®iÖu lêi th¬ trë nªn d÷ déi víi nh÷ng tõ ng÷ gîi ©m thanh: “Çm Çm”, “kªu”. H×nh ¶nh nh÷ng ®ît sãng cuén trµo, d©ng lªn, x« ®Èy cïng víi tiÕng gµo thÐt cña giã, cña sãng vang lªn thËt h·i hïng. ThÊy “giã cuèn mÆt duÒnh”, nghe “tiÕng sãng kªu”, KiÒu c¶m thÊy sî h·i v« cïng. T©m tr¹ng nµng lóc nµy rÊt hçn lo¹n, kinh hoµng tr­íc nh÷ng sãng giã cña cuéc ®êi. Nµng c¶m nhËn tÊt c¶ nh­ sôp ®æ, 1 ®iÒu g× ®ã s¾p Ëp xuèng thËt khñng khiÕp, tai häa r×nh rËp kh¾p n¬i. KiÒu chíi víi nh­ r¬i xuèng vùc th¼m. Nh÷ng ©m thanh d÷ déi, ghª sî nh­ m¸ch b¶o chÆng ®­êng tiÕp theo cña nµng KiÒu sÏ trµn ®Çy ch«ng gai, khã kh¨n. 2. Nghệ thuật xây dựng ngôn ngữ - Điệp ngữ “buồn trông” tạo âm hưởng trần buồn vừa chỉ điểm nhìn (từ trên cao nhìn ra xa và nhìn xuống dưới thấp) vừa khắc sâu tâm trạng của Thúy Kiều (buồn, cô đơn, lẻ loi). Buồn trông là điệp ngữ liên hoàn của đoạn thơ, là điệp khúc tâm trạng của Thúy Kiều. - Các từ láy giàu giá trị biểu cảm: xa xa, man mác, rầu rầu, xanh xanh, ầm ầm vừa tả cảnh, vừa gợi tình. 3. Nhận xét và đánh giá : §©y ®­îc xem lµ mét trong nh÷ng ®o¹n th¬ hay bËc nhÊt cña “TruyÖn KiÒu”. Bèn cÆp c©u th¬ nh­ bé bøc tø b×nh béc lé râ rÖt t©m tr¹ng cña KiÒu c« ®¬n, lÎ loi kh«ng ai chia sÎ; n¬m níp, ho¶ng sî, lo l¾ng vÒ nh÷ng hiÓm nguy tiÕp theo sÏ gi¸ng xuèng. Víi phÐp ®iÖp ng÷ liªn hoµn “buån tr«ng ” kh«ng chØ t¹o cho c¸c c©u th¬ ©m ®iÖu buån mµ cßn béc lé diÔn biÕn t©m tr¹ng buån ®au, nhí th­¬ng, lo sî cña 1 con ng­êi xinh ®Ñp, tµi n¨ng mµ bÊt h¹nh. §»ng sau mçi bøc tranh thiªn nhiªn lµ thÊp tho¸ng d¸ng bãng con ng­êi víi nh÷ng nçi niÒm, t©m t­ thÇm kÝnh. T©m tr¹ng hoµ víi c¶nh vËt “Ng­êi buån c¶nh cã vui ®©u bao giê”. Nh÷ng c©u th¬ lôc b¸t tinh tÕ, s¾c s¶o ®· tr¶i qua bao n¨m th¸ng vÉn lµm say ®¾m lßng ng­êi. NguyÔn Du kh«ng chØ tµi t×nh khi chän ®­îc ©m ®iÖu th¬, lùa ®­îc nh÷ng tõ ng÷ vµ h×nh ¶nh phï hîp víi t©m tr¹ng nh©n vËt, nhµ th¬ cßn th«ng c¶m s©u s¾c víi t©m tr¹ng, hoµn c¶nh cña KiÒu vµ yªu th­¬ng nµng biÕt bao. Víi ngßi bót thiªn tµi NguyÔn Du, qua nÐt nghÖ thuËt t¶ c¶nh ngô t×nh ®Æc s¾c, nhµ th¬ ®· béc lé phÇn nµo t©m tr¹ng cña KiÒu, ®ång thêi «ng ®· ®Ó l¹i cho ng­êi ®êi 1 bøc tranh t©m lÝ t×nh c¶m ®Çy xóc ®éng, lµm say lßng ng­êi ®äc. Tố Hữu đã viết: TiÕng th¬ ai ®äng ®Êt trêi Nghe nh­ non n­íc väng lêi ngµn thu Ngh×n n¨m sau nhí NguyÔn Du TiÕng th­¬ng nh­ tiÕng mÑ ru nh÷ng ngµy. D­êng nh­ ta nghe ®­îc c¶ sù ®ång c¶m lÉn tiÕng lßng ©m vang cña NguyÔn Du ®èi víi 1 thiÕu n÷ tµi s¾c vÑn toµn nh­ng bÊt h¹nh tõ nh÷ng c©u th¬ Êy. Tè Nh­ ¬i lÖ ch¶y quanh th©n KiÒu C. CỤM THƠ HIỆN ĐẠI: Tác phẩm Tác giả Năm sáng tác Đồng chí Chính hữu 1948 Bài thơ về tiểu đội xe không kính Phạm Tiến Duật 1969 Đoàn thuyền đánh cá Huy Cận 1958 Bếp lửa Bằng Việt 1963 Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ Nguyễn Khoa Điềm .1971 (đọc thêm) Ánh trăng Nguyễn Duy 1978 1. ĐỒNG CHÍ GV: Trương Thị Cẩm Vân 11
  12. TRƯỜNG THCS TÂN QUỚI TRUNG 12 Đề cương ôn tập NGỮ VĂN 9 học kỳ 1 Chính Hữu I. Tác giả, tác phẩm. 1. Tác giả- Chính Hữu sinh năm 1926, mất 2007, tên thật Trần Đình Đắc, quê: Can Lộc - Hà Tĩnh. -Chính Hữu chủ yếu sáng tác về những người chiến sĩ quân đội - những người đồng đội của ông trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Thơ ông không nhiều nhưng có những bài thơ đặc sắc, cảm xúc dồn nén, ngôn ngữ và hình ảnh trọn lọc. - Tác phẩm tiêu biểu: tập thơ “Đầu súng trăng treo” - Được nhà nước trao tặng giải thưởng HCM về văn học nghệ thuật năm 2000 2. Tác phẩm: - Sáng tác đầu năm 1948, tại nơi ông phải nằm điều trị bệnh. Tiêu biểu viết về người lính trong k/c chống Pháp. - Đại ý: Tình đồng chí của người lính dựa trên cơ sở cùng chung cảnh ngộ và lí tưởng chiến đấu đã gắn bó và tạo nên sức mạnh chiến thắng kẻ thù. 3. Nội dung: - Nhan đề: + Đồng chí: Những người có cùng chí hướng, lí tưởng - đây được coi là tên gọi của một tình cảm mới, đặc biệt xuất hiện và phổ biến trong những năm cách mạng và kháng chiến. + Tình đồng chí là cốt lõi, là bản chất sâu xa của sự gắn bó giữa những người lính cách mạng. Tình đồng chí đã gúp người lính vượt lên trên mọi huỷ diệt của chiến tranh, bom đạn quân thù. - Cơ sở tạo nên tình đồng chí cao đẹp: + Cùng chung cảnh ngộ - vốn là những người nông dân nghèo ở những miền quê hương “nước mặn đồng chua”, “ đất cày lên sỏi đá”. + Cùng chung lý tưởng, cùng chung chiến hào chiến đấu vì độc lập tự do của Tổ quốc. + Chung những thiếu thốn. - Những biểu hiện của tình đồng chí trong chiến đấu gian khổ: + Chia sẻ nỗi niềm nhớ về quê hương. + Chia những khó khăn, thiếu thốn, bệnh tật + Sát cánh bên nhau bất chấp những gian khổ thiếu thốn - Biểu tượng của tình đồng chí (3 câu cuối). + Trong cái tê buốt giá rét luồn vào da thịt, cái căng thẳng của trận đánh sắp tới, người lính vẫn hiện lên với một vẻ đẹp độc đáo, súng dưới đất chỉa lên, trăng trên trời lơ lửng như treo trên mũi súng. + Súng là biểu tượng của chiến tranh, trăng là biểu tượng của cuộc sống thanh bình; súng là hiện thực, trăng là chất lãng mạn; súng là chiến sĩ, trăng là thi sĩ; từ đó sẽ là ý nghĩa cao đẹp của sự nghiệp người lính. Xa hơn, đó cũng có thể xem là biểu tượng cho thơ ca kháng chiến – nền thơ kết hợp chất hiện thực và cảm hứng lãng mạn. 4. Nghệ thuật: - Sử dụng ngôn ngữ bình dị, thấm đượm chất dân gian, thể hiện tình cảm chân thành. - Sử dụng bút pháp tả thực kết hớp với lãng mạn một cách hài hòa, tạo nên hình ảnh thơ đẹp, mang ý nghĩa biểu tượng. 5. Ý nghĩa văn bản: Bài thơ ngợi ca tình cảm đồng chí cao đẹp giữa những người chiến sĩ trong thời kì đầu kháng chiến chống thực dân Pháp gian khổ. 2. BÀI THƠ VỀ TIỂU ĐỘI XE KHÔNG KÍNH GV: Trương Thị Cẩm Vân 12
  13. TRƯỜNG THCS TÂN QUỚI TRUNG 13 Đề cương ôn tập NGỮ VĂN 9 học kỳ 1 Phạm Tiến Duật I. Tác giả, tác phẩm. 1. Tác giả: Phạm Tiến Duật sinh năm (1941 – 2007) Quê: Phú Thọ. - Nhà thơ trẻ, trưởng thành trong kháng chiến chống Mỹ. - Chiến đấu ở binh đoàn vận tải Trường Sơn. - Sáng tác thơ của Phạm Tiến Duật thời kì này tập trung viết về thế hệ trẻ trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. - Phong cách: sôi nổi, hồn nhiên, sâu sắc. - Đoạt giải nhất về cuộc thi thơ của tuần báo Văn nghệ, 1970. - Tác phẩm chính: + Vầng trăng quầng lửa (1971) + Thơ một chặng đường (1994) 2, Tác phẩm: - “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” được sáng tác năm 1969 và in trong tập thơ “Vầng trăng quầng lửa”. - Nhan đề bài thơ: 2 chữ bài thơ ko phải là thừa mà nhà thơ k chỉ muốn nói đến hthực khốc liệt của chiến tranh mà chủ yếu nói về chất thơ của hthực ấy, chất thơ của tuổi trẻ hiên ngang dũng cảm vượt lên mọi gian khổ thiếu thốn, đó mới là vẻ đẹp của bài thơ 4. Nội dung: a. Hình ảnh những chiếc xe không kính Xe không kính vì bom giật, bom rung. - Động từ mạnh, cách tả thực rất gần gũi với văn xuôi, có giọng thản nhiên pha một chút ngang tàn, khơi dậy không khí dữ dội của chiến tranh. - Không kính, không đèn. - Không có mui, thùng xe xước. Liên tiếp một loạt các từ phủ định diễn tả độc đáo chân thực những chiếc xe trên đường ra trận. Trong chiến tranh, những hình ảnh như vậy không phải là hiếm. Những người lính có một tâm hồn thơ nhạy cảm, ngang tàng, tinh nghịch. Những chiếc xe không kính hiện lên thực tới mức trần trụi, khơi gợi sự khốc liệt của chiến tranh trong những năm chống Mỹ cam go khốc liệt. Dù trải qua muôn vàn gian khổ, những chiếc xe ấy vẫn băng băng ra chiến trường. b. Hình ảnh người chiến sĩ lái xe. - Tác giả để cho những người chiến sĩ lái xe xuất hiện trong hoàn cảnh đặc biệt. - Họ vẫn ở tư thế ung dung, hiên ngang, oai hùng mặc dù trải qua muôn vàn thiếu thốn, gian khổ. + Nhìn: đất, trời, nhìn thẳng + Thấy: gió vào xoa mắt đắng; con đường chạy thẳng vào tim; sao trời đột ngột cánh chim. Đó là cái nhìn đâm chất lãng mạn, chỉ có ở những con người can đảm, vượt lên trên những thử thách khốc liệt của cuộc sống chiến trường. - Điệp từ, nhịp thơ dồn dập, giọng khoẻ khoắn, tràn đầy niềm vui. - Phạm Tiến Duật cũng là một người lính, anh chứng kiến những người lính ở bao hoàn cảnh khác nhau với chất liệu thực tế tư thế của người lái xe, tư thế làm chủ hoàn cảnh, ung dung tự tại bao quát trời thiên nhiên. - Tư thế sẵn sàng băng ra trận, người lính hoà nhập vào thiên nhiên, tìm thấy niềm vui, niềm hạnh phúc trong chiến đấu. GV: Trương Thị Cẩm Vân 13
  14. TRƯỜNG THCS TÂN QUỚI TRUNG 14 Đề cương ôn tập NGỮ VĂN 9 học kỳ 1 - Nhà thơ cảm nhận được tốc độ đang lao nhanh của chiếc xe: “Gió vào xoa mắt đắng”, “Con đường chạy thẳng vào tim”: cả thiên nhiên vũ trụ như ùa vào buồng lái. Bụi phun, mưa tuôn, mưa xối,gió xoa mắt đắng, người lính vẫn cười ngạo nghễ (cười ha ha):Thể hiện tinh thần dũng cảm, lạc quan, sôi nổi, vui tươi; sẵn sàng vượt qua mọi khó khăn gian khổ để hoàn thành nhiệm vụ. Đó là những con người có tính cách tươi trẻ, vui nhôn, luôn yêu đời. Tinh thần lạc quan và tình yêu cuộc sống giúp họ vượt qua những gian lao thử thách. “Những chiếc xe từ trong bom rơi bắt tay qua cửa kính vỡ rồi” Người đọc lần đẩu tiên bắt gặp trong thơ những hình ảnh thật lãng mạn, hào hùng: những người lính bắt tay qua cửa kính vỡ. Cái bắt tay thay cho mọi lời chào hỏi, lời hứa quyết tâm, ra trận, lời thề quyết chiến thắng, truyền sức mạnhcho nhau vượt qua gian khổ. - Bếp Hoàng Cầm dựng giữa trời. - Chung bát đũa: gia đình - Mắc võng chông chênh: tình đồng chí, đồng đội keo sơn, gắn bó. Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước. Chỉ cần trong xe có một trái tim Cách kết thúc bài thơ rất bất ngờ nhưng cũng rất giàu sức thể hiện: mặc cho bom rơi, đạn nổ, mặc cho gió, mưa quất thẳng vào buồng lái, mặc cho muôn vàn thiếu thốn, hiểm nguy, những chiếc xe vẫn chạy, “chỉ cần trong xe có một trái tim”. Đó là trái tim yêu nước,mang lý tưởng khát vọng cao đẹp, quyết tâm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Hình ảnh người chiến sĩ lái xe gắn liền với sự hy sinh gian khổ của những cô gái thanh niên xung phong. 4, Nghệ thuật: - Lựa chọn chi tiết độc đáo, có tính phát hiện, hình ảnh đậm chất hiện thực. - Sử dụng ngôn ngữ đời sống, tạo nhịp điệu linh hoạt thể hiện giọng điệu ngang tang, trẻ trung, tinh nghịch. 5, Ý nghĩa văn bản: Bài thơ ca ngợi người chiến sĩ lái xe Trường Sơn dũng cảm, hiên ngang, tràn đầy niềm tin chiến thắng trong thời ký chống giặc Mỹ xâm lược. 3. ĐOÀN THUYỀN ĐÁNH CÁ Huy Cận I. Đọc, tìm hiểu chung về văn bản 1. Tác giả (1919-2005) - Tên thật : Cù Huy Cận - Gia đình nhà nho - Quê : Nghệ Tĩnh. - Là nhà thơ lớn của phong trào thơ mới Một số tác phẩm chính: - Lửa thiêng, 1940 - Trời mỗi ngày mỗi sáng, 1958. - Đất nở hoa, 1960. -Hai bàn tay em, 1967. - Bài ca cuộc đời, 1963. - Gieo hạt, 1984. - Ngày hằng sống ngày thơ, 1975. 2 Tác phẩm: - Bài thơ Đoàn thuyền đánh cá được sáng tác ngày 4-10-1958 ở Quảng Ninh, in trong tập “Trời mỗi ngày lại sáng”. II. Đọc, tìm hiểu tác phẩm 1. Cảnh ra khơi - Khung cảnh hoàng hôn trên biển vừa diễm lệ vừa hùng vĩ đầy sức sống. Mặt trời xuống biển như hòn lửa Sóng đã cài then đêm sập cửa - Nghệ thuật so sánh nhân hoá: vũ trụ như một căn nhà khổng lồ bước vào trạng thái nghỉ ngơi. GV: Trương Thị Cẩm Vân 14
  15. TRƯỜNG THCS TÂN QUỚI TRUNG 15 Đề cương ôn tập NGỮ VĂN 9 học kỳ 1 - Có sự đối lập giữa vũ trụ và con người: Vũ trụ nghỉ ngơi > Sö dông thñ ph¸p phãng ®¹i vµ nh÷ng liªn tưởng ®éc ®¸o. Kh«ng gian mªnh m«ng nhng con thuyÒn còng lín lao, k× vÜ. - Các loại cá: các nhụ, cá chim, cá dé + C¸c h×nh ¶nh liÖt kª; TrÝ tưëng tưîng phong phó. NghÖ thuËt phèi s¾c ®Æc biÖt, tµi t×nh + Nhà thơ đã tưởng tượng ngược lại, bóng sao lùa nước Hạ Long làm nên tiếng thở của đêm, một sự sáng tạo nghệ thuật - biển đẹp màu sắc lấp lánh: hồng trắng, vàng chéo, vảy bạc, đuôi vàng loé rạng đông. + Khung cảnh biển đêm: rùc rì, léng lÉy, huyÒn ¶o, bÇy c¸ nh nh÷ng nµng tiªn trong vò héi vẻ đẹp lãng mạn kỳ ảo của biển khơi. - Thuyền lái gió dò bụng biển dàn đan thế trận. Con người lao động mang tầm vóc phi thường, đầy sức mạnh chinh phục thiên nhiên “dò bụng biển”, “dàn đan thế trận”. - Gõ thuyền có nhịp trăng cao, kéo xoăn tay chùm cá nặng. + Cảnh lao động với khí thế sôi nổi, hào hứng, khẩn trương, hăng say. Tinh thần sảng khoái ung dung, lạc qua, yêu biển, yêu lao động. +Âm hưởng của tiếng hát là âm hưởng chủ đạo, niều yêu say mê cuộc sống, yêu biển, yêu quê hương, yêu lao động. 3. Cảnh trở về (khổ cuối) - Câu hát căng buồm - Đoàn thuyền chạy đua - Mặt trời đội biển - Mắt cá huy hoàng Cảnh kỳ vĩ, hào hùng, khắc hoạ đậm nét vẻ đẹp khoẻ mạnh và thành quả lao động của người dân miền biển. - Ra đi hoàng hôn, vũ trụ vào trạng thái nghỉ ngơi. - Sau một đêm lao động miệt mài, họ trở về trong cảnh bình minh, mặt trời bừng sáng nhô màu mới, hình ảnh mặt trời cuối bài thơ là hình ảnh mặt trời rực rỡ với muôn triệu mặt trời nhỏ lấp lánh trên thuyền: Một cảnh tượng huy hoàng của thiên nhiên và lao động. III. Tổng kết. 1. Nghệ thuật: - Sử dụng bút pháp lãng mạn với các biện pháp nghệ thuật đối lập, so sánh, nhân hoá, phóng đại; + Khắc hoạ những hình ảnh đẹp về mặt trời lúc hoàng hôn, khi bình minh, hình ảnh biển cả và bầu trời trong đêm, hình ảnh ngư dân và đoàn thuyền đánh cá. + Miêu tả hài hoà giữa thiên nhiên và con người. - Sử dụng ngôn ngữ thơ giàu hình ảnh, nhạc điệu, gợi liên tưởng. 2. Ý nghĩa văn bản: Bài thơ thể hiện nguồn cảm hứng lãng mạn ngợi ca biển cả lớn lao, giàu đẹp, ngợi ca nhiệt tình lao động vì sự giàu đẹp của đất nước của những người lao động mới. ÁNH TRĂNG GV: Trương Thị Cẩm Vân 15
  16. TRƯỜNG THCS TÂN QUỚI TRUNG 16 Đề cương ôn tập NGỮ VĂN 9 học kỳ 1 Nguyễn Duy I. Tìm hiểu chung về văn bản 1. Tác giả - tác phẩm Nhà thơ Nguyễn Duy tên khai sinh là Nguyễn Duy Nhuệ, sinh năm 1948 tại phường Đông Vệ, thành phố Thanh Hoá. Là nhà thơ - chiến sĩ, trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mĩ. Phong cách thơ độc đáo - nhất là ở thể thơ lục bát (uyển chuyển mượt mà, hiện đại ở thi liệu, cấu tứ). - 1966: Nhập ngũ - 1975: Làm báo văn nghệ. Hiện sống tại thành phố Hồ Chí Minh 2. Tác phẩm: a. Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ Anh trăng được sáng tác năm 1978, tại thành phố Hồ Chí Minh, in trong tập Anh Trăng – tập thơ được giải A của Hội nhà văn Việt Nam năm 1984. b. Đại ý bài thơ: “Ánh trăng” như một lời tự nhắc nhở về những năm tháng gian lao đã qua của cuộc đời người lính gắn bó với thiên nhiên, đất nước. Bài thơ gợi nhắc, củng cố thái độ sống thuỷ chung, ân tình với quá khứ tươi đẹp, chân chất, hồn nhiên c. Nhan đề: - Ánh trăng chỉ một thứ ánh sáng dịu hiền, ánh sáng ấy có thể len lỏi vào những nơi khuất lấp trong tâm hồn con người để thức tỉnh họ nhận ra những điều sai trái, hướng con người ta đến với những giá trị đích thực của cuộc sống. Nhan đề bài thơ mang ý ngiã biểu tượng - Ánh trăng như ánh sáng của hàng nghìn nến đã thắp sáng lên một góc tối của con người, thức tỉnh sự ngủ quên của con người về nghiã tình thuỷ chung với quá khứ, với những năm tháng gian lao nhưng rất hào hùng của cuộc đời người lính. II. Tìm hiểu bài thơ 1. Hai khổ thơ đầu. Sống: - Gắn bó với đồng, với sông, với bể. Với đồng Tuổi thơ gắn bó gần gũi với thiên nhiên Với sông - Gắn bó với vầng trăng (tri kỉ, tình nghĩa). Với biển Nghệ thuật nhân hoá, khắc hoạ vẻ đẹp tình nghĩa thuỷ chung của trăng đối với người lính trong những năm kháng chiến. Khó khăn gian khổ của cuộc sống nơi núi rừng cùng chiến tranh. Trăng đã đến với tình cảm chân thành. Tình bạn giữa trăng và người lính gắn bó sâu nặng đằm thắm như những người bạ tri kỷ. Trăng như hiểu được tình cảm của con người. -Trần trụi với thiên nhiên - Hồn nhiên như cây cỏ. Thể hiện vẻ đẹp mộc mạc, hoang sơ. Trăng và người lính như có sự đồng cảm, sẻ chia: tình nghĩa bền vững mãi mãi. KL: Là một hình ảnh của thiên nhiên khoáng đạt, hồn nhiên, tươi mát. Trong hai khổ thơ đầu, vầng trăng hiện ra trong không gian của ruộng đồng, sông biển, núi rừng. Đó là vầng trăng của hồi nhỏ sống với đồng và sau này là hồi chiến tranh ở rừng. Lúc ấy, con người sống giản dị, trần trụi với thiên nhiên – hồn nhiên như cây cỏ”. Vầng trăng trở thành người bạn tri kỷ, thành “vầng trăng tình nghĩa”gắn bó trong suốt những năm tháng từ thuở ấu thơ ở quê nhà đến hồi chiến tranh sống ở rừng. 2. Ba khổ thơ tiếp theo Tác giả khắc hoạ vầng trăng ở những thời điểm: - Từ hồi về thành phố - Thình lình đèn điện tắt GV: Trương Thị Cẩm Vân 16
  17. TRƯỜNG THCS TÂN QUỚI TRUNG 17 Đề cương ôn tập NGỮ VĂN 9 học kỳ 1 Vì cuộc sống nơi thành phố đầy đủ tiện nghi, người lính đã quen với vật chất cao sang “ánh điện, cửa gương”, lãng quên trăng, quên đi những ngày tháng gian khổ, những năm tháng chiến tranh ác liệt, quên đi tình cảm chân thành cao đẹp. Chính sự lãng quên ấy đã phá vỡ tình bạn (hàm chứa tình cảm chua xót, bất ngờ). - Hoàn cảnh đối lập : hình ảnh vầng trăng luôn thuỷ chung, ân nghĩa, thể hiện giá trị thức tỉnh tình người cao đẹp. Sự xuất hiện đột ngột của trăng trong bối cảnh đèn điện tắt. Vầng trăng bất ngờ mà tự nhiên gợi lại bao kỷ niệm nghĩa tình. Điều đáng nói ở đây là chỉ có con người thay đổi, còn vầng trăng thì ra sao? “Đột ngột vầng trăng tròn”: trăng vẫn đến với bạn bằng tình cảm tràn đầy nguyên vẹn, vẫn chung thuỷ với người bạn năm xưa. Con người có thể quay lưng lại với quá khứ còn trăng vẫn vậy, vẫn đánh thức tâm hồn họ. “Ngửa mặt lên nhìn mặt Có cái gì rưng rưng “Mặt” nhìn “mặt” con người đối diện với vầng trăng Như là đồng là bể Như là sông, là rừng” Ánh trăng đánh thức những kỷ niệm quá khứ - đánh thức lại tình bạn năm xưa, đánh thức những gì con người lãng quên. Những hình ảnh “đồng - bể - sông - rừng” lặp lại gợi tả điều gì? Tả những kỷ niệm quá khứ gần gũi thân quen gắn bó sâu sắc. Cảm xúc của tác giả trong bài thơ này là nỗi niềm “rưng rưng”, trào dâng xúc động với những kỷ niệm về những năm tháng gian lao của người lính đã từng gắn bó với thiên nhiên, đất nước. 3. Khổ thơ cuối. Trăng: - Tròn vành vạnh - Kể chi người vô tình - Im phăng phắc Trăng cứ tròn vành vạnh, tượng trưng cho quá khứ đẹp đẽ vẹ nguyên chẳng thể phai mớ. Trăng không thay đổi, vẫn tràn đầy vẹn nguyên, thế mà lại bị con người lãng quên. Hình ảnh vầng trăng thể hiện trong chiều sâu suy tưởng mang tính triết lý sâu sắc: Nhắc nhở người đọc thái độ sống ân nghĩa thuỷ chung. - Từ sự im lặng ấy, trăng như một nhân chứng nghĩa tình nghiêm khắc nhắc nhở con người phải day dứt, trăn trở để nhìn lại chính mình, tìm lại mình, tìm lại những điều lãng quên trong quá khứ, một quá khứ đẹp và bất diệt - Điều làm xúc động lòng người là trăng không chỉ thuỷ chung mà còn rất cao thượng vị tha, lặng lẽ khoan dung. III. Tổng kết 1.Nghệ thuật : - Nghệ thuật kết cấu kết hợp giữa tự sự và trữ tình, tự sự làm cho trữ tình trở nên tự nhiên mà cũng rất sâu nặng. - Sáng tạo nên hình ảnh thơ có nhiều tầng ý nghĩa: Trăng và vẻ đẹp của thiên nhiên, tự nhiên, là người bạn gắn bó với con người; là biểu tưởng cho quá kgứ nghĩa tình, cho vẻ đẹp của đời sống tự nhiên, vĩnh hằng. 2. Ý nghĩa: Ánh trăng khắc hoạ một khía cạnh trong vẻ đẹp của người lính sâu nặng nghĩa tình, thuỷ chung sau trước. LÀNG Kim Lân I. Đọc, tìm hiểu chung văn bản 1. Tác giả: - Kim Lân (1920 - 2007), tên khai sinh là Nguyễn Văn Tài, quê: Từ Sơn - Bắc Ninh. - Chuyên viết truyện ngắn, am hiểu sâu sắc cuộc sống nông thôn. 2 Tác phẩm GV: Trương Thị Cẩm Vân 17
  18. TRƯỜNG THCS TÂN QUỚI TRUNG 18 Đề cương ôn tập NGỮ VĂN 9 học kỳ 1 a. Hoàn cảnh sáng tác: Tác phẩm Làng được sáng tác trong thời kỳ đầu cuộc kháng chiến chống Pháp. Đăng lần đầu trên báo Văn nghệ năm 1948. b. Tóm tắt tác phẩm: Truyện kể về nhân vật ông Hai - là người làng Chợ Dầu ở Bắc Ninh. . Ông tự hào, kiêu hãnh về cái làng Chợ Dầu quê ông – cái gì cũng hơn hẳn các làng khác. Ông mắc tật “ khoe làng” với mọi người. Theo lệnh của uỷ ban kháng chiến, ông Hai phải đưa vợ con đi tản cư, tránh những cuộc càn quét bất ngờ của giặc Pháp. Ở nơi tản cư, ông luôn nhớ tới làng và luôn theo dõi tin tức cách mạng. Nhưng một hôm, Ông hai nghe tin làng Chợ Dầu làm “ Việt gian” theo giặc, ông đau đớn, phẫn nộ và tủi nhục, không dám gặp ai, nhìn ai, bỏ cả thói quen ra phòng thông tin . Ông rơi vào tâm trạng đầy mâu thuẫn: vừa yêu thương, vừa căm giận, vừa tin tưởng, vừa ngờ vực; ông chỉ biết tâm sự với đứa con út. Khi cùng đường, ông nhất định không quay về làng vì theo ông: "Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây thì phải thù". Sau đó, được chủ tịch xã “cải chính” dân làng Chợ Dầu vẫn bền gan chiến đấu chống Pháp, ông Hai vui mừng khôn xiết, lại hớn hở đi khắp nơi cải chính tin đồn thất thiệt và hết lời ca ngợi dân làng Chợ Dầu yêu nước. Ông Hai những đau đớn, tủi nhục đã tan biến giờ lại kiêu hãnh tự hào về làng Chợ Dầu quê hương ông. c. Đại ý : Truyện đã diễn tả chân thực và sinh động tình yêu làng quê của ông Hai - một người dân rời làng đi tản cư trong thời kỳ kháng chiến. d. Tình huống truyện: Ông Hai nghe tin làng theo giặc Tây làm Việt gian  Tạo mâu thuẫn giằng xé trong tâm trí ông Hai => Nút thắt của câu chuyện. e. Nhan đề : Trong truyện ngắn “Làng“, Kim Lân luôn để nhân vật chính (ông Hai) dành tình yêu sâu nặng, cảm động hướng về làng Chợ Dầu. Vậy theo em, tại sao nhà văn không đặt tên truyện là “Làng Chợ Dầu“ mà lại lấy nhan đề cho truyện là “Làng”. Gợi ý - Kim Lân không đặt tên cho truyện của mình là “Làng Chợ Dầu“, vì nhan đề này thiếu tính khái quát “Làng Chợ Dầu“là một danh từ riêng chỉ một làng quê cụ thể. Do đó, tình yêu làng được thể hiện cũng chỉ bó hẹp trong phạm vi cá nhân ở một làng quê, một địa phương cụ thể mà thôi - Nhan đề “Làng” có tính khái quát cao. Làng là danh từ chung chỉ mọi làng quê trên đất nước ta. Vì vậy, đặt tên truyện là :”Làng“, Kim Lân muốn tác phẩm của mình không chỉ thể hiện tình yêu làng yêu nước của một nhân vật ông Hai, mà sâu rộng hơn, tác giả còn muốn nói đến một tình cảm bao trùm, phổ biến – đó là tình yêu làng quê, yêu đất nước – trong mọi người dân Việt Nam thời kỳ kháng chiến chống Pháp trên khắp mọi miền Tổ quốc. II. Đọc, tìm hiểu văn bản 1. Trước khi nghe tin dữ về làng * Yêu làng: - Ông buộc phải tản cư, ở nơi tản cư ông luôn khoe về làng mình, nhớ không khí cách mạng của làng sôi nổi  tự hào hãnh diện về làng - Đang ở phòng thông tin : ông vui vì không khí của kháng chiến thắng lợi, tâm trạng phấn chấn “ruột gan ông cứ múa cả lên”. 2. Khi nghe tin dữ về làng : - Tâm trạng nhân vật ông Hai khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc thực chất là tâm trạng và suy nghĩ về danh dự, lòng tự trọng của người dân làng Chợ Dầu , của người dân Việt Nam. Nhà văn đã khắc hoạ hình tượng nhân vật qua các chi tiết miêu tả: + Nỗi đau đớn, bẽ bàng :”cổ họng ông nghẹn ắng hẳn lại, da mặt tê rân rân”, nước mắt ông lão giàn ra”. + Dáng vẻ, cử chỉ,điệu bộ ( cúi gằm mặt, chột dạ, nơm nớp, trống ngực ông lão đập thình thịch ) Nội tâm: day dứt, trằn trọc. + Không biết đi đâu về đâu. + Về làng không được(làng theo giặc) GV: Trương Thị Cẩm Vân 18
  19. TRƯỜNG THCS TÂN QUỚI TRUNG 19 Đề cương ôn tập NGỮ VĂN 9 học kỳ 1 + Đi đâu, ở đâu người ta cũng đuổi. - Ông chẳng biết nói cùng ai, đành thủ thỉ nói với con cho vơi đi sự đau khổ : Nước mắt ông lão giàn ra, chảy ròng ròng trên hai má. Đau đớn tủi nhục khi nghe tin làng theo giặc. Ông là người yêu làng, yêu nước, yêu kháng chiến. 3. Khi nghe tin cải chính: + Thái độ: hồ hởi vui vẻ + Nét mặt: tươi vui rạng rỡ hẳn lên. + Hành động: chia quà cho con; công khai đi báo tin nhà ông bị Tây đốt. Ông lật đật, bô bô 3 lần lật đật cùng với động tác. “Múa tay lên mà khoe”( lại khoe) - Ra láo!Láo hết!Toàn là si sự mục đích cả! Niềm vui sướng hạnh phúc choáng ngợp tâm trí của ông. KL : - Ông Hai yêu làng yêu nước tha thiết. Niềm tin của ông vào kháng chiến, tin vào Bác Hồ khiến người đọc cảm động. - Ông Hai chỉ là một người nông dân bình thường nhưng biết hi sinh cái riêng vì kháng chiến. Điều đó cho thấy cuộc kháng chiến chống Pháp đã đi sâu vào tiềm thức của người dân để trở thành cuộc kháng chiến của toàn dân. Đó chính là sự tinh tế, tài tình của Kim Lân. II. Tổng kết : 1. Nghệ thuật - Xây dựng tình huống truyện đặc sắc gay cấn: Tin thất thiệt được chính những người đang đi tản cư từ phía làng Chợ Dầu lên nói ra. - Miêu tả diễn biến tâm lý nhân vật chân thực và sinh động sâu sắc qua suy nghĩ, hành động, qua lời nói (độc thoại và đối thoại). - Ngôn ngữ nhân vật sinh động, thể hiện rõ cá tính của nhân vật. 2. Nội dung: - Đoạn trích thể hiện tình yêu làng lòng yêu nước, tinh thần kháng chiến của người nông dân trong thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp LẶNG LẼ SA PA Nguyễn Thành Long I. Đọc, tìm hiểu chung văn bản 1. Tác giả - tác phẩm - Nhà văn Nguyễn Thành Long (1925-1991), quê quán: huyện Duy Xuyên tỉnh Quảng Nam. - Ngoài truyện, bút kí, ông còn làm thơ, viết phê bình văn học. Tác phẩm: Viết nhân chuyến đi công tác Lào Cai (1970) trong tập “Giữa trong xanh” in 1972, 2. Tóm tắt truyện: Trên chuyến xe khách từ Lào Cai lên Lai Châu, ông họa sĩ già, bác lái xe, cô kĩ sư trẻ tình cờ quen nhau. Bác lái xe đã giới thiệu cho ông họa sĩ và cô kĩ sư làm quen với anh thanh niên làm công tác khí tượng trên đỉnh Yên Sơn. Trong cuộc gặp gỡ 30 phút, anh thanh niên tặng hoa cho cô gái, pha trà và trò chuyện với mọi người về cuộc sống và công việc của anh. Ông họa sĩ muốn được vẽ chân dung anh. Anh thanh niên từ chối giới thiệu với ông người khác mà anh cho là xứng đáng hơn anh. Những con người tình cờ gặp nhau bỗng trở nên thân thiết. Khi chia tay ông họa sĩ hứa sẽ quay lại, cô kĩ sư xúc động, yên tâm hơn về quyết định lên Lào Cai công tác, còn anh thanh niên tặng mọi người một làn trứng. Phút chia tay diễn ra thật bịn rịn, xúc động, ông hoạ sĩ và cô kĩ sư lại ra xe đi tiếp. 3. Nhan đề: Lặng lẽ Sa Pa, đó chỉ là cái vẻ lặng lẽ bên ngoài của một nơi ít người đến, nhưng thực ra nó lại không lặng lẽ chút nào, bởi đằng sau cái vẻ lặng lẽ của Sa Pa là cuộc sống sôi nổi của những con người đầy trách GV: Trương Thị Cẩm Vân 19
  20. TRƯỜNG THCS TÂN QUỚI TRUNG 20 Đề cương ôn tập NGỮ VĂN 9 học kỳ 1 nhiệm đối với công việc, đối với đất nước, với mọi người mà tiêu biểu là anh thanh niên làm công tác khí tượng một mình trên đỉnh núi cao. Nhắc đến Sa Pa người ta chỉ nghĩ đến chuyện nghỉ ngơi nhưng lại có những con người ngày đêm lao động hăng say, miệt mài lặng lẽ, âm thầm, cống hiến cho đất nước. Đây mới là chủ đề mà Nguyễn Thành Long Hướng đến. 4. Vì sao các nhân vật trọng truyện không có tên riêng? Gọi chung chung như vậy nhằm khắc hoạ rõ chủ đề truyện: họ là những con người bình thường, giản dị không tên tuổi, họ ngày đêm lao động làm việc, hi sinh tuổi trẻ, gia đình, hạnh phúc. Qua đó, tác giả ca ngợi con người mới, lao động âm thầm cống hiến trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Miền Bắc. II. Nội dung. 1. Nhân vật anh thanh niên a. Hoàn cảnh làm việc của anh thanh niên: - Một mình trên đỉnh Yên Sơn cao 2600 m, quanh năm suốt tháng giữa “bốn bề cây cỏ và mây mù lạnh lẽo”, công việc của anh là “làm công tác khí tượng kiêm vật lý địa cầu”, cụ thể là”đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất” nhằm dự vào việc báo trước thời tiết hằng ngày, phục vụ sản xuất, phục vụ chiến đấu”. > Phải tỉ mỉ, chính xác và có tinh thần trách nhiệm cao. - Công việc ấy có nhiều gian khổ. “Gian khổ nhất là lần ghi và báo lúc một giờ sáng. Rét có cả mưa và tuyết Nửa đêm Chui ra khỏi chăn, ngọn đèn bão vặn to đến cỡ nào vẫn thấy là không đủ sáng. Xách đèn ra vườn, gió tuyết và lặng im ở bên ngoài như chỉ chực đợi mình ra là ào ào xô tới”. - Tuy nhiên, cái gian khổ của công việc vẫn chưa đáng sợ bằng cái gian khổ của hoàn cảnh sống : đó là sự cô đơn, vắng vẻ, quanh năm suốt tháng một mình trên đỉnh núi cao không một bóng người. Cô đơn đến mức “thèm người quá”phải kiếm kế dừng xe qua đường để được gặp người. b) Những nét đẹp của nhân vật anh thanh niên - Đó là ý thức về công việc của mình và lòng yêu nghề, thấy được công việc thầm lặng ấy là có ích cho cuộc sống, cho mọi người. Anh đã có những suy nghĩ thật đúng và sâu sắc về công việc đối với cuộc sống con người :” khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được ? Huống chi việc của cháu gắn liền với công việc của bao anh em, đồng đội dưới kia. Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất”. - Cuộc sống của anh không cô đơn, buồn tẻ còn vì anh có một nguồn vui khác nữa ngoài công việc – đó là niềm vui đọc sách mà anh thấy như lúc nào cũng có người bạn để trò chuyện . - Anh tổ chức, sắp xếp cuộc sống một mình ở trạm khí tượng thật ngăn nắp, chủ động : nào trồng hoa, nào nuôi gà, tự học và đọc sách ngoài giờ làm việc. - Ở người thanh niên ấy còn có những nét tính cách và phẩm chất rất đáng mến nữa : sự cởi mở, chân thành, rất quý trọng tình cảm của mọi người, khao khát được gặp gỡ, trò chuyện với mọi người (tình thân của anh với bác lái xe, thái độ ân cần chu đáo, sự cảm động, vui mừng của anh khi có khách xa đến thăm bất ngờ ) - Anh còn là người khiêm tốn thành thật cảm thấy công việc và những đóng góp của mình chỉ là nhỏ bé. Khi ông hoạ sĩ muốn vẽ chân dung anh, anh nhiệt tình giới thiệu với ông những người khác đáng cảm phục hơn nhiều (ông kỹ sư ở vườn rau Sa Pa, anh cán bô nghiên cứu lập bản đồ sét). KL: Chæ baèng moät soá chi tieát vaø chæ cho xuaát hieän trong khoaûnh khaéc cuûa truyeän, taùc giaû ñaõ phaùc hoïa ñöôïc chaân dung nhaân vaät chính vôùi nhöõng neùt ñeïp veà tinh thaàn, tình caûm, caùch soáng vaø nhöõng suy nghó veà cuoäc soáng , veà yù nghóa cuûa coâng vieäc. 2. Nhân vật ông hoạ sĩ già: - Là một nguời từng trải cuộc sống và am hiểu nghệ thuật; lời nói, cử chỉ, thái độ của ông làm cho nhân vật chính hiện ra rõ nét hơn, đồng thởi lại khơi gợi thêm nhiều khía cạnh ý nghĩa về cuộc sống, về nghệ thuật. GV: Trương Thị Cẩm Vân 20
  21. TRƯỜNG THCS TÂN QUỚI TRUNG 21 Đề cương ôn tập NGỮ VĂN 9 học kỳ 1 - Ngay phút đầu gặp anh thanh niên, bằng sự từng trải nghề nghiệp và niềm khát khao của người nghệ sỹ đi tìm đối tượng của nghệ thuật, ông đã xúc động bối rối vì hoạ sỹ đã bắt gặp một điều thật ra ông vẫn ao ước được biết. - Là người từng trải, khát khao nghệ thuật. - Nhạy cảm, thâm trầm sâu sắc. - Trước chàng trai trẻ đáng yêu, ông hoạ sĩ bỗng thấy như “nhọc quá” vì những điều làm cho người ta suy nghĩ về anh. Chi tiết này giúp cho nhân vật chính hiện lên rõ nét hơn. 3. Cô kỹ sư trẻ - Một kỹ sư trẻ vừa mới ra trường, xung phong lên miền núi heo hút công tác. - Hồn nhiên, ý tứ kín đáo - Tìm thấy lẽ sống hướng đi cho mình. - Bó hoa tinh thần, sự háo hức và mơ mộng. - Những thu lượm bổ ích phong phú tươi non về nhận thức, tâm hồn, hiểu con đường cô đang đi tới, yên tâm và vững tin vào quyết định mà cô đã lựa chọn. - Sức toả sáng của nhân vật chính (anh thanh niên) giúp cô có sức mạnh, vững tin hơn bước tiếp con đường mình đã chọn. 4. Nhân vật xuất hiện gián tiếp * Ông kỹ xư vườn rau. * Anh cán bộ nghiên cứu sét. - Ông kỹ sư vườn rau Sa Pa ngày này sang ngày khác rình xem ong thụ phấn cho su hào như thế nào để cứ thế đi thụ phấn cho từng cây su hào cho củ ngọt hơn, to hơn. - Anh cán bộ nghiên cứu sét “Mười một năm không một ngày xa cơ quan, không đi đến đâu mà tìm vợ”. Họ đang ngày đêm lao động miệt mài, cống hiến thầm lặng, hy sinh cả tuổi trẻ hạnh phúc cá nhân, góp phần xây dựng đất nước.  Các nhân vật khác: không xuất hiện mà chỉ được giới thiệu gián tiếp nhưng cũng đã góp phần thể hiện chủ đề tác phẩm. Đây cũng là những con người miệt mài lao động khoa học lặng lẽ và khẩn trương vì lợi ích của đất nước, vì cuộc sống của mọi người. 5. Vì sao các nhân vật trọng truyện không có tên riêng? Gọi chung chung như vậy nhằm khắc hoạ rõ chủ đề truyện: họ là những con người bình thường, giản dị không tên tuổi, họ ngày đêm lao động làm việc, hi sinh tuổi trẻ, gia đình, hạnh phúc (cống hiến thầm lặng). III- Tổng kết: 1. Nghệ thuật - Tạo tình huống truyện tự nhiên, tình cờ, hấp dẫn. - Xây dựng đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm. - Nghệ thuật tả cảnh thiên nhiên đặc sắc; miêu tả nhân vật với nhiều điểm nhìn. - Kết hợp giữa kể, tả và nghị luận. - Tạo tính chất trữ tình trong tác phẩm truyện. 2. Ý nghĩa “ Lặng lẽ Sa Pa” là câu chuyện về cuộc gặp gỡ với những con người trong một chuyến đi thực tế của nhân vật ông họa sĩ. Qua đó, tác giả thể hiện niềm yêu mến đối với những con người có lẽ sống cao đẹp, đang lặng lẽ quên mình cống hiến cho Tổ quốc CHIẾC LƯỢC NGÀ Nguyễn Quang Sáng I.Đọc, tìm hiểu chung về văn bản GV: Trương Thị Cẩm Vân 21
  22. TRƯỜNG THCS TÂN QUỚI TRUNG 22 Đề cương ôn tập NGỮ VĂN 9 học kỳ 1 1.Tác giả: *Tác giả: -Nguyễn Quang Sáng sinh năm 1932, quê: huyện Chợ Mới - tỉnh An Giang. -Trong kháng chiến chống Pháp, ông hoạt động ở chiến trường Nam Bộ, sau 1954 tập kết ra Bắc và bắt đầu viết văn. -Ông trở về Nam Bộ tham gia k/c chống Mĩ vừa sáng tác văn học. - Ông viết nhiều thể loại : truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch bản phim; đề tài chính; cuộc chiến đấu của nhân dân Nam Bộ. -Tác phẩm chính: Đất lửa, Cánh đồng hoang, Mùa gió chướng, (các tiểu thuyết đã dựng thành phim), Tuyển tập truyện ngắn NQS. * Tác phẩm: Truyện ngắn "Chiếc lược ngà" được viết năm 1966, nằm trong tuyển tập 25 truyện ngắn NQS. 2. Ttác phẩm Tóm tắt truyện: Ông Sáu xa nhà đi kháng chiến, lúc bé Thu chưa đầy một tuổi. Mãi khi con gái lên tám tuổi, ông mới có dịp về thăm nhà, thăm con. Bé Thu không nhận ra cha vì vết thẹo làm cho ông khong gjống với người cha mà nó đã thấy trong ảnh. Em đối xử với cha như ngươì xa lạ, nhất định không chịu gọi bằng “ba”. Đến lúc Thu nhận ra cha, tình cha con thức dậy mãnh liệt trong em thì cũng là lúc ông Sáu phải ra đi. Ở khu căn cứ trong rừng, người cha dồn hết tình cảm vào việc làm một chiếc lược bằng ngà voi để tặng đứa con gái yêu của mình. Nhưng trong một trận càn, ông đã hy sinh. Trước lúc nhắm mắt, ông kịp trao lại chiếc lược cho một người bạn. II.Đọc - hiểu văn bản 1.Tình cảm của bé Thu đồi với cha 1. Dieãn bieán taâm lyù vaø tình caûm cuûa beù Thu trong ba ngaøy oâng Saùu veà thaêm nhaø: a) Tröôùc khi nhaän ra oâng Saùu laø cha - Nó ngơ ngác, hoát hoaûng , lạ lùng, xa caùch, öông ngaïnh . + Nghe gọi giật mình – tròn mắt nhìn + Con bé thấy lạ quá muốn hỏi đó là ai? + Mặt nó bỗng tái đi vụt chạy kêu thét lên: Má! Má! + Chỉ gọi trống không với ông Sáu mà không chịu gọi cha. + Hắt cái trứng cá mà ông gắp cho (Chi tiết đầy kịch tính) + Bỏ về nhà bà ngoại, cố ý khua dây cột xuồng kêu thật to.  Phaûn öùng taâm lyù cuûa em laø hoaøn toaøn töï nhieân, noù coøn chöùng toû em coù caù tính maïnh meõ, tình caûm cuûa em saâu saéc, chaân thaät, em chæ yeâu ba khi tin chaéc ñoù ñuùng laø ba. Trong caùi cöùng ñaàu cuûa em coù aån chöùa caû söï kieâu haõnh cuûa treû thô veà moät tình yeâu daønh cho ngöôøi cha b)Khi nhaän ra oâng Saùu laø cha : - Sau khi sang bà ngoại bà giải thích, Thu hiểu ra vì sao ba có cái thẹo dài trên mặt, sự nghi ngờ trong em được giải toả. Nó nằm im lăn lộn, thỉnh thoảng thở dài như người lớn  Trạng thái ân hận nuối tiếc - Sáng hôm sau trong giờ phút chia tay: Lần đầu tiên, Thu cất tiếng gọi ba và tiếng kêu như xé, rồi nó vừa kêu vừa chạy xô tới, nhanh như một con sóc, nó chạy thót lên, và dang hai tay ôm chặt lấy cổ ba nó”, “Nó hôn ba nó cùng khắp. Nó hôn tóc, hôn cổ, hô vai và hôn cả vết thẹo dài bên má của của ba nó nữa”, hai tay nó siết chặt lấy cổ, chắc nó nghĩ hai tay không thể giữ được ba nó, nó dang cả hai chân rồi câu chặt lấy ba nó và đôi vai nhỏ bé của nó run run”. KL: Trong giờ phút chia tay với cha, tình yêu và nỗi mong nhớ với người cha xa cách đã bị dồn nén bấy lâu, nay bùng ra thật mạnh mẽ và hối hả, cuống quýt, có xen lẫn cả sự hối hận . Tình cảm thật sâu sắc, mạnh mẽ, nhưng cũng thật dứt khoát, rạch ròi; cá tính cứng cỏi tưởng như ương ngạnh nhưng Thu vẫn là một đứa trẻ với tất cả nét hồn nhiên, ngây thơ. GV: Trương Thị Cẩm Vân 22
  23. TRƯỜNG THCS TÂN QUỚI TRUNG 23 Đề cương ôn tập NGỮ VĂN 9 học kỳ 1 2. Tình cha con sâu nặng của ông Sáu - Cái tình cha con cứ nôn nao  Không thể chờ xuồng cập bến nhún chân, nhảy tót lên. Bước vội vàng kêu to Thu! Con  Bé Thu không nhận ra anh là cha “Anh đứng sững lại đó nhìn theo con, nỗi đau đớn khiến mặt anh sầm lại hai tay buông xuống như bị gãy”.  anh thất vọng và đau đớn. - Những ngày đoàn tụ: Ông Sáu quan tâm, chờ đợi con gái gọi mình là cha. + Anh vỗ về: con bé đẩy ra. + Anh mong con gọi ba: con bé chẳng gọi. + Mẹ bảo gọi ba ăn cơm: nó gọi trống không. + Nồi cơm to đang sôi: nó không nhờ chắt nước. + Ông Sáu gắp cho cái trứng cá: nó hắt ra.  anh cảm thấy tuyệt vọng và nóng giận, anh Sáu tát nó một cái: nó oà khóc bỏ sang bà ngoại. - Khi bé Thu nhận ra anh Sáu là cha, anh rất sung sướng và hạnh phúc. - Khi ở chiến khu: + Nỗi ân hận day dứt vì lỡ đánh con. + Anh đã dành hết tình yêu con để làm chiếc lược tặng con gái yêu ++ Những lúc rỗi, anh cưa từng chiếc răng lược, thận trọng, tỷ mỷ và cố công như người thợ bạc ++ Trên sống lưng lược có khắc một hàng chữ nhỏ mà anh đã gò lưng, tẩn mẩn khắc từng nét “yêu nhớ tặng Thu con của ba”. Ông đã làm cây lược bằng sự tập trung cao độ, dường như mỗi chiếc răng lược, mỗi hàng chữ khắc trên sống lưng lược đều là hiện thân tình cảm của ông đối với con. Chiếc lược ngà ông làm đã trở thành vật quý giá thiêng liêng với ông, nó đã làm dịu đi nỗi ân hận và chứa đựng bao nhiêu tình cảm yêu mến nhớ thương mong đợi của người cha với đứa con xa cách. - Nhưng rồi một tình cảm đau thương đã xảy ra: Trong một trận càn của kẻ thù, ông Sáu đã hy sinh khi chưa kịp trao cây lược ngà (món quà của ông) cho cô con gái bé bỏng. Nó thể hiện tình cảm sâu nặng của người cha đối với con trong hoàn cảnh chiến tranh ngặt nghèo, nhiều éo le, gian khổ. Chiến tranh luôn đồng nghĩa với đau thương mất mát, nhưng điều quý giá nhất trong cái mất mát đó là tình cha con, tình cảm muôn thuở có tính nhân bản bền vững, vừa cho ta thấy cụ thể nỗi đau mà con người phải gánh chịu bởi chiến tranh.  Tình cảm của ông Sáu dành cho con thật sâu nặng, tình cảm ấy bất diệt trước sự huỷ diệt tàn khốc của chiến tranh. III. Tổng kết. 1. Nghệ thuật: - Tạo tình huống éo le. - Có cốt truyện mang yếu tố bất ngờ. - Lựa chọn người kể chuyện là bạn của ông Sáu, chứng kiến toàn bộ câu chuyện, thấu hiểu cảnh ngộ và tâm trạng của nhân vật trong truyện. 2. Ý nghĩa: - Là câu chuyện cảm động về tình cha con sâu nặng. Chiếc lược ngà cho ta hiểu thêm về những mất mát to lớn của chiến tranh mà nhân dân ta đã trải qua trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. PHẦN II: TIẾNG VIỆT I. Các phương châm hội thoại: 1. Phương châm về lượng yêu cầu khi giao tiếp, cần nói có nội dung; nội dung của lời nói phải đáp ứng đúng yêu cầu của cuộc giao tiếp, không thiếu, không thừa. GV: Trương Thị Cẩm Vân 23
  24. TRƯỜNG THCS TÂN QUỚI TRUNG 24 Đề cương ôn tập NGỮ VĂN 9 học kỳ 1 2. Phương châm về chất yêu cầu khi giao tiếp, đừng nói những điều mà mình không tin là đúng và không có bằng chứng xác thực. 3. Phương châm quan hệ yêu cầu khi giao tiếp cần nói đúng vào đề tài giao tiếp, tránh nói lạc đề. 4, Phương châm cách thức yêu cầu khi giao tiếp cần chú ý nói ngắn gọn, rành mạch, tránh nói mơ hồ. 5, Phương châm lịch sự yêu cầu khi giao tiếp cần tế nhị và tôn trọng người khác. 6, Quan hệ giữa phương châm hội thoại với tình huống giao tiếp: Việc vận dụng các phương châm hội thoại cần phù hợp với tình huống giao tiếp. * Việc không tuân thủ phương châm hội thoại có thể bắt nguồn từ những nguyên nhân sau: - Người nói vô ý, vụng về, thiếu văn hóa giao tiếp. ( VD:-Chào cả nhà, mọi người đang nghỉ trưa đấy à? - Người nói phải ưu tiên cho một phương châm hội thoại hoặc một yêu cầu khác quan trọng hơn. VD: Bác sĩ nói với bệnh nhân/ người nhà bệnh nhân về bệnh tật khi mắc bệnh hiểm nghèo. - Người nói muốn gây một sự chú ý để người nghe hiểu câu nói theo một hàm ý nào đó. VD: Tiền bạc chỉ là tiền bạc!  NHỮNG KIỂU BÀI NGHỊ LUẬN Ở LỚP 9 I. Nghị luận xã hội: 1. Nghị luận về một sự việc, hiện tượng, đời sống: Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống là bàn về một sự việc hiện tượng có ý nghĩa xã hội, đáng khen, đáng chê hay có vấn đề đáng suy nghĩ. Yêu cầu nội dung của bài nghị luận này là phải nêu rõ được sự kiện, hiện tượng có vấn đề; phân tích mặt sai, mặt đúng, mặt lợi, mặt hại của nó; chỉ ra nguyên nhân và bày tỏ thái độ nhận định của người viết. 2. Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí: Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí là bàn về một vấn đề thuộc lĩnh vực tư tưởng, đạo đức, lối sống . . .của con người. 3. Một số đề bài và yêu cầu cụ thể: Đề 1: Xung quanh chúng ta có nhiều tấm gương vượt lên số phận học tập và thành công trong cuộc sống. Lấy nhan đề “Những người không chịu thua số phận” hãy viết bài văn nêu suy nghĩ về những tấm gương đó. Đề 2: Nêu quan điểm về vấn đề tự lực cánh sinh, cần cù lao động. Đề 3: Qua các kì thi học sinh giỏi quốc tế, em có suy nghĩ gì về trí tuệ Việt Nam. Đề 4: Đặt một đề văn với chủ đề về việc phá hoại môi trường, cảnh quan, viết bài văn nghị luận nêu suy nghĩ về vấn đề đó. Đề 5: Nhiều học sinh hiện nay vì ham mê trò chơi điện tử mà sao nhãng việc học tập, mắc khuyết điểm . . .Ý kiến của em về hiện tượng này như thế nào? * Hướng dẫn tìm hiểu đề, lập dàn ý, tạo lập văn bản: Dàn ý chung nghị luận về một sự việc, hiện tượngtrong đời sống. Mở bài: Giới thiệu sự việc, hiện tượng trong đời sống. Thân bài: - Nêu các biểu hiện của sự việc, hiện tượng trong đời sống. - Phân tích nguyên nhân. - Đánh giá lợi ích, tác hại của sự việc, hiện tượng trong đời sống. - Bài học, nhận thức, hành động. Kết bài: Đánh giá chung về sự việc, hiện tượng trong đời sống. GV: Trương Thị Cẩm Vân 24
  25. TRƯỜNG THCS TÂN QUỚI TRUNG 25 Đề cương ôn tập NGỮ VĂN 9 học kỳ 1 Dàn ý chung về nghị luận một vấn đề tư tưởng, đạo lí. Mở bài: Giới thiệu vấn đề tư tưởng, đạo lí. Thân bài: - Giải thích vấn đề tư tưởng, đạo lí. - Nêu suy nghĩ về tư tưởng, đạo lí. - Liên hệ tư tưởng, đạo lí trong cuộc sống. - Bài học, nhận thức, hành động. Kết bài: Đánh giá chung về tư tưởng, đạo lí. Ví dụ: Đề 1 Yêu cầu: - Viết bài văn nghị luận sự việc, hiện tượng đời sống. - Vấn đề cần bàn luận “Những người không chịu thua số phận” - Cần có luận điểm rõ ràng, luận cứ đầy đủ và lập luận rành mạch. - Cần trình bày được những suy nghĩ về ý chí, nghị lực của những con người không chịu thua số phận đó. Gợi ý: - Cần đọc những bài viết trên sách báo vể gương sáng vượt lên số phận (Ví dụ Nguyễn Ngọc Ký, Đỗ Trọng Khơi, Trần Văn Thước . . .) để hiểu về họ và có cảm xúc khi làm bài. - Suy nghĩ về họ phải chân thực, xuất phát từ chính những gương sáng đã nêu. - Bố cục bài viết cần mạch lạc. - Cần kết hợp yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm. Lập dàn ý: Mở bài: Dẫn dắt vào vấn đề số phận không may và nghị lực vượt qua số phận. Thân bài: - Nêu một số tấm gương không chịu thua số phận. Kể ngắn gọn về một số gương tiêu biểu ở những lĩnh vực khác nhau trong đời sống. - Suy nghĩ của em vể những con người ấy + Họ đáng cảm phục như thế nào? + Vì sao họ có thể “Không chịu thua số phận”? Ý thức của họ về bản thân và ước mơ sống đẹp, có ích. Ý chí, quyết tâm và nghị lực. Họ được mọi người động viên, giúp đỡ. - Trách nhiệm của mỗi chúng ta và xã hội + Cảm động, tôn trọng, tôn vinh họ. + Giúp đỡ, tạo điều kiện cho họ phát huy khả năng. Kết bài: Suy nghĩ về vượt khó trong học tập, sự vươn lên để vượt qua chính mình. B. Đề bài nghị luận vể một vấn đề tư tưởng, đạo lí: Đề 1: Lòng tự trọng của mỗi con người trong cuộc sống. Đề 2: Suy nghĩ về vấn đề thanh niên phải sống có lí tưởng. Để 3: Bàn về tranh giành và nhường nhịn. Đề 4: Suy nghĩ vể đạo lí “Uống nước nhớ nguồn” GV: Trương Thị Cẩm Vân 25
  26. TRƯỜNG THCS TÂN QUỚI TRUNG 26 Đề cương ôn tập NGỮ VĂN 9 học kỳ 1 Đề 5: Suy nghĩ vể câu tục ngữ “Có công mài sắt, có ngày nên kim” Để 6: Suy nghĩ vể câu tục ngữ “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn” Để 7: Suy nghĩ của em vể bài ca dao: “Công cha như núi Thái Sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra Một lòng thờ mẹ, kính cha Cho tròn chữ hiếu, mới là đạo con” Hướng dẫn tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý: Ví dụ: Đề 2 Yêu cầu: - Viết bài văn nghị luận vể một vấn đề tư tưởng, đạo lí. - Vấn đề cần bàn luận: “Thanh niên sống phải có lí tưởng” - Bài viết có luận điểm rõ ràng, luận cứ đầy đủ và lập luận rành mạch. - Cần trình bày được những suy nghĩ về vấn đề tư tưởng sống cao đẹp, phê phán lối sống tầm thường, ích kỉ, cá nhân và nêu lên lí tưởng sống của thanh niên. Gợi ý: - Cần làm rõ lí tưởng sống là gì? Vì sao cuộc sống lại phải có lí tưởng, lí tưởng như thế nào được coi là tiến bộ, tốt đẹp? Những biểu hiện nào trái với lí tưởng sống đẹp. - Trong bài viết cần làm cho mọi người hiểu biết về những tấm gương có lí tưởng sống cao đẹp. - Suy nghĩ về “lí tưởng sống” và hướng phấn đấu của bản thân. - Cần kết hợp yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm một cách thích hợp. Lập dàn ý: *Mở bài: Lí tưởng sống và cuộc đời của mỗi người. *Thân bài: - Lí tưởng sống là gì? Vì sao con người cần sống có lí tưởng? - Suy nghĩ của người viết vể cuộc sống có lí tưởng? - Những tấm gương về cuộc đời những người có lí tưởng sống cao đẹp. - Phê phán lối sống ích kỷ, cá nhân của những người sống không có lí tưởng. *Kết bài:Suy nghĩ về việc phấn đấu cho lí tưởng sống phục vụ cho đất nước và dân tộc trong công cuộc đổi mới hiện nay. II. Nghị luận văn học: 3. Nghị luận về tác phẩm truyện: Nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích là trình bày những hiểu biết, nhận xét, đánh giá của mình về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm hay đoạn trích. Thông thường cần tập trung vào cốt truyện, nhân vật, sự kiện, chủ đề, nghệ thuật tạo tình huống, xây dựng nhân vật, nghệ thuật tự sự kết hợp với các yếu tố miêu tả, biểu cảm . . . Những nhận xét, đánh giá về truyện hoặc đoạn trích phải căn cứ vào văn bản, những hiểu biết về tác giả, tác phẩm; phải xuất phát từ ý nghĩa của cốt truyện tính cách và số phận nhân vật, nghệ thuật dựng truyện của tác giả, từ đó mà người viết bài nghị luận phát hiện và khái quát. GV: Trương Thị Cẩm Vân 26
  27. TRƯỜNG THCS TÂN QUỚI TRUNG 27 Đề cương ôn tập NGỮ VĂN 9 học kỳ 1 Các nhận xét, đánh giá về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích trong bài nghị luận cần rõ ràng, đúng đắn, có luận cứ và lập luận thuyết phục. 4. Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ: Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ là trình bày cảm nhận, hiểu biết, nhận xét, đánh giá của mình về nội dung nghệ thuật của bài thơ, đoạn thơ ấy. Những cảm nhận, hiểu biết, nhận xét hay đánh giá của người viết về bài thơ, đoạn thơ cần căn cứ vào cảm xúc chủ đạo, nội dung của bài thơ, đoạn thơ và nghệ thuật biểu hiện; người viết cần căn cứ vào văn bản vào cảm xúc, hình ảnh, nhịp điệu, ngôn từ, tiết tấu, giọng điệu . . .để nhận xét, đánh giá. Có như thế, các nhận xét đánh giá mới xác đáng và có sức thuyết phục. Vấn đề rung động của người viết là vấn đề quan trọng hàng đầu khi nghị luận về bài thơ, đoạn thơ. Thiếu sự rung động và cảm xúc ấy, bài nghị luận sẽ chỉ là một bài văn vô hồn không giá trị. 5. Một số câu hỏi tìm ý khi nghị luận văn học: a) Trường hợp là tác phẩm thơ: - Hoàn cảnh sáng tác như thế nào? - Tác giả sử dụng các từ ngữ đặc sắc nào? Các từ ngữ ấy diễn tả gì? Thể hiện tâm trạng tác giả ra sao? - Tác giả dùng các hình ảnh nào đẹp, đặc sắc? Cảnh như thế nào? Tình như thế nào? Cảnh và tình bộc lộ tâm trạng gì? - Tác giả sử dụng những biện pháp tu từ nào? Biện pháp ấy bộc lộ nội dung gì? - Giọng điệu, nhịp, thanh, vần của bài thơ có gì đặc biệt? Điểm đặc biệt ấy thể hiện điều gì? - Có tứ thơ nào mới lạ, đặc sắc trong bài? - Giá trị nội dung và nghệ thuật bài thơ? Tác dụng của bài thơ? b) Trường hợp là tác phẩm truyện: - Tác phẩm của ai? Sáng tác thời điểm nào? Hoàn cảnh nào? Khái quát về tác phẩm? - Phân tích cốt truyện (bổ ngang) hoặc phân tích nhân vật (bổ dọc) - Ở đầu tác phẩm, nhân vật (hoặc các nhân vật) được giới thiệu ra sao? Hoàn cảnh thế nào? Hành động ngôn ngữ, tâm trạng như thế nào? Qua đó nhân vật bộc lộ những điểm gì? - Ở giữa tác phẩm, nhân vật (hoặc các nhân vật) gặp những hoàn cảnh gì? Trước những hạnh phúc, bất hạnh, may mắn hoặc rủi ro ấy, họ có suy nghĩ gì? Hành động ra sao? Vậy họ bộc lộ tính cách gì? Tốt hay xấu? - Kết thúc truyện, từng nhân vật có số phận ra sao? Sướng hay khổ? Hạnh phúc hay bất hạnh? Số phận ấy có phù hợp tính cách, đạo đức của nhân vật ấy không? - Tác giả muốn nói lên kết luận gì, khám phá gì về xã hội và con người thông qua cuộc đời và số phận của nhân vật ấy (hoặc các nhân vật ấy? ) - Em đánh giá như thế nào về tác phẩm, tác giả và có cảm xúc thế nào? 6. Kĩ năng tìm hiểu để, lập dàn ý: a) Nghị luận về một tác phẩm truyện hoặc đoạn trích: *Tìm hiểu đề: - Đề yêu cầu phân tích hay nêu suy nghĩ, cảm nhận. - Vấn đề cần nghị luận là gì? - Tri thức cần có để nghị luận về tác phẩm truyện. *Lập dàn ý: I. Mở bài: - Giới thiệu tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh sáng tác. - Đánh giá sơ bộ: nghệ thuật + nội dung. II. Thân bài: A.Nội dung của tác phẩm: *Nhận xét đánh giá nội dung của tác phẩm văn học: - Giới thiệu sơ lược câu chuyện (tóm tắt). GV: Trương Thị Cẩm Vân 27
  28. TRƯỜNG THCS TÂN QUỚI TRUNG 28 Đề cương ôn tập NGỮ VĂN 9 học kỳ 1 - Ý 1: . . . . . . . . .(nhận xét, đánh giá) - Ý 2: . . . . . . . . .(nhận xét, đánh giá) B.Nghệ thuật tác phẩm: *Nhận xét đánh giá nghệ thuật của tác phẩm. - Cốt truyện (kết cấu) - Xây dựng nhân vật (chính diện, phản diện) - Chi tiết, hình ảnh . . . - Cử chỉ, hành động, lời nói . . . III.Kết bài: - Đánh giá chung về tác phẩm. - Rút ra bài học (hoặc mở rộng) a) Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ: *Tìm ý: - Đề yêu cầu phân tích, suy nghĩ hay cảm nhận. - Vấn đề nghị luận trong văn bản là gì? - Tri thức cần có để nghị luận về tác phẩm thơ . . . *Lập dàn ý: I.Mở bài: - Giới thiệu tác phẩm, hoàn cảnh, thời điểm sáng tác. - Đánh giá sơ bộ: nội dung + nghệ thuật. II.Thân bài: - Ý 1: . . . . . . . . .(dẫn thơ văn + phân tích, bình giảng) - Ý 2: . . . . . . . . .(dẫn thơ văn + phân tích, bình giảng) - Ý 3: . . . . . . . . .(dẫn thơ văn + phân tích, bình giảng) . . . . . . . . . . . . . III.Kết bài: - Đánh giá chung tác phẩm: nội dung + nghệ thuật. - Mở rộng. 7. Một số đề bài luyện tập: a) Nghị luận về một tác phẩm truyện hoặc đoạn trích: Để 1: Suy nghĩ về thân phận người phụ nữ dưới xã hội cũ qua nhân vật Vủ Nương trong “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ. Để 2: Phân tích diễn biến cốt truyện “Làng” của Kim Lân. Đề 3: Suy nghĩ về đời sống tình cảm gia đình trong chiến tranh qua truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng. Để 4: Truyện ngắn “Làng” của Kim Lân gợi cho em suy nghĩ gì về những chuyển biến mới trong tình cảm của người nông dân Việt Nam trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp. Đề 5: Hình ảnh những thanh niên xung phong trong truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê. Để 6: Suy nghĩ về nhân vật Thúy Kiều trong đoạn trích “Mã Giám Sinh mua Kiều” của Nguyễn Du. Đề 7: Suy nghĩ của em về nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sapa” của Nguyễn Thành Long. Để 8: Phân tích đoạn trích “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga” của Nguyễn Đình Chiểu. *Yêu cầu cụ thể: Giả sử đi vào đề 1, học sinh cần trình bày các yêu cầu sau: Yêu cầu: - Viết bài nghị luận văn học: giải quyết một vấn đề trong tác phẩm. GV: Trương Thị Cẩm Vân 28
  29. TRƯỜNG THCS TÂN QUỚI TRUNG 29 Đề cương ôn tập NGỮ VĂN 9 học kỳ 1 - Nội dung: Qua nhân vật Vũ Nương, làm rõ những suy nghĩ về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến. - Xây dựng hệ thống luận điểm, luận cứ làm rõ vấn đề: Thân phận người phụ nữ. - Biết kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm, tự sự. Dàn ý: Mở bài: - Đề tài phụ nữ trong văn học nói chung, trong văn học trung đại nói riêng. - Giới thiệu nhân vật Vũ Nương trong “Chuyện người con gái Nam Xương"”và tính chất tiêu biểu cho hình ảnh người phụ nữ dưới chế độ cũ. Thân bài: 1.Vũ Nương - người phụ nữ có tâm hồn cao đẹp nhưng số phận đau khổ: - Vũ Nương là người phụ nữ đẹp. + Tư dung tốt đẹp - người con gái bình dân. + Là người con hiếu thảo, người mẹ thương con, người vợ chung thủy. + Là người có lòng tự trọng. - Vũ Nương là người phụ nữ có nhiều đau khổ: + Một mình nuôi con, lo lắng thuốc thang, chôn cất mẹ chồng. + Bị Trương Sinh đối xử phủ phàng: nghi ngờ không chung thủy, mắng nhiếc thậm tệ khiến nàng phải tìm đến cái chết. + Muốn quay trở lại cuộc sống trần gian nhưng không thể được. 2. Suy nghĩ vể thân phận phụ nữ trong xã hội phong kiến: - Con người không thể làm chủ được vận mệnh của mình. - Xã hội phong kiến với bao luật lệ khắt khe gây ra bao đau khổ cho người phụ nữ. - Người phụ nữ buộc phải cam chịu, nhẫn nhục nên những bất công đó có điều kiện phát triển. - Cảm thông và hiểu rõ những phẩm chất tốt đẹp của họ. Kết bài: Hiểu về một thời đã qua để thêm tin yêu hiện tại. b) Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ: Đề 1: Nêu cảm nghĩ về “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật. Đề 2: Trình bày hiểu biết của mình về bài thơ “Nói với con” của Y Phương. Đề 3: Cảm nhận về bài thơ “Sang thu” của Hữu Thỉnh. Đề 4: Phân tích bài thơ “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương. Đề 5: Phân tích bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu. Đề 6: Phân tích bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận. Để 7: Phân tích bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải. Để 8: Phân tích bài thơ “Ánh trăng” của Nguyễn Duy. Để 9: Phân tích bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt. Đề 10: Suy nghĩ về vẻ đẹp mộng mơ và ý nghĩa sâu sắc trong bài thơ “Mây và Sóng” của Ta –go. *Yêu cầu cụ thể: Giả sử đi vào đề 1, học sinh cần trình bày các yêu cầu sau: Yêu cầu: - Viết bài văn nghị luận bài thơ nhưng nghiêng về biểu cảm. - Vấn để cần nghị luận (phân tích, cảm nhận) là “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật . Phân tích cái hay, cái đẹp của nội dung và nghệ thuật của các khổ thơ. - Những điều cảm nhận, phân tích phải đặt trong tương quan giữa các khổ với nhau và với toàn bài, đồng thời làm rõ tư tưởng chủ đề của cả bài thơ. Lập dàn ý: Mở bài: GV: Trương Thị Cẩm Vân 29
  30. TRƯỜNG THCS TÂN QUỚI TRUNG 30 Đề cương ôn tập NGỮ VĂN 9 học kỳ 1 Chiến tranh và “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật. Thân bài: 1. Cảm nhận về thiên nhiên khi xe không kính: - Lập luận và thái độ hiên ngang của người lính. - Vẻ đẹp của các từ ngữ đời thường: không có, không phải, bom giật, bom rung, ừ thì, chưa cần . . . 2. Những khó khăn khi xe không có kính: - Bụi - Mưa 3.Tư thế của người chiến sĩ: - Ung dung. - Bất chấp, coi thường gian khổ (chưa cần sửa, chưa cần thay) - Đoàn kết, gắn bó với đồng đội. 4.Thành công của tác giả viết về người lính: khát vọng - nhiệt tình yêu nước. Kết bài: Nhấn mạnh vẻ đẹp của toàn bài: người chiến sĩ lái xe ung dung, dũng cảm trong kháng chiến chống Mĩ. GV: Trương Thị Cẩm Vân 30