Đề kiểm tra 15 phút môn Tiếng Việt Lớp 9 - Trường THCS Hoàng Diệu (Có đáp án)

doc 3 trang thaodu 2860
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra 15 phút môn Tiếng Việt Lớp 9 - Trường THCS Hoàng Diệu (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_15_phut_mon_tieng_viet_lop_9_truong_thcs_hoang_d.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra 15 phút môn Tiếng Việt Lớp 9 - Trường THCS Hoàng Diệu (Có đáp án)

  1. Trường: THCS Hoàng Diệu KIỂM TRA 15 PHÚT Họ và tên:___ Môn: Tiếng Việt 9 ĐỀ A Lớp: ___ A. TRẮC NGHIỆM: (3.0 ĐIỂM) I. Chọn đáp án đúng nhất: Câu 1: Thế nào là phương châm về lượng? a. Khi giao tiếp, cần tế nhị và tôn trọng người khác. b. Khi giao tiếp, cần nói cho có nội dung, nội dung của lời nói phải đáp ứng nhu cầu của cuộc giao tiếp không thiếu, không thừa. c. Khi giao tiếp, cần nói đúng đề tài giao tiếp không lạc sang đề tài khác. d. Khi giao tiếp, cần chú ý nói rành mạch, rõ ràng, tránh nói mơ hồ. Câu 2: Nói giảm nói tránh là phép tu từ liên quan đến phương châm hội thoại nào? a. Phương châm về lượng c. Phương châm quan hệ b. Phương châm về chất d. Phương châm lịch sự Câu 3: Trong giao tiếp, nói lạc đề là vi pham phương châm hội thoại nào? a. Phương châm về lượng c. Phương châm quan hệ b. Phương châm về chất d. Phương châm lịch sự Câu 4: Thành ngữ “Dây cà ra dây muống” dùng để chỉ cách nói như thế nào sau đây? a. Nói ngắn gọn c. Nói dài dòng b. Nói lạc đề d. Nói mơ hồ II. Khoanh vào đúng (Đ) hoặc sai (S) cho mỗi nội dung sau: Khi giao tiếp, cần nói cho có nội dung; nội dung của lời nói phải đáp ứng 1 Đ – S đúng yêu cầu giao tiếp, không thiếu, không thừa (phương châm về lượng) Khi giao tiếp, cần chú ý nói rành mạch, rõ ràng tránh nói mơ hồ (phương 2 Đ – S châm cách thức) Khi giao tiếp, cần nói đúng vào đề tài giao tiếp, không sai lạc sang đề tài 3 Đ – S khác (phương châm lịch sự) Khi giao tiếp, đừng nói những điều mà mình không tin là đúng hay không 4 Đ – S có bằng chứng xác thực (phương châm về chất) III. Chọn từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống: (gợi ý: nói móc, nói hớt, nói leo, nói dối) 1. Nói chen vào lời của người khác khi không được hỏi đến là 2. Nói nhằm châm chọc điều không hay của người khác một cách cố ý là B. TỰ LUẬN: (7.0 ĐIỂM) Câu 1: Giải thích nghĩa của mỗi thành ngữ sau và cho biết mỗi thành ngữ liên quan đến phương châm hội thoại nào? a. Lời chào cao hơn mâm cỗ b. Hứa hưu hứa vượn Câu 2: Cho tình huống sau: Một bạn trong lớp thường xuyên ghi bài thiếu và không học bài cũ. Giờ sinh hoạt, lớp phê bình và nhắc nhở bạn. Hãy viết một đoạn hội thoại sao cho các lời thoại tuân thủ các phương châm hội thoại. - Hết –
  2. Trường: THCS Hoàng Diệu KIỂM TRA 15 PHÚT Họ và tên:___ Môn: Tiếng Việt 9 ĐỀ B Lớp: ___ A. TRẮC NGHIỆM: (3.0 ĐIỂM) I. Chọn đáp án đúng nhất: Câu 1: Thế nào là phương châm về lịch sự? a. Khi giao tiếp, cần tế nhị và tôn trọng người khác. b. Khi giao tiếp, cần nói cho có nội dung, nội dung của lời nói phải đáp ứng nhu cầu của cuộc giao tiếp không thiếu, không thừa. c. Khi giao tiếp, cần nói đúng đề tài giao tiếp không lạc sang đề tài khác. d. Khi giao tiếp, cần chú ý nói rành mạch, rõ ràng, tránh nói mơ hồ. Câu 2: Thành ngữ “Ăn ốc nói mò” vi phạm phương châm hội thoại nào? a. Phương châm về lượng c. Phương châm quan hệ b. Phương châm về chất d. Phương châm cách thức Câu 3: Trong giao tiếp, nói dài dòng là vi pham phương châm hội thoại nào? a. Phương châm về lượng c. Phương châm quan hệ b. Phương châm về chất d. Phương châm cách thức Câu 4: Thành ngữ “Ông nói gà, bà nói vịt” dùng để chỉ cách nói như thế nào sau đây? a. Nói mơ hồ c. Nói lạc đề b. Nói lí nhí d. Nói rườm rà II. Khoanh vào đúng (Đ) hoặc sai (S) cho mỗi nội dung sau: Khi giao tiếp, đừng nói những điều mà mình không tin là đúng hay không 1 Đ – S có bằng chứng xác thực (phương châm về chất) Khi giao tiếp, cần chú ý nói rành mạch, rõ ràng tránh nói mơ hồ (phương 2 Đ – S châm quan hệ) Khi giao tiếp, cần nói đúng vào đề tài giao tiếp, không sai lạc sang đề tài 3 Đ – S khác (phương châm cách thức) Khi giao tiếp, cần nói cho có nội dung; nội dung của lời nói phải đáp ứng 4 Đ – S đúng yêu cầu giao tiếp, không thiếu, không thừa (phương châm về lượng) III. Chọn từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống: (gợi ý: nói móc, nói hớt, nói leo, nói dối) 1. Nói sai sự thật một cách cố ý nhằm che giấu điều gì đó 2. Nói nhằm châm chọc điều không hay của người khác là B. TỰ LUẬN: (7.0 ĐIỂM) Câu 1: Giải thích nghĩa của mỗi thành ngữ sau và cho biết mỗi thành ngữ liên quan đến phương châm hội thoại nào? a. Nửa úp nửa mở b. Lúng búng như ngậm hột thị Câu 2: Cho tình huống sau: Một bạn trong lớp thường xuyên đi học trễ. Giờ sinh hoạt, lớp phê bình và nhắc nhở bạn. Hãy viết một đoạn hội thoại sao cho các lời thoại tuân thủ các phương châm hội thoại. - Hết –
  3. ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM KIỂM TRA KẾT THÚC CHỦ ĐỀ: A/ Trắc nghiệm: (3.0 điểm) I. Chọn đáp án đúng nhất: (1đ, mỗi câu đúng 0.25đ) Câu 1 2 3 4 Đáp án đề A b d c c Đáp án đề B a b d c II. Khoanh vào đúng (Đ) hoặc sai (S): (1đ, mỗi câu đúng 0.25đ) Câu 1 2 3 4 Đáp án đề A Đ Đ S Đ Đáp án đề B Đ S S Đ III. Chọn từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống: (1đ, mỗi câu đúng 0.5đ) Câu 1 2 Đáp án đề A Nói leo Nói móc Đáp án đề B Nói dối Nói móc B/ Tự luận: (7.0 điểm) Câu 1: Giải nghĩa thành ngữ và xác định phương châm hội thoại có liên quan. (2 điểm) a. Lời chào cao hơn mâm cỗ: Nhấn mạnh ý nghĩa và tầm quan trọng của lời chào  PC Đề A lịch sự. (1đ) b. Hứa hưu hứa vượn: Hứa cho có nhưng không thực hiện  PC về chất. (1đ) a. Nửa úp nửa mở: nói mập mờ, ấp ớ, không rõ ràng, không hết ý  PC cách thức. (1đ) Đề B b. Lúng búng như ngậm hột thị: nói ấp úng không thành lời, không rành mạch  PC cách thức. (1đ) Câu 2: - Về hình thức: Biết viết đoạn hội thoại có bố cục rõ ràng, cụ thể. - Về nội dung: đảm bảo đúng tình huống theo yêu cầu của mỗi đề: A: Một bạn trong lớp thường xuyên ghi bài thiếu và không học bài cũ. Giờ sinh hoạt, lớp phê bình và nhắc nhở bạn B: Một bạn trong lớp thường xuyên đi học trễ. Giờ sinh hoạt, lớp phê bình và nhắc nhở bạn. (Tùy theo bài viết của HS, GV linh động ghi điểm cho thích hợp)