Đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn Ngữ văn Lớp 9 - Trường THCS Tân Ân (Có đáp án)

docx 4 trang thaodu 2741
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn Ngữ văn Lớp 9 - Trường THCS Tân Ân (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_thi_hoc_sinh_gioi_cap_huyen_mon_ngu_van_lop_9_truong_thcs.docx

Nội dung text: Đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn Ngữ văn Lớp 9 - Trường THCS Tân Ân (Có đáp án)

  1. Phòng GD&ĐT Cần Đước ĐỀ THI CHỌN HSG CẤP HUYỆN LỚP 9 Trường THCS Tân Ân MÔN: NGỮ VĂN Câu 1: (3 điểm) Xác định và phân tích giá trị thẩm mĩ của các biện pháp tu từ có trong đoạn thơ: Không có kính, rồi xe không có đèn, Không có mui xe, thùng xe có xước, Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước: Chỉ cần trong xe có một trái tim. (Phạm Tiến Duật, Bài thơ về tiểu đội xe không kính - SGK Ngữ văn 9, tập 1) Câu 2: (3 điểm). Trong truyện “ Chiếc lược ngà” của nhà văn Nguyễn Quang Sáng, qua lời kể của nhân vật ông Ba, tác giả có viết: “ Trong giờ phút cuối cùng, không còn đủ sức để trăng trối lại điều gì, hình như chỉ có tình cha con là không thể chết được, anh đưa tay vào túi, móc cây lược đưa cho tôi và nhìn tôi một hồi lâu. Tôi không đủ lời lẽ để tả lại cái nhìn ấy, chỉ biết rằng cho đến bây giờ, thỉnh thoảng tôi cứ nhớ lại đôi mắt của anh.” (Ngữ văn 9, tập 1) Tại sao nhân vật ông Ba lại nghĩ “chỉ có tình cha con là không thể chết được” và ông “không đủ lời lẽ để tả lại cái nhìn ấy” ? Câu 3: (2 điểm) Miêu tả vẻ đẹp của Thuý Vân, Nguyễn Du viết: “Hoa cười ngọc thốt đoan trang” (Truyện Kiều). Trong câu thơ trên, từ “hoa” được sử dụng theo biện pháp tu từ nào? Hãy phân tích cái hay của phép tu từ đó. Câu 4: (12 điểm). Bàn về bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt có ý kiến cho rằng: " Bài thơ biểu hiện một triết lý thầm kín: những gì là thân thiết nhất của tuổi thơ mỗi người, đều có sức tỏa sáng, nâng đỡ con người trên hành trình dài rộng của cuộc đời". Bằng những hiểu biết của em về bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt, em hãy làm sáng tỏ nhận định trên.
  2. HƯỚNG DẪN CHẤM Câu 1: (3 điểm) - Điệp ngữ: không có ( lặp lại 3 lần) nhấn mạnh thêm tính chất khốc liệt của chiến tranh làm cho chiếc xe biến dạng đến trần trụi tưởng chừng như chiếc xe không thể chạy được nữa.(1.0đ) - Tương phản: Giữa không và có đó là sự đối lập giữa phương tiện vật chất và tinh thần của người chiến sĩ. .(1.0đ) - Hoán dụ: + miềnNam ( chỉ nhân dân miềnNam) + một trái tim: chỉ người lính lái xe với một tấm lòng, một tình yêu nước, một khát vọng giải phóng miền Nam thống nhất đất nước và đó cũng là lí tưởng của thế hệ trẻ Việt Nam thời chống Mĩ cứu nước. .(1.0đ) Câu 2: (3 điểm) - Ông Ba nghĩ “ chỉ có tình cha con là không thể chết được”: vì: + Đó là tình cảm thiêng liêng và sâu nặng nhất của ông Sáu dành cho con. Tình cảm đó đã được trải qua thử thách, có những lúc đắng cay ngậm ngùi (lúc bé Thu nhất định từ chối, phản ứng quyết liệt và còn nói trống không với ông Sáu), có những lúc ngọt ngào tha thiết (nỗi nhớ con của ông Sáu, lúc bé Thu chịu nhận ông Sáu là ba ) nhưng dù trong điều kiện nào, tình cảm đó vẫn luôn mãnh liệt. (1,0 điểm) + Ông Sáu đã kịp gửi trọn tình cảm đó vào cây lược tặng con (phân tích tình cảm của ông Sáu khi làm cây lược), khi ông Sáu biết không thể trở về gặp con được nữa, ông Sáu đã trao gửi tất cả cho bạn, ông Ba. Cây lược đã trở thành kỉ vật thiêng liêng gói trọn tình cha. Tình cha con ấy sẽ bất tử cùng thời gian Tác giả đã thành công khi lựa chọn ngôi kể thứ nhất trong vai nhân vật ông Ba, góp phần thể hiện chân thực, sinh động chủ đề của truyện. (1,0 điểm) - Ông Ba “ không đủ lời lẽ để tả lại cái nhìn ấy” vì: Đó là cái nhìn đặc biệt. Trong cái nhìn ấy chứa đựng bao điều cần nói mà chỉ người trong cuộc mới hiểu được. Nó như một lời trăng trối, là sự trao gửi đầy tin cậy của ông Sáu với người bạn, người đồng chí đồng đội của mình. Ông Sáu trao cây lược nhưng cũng chính là trao lại tình cảm và trách nhiệm của người cha cho người bạn thân thiết của mình với sự khẩn cầu và tin cậy. (1,0 điểm) Câu 3: (2 điểm) - Từ “hoa” được sử dụng theo phép tu từ ẩn dụ. (0,5 điểm) - Cái hay của phép tu từ ẩn dụ với từ “hoa” trong câu thơ trên là gợi được vẻ đẹp xinh tươi, tinh khôi, rạng rỡ như bông hoa mới nở của Thuý Vân (ngầm so sánh Thuý Vân với hoa đẹp thắm tươi) (1 đ). Ẩn sâu bên trong là thái độ ngưỡng mộ, trân trọng với vẻ đẹp mà tạo hoá đã ban cho người phụ nữ (0.5đ)
  3. Câu 4 : (12 điểm) a. Mục đích: Kiểm tra kĩ năng đọc – hiểu văn bản, phát hiện những giá trị sâu sắc của bài thơ; khắc sâu chủ đề văn bản, rèn kĩ năng cảm thụ, nghị luận về tác phẩm thơ. b. Yêu cầu: * Về kĩ năng: học sinh biết bám sát văn bản ngôn từ, biết phát hiện và phân tích, chứng minh, cảm nhận và biết lập luận và trình bày thành một văn bản hoàn chỉnh. * Về nội dung kiến thức: Học sinh cần bám sát lời nhận định trên và văn bản để trình bày các ý sau: - Giải thích lời nhận định: + Những gì là thân thiết nhất của tuổi thơ mỗi người: là những người thân trong gia đình, bạn bè, những kỷ niệm, một cây lược, một chiếc bút gắn bó sâu sắc với ta. Đều có sức tỏa sáng, nâng đỡ con người trên hành trình dài rộng của cuộc đời: trở thành điểm tựa, nguồn động lực, cho ta sức mạnh trong mỗi bước đường đời. - Chứng minh nhận định: + Trong bài thơ Bếp lửa, những gì thân thiết của tuổi thơ người cháu là bà, là bếp lửa, là những hình ảnh của quê hương Những hình ảnh đó đã in đậm trong cháu từ thuở ấu thơ. (Dẫn chứng) +Bà với tình yêu thương, đức hy sinh, niềm tin yêu cuộc sống; Bếp lửa với sự ấm nồng, thân thiết đã là chỗ dựa cho cháu, nhen lên trong cháu những tâm tình, những niềm tin, là nơi chắp cánh ước mơ cho cháu (Dẫn chứng) + Khi cháu lớn lên, học tập và công tác nơi xa, bà và bếp vẫn là điểm tựa, là nguồn động viên là nơi nâng đỡ (Dẫn chứng) + Suy rộng ra, điều tạo ra sức tỏa sáng, sự nâng đỡ người cháu trong bài thơ còn là quê hương, đất nước. - Đánh giá khái quát: +Bài thơ kết hợp trữ tình, tự sự, nhiều hình ảnh thơ đẹp +Những hình ảnh, kỉ niệm thân thiết nhất của tuổi thơ người cháu đã có sức tỏa sáng, nâng đỡ cháu, là chỗ dựa, là nguồn cổ vũ động viên cháu trên hành trình dài rộng của cuộc đời cháu. +Bài thơ còn ngợi ca vẻ đẹp của người bà, người phụ nữ Việt Nam, gợi lòng biết ơn, tình cảm gia đình, tình yêu quê hương, đất nước. c. Biểu điểm chấm: * Điểm 5 : Bài làm đảm bảo các yêu cầu trên. Thể hiện được năng lực cảm thụ văn học. Có kỹ năng phân tích, chứng minh vấn đề, hệ thống luận điểm rõ ràng. Có được những đoạn hay.
  4. * Điểm 4 : Đạt những yêu cầu chính. Văn viết có cảm xúc. Bố cục tương đối hợp lý. Diễn đạt gọn, ít lỗi diễn đạt. * Điểm 3 : Bài làm chưa sáng tạo, chỉ phân tích tác phẩm, chưa biết chia luận điểm. Cảm nhận chung chung, không sâu, chưa biết sử dụng dẫn chứng để chứng minh. Còn mắc lỗi diễn đạt. * Điểm 2 : Diễn xuôi thơ, hoặc cảm nhận không xuất phát từ tác phẩm. Chưa có bố cục hợp lí, chưa biết xây dựng hệ thống luận điểm bám sát vào lời nhận định, còn mắc nhiều lỗi diễn đạt. * Điểm 1 : Cảm nhận và phân tích chưa đúng hướng, mắc nhiều lỗi diễn đạt, chưa có bố cục, chưa biết tổ chức luận điểm. * Điểm 0 : Bài làm lạc đề hoặc chỉ viết vài dòng, sai cả nội dung và phương pháp.