Đề cương ôn tập cuối học kì 1 Công nghệ Lớp 6 - Năm học 2022-2023

docx 3 trang Hàn Vy 01/03/2023 12263
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập cuối học kì 1 Công nghệ Lớp 6 - Năm học 2022-2023", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_cuoi_hoc_ki_1_cong_nghe_lop_6_nam_hoc_2022_2.docx

Nội dung text: Đề cương ôn tập cuối học kì 1 Công nghệ Lớp 6 - Năm học 2022-2023

  1. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ 1 MÔN: CÔNG NGHỆ 6 - NH 2022 – 2023 I. HỆ THỐNG KIẾN THỨC BÀI 4: THỰC PHẨM VÀ DINH DƯỠNG - Kể được tên một số nhóm thực phẩm chính; nêu được giá trị dinh dưỡng của các nhóm thực phẩm chính đối với sức khoẻ con người, yêu cầu của chế độ dinh dưỡng hợp lí; - Xây dựng được bữa ăn dinh dưỡng hợp lí, ước tính được chi phí tài chính cho một bữa ăn gia đình, - Hình thành thói quen ăn uống khoa học để giúp cơ thể phát triển khoẻ mạnh. BÀI 5: BẢO QUẢN VÀ CHẾ BIẾN THỰC PHẨM TRONG GIA ĐÌNH - Trình bày được vai trò của việc bảo quản và chế biến thực phẩm, kể được các phương pháp bảo quản và chế biến thực phẩm phổ biến trong gia đình; - Vận dụng kiến thức, kĩ năng vào việc bảo quản và chế biến thực phẩm trong gia đình; - Rèn luyện kĩ năng chế biến món ăn không sử dụng nhiệt; - Hình thành và bồi dưỡng thói quen chế biến thực phẩm đảm bảo an toàn, vệ sinh; thể hiện ý thức bảo quản và sử đụng hợp lí thực phẩm đề tạo nguồn dinh dưỡng tốt cho các thành viên trong gia đình. II. HỆ THỐNG CÂU HỎI A. PHẦN TRẮC NGHIỆM Câu 1. Nhóm thực phẩm nào sau đây là nguồn cung cấp chất đường bột? A. Gạo, bánh, ngô, khoai. B. Bắp cải, cà rốt, táo, cam. C. Thịt, trứng, sữa. D. Mỡ, bơ, dầu đậu nành Câu 2: Thức ăn được phân làm bao nhiêu nhóm: A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 Câu 3. Phương pháp nào sau đây là phương pháp bảo quản thực phẩm? A. Nướng và muối chua. B. Luộc và trộn hỗn hợp. C. Xào và muối chua. D. Làm lạnh và đông lạnh. Câu 4. Trong các quy trình dưới đây, đâu là thứ tự các bước chính xác trong quy trình chung chế biến thực phẩm? A. Chế biến thực phẩm Sơ chế món ăn Trình bày món ăn. B. Sơ chế thực phẩm Chế biến món ăn Trình bày món ăn. C. Lựa chọn thực phẩm Sơ chế món ăn Chế biến món ăn. D. Sơ chế thực phẩm Lựa chọn thực phẩm Chế biến món ăn. Câu 5: Theo tháp dinh dưỡng hằng ngày chúng ta cần sử dụng loại thực phẩm nào nhiều nhất trong các thực phẩm dưới đây? A. Rau, củ, quả B. Dầu, mỡ. C. Thịt, cá D. Muối
  2. Câu 6. Các thực phẩm thuộc nhóm thức ăn giàu chất béo: A. Thịt heo nạc, cá, ốc, mỡ heo. B. Lạc, vừng, ốc, cá. C. Thịt bò, mỡ, bơ, vừng. D. Vừng, bơ, dầu dừa, dầu mè. Câu 7: Theo tháp dinh dưỡng hằng ngày chúng ta cần sử dụng loại thực phẩm nào nhiều nhất trong các thực phẩm dưới đây? A. Rau, củ, quả B. Dầu, mỡ. C. Thịt, cá D. Muối Câu 8: Bệnh suy dinh dưỡng làm cho cơ thể phát triển chậm, cơ bắp yếu ớt, bụng phình to, tóc mọc lưa thưa là do đâu? A. Thừa chất đạm B. Thiếu chất đường bột C. Thiếu chất đạm trầm trọng D. Thiếu chất béo Câu 9: Thức ăn được phân làm bao nhiêu nhóm: A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 Câu 10: Phân chia số bữa ăn hợp lí? A. 2 bữa ăn chính và có thể có thêm các bữa ăn phụ C. 2 bữa ăn chính. B. 3 bữa ăn chính và có thể có thêm các bữa ăn phụ D. 3 bữa ăn chính. Câu 11: Các bữa ăn chính trong ngày? A. Bữa sáng, bữa trưa, bữa chiều (tối) B. Bữa sáng, bữa trưa. C. Bữa trưa, bữa chiều D. Bữa Sáng, bữa chiều. Câu 12: Trung bình thức ăn sẽ được tiêu hóa hết sau: A. 2 giờ B. 3 giờ C. 4 giờ D. 5 giờ Câu 13: Các yếu tố của bữa ăn dinh dưỡng hợp lí? A. Có đầy đủ 2 nhóm thực phẩm và 3 loại món ăn chính. B. Có đầy đủ 3 nhóm thực phẩm và 3 loại món ăn chính. C. Có đầy đủ 4 nhóm thực phẩm và 3 loại món ăn chính. D. Có đầy đủ 5 nhóm thực phẩm và 3 loại món ăn chính. Câu 14: Các loại món ăn chính gồm: A. Món canh, món mặn. B. Món canh, món mặn, món xào hoặc luộc. C. Món canh, món xào hoặc luộc. D. Món mặn, món xào hoặc luộc Câu 15: Quy trình xây dựng bữa ăn dinh dưỡng hợp lí: A. Lập danh sách các món ăn theo từng loại. C. Hoàn thiện bữa ăn. B.Chọn món ăn chính, chọn thêm món ăn kèm. D. Tất cả câu trên đều đúng. Câu 16: Nhóm thực phẩm nào sau đây là nguồn cung cấp chất đạm? A. Gạo, đậu xanh, ngô, khoai. B. Bắp cải, cà rốt, táo, cam. C. Thịt, trứng, sữa. D. Mỡ, bơ, dầu đậu nành. Câu 17: Nhóm thực phẩm nào sau đây là nguồn cung cấp chất đường bột? A. Gạo, đậu xanh, ngô, khoai. B. Bắp cải, cà rốt, táo, cam. C. Thịt, trứng, sữa. D. Mỡ, bơ, dầu đậu nành. Câu 18: Nhóm thực phẩm nào sau đây là nguồn cung cấp chất béo?
  3. A. Gạo, đậu xanh, ngô, khoai. B. Bắp cải, cà rốt, táo, cam. C. Thịt, trứng, sữa. D. Mỡ, bơ, dầu đậu nành. Câu 19: Món ăn nào sau đây không thuộc phương pháp làm chín thực phẩm trong chất béo? A. Nem rán B. Rau xào C. Thịt lợn rang D. Thịt kho Câu 20: Thực phẩm nào sau đây được bảo quản bằng phương pháp sấy khô? A. Rau cải. B. Sò ốc. C. Cua. D. Tôm. B. PHẦN TỰ LUẬN Câu 1: Em hãy nêu chức năng dinh dưỡng của các nhóm chất đạm, chất đường bột, chất béo? Câu 2: Em hãy cho biết sự khác nhau giữa phương pháp xào và phương pháp rán. Câu 3. Phân biệt trộn hỗn hợp và trộn dầu giấm? Câu 4: Hùng là học sinh lớp 6 có cân nặng hơi thừa so với tiêu chuẩn. Bạn ấy rất thích ăn những món ăn nhanh, đồ rán và chiên xào. Em hãy đưa ra lời khuyên để bạn Hùng lựa chọn những loại thực phẩm phù hợp giúp cơ thể phát triển cân đối, khỏe mạnh. Câu 5 : Hôm nay mẹ bạn Nam đi chợ mua rất nhiều cá. Để cá bảo quản được lâu em có cách nào để giúp gia đình bạn Nam ? Câu 6. Chế độ ăn uống khoa học cần phải đạt những yêu cầu gì? Câu 7. Nếu không được bảo quản đúng cách, thực phẩm sẽ bị hư hỏng như thế nào? Câu 8. Hãy trình bày các phương pháp bảo quản thực phẩm mà gia đình em từng sử dụng. Câu 9. Hãy kể các phương pháp chế biến thực phẩm không sử dụng nhiệt mà gia đình em đã thực hiện. Câu 10. Nhà bạn Lan ăn chè đỗ đen xong thì bị ngộ độc thực phẩm. Để thực hiện an toàn thực phẩm thì nhà bạn Lan cần thực hiện những biện pháp nào?