Đề cương ôn tập cuối kì 1 Ngữ văn Lớp 10 (Sách Kết nối tri thức) - Năm học 2022-2023
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập cuối kì 1 Ngữ văn Lớp 10 (Sách Kết nối tri thức) - Năm học 2022-2023", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_cuong_on_tap_cuoi_ki_1_ngu_van_lop_10_sach_ket_noi_tri_th.docx
Nội dung text: Đề cương ôn tập cuối kì 1 Ngữ văn Lớp 10 (Sách Kết nối tri thức) - Năm học 2022-2023
- ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP NGỮ VĂN 10 CUỐI KÌ 1- NĂM HỌC 2022-2023 I. Đọc hiểu: A. Ngữ liệu: Ngữ liệu là đoạn trích văn bản nghị luận/ sử thi ngoài Sách giáo khoa, có nội dung phù hợp với các chủ đề, bài học ở lớp 10 Nội dung kiểm tra gồm 10 câu hỏi, kết hợp trắc nghiệm khách quan và tự luận. B. Nội dung đọc hiểu: 1. Nhận biết về thể loại: Cần căn cứ vào đặc trưng của các thể loại để nhận biết. 2. Phương thức biểu đạt Phương thức biểu đạt Cách nhận diện 1 Tự sự ( kể chuyện, tường Dùng ngôn ngữ kể lại một chuỗi sự việc thuật) 2 Miêu tả Dùng ngôn ngữ làm người người đọc hình dung cụ thể sự vật, sự việc, cảnh sắc hoặc nội tâm con người. 3 Biểu cảm Dùng ngôn ngữ để bộc lộ tình cảm, cảm xúc với một đối tượng nào đó. 4 Nghị luận Dùng ngôn ngữ để bàn bạc phải- trái, đúng –sai, tốt – xấu, hay- dở nhằm thể hiện rõ chính kiến và thuyết phục người khác đồng tình với ý kiến của mình. 5 Thuyết minh Cung cấp, giới thiệu, giảng giải những tri thức về một sự vật, hiện tượng nào đó cho người đọc, người nghe 6 Hành chính – công vụ Phương thức giao tiếp giữa nhân dân với Nhà nước hoặc ngược lại, giữa cơ quan nhà nước với cơ quan nhà nước khác trên cơ sở pháp lí như hợp đồng, công văn, hoá đơn, thông tư, nghị định 3. Nhận biết Thủ pháp nghệ thuật: 3.1 So sánh: Là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. 3.2 Nhân hóa Là gợi tả con vật, cây cối, đồ vật bằng những từ ngữ vốn được dùng để gợi tả con người; làm cho thế giới loài vật, cây cối, đồ vật,trở nên gần gũi với con người; biểu thị được những suy nghĩ, tình cảm của con người. 3.3. Ẩn dụ Là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng (có nét giống nhau) với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. 3.4 Hoán dụ Là gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm bằng tên gọi của một sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có nét tương cận (gần gũi với nó) nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. 3.5 Điệp ngữ
- + Điệp âm: lặp lại phụ âm đầu nhằm tăng tính tạo hình và diễn cảm cho câu thơ + Điệp vần: lặp lại những âm tiết có phần giống nhau làm tăng tính nhạc điệu cho câu + Điệp thanh: lặp lại các thanh cùng nhóm B hay nhóm T + Điệp ngữ: Là lặp đi, lặp lại từ ngữ hoặc cả một câu để làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh 3.6 Liệt kê Là sắp xếp nối tiếp hàng loạt từ hay cụm từ cùng loại để diễn tả được đầy đủ hơn, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế hay của tư tưởng, tình cảm. Tác dụng: Diễn tả cụ thể , toàn diện 3.7 Câu hỏi tu từ: Là cách sử dụng câu hỏi nhưng không có câu trả lời nhằm biểu thị một ý nghĩa nào đó trong diễn đạt có tác dụng bộc lộ cảm xúc 3.8 Nói quá Là biệp pháp tu từ phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm. 3.9 Đảo ngữ là hiện tượng vi phạm có tính chủ định trật tự chuẩn mực của các đơn vị văn bản. Có tác dụng nhấn mạnh , gây ấn tượng về nội dung biểu đạt 3.10 Đối lập (tương phản) hình ảnh, ý trái ngược nhau có tác dụng Tạo hiệu quả hài hòa , cân đối trong diễn đạt . Nhấn mạnh về ý , gợi liên tưởng , gợi hình ảnh sinh động , tạo nhịp điệu 4. Nhận biết chi tiết (từ ngữ, hình ảnh) trong ngữ liệu. 5. Hiểu được các chi tiết, nội dung của ngữ liệu; tác dụng của thủ pháp nghệ thuật được sử dụng trong ngữ liệu. 6. Trình bày suy nghĩ, cảm nhận/ nêu quan điểm cá nhân về một vấn đề liên quan đến nội dung ngữ liệu. 7. Rút ra bài học/ thông điệp. II. Làm văn A. Kiểu bài: Nghị luận văn học (Nghị luận về một đoạn thơ.) *Để viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm thơ, chúng ta cần: - Giới thiệu ngắn gọn về bài thơ được chọn (tác giả, hoàn cảnh ra đời của tác phẩm, khuynh hướng, trào lưu văn học gắn với bài thơ; lí do lựa chọn bài thơ để phân tích, đánh giá). - Chỉ ra và phân tích được những nét đặc sắc, độc đáo của bài thơ (từ ngữ, hình ảnh,cách tổ chức nhịp điệu, nhạc điệu, cách liên kết mạch cảm xúc và hình ảnh, ). - Đánh giá giá trị của bài thơ về phương diện nghệ thuật cũng như ý nghĩa nhân sinh. * Dàn ý khái quát: Mở bài – Giới thiệu ngắn gọn những nét chính về tác giả, bài thơ, đoạn thơ. Thân bài - Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ bài thơ, vị trí đoạn thơ - Phân tích về những giá trị nội dung và nghệ thuật đoạn thơ ( Chú ý phân tích nghệ thuật để làm rõ nội dung)
- - Đánh giá chung đoạn thơ. Kết bài -Đánh giá khái quát và khẳng định giá trị riêng, đặc sắc của đoạn thơ -Tuỳ từng đề bài mở rộng, liên hệ đời sống. B. Nội dung: Giới hạn các văn bản sau: - Tự Tình - Hồ Xuân Hương - Nhàn - Nguyễn Bỉnh Khiêm - Đây thôn Vĩ Dạ - Hàn Mặc Tử - Quê hương – Đỗ Trung Quân - Chợ tết – Đoàn Văn Cừ - Tỏ lòng - Phạm Ngũ Lão HẾT