Đề cương ôn tập đầu học kì 2 môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm 2019-2020 - FB: Giáo viên THCS Vĩnh Phúc

docx 6 trang thaodu 3760
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập đầu học kì 2 môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm 2019-2020 - FB: Giáo viên THCS Vĩnh Phúc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_dau_hoc_ki_2_mon_ngu_van_lop_9_nam_2019_2020.docx

Nội dung text: Đề cương ôn tập đầu học kì 2 môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm 2019-2020 - FB: Giáo viên THCS Vĩnh Phúc

  1. 1 ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP ĐẦU HỌC KÌ 2 MÔN NGỮ VĂN LỚP 9 NĂM 2019 - 2020 I/ Học thuộc 2 bài thơ: 1 - Sang thu Bỗng nhận ra hương ổi Phả vào trong gió se Sương chùng chình qua ngõ Hình như thu đã về Sông được lúc dềnh dàng Chim bắt đầu vội vã Có đám mây mùa hạ Vắt nửa mình sang thu Vẫn còn bao nhiêu nắng Đã vơi dần cơn mưa Sấm cũng bớt bất ngờ Trên hàng cây đứng tuổi. Nguồn: Từ chiến hào đến thành phố, NXB Văn học, 1991 2 - Nói với con Chân phải bước tới cha Chân trái bước tới mẹ Một bước chạm tiếng nói Hai bước tới tiếng cười Người đồng mình yêu lắm con ơi Đan lờ cài nan hoa Vách nhà ken câu hát Rừng cho hoa Con đường cho những tấm lòng Cha mẹ mãi nhớ về ngày cưới Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời. Người đồng mình thương lắm con ơi Cao đo nỗi buồn Xa nuôi chí lớn Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn Sống trên đá không chê đá gập ghềnh Sống trong thung không chê thung nghèo đói Sống như sông như suối Lên thác xuống ghềnh Không lo cực nhọc Người đồng mình thô sơ da thịt Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương Còn quê hương thì làm phong tục THIÊN HƯƠNG SƯU TẦM VÀ TỔNG HỢP TÀI NGUYÊN DẠY HỌC
  2. 2 Con ơi tuy thô sơ da thịt Lên đường Không bao giờ nhỏ bé được Nghe con. Nguồn: 1. Thơ Việt Nam 1945-1985, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1985 2. Ngữ văn 9 (tập 2), NXB Giáo dục, 2010 II/ Viết văn bản nghị luận: 1. Nghị luận về bài thơ Sang thu Khi những cơn gió heo may bắt đầu lả lướt trên những cành cao, khi giọt nắng vàng ươm rơi rớt qua từng kẽ lá, khi cỏ hoa rủ nhau khoe sắc một khung trời là ta biết thời tiết đã sang thu. Thu về mang bao mật ngọt cho đời, thu khiến đất trời chao đảo mông lung trong những hoài niệm đong đầy và trong cả những cảm xúc chẳng thể gọi thành tên. Mùa thu luôn là đề tài khiến các thi nhân phải động lòng yêu thương. Bài thơ Sang Thu được sáng tác năm 1977 của Hữu Thỉnh đã lột tả trọn vẹn cái chất thu trầm ngâm, sâu lắng cùng sự chuyển đổi mượt mà của đất trời và của lòng người. Mùa thu là đề tài khiến thi nhân phải động lòng thương yêu. Bởi đó là mùa của những gì nhẹ nhàng và em dịu nhất, mùa của những rung động sâu sắc. Thu se lạnh, man mác buồn gợi ra bao suy tư. Bài thơ Sang Thu được sáng tác năm 1977 của Hữu Thỉnh đã lột tả trọn vẹn cái chất thu trầm ngâm, sâu lắng cùng sự chuyển đổi mượt mà của đất trời và của lòng người. Sang thu” là bài thơ ngũ ngôn của, từng được nhiều người ưa thích. Bài thơ gồm có ba khổ thơ; mỗi khổ thơ bốn câu là một nét thu đẹp êm đềm của đất trời, tạo vật trong buổi đầu thu - thu mới về, thu chợt đến. “Sang thu” thể hiện một bút pháp nghệ thuật thanh, nhẹ, tài hoa, diễn tả những cảm nhận, những rung động man mác, bâng khuâng của tác giả trước vẻ đẹp và sự biến đổi kì diệu của thiên nhiên trong buổi chớm thu. Đối tượng được cảm nhận là cảnh sắc mùa thu nơi đồng quê trên miền Bắc đất nước ta. Bỗng nhận ra hương ổi Phả vào trong gió se Sương chùng chình qua ngõ Hình như thu đã về Cụm từ “bỗng nhận ra” giống như một ngạc nhiên, thú vị khi phát hiện ra điều gì đó mới mẻ. Đây là cụm từ diễn tả trạng thái ngỡ ngàng của tác giả khi hương ổi chín vô tình xộc vào khóe mũi ông, ông bất giác nhận ra mùa thu đã chạm ngõ từ bao giờ. Dấu hiệu gợi báo mùa thu đến của Hữu Thỉnh không phải là con gió nồng nàn mùi hoa sữa, cũng không “Đây mùa thu tới, mùa thu tới / Với áo mơ phai dệt lá vàng” của Xuân Diệu. Mà là những hình ảnh vô cùng đơn sơ, mộc mạc của quê hương. Cái hương ổi chím đượm đã “phả”, bốc ra, tỏa ra mãnh mẽ vào cơn gió se. Mùa thu vốn là mùa của trái ngọt, hoa thơm và giữa muôn ngàn sắc hương, Hữu Thỉnh vẫn nhận ra trong gió hương thơm giản dị của từng quả ổi xanh, giòn rụm, phải yêu lắm xứ sở, làng quê, yêu lắm cái nơi mình đã “chôn rau cắt rốn” thì ông mới có thể nhận ra chuyển biến dù là rất nhỏ của cảnh sắc quê hương và đối đãi với nó bằng tất cả tình thương yêu, trân trọng. Hương ổi của làng quê đồng bằng Bắc bộ, mùi hương thấm đẫm bao kỷ niệm tuổi ấu thơ cùng tình yêu quê hương đã hòa quyện trong cốt cách, tâm hồn của người thi sĩ ấy. “Sương chùng chình qua ngõ thu đã về”, hai câu thơ sau rất duyên, rất tinh tế nhưng cũng rất THIÊN HƯƠNG SƯU TẦM VÀ TỔNG HỢP TÀI NGUYÊN DẠY HỌC
  3. 3 sâu sắc đã gợi lên sự mơ hồ của giây phút chuyển mùa. Hình ảnh “sương chùng chình qua ngõ” khiến người đọc tương tưởng ra khung cảnh sương đang ngập ngừng giăng mắc ở đầu ngõ. Và khi tác giả trông thấy từng làn sương trắng mờ ảo đi ngang qua ngõ mà có vẻ chậm chạp như đôi phần luyến tiếc, ông đã phải thốt lên: “Hình như thu đã về”. Các từ ngữ “bỗng” và “hình như” làm tăng thêm cảm giác bâng khuâng, xao xuyến rất đúng với tâm trạng của nhà thơ trước khung cảnh mùa thu. Chữ “se” vần với chữ “về" (vần chân, vần bằng, vần cách) đã góp phần tạo nên sự phong phú về vần điệu và nhạc điệu, làm cho giọng thơ thêm nhẹ nhàng, mênh mông và gợi cảm. Tham khảo thêm: Nghị luận về bài thơ Sang thu 2. Nghị luận về bài thơ Nói với con Y Phương là nhà thơ mang một tiếng nói riêng, rất đặc trưng cho dân tộc Tày. Thơ ông là tiếng lòng chân thật, gần gũi, bình dị nhưng tràn đầy tình yêu thương. Bài thơ “Nói với con” tiêu biểu cho phong cách sang tác ấy của ông. Bài thơ đi vào lòng người đọc một thứ tình cảm gần gũi nhưng thiêng liêng và cao quý: tình cha con. Đó là tâm sự của một người cha dành cho con, là những điều mà cha muốn thổ lộ cho con nghe, con hiểu. “Nói với con” là lời tâm sự, thủ thỉ, trò chuyện của người cha dành cho con từ lúc con mới lọt long. Mạch cảm xúc chủ đạo của bài thơ chính là tình yêu thương, chia sẻ, gắn bó và giáo dục cho con những truyền thống tốt đẹp của dân tộc và những người xung quanh con. Với thể thơ tự do phóng khoáng, cảm xúc chân thành, mộc mạc đã khiến cho tình cảm đó càng trở nên ấm áp và thân thiết. Y Phương đã gieo vào lòng người đọc chất liệu đời thường rất mực thiêng liêng. Chân phải bước tới cha Những câu thơ đầu tiên cất lên như một lời kể chuyện thủ thỉ với con: Chân trái bước tới mẹ Một bước chạm tiếng nói Hai bước tới tiếng cười Đứa con từ lúc lọt lòng đã được bao bọc, yêu thương trong vòng tay của cha mẹ. Từng ngày, từng giờ con lớn lên là từng ngày từng giờ cha mẹ mong chờ. Từ lúc con chập chững bước những bước đi đầu tiên trong cuộc đời thì cha mẹ luôn là người ở bên cạnh chứng kiến và cổ vũ. Hình ảnh “chân phải”, “chân trái”, “tiếng nói” , “tiếng cười” bình dị, gần gũi biết bao nhiêu. Một không gian ấm áp và hạnh phúc bao trùm lấy từng nhịp thơ. Cuộc sống xoay vần, tình yêu thương mà Y Phương dành cho con luôn chân thành và thiết tha như vậy. Ông đã vẽ lên hình ảnh đứa con từ lúc còn bé, gieo vào con nhận thức về những tháng năm đó. Y Phương tiếp tục gieo vào long người tình làng nghĩa xóm của người dân tộc luôn tha thiết, sâu nặng. Nhắc nhở con phải luôn nhớ về họ: Người đồng mình thương lắm con ơi Đan lờ cài nan hoa Vách nhà ken câu hát Rừng cho hoa Con đường cho những tấm lòng THIÊN HƯƠNG SƯU TẦM VÀ TỔNG HỢP TÀI NGUYÊN DẠY HỌC
  4. 4 Cha mẹ mãi nhớ về ngày cưới Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời Những con người dân tộc mộc mạc, bình dị, chăm chỉ làm ăn, khéo léo trong mọi công việc. Cuộc sống của họ hằng ngày lên rừng, làm rẫy, tất bật với rất nhiều cuộc việc. Dù cuộc sống vất vả nhưng họ vẫn gắn bó khăng khít bên nhau. Những từ ngữ “đan”, “cài” không những nói lên sự gắn bó mà còn nói lên nghĩa tình sâu nặng, khó có thể phai nhòa của những con người nơi đây. Tác giả đã gieo vào lòng người con mình tình cảm, cội nguồn đáng trân trọng và gìn giữ. Quê hương và những người nơi đây là điều con phải nhớ, phải gắng nhớ về họ để biết ơn và để trở thành người có ích hơn. Tham khảo thêm: Nghị luận về bài thơ Nói với con II/Làm tập làm văn 1 - Phân tích nhân vật bé Thu. Có những trang viết khiến người đọc rơi nước mắt khi chứng kiến những dằng xé, đau đớn và cả nước mắt. Có những nhân vật dù chỉ được vẽ qua nét bút của tác giả nhưng có sức ám ảnh. Nhân vật bé Thu trong truyện ngắn "Chiếc lược ngà" của Nguyễn quang sáng là một hình tượng luôn khiến người đọc xúc động mạnh khi lật giở từng trang viết của tác giả. "Chiếc lược ngà" được sáng tác năm 1966, trong lúc cuộc kháng chiến đang diễn ra ác liệt, nhiều cam go. Ông Sáu lên đường ra chiến trận khi bé Thu chưa tròn một tuổi, nhưng khi ông trở về thăm con thì bé đã lớn và nhất quyết không nhận ba. Những day dứt, sự dằng xé, nước mắt, tủi hờn, mâu thuẫn nội tâm trong một đứa bé đã khiến cho cốt truyện được đẩy đến cao trào. Ba ngày ở cạnh ba nhưng bé Thu nhất quyết không chịu nhận, chỉ khi nghe bà ngoại kể về vết thẹo trên gương mặt ba thì lúc đó bé mới ôm chặt ông Sáu, không cho đi. Tình cảm cha con vỡ òa, cảm xúc trong lòng người đọc cứ thế tan chảy. Mặc dù mới lên 8 tuổi nhưng bé Thu được xây dựng rất sắc nét, cá tính mạnh, bướng bỉnh. Trong tâm trí của bé Thu chỉ có một tấm hình duy nhất của ba chụp với má vào ngày cưới. Đó là những gì nó có để gìn giữ và đợi chờ ba trở về. Khi ông Sáu nhất quyết gọi "Thu! Ba đây con" thì bé vẫn nhất quyết không chịu nhận, cự tuyệt một cách thẳng thừng. Ông Sáu luôn dành tình cảm yêu thương chân thành và sâu sắc nhất cho bé Thu nhưng ông nhận lại là sự lạnh lùng, xa lánh. Chỉ bởi về vết thẹo dài trên mặt, chỉ vì chiến tranh, vì những tàn khốc mà nó đã gây ra. Cá tính mạnh của một cô bé 8 tuổi được Nguyễn Quang Sáng thể hiện rất sắc nét và táo bạo. Qua đó giúp người đọc hình dung được sự kiên định, vững chắc trong trái tim con người Nam Bộ. Sự bướng bỉnh, lạnh lùng của bé Thu dành cho ông Sáu còn thể hiện qua cử chỉ và lời nói. Khi mẹ bảo mởi ba vô ăn cơm thì nó chỉ nói cộc lốc "vô ăn cơm". Đặc biệt qua chi tiết chắt nước ở nồi cơm ra, bé Thu không chắt được nhưng nhất quyết không để cho ông Sáu chắt. Bướng bỉnh, lạnh lùng, hờ hửng đã khiến cho ông Sáu đau lòng. Cao trào của tính cách bé Thu thể hiện qua bữa cơm, khi ông Sáu gắp cho bé Thu cái trứng cá vào bát, bé hất đổ cả chén cơm. Ông Sáu đánh đòn, và tất cả mọi người cứ tưởng Thu sẽ giẫy nẩy lên và bỏ đi, nhưng không, "Nhưng không, nó ngồi im, đầu cúi gằm xuống. Nghĩ thế nào nó cầm đũa, gắp lại cái trứng cá để vào chén, rồi lặng lẽ đứng dậy, bước ra khỏi mâm". Suy nghĩ đã thôi thúc, đẩy thành hành động quyết liệt, khước từ mọi tình cảm và yêu thương của ba dành cho mình. Vì với bé Thu, đó không phải là ba. Có lẽ chính cá tính mạng, sự ngang bướng như thế này đã thôi thúc cô trở thành cô giao liên kiên cường trong cuộc kháng chiến về sau. THIÊN HƯƠNG SƯU TẦM VÀ TỔNG HỢP TÀI NGUYÊN DẠY HỌC
  5. 5 Nguyễn quang sáng không chỉ dừng lại ở việc miêu tả tâm lí nhân vật của một đứa trẻ lên 8 mà lấy tính cách đó làm tiền để cho tình yêu thương ba tha thiết và mãnh liệt như thế nào. Suốt 3 ngày ở cạnh ba nhưng bé Thu nhất quyết không nhận ba, chỉ đến khi nghe bà ngoại kể về vết thẹo trên mặt ba do chiến tranh gây nên thì lúc đó bé thu mới vỡ òa. Gương mặt nó buồn rầu như nghĩ ngợi gì, khi ông Sáu lên đường ra trận, không dám lại gần vì sợ nó lại giãy nảy như lần trước. Chỉ dám nói rằng "Ba đi nghe con" nặng nề, đau đớn, dằn vặt của một người ba nhưng không làm cách nào để thuyết phục con gái. Lúc ấy một cảnh tượng xúc động diễn ra. Nó khóc thét lên "ba", tiếng "ba" như vỡ òa, trào ra từ tận trong tim mà nó đã dồn nén bao nhiêu năm qua. Tiếng "ba" đó như khiến người đọc nghẹn đắng ở cổ họng, cho một tình yêu bền bỉ và sâu nặng. Tiếng kêu của bé Thu như "tiếng xé, xé tan không khí tĩnh lặng, xé ruột gan mọi người, nghe thật xót xa". Bao nhiêu năm rồi, bé Thu vẫn luôn khát khao được gặp ba, được gọi tiếng ba. Tình cảm của bé Thu hoàn toàn đối lập với những ngày ông Sáu còn ở đây. Đó chính là niềm khao khát, tình yêu ba tha thiết. Sự ngang tàng, bướng bỉnh và tình yêu ba tha thiết là đặc điểm hội tụ để bé Thu có thể xác định cho mình con đường đi trong tương lai, sẽ nối bước cha, đánh đuổi kẻ thù xâm lược Như vậy việc xây dựng nhân vật bé Thu với những tính cách, tâm tư tình cảm đã khiến người đọc thêm xúc động về tình phụ nữ, tình cảm thiêng liêng nhất. Qua đó, tác giả còn muốn lên án, tố cáo chiến tranh đã khiến cho nhiều gia đình rơi vào cảnh nước mất nhà tan. Các bạn tham khảo thêm: Phân tích nhân vật bé Thu trong tác phẩm Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng 2 - Phân tích nhân vật ông Sáu trong truyện Chiếc lược ngà “Chiếc lược ngà“ là truyện ngắn xuất sắc của nhà văn Nguyễn Quang Sáng viết về tình cha – con và nỗi đau trong chiến tranh do quân giặc gieo rắc thời chống Mĩ. Ông Sáu là một trong những nhân vật thể hiện sâu sắc chủ đề ấy. Ông Sáu, một nông dân Nam Bộ giàu lòng yêu nước đã tham gia hai cuộc kháng chiến (đánh Pháp và đánh Mĩ), và đã anh dũng hi sinh. Ra đi đánh giặc từ năm 1946 mãi đến năm 1954, hòa bình lập lại, ông mới được về thăm quê một vài ngày. Ngày ra đi bộ đội, đứa con gái bé bỏng thân yêu của ông mới lên một tuổi, ngày về thì con đã 8, 9 tuổi. Cái khao khát của một người lính sau những năm dài vào sinh ra từ được trở lại quê hương, được gặp lại vợ con, được nghe con cất tiếng gọi “ba” một tiếng cũng không trọn vẹn! Đó là bi kịch thời chiến tranh. Lúc chia tay vợ con lần thứ hai để bước vào một cuộc chiến đấu mới, ông mới được một khoảnh khắc hạnh phúc khi đứa con gái ngây thơ “nhận ra” ba mình và kêu thét lên: “Ba ba!”. Ông ôm con “rút khăn lau nước mắt rồi hôn lên mái tóc con”. Ông Sáu đã ra đi với nỗi nhớ thương vợ con không thể nào kể xiết. Bom đạn giặc đã làm thay đổi hình hài ông. Vết thẹo dài trên má phải – vết thương chiến tranh – đã làm cho đứa con gái thương yêu, bé bỏng không nhận ra bóng dáng người cha nữa! Ông đã ra đi, mang theo hình ảnh vợ con, với lời hứa mang về cho, con gái chiếc lược cùng với nỗi ân hận day dứt “sao mình lại đánh con” cứ giày vò ông mãi. Nỗi đau, nổi nhớ thương và mất mát do quân giặc đem đến cho ông Sáu, cho bao người lính, cho bao bà mẹ, em thơ trên khắp mọi miền đất nước ta có bao giờ nguôi! Sự hi sinh của thế hệ đi trước để làm nên độc lập, thống nhất, dân chủ, hòa bình là vô giá. Sau năm 1954, ông Sáu không tập kết ra Bắc, ông nhận nhiệm vụ mói ở lại miền Nam “nằm vùng“ hoạt động bí mật. Trong những ngày ở rừng, ở cứ bị giặc ruồng bố triền miên. Thiếu gạo phải ăn bắp. Gian khổ và nguy hiểm. Cái chết bủa vây cuộc chiến đấu thầm lặng. Ông Sáu vẫn không nguôi nhớ vợ con. THIÊN HƯƠNG SƯU TẦM VÀ TỔNG HỢP TÀI NGUYÊN DẠY HỌC
  6. 6 Ông đã biến vỏ đạn 20 li của giặc Mĩ thành chiếc cưa nhỏ, đã tỉ mỉ, kiên nhẫn và khéo léo như một người thợ bạc chế tác khúc ngà voi thành một chiếc lược ngà xinh xắn có khắc dòng chữ: “Yêu nhớ tặng Thu con của ba". Chiếc lược ngà với dòng chữ ấy mang theo bao tình cảm sâu nặng của người cha đối với đứa con bé bỏng. Tình thương con của ông Sáu thật vô cùng tha thiết. Điều đó cho thấy, ông Sáu cũng như hàng triệu chiến sĩ, đồng bào ta hi sinh chiến đấu vì đất nước và dân tộc, vì hạnh phúc gia đình, vì tình vợ chồng, tình cha con. Chiếc lược ngà như một vật kí thác thiêng liêng của người lính về tình phụ – tử sâu nặng mà bom đạn quân thù không thể nào tàn phá được. Chính vì thế, khi bị trúng đạn máy bay Mĩ bắn vào ngực, lúc hấp hối, ông “đưa tay vào túi, móc cái lược đưa cho bạn, nhìn bạn hồi lâu rồi tắt thở ông Sáu đã hi sinh trong những ngày đen tối vì gian khổ. Ngôi mộ ông là “ngôi mộ bằng giữa rừng sâu”. Nhưng chỉ có “tình cha con là không thể chết được!”. Hình ảnh ông Sáu, hình ảnh người cha trong truyện “Chiếc lược ngà“ sâu nặng về tình cha – con. Chiếc lược ngà với dòng chữ mãi mãi là kỉ vật, là nhân chứng về nỗi đau, về bi kịch đầy máu và nước mắt đã để lại nhiều ám ảnh bi thương trong lòng ta. Ông Sáu là người lính của một thế hệ anh hùng đi trước mở đường đã nếm trải nhiều thử thách, gian khổ và hi sinh. Truyện “Chiếc lược ngà” và hình ảnh ông Sáu đã khơi gợi trong lòng ta bao ý nghĩa về sự hi sinh và hạnh phúc ở đời do các thế hệ cha anh đã đổ xương máu làm nên. Và bài học “uống nước nhớ nguồn” càng thêm thấm thía. Các bạn tham khảo thêm: Phân tích nhân vật ông Sáu trong truyện Chiếc lược ngà THIÊN HƯƠNG SƯU TẦM VÀ TỔNG HỢP TÀI NGUYÊN DẠY HỌC