Đề cương ôn tập giữa học kì 1 Vật lí Lớp 8 - Năm học 2022-2023

docx 3 trang Hàn Vy 02/03/2023 5241
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập giữa học kì 1 Vật lí Lớp 8 - Năm học 2022-2023", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_giua_hoc_ki_1_vat_li_lop_8_nam_hoc_2022_2023.docx

Nội dung text: Đề cương ôn tập giữa học kì 1 Vật lí Lớp 8 - Năm học 2022-2023

  1. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ HỌC KỲ I- NĂM HỌC 2022 - 2023 MÔN: Vật lý 8 I. CÂU HỎI TRĂC NGHIỆM Câu 1: Lực xuất hiện trong trường hợp nào sau đây không phải lực ma sát: A. Lực giữ cho chân không bị trượt khi ta đi lại trên đường B. Lực giữ cho hạt phấn không bị rơi khỏi bảng C. Lực giữ cho đinh không rời tường khi đinh bị đóng vào tường D. Lực giữ cho quả treo vào đầu một sợi dây không bị rớt Câu 2: Trong các phương án sau, phương án nào có thể làm giảm được lực ma sát ? A. Tăng diện tích mặt tiếp xúc B. Tăng lực ép của vật lên mặt tiếp xúc. C. Tăng độ nhám của mặt tiếp xúc.D. Tăng độ nhẵn của mặt tiếp xúc. Câu 3: Một chiếc xe khách đang chuyển động trên đường thẳng thì phanh đột ngột, hành khách trên xe sẽ như thế nào ? Chọn kết quả đúng ? A. Bị ngã người tới phía trước.B. Bị nghiêng người sang bên phải. C. Bị nghiêng người sang bên trái.D. Bị ngã người ra phía sau. Câu 4: 15m/s = km/h: A. 36km/h B.0,015 km/hC. 72 km/h D. 54 km/h Câu 5: 108 km/h = m/s: A. 30 m/s B. 20 m/s C. 15m/s D. 10 m/s Câu 6: Một học sinh đi bộ từ nhà đến trường trên đoạn đường 3,6km, trong thời gian 40 phút. Vận tốc của học sinh đó là: A. 19,44m/s B.15m/s C. 1,5m/s D. 2/3m/s Câu 7: Một xe máy đi từ thành phố A đến thành phố B với vận tốc trung bình 30km/h mất 1h30phút. Quãng đường từ thành phố A đến thành phố B là: A. 39 kmB.45 kmC. 2700 km D. 10 km Câu 8: Chuyển động cơ học là: A. sự dịch chuyển của vật . C. sự thay đổi tốc độ của vật. B.sự thay đổi vị trí của một vật theo thời gian D. sự không thay đổi khoảng cách của vật. so với vật khác. Câu 9: Tốc độ của chuyển động không có đơn vị đo là A. km/h B. m/s2 C. m/s D. cm/s Câu 10: Hành khách đang ngồi trên xe ô tô đang chuyển động bỗng thấy mình nghiêng người sang trái, chứng tỏ xe: A. đột ngột giảm vận tốc. B. đột ngột tăng vận tốc. C. đột ngột rẽ sang trái. D. đột ngột rẽ sang phải. Câu 11: Đơn vị của áp suất là ?
  2. A. N.m2 B. N/m.C. N/m 2.D. N.m Câu 12: Lực là một đại lượng véc tơ vì: A. Lực có phương, chiều và độ lớn C. Có thể so sánh lực này lớn hơn lực kia B. Lực là một đại lượng có thể đo được D.Giá trị của lực là một đại lượng có đơn vị. Câu 13: Tác dụng của lực đã làm thay đổi tốc độ và hướng chuyển động của vật khi A. đá quả bóng lăn trên sân cỏ B. quả bóng sau khi đập vào bức tường C. thả viên bi lăn trên máng nghiêng D. treo quả nặng vào đầu lò xo Câu 14: Điều nào sau đây là đúng nhất khi nói về áp lực ? A. Áp lực là lực ép của vật lên mặt giá đỡ. B. Áp lực là lực do mặt giá đỡ tác dụng lên vật. C. Áp lực luôn bằng trọng lượng của vật. D. Áp lực là lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép. Câu 15: Khi viên bi lăn trên mặt sàn, viên bi lăn chậm dần rồi dừng lại là do: A. ma sát nghỉ B. ma sát trượt C. Ma sát lăn D. Cả ba loại trên Câu 16: Cặp lực nào sau đây làm vật đang chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều? A. Hai lực cùng cường độ B. Hai lực cùng cường độ, ngược chiều C. Hai lực cùng phương, cùng cường độ, ngược chiều D. Hai lực cùng đặt lên một vật, cùng cường độ, có phương nằm trên cùng một đường thẳng, ngược chiều Câu 17: Hình nào sau đây biểu diễn đúng trọng lực của vật có khối lượng 5kg? 25N 2,5N 2,5N 25N A. B. C. D. Câu 18: Đường từ nhà Nam tới công viên dài 7,2km. Nếu đi với vận tốc không đổi 1m/s thì thời gian Nam đi từ nhà mình tới công viên là: A. 0,5h B.1h C.1,5h D. 2h Câu 19: Công thức tính vận tốc trung bình trên quãng đường gồm 2 đoạn s1 và s2 là: s s v v s s A. v 1 B. v 2 C. v 1 2 D. v 1 2 t1 t2 2 t1 t2 Câu 20: Một xe ô tô đang chuyển động thẳng thì đột ngột dừng lại. Hành khách trên xe sẽ như thế nào?Hãy chọn câu trả lời đúng.
  3. A. Hành khách nghiêng sang phảiB. Hành khách nghiêng sang trái C. Hành khách ngã về phía trướcD. Hành khách ngã về phía sau II. CÂU HỎI TỰ LUẬN Câu 1: Chuyển động đều là gi? Cho ví dụ? Chuyển động không đều là gi? Cho ví dụ? Câu 2: Thế nào là hai lực cân bằng. Tác dụng của hai lực cân bằng lên một vật đang đứng yên, một vật đang chuyên động? Câu 3: Một xe chuyển động từ A về B. Nửa quãng đường đầu vận tốc của xe là v1 = 40km/h, nửa quãng đường sau vận tốc của xe v2. Tính v2 biết vận tốc trung bình của xe trên cả quãng đường là v = 48km/h. Câu 4: Một người đi xe đạp trên một đoạn đường dài 1,2km hết 6 phút. Sau đó người đó đi tiếp một đoạn đường 0,6km trong 4 phút rồi dừng lại. Tính tốc độ trung bình của người đó ứng với từng đoạn đường và cả đoạn đường Câu 5: Một học sinh đi từ nhà đến trường với tốc độ là 4,5km/h. Có thể nói học sinh đó chuyển động đều được không? Tại sao? Câu 6: Hãy dùng khái niệm quán tính để giải thích các hiện tượng sau: a.Khi nhảy từ bậc cao xuống chân ta bị gập lại? b . Khi xe đột ngột thắng gấp, hành khách trên xe ngã về phía nào? Vì sao? c. Khi bị vấp ngã, người ta ngã như thế nào? Hết