Đề cương ôn tập giữa kì I môn Công nghệ Lớp 8

docx 4 trang Hoài Anh 6250
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập giữa kì I môn Công nghệ Lớp 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_giua_ki_i_mon_cong_nghe_lop_8.docx

Nội dung text: Đề cương ôn tập giữa kì I môn Công nghệ Lớp 8

  1. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA KÌ I CÔNG NGHỆ Bài 30: BIẾN ĐỔI CHUYỂN ĐỘNG I. Một số cơ cấu biến đổi chuyển động 1. Biến chuyển động quay thánh chuyển động tịnh tiến ( cơ cấu tay quay – con trượt ) a. Cấu tạo - Cấu tạo cơ cấu tay quay – con trượt gồm: tay quay 1; thanh truyền 2; con trượt 3 và giá đỡ 4. Ngoài khớp tịnh tiến giữa con trượt với giá, các khớp động còn lại đều là khớp quay. b. Nguyên lí làm việc - Khi tay quay 1 quay quanh trục A, đầu B của thanh truyền chuyển động tròn, làm cho con trượt 3 chuyển động tịnh tiến qua lại trên giá đỡ 4. Nhờ đó chuyển động quay của tay quay được biến thành chuyển động tịnh tiến qua lại của con trượt. c. Ứng dụng - Cơ cấu tay quay – con trượt được dùng nhiều trong các loại máy như máy khâu đạp chân, máy cưa gỗ, ô tô, máy hơi nước . - Ngoài cơ cấu trên, trong kĩ thuật còn dùng các cơ cấu: bánh răng – thanh răng, vít – đai ốc Bài 33: AN TOÀN ĐIỆN II. Một số biện pháp an toàn điện 1. Một số biện pháp an toàn điện khi sử dụng điện - Thực hiện tốt cách điện dây dẫn điện. - Kiểm tra cách điện của đồ dùng điện. - Thực hiện nối đất các thiết bị, đồ dúng điện. - Không vi phạm khoảng cách an toàn đối với lưới điện cao áp và trạm biến áp. 2. Một số biện pháp an toàn điện khi sửa chữa điện - Trước khi sửa chữa điện, phải cắt nguồn điện: + Rút phích cắm điện. + Rút nắp cầu chì. + Cắt cầu dao ( hoặc aptomat tổng ). - Sử dụng các dụng cụ bảo vệ an toàn điện cho mỗi công việc trong khi sửa chữa để tránh bị điện giật và tai nạn khác: + Sử dụng các vật lót cách điện. + Sử dụng các dụng cụ lao động cách điện. + Sử dụng các dung cụ kiểm tra. Bài 38: ĐÈN SỢI ĐỐT II. Đèn sợi đốt 1. Cấu tạo - Đèn sợi đốt có ba bộ phận chính: sợi đốt, bóng thúy tinh và đuôi đèn. a. Sợi đốt - Sợi đốt là dây kim loại có dạng lò xo xoắn, thường làm bằng vonfram để chịu được đốt nóng ở nhiệt độ cao. Sợi đốt là phần tử quan trọng của đèn, ở đó điện năng được biến đổi thành quang năng. b. Bóng thủy tinh - Bóng thủy tinh được làm bằng thủy tinh chịu nhiệt. Người ta rút hết không khí và bơm khí trơ ( khí acgon, khí kripton ) vào trong bóng để làm tănng tuổi thọ của sợi đốt. - Kích thước bóng phải đủ lớn, đảm bảo bóng thủy tinh không bị nóng nổ. Có loại bóng sáng và bóng mờ. Loại bóng mờ giảm được độ chói.
  2. c. Đuôi đèn - Đuôi đèn làm bằng đồng hoặc sắt trắng kẽm và được gắn chặt với bóng thủy tinh. Trên đuôi có hai cực tiếp xúc. Khi sử dụng, đuôi đèn được nối với đui đèn phù hợp để nối với mạng điện, cung cấp điện cho đèn. - Có hai kiểu đuôi: đuôi xoáy và đuôi ngạnh. Hiện nay loại đèn đuôi xoáy được sử dụng phố biến. 2. Nguyên lí làm việc - Nguyên lí làm việc của đèn sợi đốt: khi nóng điện, dòng điện chạy trong dây tóc đèn làm dây tóc đèn nóng lên đến nhiệt độ cao, dây tóc đèn phát sáng. 3. Đặc điểm của đèn sợi đốt a. Đèn phát ra ánh sáng liên tục b. Hiệu suất phát quang thấp - Khi đèn làm việc, chỉ khoảng 4% đến 5% điện năng tiêu thụ của đèn được biến đổi thành quang năng phát ra ánh sáng, phần còn lại tỏa nhiệt. Nếu sờ vào bóng đèn đang làm việc sẽ thấy nóng và có thể bị bỏng. Vì vậy, hiệu suất phát quang của đèn sợi đốt thấp. c. Tuổi thọ thấp - Khi đèn làm việc, sợi đốt bị đốt nóng ở nhiệt độ cao nên nhanh hỏng. Tuổi thọ của đèn thấp, chỉ khoảng 1000 giờ. 4. Số liệu kĩ thuật - Điện áp định mức: 127V; 220V. - Công suất định mức: 15W; 25W; 40W; 60W; 75W; 100W; 200W; 300W. 5. Sử dụng - Đèn sợi đốt được dùng để chiếu sáng ở những ở những nơi như phòng ngủ, nhà tắm, nhà bếp, bàn làm việc Phải thường xuyên lau bụi bám vào đèn để đèn phát sáng tốt. Bài 39: ĐÈN HUỲNH QUANG I. Đèn huỳnh quang 1. Cấu tạo - Đèn huỳnh quang có hai bộ phận chính: ống thủy tinh và hai điện cực. a. Ống thủy tinh - Ống thủy tinh có các loại chiều dài: 0,3m; 0,6m; 1,2m; 1,5m; 2,4m. Mặt trong ống có phủ lớp bột huỳnh quang ( hợp chất chủ yếu là phôtpho ). - Người ta rút hết không khí trong ống và bơm vào ống một ít hơi thủy ngân và khí trơ (acgon, kripton ). b. Điện cực - Điện cực làm bằng dây vonfram có dạng lò xo xoắn. Điện cực được tráng một lớp bari-oxit để phát ra điện tử. Có hai điện cực ở hai đầu ống, mỗi điện cực có hai đầu tiếp điện đưa ra ngoài gọi là chân đèn để nỗi với nguồn điện. 3. Đặc điểm của đèn ống huỳnh quang a. Hiện tượng nhấp nháy - Với dòng điện tần số 50 Hz, đèn phát ra ánh sáng không liên tục, có hiệu ứng nhấp nháy, gây mỏi mắt. b. Hiệu suất phát quang - Khi đèn làm việc, khoảng 20% đến 25% điện năng tiêu thụ của đèn được biến đổi thành quang năng, phần còn lại tỏa nhiệt. Hiệu suất phát quang của đèn ống huỳnh quang cao gấp khoảng năm lần đèn sợi đốt. c. Tuổi thọ - Tuổi thọ của đèn ống huỳnh quang khoảng 8000 giờ, lớn hơn đèn sợi đốt nhiều lần. d. Mồi phòng điện - Vì khoảng cách giữa hai điện cực đèn lớn, để phóng điện được cần phải mồi phóng điện. Để mồi phóng điện cho đèn ống huỳnh quang, người ta dúng chấn lưu điện cảm và tắc te, hoặc chấn lưu điện tử.
  3. 4. Các số liệu kĩ thuật - Loại đèn ống huỳnh quang thường dùng trong gia đình: + Điện áp định mức: 127V; 220V. + Chiều dài ống 0,6m, công suất 18W; 20W. + Chiều dài ống 1,2m, công suất 36W; 40W. Bài 41: BÀN LÀ ĐIỆN II. Bàn là điện 1. Cấu tạo - Bàn là điện có hai bộ phận chính: dây đốt nóng ( dây điện trở ) và vỏ. a. Dây đốt nóng - Dây đốt nóng được làm bằng hợp kim niken-crom chịu được nhiệt cao. - Dây đốt nóng được đặt ở các rãnh ( ống ) trong bàn là và cách điện với vỏ. b. Vỏ bàn là - Vỏ bàn là gồm đế và nắp: + Đế được làm bằng gang hoặc hợp kim nhôm, được đánh bóng hoặc mạ crom. + Nắp được làm bằng đống, thép mạ crom hoặc nhựa chịu nhiệt, trên có gắn tay cầm bằng nhựa cứng chịu nhiệt. (- Ngoài ra, bàn là điện còn có các bộ phận như: đèn tín hiệu, rơle nhiệt, núm điều chỉnh nhiệt độ. Một số bàn là có bộ phận tự động điều chỉnh nhiệt độ và tự động phun nước. ) 2. Nguyên lí làm việc - Dựa vào nguyên lí làm việc chung của đồ dùng điện-nhiệt, nguyên lí làm việc của bàn là điện: khi đóng điện, dòng điện chạy trong dây đốt nóng tỏa nhiệt, nhiệt được tích vào đế của bàn là làm nóng bàn là. 3. Các số liệu kĩ thuật - Điện áp định mức 127V; 220V. - Công suất định mức từ 300W đến 1000W. Bài 48: SỬ DỤNG HỢP LÍ ĐIỆN NĂNG II. Sử dụng hợp lí và tiết kiệm điện năng 2. Sử dụng đồ dùng điện hiệu suất cao để tiết kiệm điện năng - Sử dụng đồ dùng điện hiệu suất cao sẽ ít tiêu tốn điện năng. Ví dụ, để chiếu sáng, đèn huỳnh quang tiêu thụ điện năng ít hơn bốn đến năm lần đèn sợi đốt. CÂU HỎI TRONG SGK 1. Sợi đốt làm bằng chất gì? Vì sao sợi đốt là phần tử quan trọng của đèn? - Sợi đốt thường làm bằng vonfram. - Sợi đốt là phần tử quan trọng của đèn vì ở đó điện năng được biến đổi thành quang năng. 2. Phát biểu nguyên lí của đèn sợi đốt. - Nguyên lí làm việc của đèn sợi đốt: khi nóng điện, dòng điện chạy trong dây tóc đèn làm dây tóc đèn nóng lên đến nhiệt độ cao, dây tóc đèn phát sáng. 3. Nêu các đặc điểm của đèn sợi đốt. a. Hiện tượng nhấp nháy - Với dòng điện tần số 50 Hz, đèn phát ra ánh sáng không liên tục, có hiệu ứng nhấp nháy, gây mỏi mắt.
  4. b. Hiệu suất phát quang - Khi đèn làm việc, khoảng 20% đến 25% điện năng tiêu thụ của đèn được biến đổi thành quang năng, phần còn lại tỏa nhiệt. Hiệu suất phát quang của đèn ống huỳnh quang cao gấp khoảng năm lần đèn sợi đốt. c. Tuổi thọ - Tuổi thọ của đèn ống huỳnh quang khoảng 8000 giờ, lớn hơn đèn sợi đốt nhiều lần. d. Mồi phòng điện - Vì khoảng cách giữa hai điện cực đèn lớn, để phóng điện được cần phải mồi phóng điện. Để mồi phóng điện cho đèn ống huỳnh quang, người ta dúng chấn lưu điện cảm và tắc te, hoặc chấn lưu điện tử. 4. Nguyên lí làm việc của đồ dùng loại điện- nhiệt là gì? - Nguyên lí làm việc của đồ dùng loại điện-nhiệt dựa vào tác dụng nhiệt của dòng điện chạy trong dây đốt nóng, biến đổi điện năng thành nhiệt năng. 5. Khi sử dụng bàn là điện cần chú ý điều gì? - Khi sử dụng cần chú ý: + Sử dụng đúng với điện áp định mức của bàn là. + Khi đóng điện không được để mặt đế bàn là trực tiếp xuống bàn hoặc để lâu trên quần áo . + Điều chỉnh nhiệt độ cho phù hợp với từng loại vải, lụa cần là, tránh hỏng vật dụng được là. + Giữ gìn mặt đế bàn là sạch và nhẵn. + Đảm bảo an toàn về điện và về nhiệt. 6. Nêu các biện pháp tiết kiệm điện năng. Liên kết với bản thân. 7. Để quạt trong gia đình tốt và bền lâu, khi sử dụng cần chú ý những điều gì?