Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lý Lớp 6

docx 10 trang thaodu 28841
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lý Lớp 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_hoc_ki_1_mon_dia_ly_lop_6.docx

Nội dung text: Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lý Lớp 6

  1. Đề cương ôn tập học kì 1 - Địa lý 6 Câu 1: Trình bày vị trí, hình dạng và kích thước của trái đất. - Trái Đất có hình cầu. - Có 9 hành tinh trong hệ Mặt Trời: Sao Thuỷ, sao Kim, Trái Đất, sao Hoả, sao Mộc, sao Thổ, Thiên Vương, Hải Vương, Diêm Vương - Trái đất nằm ở vị trí thứ 3 trong số 9 hành tinh theo thứ tự xa dần Mặt Trời. Câu 2: Kinh tuyến là gì? Vĩ tuyến là gì? Kinh tuyến gốc, vĩ tuyến gốc có đặc điểm như thế nào? * Kinh tuyến: là đường nối cực Bắc đến cực Nam Trái đất có độ dài bằng nhau. - Kinh tuyến gốc là đường kinh tuyến 0 o, đi qua đài thiên văn Grin-Uyt (ngoại ô Luân Đôn – nước Anh) - Kinh tuyến đối diện với kinh tuyến gốc là kinh tuyến 180o * Vĩ tuyến: Là những đường vĩ tuyến vuông góc với kinh tuyến. - Vĩ tuyến gốc được đánh sồ 0o còn được gọi là đường xích đạo * Quả địa cầu - 181 vĩ tuyến - 360 kinh tuyến Câu 3: Trên quả địa cầu nếu cứ 10 o ta vẽ 1 kinh tuyến thì có tất cả bao nhiêu kinh tuyến? nếu cứ 10o ta vẽ 1 vĩ tuyến thì có tất cả bao nhiêu vĩ tuyến Bắc và bao nhiêu vĩ tuyến Nam? - Nếu cứ 10o ta vẽ 1 kinh tuyến thì có tất cả là 36 kinh tuyến. - Nếu cứ 10o ta vẽ 1 vĩ tuyến thì: + Nửa cầu Bắc có 9 vĩ tuyến Bắc. + Nửa cầu Nam có 9 vĩ tuyến Nam. Câu 4: Tỷ lệ bản đồ là gì? - Tỉ lệ bản đồ chỉ rõ mức độ thu nhỏ của khoảng cách được vẽ trên bản đồ so với thực tế trên mặt đất. * Bản đồ có tỉ lệ 1/1.000.000 thì 5 cm trên bản đồ tương ứng với bao nhiêu km trên thực địa? 5 cm x 1.000.000 cm = 5.000.000 cm 5.000.000 cm = 50 km * Bản đồ có tỉ lệ 1/6.000.000 thì 4 cm trên bản đồ tương ứng với bao nhiêu km trên thực địa? 4 cm x 6.000.000 cm = 24.000.000 cm 24.000.000 cm = 240 km * Bản đồ có tỉ lệ 1/4.000.000 thì 2 cm trên bản đồ tương ứng với bao nhiêu km trên thực địa? 2 cm x 4.000.000 cm = 8.000.000 cm 8.000.000 cm = 80 km * Bản đồ có tỉ lệ 1/ 2.000.000 thì 5 cm trên bản đồ tương ứng với bao nhiêu km trên thực địa? 5 cm x 2.000.000 cm = 10.000.000 cm 10.000.000 cm = 100 km
  2. * Bản đồ có tỉ lệ 1/2.000.000 thì 3 cm trên bản đồ tương ứng với bao nhiêu km trên thực địa? 3 cm x 2.000.000 cm = 6.000.000 cm 6.000.000 cm = 60 km Câu 5: Nêu cách xác định phương hướng trên bản đồ - Muốn xác định phương hướng trên bản đồ ta cần phải dựa vào các đường kinh, vĩ tuyến. * Kinh tuyến: Đầu phía trên chỉ hướng Bắc, đầu phía dưới chỉ hướng Nam. * Vĩ tuyến: Đầu bên trái chỉ hướng Tây, đầu bên phải chỉ hướng Đông. Câu 6: Trình bày sự vận động tự quay quanh trục của trái đất? - Trái đất tự quay một vòng quanh trục theo hướng từ Tây sang Đông trong 24 giờ. - Chia bề mặt TĐ làm 24 khu vực giờ. Mỗi khu vực có 1 giờ riêng là giờ khu vực - Một khu vực giờ: 15o - Việt Nam nằm ở múi giờ thứ 7. Câu 7: Vì sao có hiện tượng ngày đêm kế tiếp nhau ở khắp mọi nơi trên Trái Đất? - Trái Đất có dạng hình cầu nên chỉ được chiếu sáng một nửa, nửa được Mặt Trời chiếu sáng là ngày, nửa nằm trong bóng tối là đêm - Do Trái Đất quay quanh trục từ Tây sang đông nên khắp mọi nơi trên TĐ đều lần lượt có ngày và đêm Câu 8: Sự chuyển động của trái đất quanh Mặt trời ra các mùa như thế nào? - TĐ chuyển động quanh mặt trời theo hướng từ Tây sang Đông trên một quỹ đạo có hình Elíp gần tròn. - Thời gian TĐ chuyển động quanh mặt trời trọn 1 vòng hết 365 ngày 6 giờ. - Khi chuyển động quanh quỹ đạo trục của TĐ bao giờ cũng có độ nghiêng không đổi và luôn hướng về 1 phía, nên 2 nửa cầu bắc và nam luân phiên nhau chúc và ngả về phía mặt trời, sinh ra các mùa. - Các mùa tính theo dương lịch và âm lịch có khác nhau về thời gian bắt đầu và kết thúc. * Mùa Xuân: Từ 21 tháng 3 đến 22 tháng 6 * Mùa Hạ: Từ 22 tháng 6 đến 23 tháng 9 * Mùa Thu: Từ 23 tháng 9 đến 22 tháng 12 * Mùa Đông: Từ 22 tháng 12 đến 21 tháng 3 Câu 9: Cấu tạo bên trong của Trái Đất gồm mấy lớp? Lớp vỏ có vai trò gì đối với đời sống và hoạt động của con người? * Cấu tạo của vỏ trái đất: Gồm 3 lớp + Lớp vỏ + Lớp trung gian + Lớp lõi * Lớp vỏ có vai trò quan trọng vì nơi tồn tại của các thành phần khác của trái đất như: Nước, không khí, sinh vật và của xã hội loài người Câu 10: Bình nguyên là gì? Có mấy loại bình nguyên? Thế nào là châu thổ? * Bình nguyên là dạng địa hình thấp, tương đối bằng phẳng, có độ cao tuyệt đối thường dưới 200m - Có hai loại đồng bằng:
  3. + Đồng bằng bồi tụ ở của các con sông lớn gọi là châu thổ + Đồng bằng bào mòn - Đồng bằng thuận lợi cho trồng cây lương thực, thực phẩm Câu 1: Cấu tạo bên trong trái đất gồm mấy lớp? Nêu vai trò của lớp vỏ trái đất? - Cấu tạo bên trong trái đất gồm 3 lớp: Vỏ, lớp trung gian, lõi - Vỏ trái đất là lớp mỏng nhất nhưng có vai trò rất quang trọng vì: Nó là nơi tồn tại của các thành phần tự nhiên như: Nước, không khí và cả xã hội loài người Câu 2: Tại sao có ngày và đêm diễn ra khắp mọi nơi trên trái đất? - Do trái đất có dạng hình cầu và trái đất tự quay quanh trục nên ngày và đêm diễn ra khắp nơi trên trái đất Câu 3: Động đất là gì? Nguyên nhân gây ra động đất? Em hãy nêu một số tác hại do động đất gây ra, em có những biện pháp nào để giảm những tác hại đó? - Động đất là hiện tượng các lớp đất đá gần mặt đất bị rung chuyển - Động đất là do nội lực gây ra - Tác hại: Phá hủy cầu cống, đường xá và làm chết nhiều người - Biện pháp: Xây dựng nhà kiên cố, lập các trạm dự báo trước khi có động đất để kịp thời sơ tán người dân ra khỏi vùng nguy hiểm Câu 4: Em hãy kể tên các đại dương theo thứ tự nhỏ dần Tên các đại dương theo thứ tự nhỏ dần: - Thái Bình Dương - Đại Tây Dương - Ấn Độ Dương - Bắc Băng Dương Câu 5: Ngày 22-6 là ngày gì? Vào ngày này tại chí tuyến bắc có hiện tượng gì đặc biệt Ngày 22-6 là ngày hạ chí - Vào 22-6 mặt trời chiếu vuông gốc với chí tuyến bắc Câu 6: Nêu đặc điểm và vai trò của lớp vỏ trái đất? * Đặc điểm: Lớp vỏ trái đất dày 5-70 km, trạng thái rắn chắc, càng xuống sâu nhiệt độ càng cao nhưng tối đa chỉ tới 1000oC * Vai trò: Lớp vỏ mỏng nhưng rất quan trọng vì nó là nơi tồn tại các thành phần tự nhiên như nước, không khí, sinh vật, xã hội loài người. Câu 7: Nội lực là gì? Ngoại lực là gì?Tại sao nói nội lực và ngoại lực là hai lực đối nghịch nhau? - Vì: Nội lực là những lực sinh ra ở bên tong trái đất còn ngoại lực là những lực sinh ra ở bên ngoài trái đất chúng xây ra đồng thời tạo nên địa hình bề mặt trái đất + Nội lực thiên về nâng cao địa hình còn ngoại lực thiên về sang bằng địa hình Câu 8: Núi lửa đã gây nhiều tác hại cho con người nhưng tại sao quanh các núi lửa vẫn có dân cư sinh sống: - Sau khi dung nham và tro bụi của núi lửa đã nguội thì trở thành một vùng đất đỏ phì nhiêu rất hấp cho sản xuất nông nghiệp Câu 9: Núi già và núi trẻ khác nhau ở những điểm nào
  4. - Núi trẻ: Đỉnh nhọn, sườn dốc thung lũng sâu. Hình thành cách đây vài chục triệu năm. - Núi già: Đỉnh tròn, sườn thoải, thung lũng cạn. Hình thành cách đây vài trăm triệu năm. Câu 10: Trình bày hiện tượng tự quay quanh trục của Trái Đất và hệ quả của nó? * Vận động quay quanh trục: - Trái Đất từ quay quanh 1 trục tưởng tượng nối liền 2 cực và nghiêng 66 o33’ trên mặt phẳng quỹ đạo. - Hướng tự quay: Tây sang Đông - Thời gian tự quay 1 vòng quanh trục là 24 giờ (một ngày đêm) - Bề mặt Trái Đất được chia ra thành 24 khu vực giờ,mỗi khu vực có một giờ riêng. * Hệ quả: - Hiện tượng ngày đêm kế tiếp nhau ở khắp mọi nơi Trái Đất . - Do sự vận động tự quay quanh trục của Trái đất nên các vật chuyển động trên bề mặt trái đất đều bị lệch hướng. Câu 11: Vì sao có hiện tượng ngày đêm kế tiếp nhau ở khắp mọi nơi trên Trái Đất? - Trái Đất có dạng hình cầu nên chỉ được chiếu sáng một nửa, nửa được Mặt Trời chiếu sáng là ngày, nửa nằm trong bóng tối là đêm. - Do Trái Đất quay quanh trục từ Tây sang đông nên khắp mọi nơi trên trái đất đều có lần lượt ngày và đêm. Câu 12 a/ Người ta thường biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ bằng các loại kí hiệu nào? b/ Tại sao khi sử dụng bản đồ, trước tiên chúng ta phải xem bảng chú giải? - Có 3 loại kí hiệu là: kí hiệu điểm, kí hiệu đường, kí hiệu diện tích - Có 3 dạng kí hiệu là: kí hiệu hình học, kí hiệu chữ, kí hiệu tượng hình - Vì hệ thống các kí hiệu bản đồ rất đa dạng nên khi đọc bản đồ trước tiên phải tìm đọc bảng chú giải để nắm được đầy đủ ý nghĩa của các kí hiệu sử dụng trên bản đồ. Một số đề tham khảo Câu 1: Trong ngày 22-6 (hạ chí) nửa cầu nào ngả nhiều về phía Mặt Trời: A. Nửa cầu Nam B. Nửa cầu Bắc C. Bằng nhau D. Xích đạo Câu 2: Độ cao tuyệt đối của núi A là 1500m. Nó thuộc loại núi nào? A. Núi thấp B. Núi cao C. Núi trung bình D. Tất cả đều đúng Câu 3: Điểm giống nhau giữa Bình nguyên và Cao nguyên là gì? A. Có độ cao tuyệt đối trên 500m B. Địa hình thuận lợi cho việc trồng cây công nghiệp và cây lương thực. C. Có bề mặt tương đối bằng phẳng hoặc hơi gợn sóng. D. Cả B và C. Câu 4: Lớp vỏ Trái đất có độ dày là bao nhiêu km? A. Từ 5km – 70km. B. Trên 3000km. C. Gần 3000km. D. Trên 5000km. B. Điền vào chỗ trống: (1,0 điểm) Hoàn thành khái niệm sau đây:
  5. - Nội lực là những lực - Ngoại lực là những lực C. Nối cột A với B sao cho phù hợp: (1,0 điểm) A B A. Là hình thức phun trào mắc ma từ dưới sâu lên 1.Động đất mặt đất. B. Là hiện tượng các lớp đất đá gần mặt đất rung 2.Núi lửa chuyển B. Tự luận:(6,0đ) Câu 1:Hãy trình bày sự chuyển động và nêu hệ quả sự chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất? Câu 2: Hãy nêu đặc điểm của núi già và núi trẻ? Ở Việt Nam ngọn núi nào cao nhất? Thuộc núi già hay núi trẻ? BIỂU Câu ĐÁP ÁN - HƯỚNG DẪN CHẤM ĐIỂM I. Trắc nghiệm A. Mỗi câu đúng được 0,5 điểm. 4,0 Câu 1 2 3 4 điểm (Mỗi Đáp án B C D A câu đúng B. Điền: được - Nội lực là những lực sinh ra ở bên trong Trái Đất: 0,5 đ 0,5 đ) - Ngoại lực là những lực sinh ra ở bên ngoài, trên bề mặt Trái Đất: 0,5đ C. Nối: 1. B - 0,5 đ. 2. A - 0,5 đ. 6,0 II. Tự luận. điểm * Sự chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất 1,0 1 - Trái Đất tự quay quanh một trục tưởng tượng nối liền 2 cực bắc ,nam và điểm (3,0 nghiêng 66033’ trên mặt phẳng quỹ đạo 0,25 đ) - Hướng tự quay: từ Tây sang Đông điểm - Trái Đất tự quay 1 vòng quanh trục là 24 giờ 0,25 - Bề mặt Trái Đất được chia ra thành 24 khu vực giờ,mỗi khu vực có một điểm
  6. giờ riêng. 0,5 *Hệ quả: điểm -Do trái đất tự quay quanh trục từ Tây sang đông nên khắp mọi nơi trên trái đất lần lượt có ngày và đêm. 0,5 -Sự chuyển động của trái đất quanh trục còn làm cho các vật chuyển động điểm trên bề mặt trái đất bị lệch hướng.Nếu nhìn xuôi theo chiều chuyển động thì ở nửa cầu Bắc vật chuyển động lệch về bên phải còn ở nửa cầu Nam 0,5 vật chuyển động lệch về bên trái. điểm * Cấu tạo Trái Đất: Có 3 lớp: Lớp vỏ, lớp trung gian và lớp nhân. Đặc điểm Núi già Núi trẻ 1,0 Thời gian Cách đây hàng Cách đây vài chục điểm 2 hình thành trăm triệu năm triệu năm (3,0 1,0 Đỉnh Tròn Nhọn đ) điểm Sườn Thoải Dốc Thung lũng Cạn, rộng Sâu, hẹp 1,0 Ở Việt Nam ngọn núi cao nhất là đỉnh núi Phanxi păng cao 3143m. Thuộc núi trẻ. Câu 1: Nếu mỗi kinh tuyến cách nhau 1o thì trên quả Địa Cầu sẽ có tất cả bao nhiêu kinh tuyến? A: 360 C: 36 B: 181 D: 18 Câu 2: Việt Nam ở khu vực giờ thứ 7, khi Luân Đôn là 2 giờ thì ở Hà Nội là mấy giờ? A: 5 giờ C: 9 giờ B: 7 giờ D: 11 giờ Câu 3: Thời gian Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời một vòng là: A: 365 ngày C: 366 ngày B: 365 ngày 6 giờ D: 366 ngày 6 giờ Câu 4: Vào những ngày nào trong năm hai nửa cầu Bắc và Nam đều nhận được một lượng nhiệt và ánh sáng như nhau? A: 21 tháng 3 và 22 tháng 6 C: 23 tháng 9 và 22 tháng 12 B: 21 tháng 3 và 23 tháng 9 D: 22 tháng 6 và 22 tháng 12 Câu 5: Đối tượng địa lí nào sau đây không được biểu hiện bằng kí hiệu điểm? A: Sân bay C: Dòng song B: Bến cảng D: Nhà máy Câu 6: Độ cao của địa hình trên bản đồ được biểu hiện bằng thang màu hoặc bằng đường: A: kinh tuyến C: đồng mức B: vĩ tuyến D: đẳng nhiệt Câu 1: (2 điểm) Xác định tọa độ địa lí của các điểm A, B, C, D dựa vào hình dưới đây.
  7. Câu 2: (2 điểm) Dựa vào hình vẽ dưới đây và kiến thức đã học, hãy cho biết: a) Vì sao có hiện tượng ngày và đêm trên Trái Đất? b) Vì sao ở mọi nơi trên Trái Đất đều lần lượt có ngày và đêm? Câu 3: (3 điểm): Cấu tạo bên trong của trái đất gồm mấy lớp? Nêu đặc điểm của các lớp ? Câu 1: Kinh tuyến đi qua đài thiên văn Grin-uyt ngoại ô thành phố luân Đôn nước Anh là: A. Kinh tuyến gốc B. Kinh tuyến Đông C. Kinh tuyến Tây D. Vĩ tuyến gốc Câu 2. Những đường vòng tròn trên bề mặt Địa Cầu vuông góc với kinh tuyến là những đường: A) Vĩ tuyến B) Kinh tuyến C) Vĩ tuyến Bắc D) Vĩ tuyến Nam Câu 3. Bản đồ là: A) Thu nhỏ một phần Trái Đất. B) Hình vẽ thu nhỏ toàn bộ bề mặt Trái Đất. C) Hình vẽ thu nhỏ toàn bộ bề mặt Trái Đất trên giấy. D) Hình vẽ thu nhỏ trên giấy, tương đối chính xác về một khu vực hay toàn bộ bề mặt Trái Đất. Câu 4. Trên một bản đồ có tỉ lệ 1 : 700000 người ta đo được khoảng cách giữ điểm A và B là 5 cm. Hỏi khoảng cách A và B trên thực địa là bao nhiêu? A) 20 km B) 25 km C) 35 km D) 40km Câu 5. Vào ngày 22-6, nửa cầu bắc chúc về phía mặt trời nhiều nhất và có diện tích được chiếu sáng rộng nhất nên: A. Có ngày ngắn đêm dài. B. Có ngày dài đêm ngắn. C. Có ngày đêm dài bằng nhau. D. Cả A, B, C đều sai. Câu 6. Động đất là hiện tượng: A. Xảy ra từ từ, chậm chạp B. Là hình thức phun trào mắc ma ở dưới sâu lên mặt đất;
  8. C. Xảy ra bên ngoài mặt đất; D. Xảy ra đột ngột từ một điểm ở dưới sâu, trong lòng đất; Câu 7: Dựa vào hình 1 Hãy ghi tọa độ địa lý các điểm: M, N, P, Q Câu 8: Hãy kể tên 6 lục địa và 4 đại dương lớn trên Trái Đất . Câu 9: Cấu tạo bên trong của Trái Đất bao gồm những lớp nào? Nêu đặc điểm của từng lớp. Lớp nào là quan trọng nhất ? Vì sao? Đáp án: Đề thi học kì 1 lớp 6 môn Địa lý năm 2019 Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 Đáp án A A D C B D Câu Nội dung Điểm + Tọa độ địa lí của các điểm là: - M 100T 200B 2đ - N Câu 7 (mỗi điểm đúng 300T được 0,5 đ) 200N - P 200Đ 100B
  9. - Q 100Đ 100N * Trên Trái Đất có 6 lục địa: -Lục địa Á –Âu - Lục địa Phi. 1đ - Lục địa Bắc Mĩ. - Lục địa Nam Mĩ Câu - Lục địa Nam Cực. 8: - Lục địa Ô - x trây- li-a. * Trên Trái Đất có 4 đại dương lớn: - Thái Bình Dương - Bắc Băng Dương 1đ - Đại Tây Dương - Ấn Độ Dương * Cấu tạo bên trong Trái Đất gồm 3 lớp: Lớp vỏ, lớp trung gian, lớp lõi. 1 đ * Đặc điểm của từng lớp: - Lớp vỏ dày từ 5 – 70 km, rắn chắc, càng xuống sâu nhiệt độ càng cao, tối đa chỉ o 1000 C. 1đ Câu 9 - - Lớp trung gian dày 3000km, từ quánh dẻo đến lỏng, nhiệt độ từ 1500- 4700oC. - Lớp lõi dày trên 3000km, lỏng ở ngoài rắn ở trong, nhiệt độ cao nhất cao khoảng 5000oC * Lớp vỏ là quan trọng nhất; vì nó là nới 1đ chứa các thành phần tự nhiên, và là nơi tồn tại hoạt động của xã hội loài người. Câu 1 Khoanh tròn chỉ một chữ cái in hoa đứng ở đầu ý đúng trong các câu sau: a) Mọi nơi trên Trái Đất đều lần lượt có ngày và đêm do: A. Mặt trời mọc ở đằng Đông, lặn ở đằng Tây. B. Trái Đất tự quay quanh trục theo hướng từ Đông sang Tây. C. Trái Đất tự quay quanh trục theo hướng từ Tây sang Đông. D. Trái Đất chuyển động từ Đông sang Tây. b) Việt Nam ở khu vực giờ thứ 7, khi Luân Đôn là 2 giờ thì ở Hà Nội là: A. 5 giờ. B. 7 giờ. C. 9 giờ. D. 11giờ. c) Đại dương chiếm khoảng mấy phần diện tích bề mặt Trái Đất?
  10. A. 1 phần 3. B. 2 phần 3. C. 2 phần 4. D. 3 phần 4. d) Tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt đất là: A. tạo ra các nếp uốn. B. tạo ra các đứt gãy. C. làm cho địa hình bề mặt đất thêm gồ ghề. D. san bằng, hạ thấp địa hình. Câu 2 Chọn các cụm từ cho trước trong ngoặc (đỉnh nhọn, đỉnh tròn, trên 500m, 200m, nhô cao, mực nước biển) điền vào những chỗ chấm ( ) để có khái niệm đúng về núi. Núi là một dạng địa hình (1) rõ rệt trên mặt đất. Độ cao của núi thường trên (2) so với (3) , có (4) , sườn dốc. Câu 3: Dựa vào hình vẽ dưới đây và kiến thức đã học: Hãy cho biết: a) Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời theo hướng nào? Nhận xét về độ nghiêng và hướng nghiêng của trục Trái Đất vào các ngày hạ chí, đông chí, xuân phân và thu phân. b) Nguyên nhân của hiện tượng mùa và sự hình thành mùa nóng, mùa lạnh trên Trái Đất. Câu 4 a) Sự khác nhau giữa hiện tượng núi lửa và hiện tượng động đất? b) Con người đã có những biện pháp gì để hạn chế bớt những thiệt hại do động đất gây ra? Mẹ chúc con ôn thi thật tốt nhé! Yêu con.