Đề cương ôn tập học kì 1 môn Giáo dục công dân Lớp 7 - Năm học 2021-2022

docx 2 trang Hoài Anh 17/05/2022 5100
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập học kì 1 môn Giáo dục công dân Lớp 7 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_hoc_ki_1_mon_giao_duc_cong_dan_lop_7_nam_hoc.docx

Nội dung text: Đề cương ôn tập học kì 1 môn Giáo dục công dân Lớp 7 - Năm học 2021-2022

  1. TRƯỜNG THCS SÔNG RAY TỔ: SỬ - ĐỊA – GDCD - NGHỆ THUẬT ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN GDCD 7 HỌC KÌ I. NĂM HỌC 2021-2022 I. Lý thuyết : Câu 1: Đoàn kết, tương trợ là gì? Cho biết ý nghĩa của đoàn kết tương trợ? - Đoàn kết, tương trợ là sự thông cảm, chia sẻ và có việc làm cụ thể giúp đỡ nhau khi gặp khó khăn. - Ý nghĩa: + Giúp chúng ta dễ dàng hòa nhập, hợp tác với mọi người xung quanh và sẽ được mọi người yêu quý. + Giúp ta tạo nên sức mạnh vượt qua được khó khăn. Đoàn kết tương trợ là truyền thống quý báu của dân tộc ta. Câu 2: Tìm những câu ca dao, tục ngữ, danh ngôn nói về đoàn kết tương trợ? * Ca dao: “Một cây làm chẳng nên non Ba cây chụm lại nên hòn núi cao” * Tục ngữ: “Đồng cam, cộng khổ Ngựa chạy có bầy, chim bay có bạn”. * Danh ngôn: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết Thành công, thành công, đại thành công”. Câu 3: Cho biết đặc điểm và ý nghĩa của lòng khoan dung? * Đặc điểm: Khoan dung có nghĩa là rộng lòng tha thứ. Người có lòng khoan dung luôn tôn trọng và thông cảm với người khác, biết tha thứ cho người khác khi họ hối hận và sửa chữa lỗi lầm. * Ý nghĩa: Là đức tính quý báu của con người. Người có lòng khoan dung luôn được mọi người yêu mến, tin cậy và có nhiều bạn tốt. Nhờ có lòng khoan dung, cuộc sống và quan hệ giữa mọi người với nhau trở nên lành mạnh, thân ái, dễ chịu. Câu 4: Cần rèn luyện lòng khoan dung như thế nào? Nêu ví dụ cụ thể? Chúng ta hãy sống cởi mở, gần gũi với mọi người và cư xử một cách chân thành, rộng lượng, biết tôn trọng và chấp nhận cá tính, sở thích, thói quen của người khác trên cơ sở những chuẩn mực xã hội. Ví dụ: Ôn tồn thuyết phục, góp ý giúp bạn sửa chữa khuyết điểm. Câu 5: Tiêu chuẩn về gia đình văn hóa bao gồm những gì? Tiêu chuẩn của gia đình văn hoá: - Gia đình hoà thuận, hạnh phúc, tiến bộ; - Thực hiện tốt Kế hoạch hoá gia đình; - Đoàn kết với xóm giềng; - Thực hiện tốt các nghĩa vụ của công dân; Câu 6: Để xây dựng gia đình văn hóa, mỗi thành viên cần có trách nhiệm gì? - Mỗi người cần thực hiện tốt bổn phận, trách nhiệm của mình với gia đình.
  2. - Sống giản dị, không ham những thú vui thiếu, không sa vào tệ nạn xã hội. Câu 7: Em hiểu thế nào là giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình dòng? Vì sao phải giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ? Cần phê phán biểu hiện sai trái gì ? - Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình dòng họ là: Bảo vệ, tiếp nối, phát triển, làm rạng rỡ thêm truyền thống ấy (học tập, lao động, nghề nghiệp, đạo đức, văn hóa ) - Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của dòng họ để: Có thêm kinh nghiệm, sức mạnh, làm phong phú truyền thống, bản sắc dân tộc. Cần trân trọng, tự hào nối tiếp truyền thống, sống trong sạch, lương thiện, không bảo thủ, lạc hậu. Không coi thường hoặc làm tổn hại đến thanh danh gia đình, dòng họ. Câu 8: Tự tin là gì ? Ý nghĩa của tự tin trong cuộc sống ? Em sẽ rèn luyện tính tự tin như thế nào? - Tự tin: là tin tưởng vào khả năng của bản thân, chủ động trong mọi việc, dám tự quyết định và hành động một cách chắc chắn, không hoang mang dao động, người tự tin cũng là người hành động cương quyết, dám nghĩ, dám làm. - Ý nghĩa: Tự tin giúp con người thêm sức mạnh, nghị lực và sáng tạo để làm nên sự nghiệp lớn. Nếu không có tự tin, con người sẽ trở nên nhỏ bé và yếu đuối. - Cách rèn luyện: Cần chủ động, tự giác trong học tập và tham gia các hoạt động tập thể, khắc phục tính rụt rè, tự ti, ba phải, dựa dẫm. II. Bài tập: - HS làm các bài tập đã học trong SGK, tham khảo tình huống trong sách bài tập. DUYỆT CỦA BGH DUYỆT CỦA TỔ GV THỰC HIỆN: Đàm Văn Tuấn