Đề cương ôn tập học kì 1 môn Hóa học Lớp 12 - Năm học 2022-2023

docx 11 trang Hàn Vy 02/03/2023 5911
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập học kì 1 môn Hóa học Lớp 12 - Năm học 2022-2023", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_hoc_ki_1_mon_hoa_hoc_lop_12_nam_hoc_2022_202.docx

Nội dung text: Đề cương ôn tập học kì 1 môn Hóa học Lớp 12 - Năm học 2022-2023

  1. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I – HÓA HỌC 12 Năm học: 2022 – 2023 CHƯƠNG I: ESTE Câu 1. [MH - 2021] Cho chất X tác dụng với dung dịch NaOH, thu được CH3COONa và C2H5OH. Chất X là A. C2H3COOCH3. B. CH 3COOC2H5. C. C2H5COOH. D. CH 3COOH. Câu 2. [MH - 2021] Chất nào sau đây là axit béo? A. Axit panmitic. B. Axit axetic. C. Axit fomic. D. Axit propionic. Câu 3. (T.13): Chất nào sau đây phản ứng với dung dịch NaOH tạo thành HCOONa và C2H5OH? A. CH3COOCH3.B. HCOOC 2H5. C. CH3COOC2H5.D. C 2H5COOCH3. Câu 4. (T.12): Khi đun nóng chất X có công thức phân tử C 3H6O2 với dung dịch NaOH thu được CH3COONa. Công thức cấu tạo của X là A. HCOOC2H5.B. CH 3COOCH3.C. C 2H5COOH.D. CH 3COOC2H5. Câu 5. [MH1 - 2020] Thủy phân este X có công thức C4H8O2, thu được ancol etylic. Tên gọi của X là A. etyl propionat. B. metyl axetat. C. metyl propionat. D. etyl axetat. Câu 6. (T.10): Cho CH3COOCH3 vào dung dịch NaOH (đun nóng), sinh ra các sản phẩm là A. CH3COONa và CH3COOH.B. CH 3COONa và CH3OH. C. CH3COOH và CH3ONa. D. CH3OH và CH3COOH. Câu 7. (T.07): Thuỷ phân este X trong môi trường kiềm, thu được natri axetat và ancol etylic. Công thức của X là: A. C2H3COOC2H5 B. C2H5COOCH3 C. CH3COOC2H5 D. CH3COOCH3. Câu 8. Chất X có công thức cấu tạo thu gọn HCOOCH3. Tên gọi của X là A. metyl fomat. B. metyl axetat. C. etyl axetat.D. etyl fomat. Câu 9. Vinyl axetat có công thức là A. CH3COOCH3 B. C2H5COOCH3 C. HCOOC2H5 D. CH3COOCH=CH2 Câu 10. Chất X có công thức phân tử C3H6O2 là este của axit axetic (CH3COOH). Công thức cấu tạo của X là A. C2H5COOH.B. CH 3COOCH3.C. HCOOC 2H5.D. HOC 2H4CHO. Câu 11. Este no, đơn chức, mạch hở có công thức phân tử là A. CnH2nO (n≥2).B. C nH2nO2 (n≥2).C. C nHnO3 (n≥2).D. C nH2nO4 (n≥2). Câu 12. Phản ứng giữa C2H5OH với CH3COOH (xúc tác H2SO4 đặc, đun nóng) là phản ứng A. trùng hợp.B. este hóa. C. xà phòng hóa.D. trùng ngưng. Câu 13. (Q.15): Chất béo là trieste của axit béo với A. ancol metylic. B. etylen glicol. C. ancol etylic. D. glixerol. Câu 14. (T.10): Chất không phải axit béo là A. axit axetic.B. axit stearic. C. axit oleic.D. axit panmitic. Câu 15. [MH2 - 2020] Thủy phân triolein có công thức (C 17H33COO)3C3H5 trong dung dịch NaOH, thu được glixerol và muối X. Công thức của X là A. C17H35COONa.B. CH 3COONa.C. C 2H5COONa.D. C 17H33COONa. Câu 16. Thủy phân hoàn toàn 1 mol tristearin trong NaOH dư, thu được A. 1 mol natri stearat. B. 3 mol glixerol. C. 1 mol glixerol. D. 3 mol axit stearic. Câu 17. Thủy phân hoàn toàn 1 mol triolein trong môi trường axit, thu được A. 3 mol C15H31COONa.B. 3 mol C 3H5(OH)3. C. 3 mol C17H33COOH. D. 3 mol C 17H33COONa. Câu 18. Thủy phân hoàn toàn hỗn hợp etyl axetat và metyl axetat trong dung dịch NaOH, thu được sản phẩm gồm A. 1 muối và 1 ancol. B. 2 muối và 2 ancol. C. 1 muối và 2 ancol. D. 2 muối và 1 ancol. Câu 19. (A.13): Chất nào sau đây khi đun nóng với dung dịch NaOH thu được sản phẩm có anđehit? A. CH3–COO–CH2–CH=CH2.B. CH 3–COO–C(CH3)=CH2. C. CH2=CH–COO–CH2–CH3.D. CH 3–COO–CH=CH–CH3. Câu 20. Monome dùng đề điều chế thủy tinh hữu cơ là: A. CH3COOCH=CH2.B. CH 2=C(CH3)–COOCH3. C. CH2=CH–COOC2H5.D. CH 2=C(CH3)–COOC2H5.
  2. Câu 21. Các este thường có mùi thơm dễ chịu: isoamyl axetat có mùi chuối chín, etyl butirat có mùi dứa chín, etyl isovalerat có mùi táo, Este có mùi chuối chín có công thức cấu tạo thu gọn là: A. CH3COOCH2CH(CH3)2. B. CH 3COOCH2CH2CH(CH3)2. C. CH3COOCH2CH(CH3)CH2CH3.D. CH 3COOCH(CH3)CH2CH2CH3. Câu 22. (QG.17 - 203). Este X có công thức phân tử C8H8O2. Cho X tác dụng với dung dịch NaOH, thu được sản phẩm có hai muối. Số công thức cấu tạo của X thỏa mãn tính chất trên là A. 6.B. 3. C. 4.D. 5. Câu 23. (QG.17 - 201). Cho a mol este X (C9H10O2) tác dụng vừa đủ với 2a mol NaOH, thu được dung dịch không có phản ứng tráng bạc. Số công thức cấu tạo phù hợp của X là A. 3.B. 4. C. 2.D. 6. Câu 24. (A.08): Cho glixerin trioleat (hay triolein) lần lượt vào mỗi ống nghiệm chứa riêng biệt: Na, Cu(OH) 2, CH3OH, dung dịch Br2, dung dịch NaOH. Trong điều kiện thích hợp, số phản ứng xảy ra là A. 2.B. 3. C. 5.D. 4. Câu 25. (C.09): Phát biểu nào sau đây sai? A. Nhiệt độ sôi của este thấp hơn hẳn so với ancol có cùng phân tử khối. B. Trong công nghiệp có thể chuyển hoá chất béo lỏng thành chất béo rắn. C. Số nguyên tử hiđro trong phân tử este đơn và đa chức luôn là một số chẵn. D. Sản phẩm của phản ứng xà phòng hoá chất béo là axit béo và glixerol. Câu 26. (C.12): Phát biểu nào sau đây là đúng? A. Este isoamyl axetat có mùi chuối chín. B. Etylen glicol là ancol no, đơn chức, mạch hở. C. Axit béo là những axit cacboxylic đa chức. D. Ancol etylic tác dụng được với dung dịch NaOH. Câu 27. (C.12): Cho các este: etyl fomat (1), vinyl axetat (2), triolein (3), metyl acrylat (4), phenyl axetat (5). Dãy gồm các este đều phản ứng được với dung dịch NaOH (đun nóng) sinh ra ancol là: A. (1), (3), (4).B. (3), (4), (5). C. (1), (2), (3).D. (2), (3), (5). Câu 28. (B.11): Cho dãy các chất: phenyl axetat, anlyl axetat, metyl axetat, etyl fomat, tripanmitin. Số chất trong dãy khi thủy phân trong dung dịch NaOH (dư), đun nóng sinh ra ancol là A. 2.B. 4. C. 5.D. 3. Câu 29. Cho các este: vinyl axetat, etyl axetat, isoamyl axetat, phenyl axetat, anlyl axetat, vinyl benzoat. Số este có thể điều chế trực tiếp bằng phản ứng của axit và ancol tương ứng (có H2SO4 đặc làm xúc tác) là A. 5.B. 3. C. 4.D. 2. Câu 30. (A.11): Cho các phát biểu sau: (a) Chất béo được gọi chung là triglixerit hay triaxylglixerol. (b) Chất béo nhẹ hơn nước, không tan trong nước nhưng tan nhiều trong dung môi hữu cơ. (c) Phản ứng thủy phân chất béo trong môi trường axit là phản ứng thuận nghịch. (d) Tristearin, triolein có công thức lần lượt là: (C17H33COO)3C3H5, (C17H35COO)3C3H5. Số phát biểu đúng là A. 4.B. 1. C. 2.D. 3. CHƯƠNG II : CACBOHIDRAT Câu 31. [MH - 2021] Chất nào sau đây là đisaccarit? A. Glucozơ. B. Saccarozơ. C. Tinh bột. D. Xenlulozơ. Câu 32. [MH - 2021] Chất rắn X dạng sợi, màu trắng, không tan trong nước ngay cả khi đun nóng. Thủy phân hoàn toàn X nhờ xúc tác axit hoặc enzim thu được chất Y. Hai chất X và Y lần lượt là A. xenlulozơ và glucozơ. B. xenlulozơ và saccarozơ. C. tinh bột và saccarozơ. D. tinh bột và glucozơ. Câu 33. (MH.19): Chất nào sau đây thuộc loại monosaccarit? A. Saccarozơ.B. Xenlulozơ. C. Tinh bột.D. Glucozơ. Câu 34. (QG.19 - 201). Chất nào sau đây thuộc loại polisaccarit? A. Fructozơ.B. Glucozơ. C. Saccarozơ.D. Tinh bột.
  3. Câu 35. (QG.18 - 202): Glucozơ là một loại monosaccarit có nhiều trong quả nho chín. Công thức phân tử của glucozơ là: A. C2H4O2. B. (C6H10O5)n. C. C12H22O11. D. C6H12O6. Câu 36. (QG.18 - 201): Fructozơ là một loại monosaccarit có nhiều trong mật ong, vị ngọt sắc. Công thức phân tử của fructozơ là A. C6H12O6. B. C2H4O2. C. C12H22O11. D. (C6H10O5)n. Câu 37. Ở điều kiện thường, chất nào sau đây dễ tan trong nước? A. Tristearin.B. Xenlulozơ. C. Glucozơ.D. Tinh bột. Câu 38. Chất phản ứng được với AgNO3/NH3, đun nóng tạo ra kim loại Ag là A. glucozơ.B. saccarozơ. C. xenlulozơ.D. tinh bột. Câu 39. Trong điều kiện thích hợp glucozơ lên men tạo thành khí CO2 và A. C2H5OH.B. CH 3COOH.C. HCOOH. D. CH 3CHO. Câu 40. (A.14): Chất tác dụng với H2 tạo thành sobitol là A. saccarozơ.B. xenlulozơ. C. tinh bột.D. glucozơ. Câu 41. (M.15): Khi bị ốm, mất sức, nhiều người bệnh thường được truyền dịch đường để bổ sung nhanh năng lượng. Chất trong dịch truyền có tác dụng trên là A. Glucozơ.B. Saccarozơ. C. Fructozơ.D. Mantozơ. Câu 42. (204 – Q.17). Để tráng một lớp bạc lên ruột phích, người ta cho chất X phản ứng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, đun nóng. Chất X là A. etyl axetat.B. glucozơ. C. tinh bột.D. saccarozơ. Câu 43. Chất rắn X vô định hình, màu trắng, không tan trong nước nguội. Thủy phân X với xúc tác axit hoặc enzim, thu được chất Y. Chất X và Y lần lượt là A. tinh bột và glucozơ. B. tinh bột và saccarozơ. C. xenlulozơ và saccarozơ. D. saccarozơ và glucozơ. Câu 44. Tinh thể chất rắn X không màu, vị ngọt, dễ tan trong nước. X có nhiều trong quả nho chín nên còn gọi là đường nho. Khử chất X bằng H2 thu được chất hữu cơ Y. Tên gọi của X và Y lần lượt là A. glucozơ và axit gluconic.B. fructozơ và sobitol. C. glucozơ và sobitol. D. saccarozơ và glucozơ. Câu 45. Tinh thể chất rắn X không màu, vị ngọt, dễ tan trong nước. X có nhiều trong mật ong nên làm cho mật ong có vị ngọt sắc. Trong công nghiệp, X được điều chế bằng phản ứng thủy phân chất Y. Tên gọi của X và Y lần lượt là A. glucozơ và fructozơ.B. saccarozơ và glucozơ. C. saccarozơ và xenlulozơ. D. fructozơ và saccarozơ. Câu 46. Chất X là chất dinh dưỡng, được dùng làm thuốc tăng lực cho người già, trẻ nhỏ và người ốm. Trong công nghiệp, X được điều chế bằng cách thủy phân chất Y. Chất Y là nguyên liệu để làm bánh kẹo, nước giải khát. Tên gọi của X, Y lần lượt là A. Glucozơ và xenlulozơ.B. Saccarozơ và tinh bột. C. Fructozơ và glucozơ. D. Glucozơ và saccarozơ. Câu 47. Tinh thể chất rắn X không màu, vị ngọt, dễ tan trong nước. X có nhiều trong cây mía, củ cải đường và hoa thốt nốt. Trong công nghiệp, X được chuyển hóa thành chất Y dùng để tráng gương, tráng ruột phích. Tên gọi của X và Y lần lượt là A. Glucozơ và saccarozơ.B. Saccarozơ và sobitol. C. Glucozơ và fructozơ. D. Saccarozơ và glucozơ. Câu 48. [QG.20 - 201] Polisaccarit X là chất rắn, ở dạng bột vô định hình, màu trắng và được tạo thành trong cây xanh nhờ quá trình quang hợp. Thủy phân X, thu được monosaccarit Y. Phát biểu nào sau đây đúng? A. Y tác dụng với H2 tạo sobitol. B. X có phản ứng tráng bạc. C. Phân tử khối của Y là 162. D. X dễ tan trong nước lạnh. Câu 49. [QG.20 - 202] Polisaccarit X là chất rắn, màu trắng, dạng sợi. Trong bông nõn có gần 98% chất X. Thủy phân X, thu được monosaccarit Y. Phát biểu nào sau đây đúng? A. Y có tính chất của ancol đa chức. B. X có phản ứng tráng bạc. C. Phân tử khối của Y bằng 342. D. X dễ tan trong nước.
  4. Câu 50. [QG.20 - 203] Thủy phân saccarozơ, thu được hai monosaccarit X và Y. Chất X có trong máu người với nồng độ khoảng 0,1%. Phát biểu nào sau đây đúng? A. Y bị thủy phân trong môi trường kiềm. B. X không có phản ứng tráng bạc. C. X có phân tử khối bằng 180. D. Y không tan trong nước. Câu 51. Cho dãy các chất: glucozơ, saccarozơ, xenlulozơ, tinh bột. Số chất trong dãy không tham gia phản ứng thủy phân là A. 1.B. 3 C. 4.D. 2. Câu 52. Cho dãy các chất: glucozơ, xenlulozơ, metyl fomat, fructozơ. Số chất trong dãy tham gia phản ứng tráng bạc là A. 4.B. 3. C. 1.D. 2. Câu 53. Cho dãy các dung dịch: glucozơ, saccarozơ, etanol, glixerol. Số dung dịch trong dãy phản ứng được với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường tạo thành dung dịch có màu xanh lam là A. 1.B. 4. C. 3.D. 2. Câu 54. (QG.2016): Cho các phát biểu sau đây: (a) Glucozơ được gọi là đường nho do có nhiều trong quả nho chín. (b) Chất béo là đieste của glixerol với axit béo. (c) Phân tử amilopectin có cấu trúc mạch phân nhánh. (d) Ở nhiệt độ thường, triolein ở trạng thái rắn. (e) Trong mật ong chứa nhiều fructozơ. (g) Tinh bột là một trong những lương thực cơ bản của con người. Số phát biểu đúng là A. 5B. 6 C. 3 D. 4 Câu 55. Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng ? (1) Saccarozơ được coi là một đoạn mạch của tinh bột. (2) Tinh bột và xenlulozơ đều là polisaccarit. (3) Khi thủy phân hoàn toàn saccarozơ, tinh bột và xenlulozơ đều cho một loại monosaccarit. (4) Khi thủy phân hoàn toàn tinh bột và xenlulozơ đều thu được glucozơ. (5) fuctozơ có phản ứng tráng bạc, chứng tỏ phân tử fuctozơ có nhóm –CHO. A. 2.B. 4. C. 1.D. 3. Câu 56. Cho các phát biểu sau đây: (a) Dung dịch glucozơ không màu, có vị ngọt. (b) Dung dịch glucozơ làm mất màu nước Br2 ở ngay nhiệt độ thường. (c) Điều chế glucozơ người ta thủy phân hoàn toàn tinh bột hoặc xenlulozơ với xúc tác axit hoặc enzim. (d) Trong tự nhiên, glucozơ có nhiều trong quả chín, đặc biệt có nhiều trong nho chín. (e) Độ ngọt của mật ong chủ yếu do glucozơ gây ra. Trong số các phát biểu trên, số phát biểu đúng là A. 3.B. 4. C. 5.D. 2. Câu 57. Cho các phát biểu sau: o (a) Glucozơ và fructozơ phản ứng với H2 (t , Ni) đều cho sản phẩm là sobitol. (b) Trong môi trường axit, glucozơ và fructozơ có thể chuyển hóa lẫn nhau. (c) Có thể phân biệt glucozơ và fructozơ bằng phản ứng với dung dịch AgNO3 trong NH3. (d) Trong dung dịch, glucozơ và fructozơ đều hòa tan Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường cho dung dịch màu xanh lam. (e) Fructozơ là hợp chất đa chức. (g) Có thể điều chế ancol etylic từ glucozơ bằng phương pháp sinh hóa. Số phát biểu đúng là A. 4.B. 5. C. 2.D. 3. CHƯƠNG III: AMIN- AMINOAXIT- PROTEIN Câu 58. Dung dịch metyl amin trong nước làm A. quì tím không đổi màu.B. quì tím hoá xanh. C. phenolphtalein hoá xanh.D. phenolphtalein không đổi màu Câu 59. Chất làm giấy quỳ tím ẩm chuyển thành màu xanh là
  5. A. C2H5OH.B. NaCl.C. C 6H5NH2. D. C2H5NH2. Câu 60. Dung dịch chất nào sau đây không làm đổi màu quỳ tím? A. Etylamin. B. Metylamin. C. Anilin. D. Đimetylamin. Câu 61. [QG.20 - 201] Dung dịch chất nào sau đây làm xanh giấy quỳ tím? A. Axit glutamic. B. Metylamin. C. Alanin. D. Glyxin. Câu 62. (C.12): Công thức chung của amin no, đơn chức, mạch hở là A. CnH2n-5N (n ≥ 6).B. C nH2n+1N (n ≥ 2).C. C nH2n-1N (n ≥ 2). D. CnH2n+3N (n ≥ 1). Câu 63. (202 – Q.17). Công thức phân tử của đimetylamin là A. C2H8N2. B. C 2H7N.C. C 4H11N.D. CH 6N2. Câu 64. (Q.15): Chất nào sau đây thuộc loại amin bậc một? A. (CH3)3N.B. CH 3NHCH3.C. CH 3NH2. D. CH3CH2NHCH3 Câu 65. (M.15): Chất nào sau đây là amin bậc 2? A. H2N-CH2-NH2. B. (CH3)2CH-NH2. C. CH3-NH-CH3. D. (CH3)3N. Câu 66. (QG.2016): Chất nào sau đây thuộc loại amin bậc 3? A. (CH3)3N.B. CH 3-NH2. C. C2H5-NH2. D. CH3-NH-CH3 Câu 67. Số đồng phân amin có công thức phân tử C2H7N là A. 4.B. 3. C. 2.D. 5. Câu 68. (MH2.2017): Số amin có công thức phân tử C3H9N là A. 2.B. 3. C. 4.D. 5. Câu 69. Số đồng phân cấu tạo amin bậc một ứng với công thức phân tử C3H9N là A. 1.B. 2. C. 4.D. 3. Câu 70. Trong phân tử chất nào sau đây có chứa vòng benzen? A. Phenylamin.B. Propylamin. C. Etylamin.D. Metylamin. Câu 71. Trong điều kiện thường, chất nào sau đây ở trạng thái khí? A. Etanol.B. Glyxin. C. Anilin. D. Metylamin. Câu 72. Amin tồn tại ở trạng thái lỏng trong điều kiện thường là A. anilin.B. etylamin. C. metylamin.D. đimetylamin. Câu 73. (QG.19 - 202). Etylamin (C2H5NH2) tác dụng được với chất nào sau đây trong dung dịch? A. K2SO4.B. NaOH.C. HCl.D. KCl. Câu 74. Anilin ( C6H5NH2) và phenol (C6H5OH) đều có phản ứng với A. dung dịch NaClB. nước Br 2 C. dung dịch NaOHD. dung dịch HCl. Câu 75. (204 – Q.17). Nhỏ vài giọt nước brom vào ống nghiệm chứa anilin, hiện tượng quan sát được là A. xuất hiện màu tím. B. có kết tủa màu trắng. C. có bọt khí thoát ra. D. xuất hiện màu xanh. Câu 76. (MH2.2017): Amino axit có phân tử khối nhỏ nhất là A. Glyxin.B. Alanin. C. Valin.D. Lysin. Câu 77. [MH2 - 2020] Chất X có công thức H2N-CH(CH3)COOH. Tên gọi của X là A. glyxin.B. valin. C. alanin.D. lysin. Câu 78. (C.12): Số nhóm amino và số nhóm cacboxyl có trong một phân tử axit glutamic tương ứng là A. 1 và 2.B. 1 và 1. C. 2 và 1.D. 2 và 2. Câu 79. (QG.19 - 204). Axit amino axetic (NH2-CH2-COOH) tác dụng được với dung dịch nào sau đây? A. NaNO3.B. NaCl.C. HCl.D. Na 2SO4. Câu 80. Chất nào sau đây vừa phản ứng được với dung dịch KOH, vừa phản ứng được với dung dịch HCl? A. C2H5OH.B. CH 3COOH.C. H 2N-CH2-COOH. D. C2H6. Câu 81. (203 – Q.17). Trong phân tử Gly – Ala, amino axit đầu C chứa nhóm A. NO2.B. NH 2.C. COOH.D. CHO. Câu 82. (C.14): Số liên kết peptit có trong một phân tử Ala-Gly-Val-Gly-Ala là A. 4.B. 5. C. 3.D. 2. Câu 83. (B.09): Số đipeptit tối đa có thể tạo ra từ một hỗn hợp gồm alanin và glyxin là A. 3.B. 1. C. 2.D. 4. Câu 84. Cho lòng trắng trứng vào Cu(OH)2 thấy xuất hiện màu A. vàng.B. đen. C. đỏ.D. tím.
  6. Câu 85. (MH3.2017). Chất nào sau đây không phản ứng với NaOH trong dung dịch? A. Gly-Ala.B. Glyxin. C. Metylamin.D. Metyl fomat. Câu 86. (Q.15): Đốt cháy hoàn toàn chất hữu cơ nào sau đây thu được sản phẩm có chứa N2? A. Xenlulozơ.B. Protein. C. Chất béo.D. Tinh bột. Câu 87. Khi nấu canh cua thì thấy các mảng “riêu cua” nổi lên là do: A. Sự đông tụ của protein do nhiệt độ.B. Phản ứng thủy phân của protein. C. Phản ứng màu của protein.D. Sự đông tụ của lipit. Câu 88. Muối mononatri của amino axit nào sau đây được dùng làm bột ngọt (mì chính)? A. Lysin.B. Alanin. C. Axit glutamic.D. Axit amino axetic. Câu 89. Phát biểu nào sau đây là đúng? A. Muối phenylamoni clorua không tan trong nước. B. Tất cả các peptit đều có phản ứng màu biure. C. H2N-CH2-CH2-CO-NH-CH2-COOH là một đipeptit. D. Ở điều kiện thường, metylamin và đimetylamin là những chất khí có mùi khai. Câu 90. Cho dãy các chất: CH3NH2, NH3, C6H5NH2 (anilin), NaOH. Chất có lực bazơ nhỏ nhất trong dãy là A. CH3NH2.B. NH 3.C. C 6H5NH2. D. NaOH. Câu 91. Cho các dung dịch: C6H5NH2 (anilin), CH3NH2, NaOH, C2H5OH và H2NCH2COOH. Trong các dung dịch trên, số dung dịch có thể làm đổi màu phenolphtalein là: A. 3.B. 2. C. 4.D. 5. Câu 92. Trong các dung dịch: CH 3-CH2-NH2, H2N-CH2-COOH, H2N-CH2-CH(NH2)-COOH, HOOC-CH2-CH2- CH(NH2)-COOH, số dung dịch làm xanh quỳ tím là A. 4.B. 1. C. 2.D. 3. Câu 93. (MH2.2017): Tiến hành thí nghiệm với các chất X, Y, Z, T. Kết quả được ghi ở bảng sau: Mẫu thử Thí nghiệm Hiện tượng X Tác dụng với Cu(OH)2 trong môi trường kiềm Có màu tím Ðun nóng với dung dịch NaOH (loãng, dư), để nguội. Tạo dung dịch màu xanh Y Thêm tiếp vài giọt dung dịch CuSO4 lam Ðun nóng với dung dịch NaOH loãng (vừa đủ). Thêm Z Tạo kết tủa Ag tiếp dung dịch AgNO3 trong NH3, đun nóng T Tác dụng với dung dịch I2 loãng Có màu xanh tím Các chất X, Y, Z, T lần lượt là: A. Lòng trắng trứng, triolein, vinyl axetat, hồ tinh bột. B. Triolein, vinyl axetat, hồ tinh bột, lòng trắng trứng. C. Lòng trắng trứng, triolein, hồ tinh bột, vinyl axetat. D. Vinyl axetat, lòng trắng trứng, triolein, hồ tinh bột. Câu 94. (QG.18 - 201): Kết quả thí nghiệm của các chất X, Y, Z với các thuốc thử được khi ở bảng sau: Chất Thuốc thử Hiện tượng X Cu(OH)2 Tạo hợp chất màu tím Y Dung dịch AgNO3 trong NH3 Tạo kết tủa Ag Z Nước brom Tạo kết tủa trắng Các chất X, Y, Z lần lượt là: A. Gly-Ala-Gly, etyl fomat, anilin. B. Gly-Ala-Gly, anilin, etyl fomat. C. Etyl fomat, Gly-Ala-Gly, anilin. D. Anilin, etyl fomat, Gly-Ala-Gly. Câu 95. Những nhận xét nào trong các nhận xét sau là đúng? (1) Metylamin, đimetylamin, trimetylamin và etylamin là những chất khí mùi khai khó chịu, độc. (2) Các amin đồng đẳng của metylamin có độ tan trong nước giảm dần theo chiều tăng của khối lượng phân tử. (3) Anilin có tính bazơ và làm xanh quỳ tím ẩm. (4) Lực bazơ của các amin luôn lớn hơn lực bazơ của amoniac. A. (1), (2).B. (2), (3), (4). C. (1), (2), (3).D. (1), (2), (4). CHƯƠNG IV: POLIME VÀ VẬT LIỆU POLIME
  7. Câu 96. [MH - 2021] Phân tử polime nào sau đây có chứa nitơ? A. Polietilen. B. Poli(vinyl clorua). C. Poli(metyl metacrylat). D. Poliacrilonitrin. Câu 97. [MH - 2021]Cho các este sau: etyl axetat, propyl axetat, metyl propionat, metyl metacrylat. Có bao nhiêu este tham gia phản ứng trùng hợp tạo thành polime? A. 4. B. 3. C. 2. D. 1. Câu 98. [MH - 2021] Phát biểu nào sau đây đúng? A. Tơ nitron được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng. B. Sợi bông, tơ tằm đều thuộc loại tơ thiên nhiên. C. Cao su lưu hóa có cấu trúc mạch không phân nhánh. D. Tơ nilon-6,6 được điều chế bằng phản ứng trùng hợp. Câu 99. (A.14): Polime nào sau đây trong thành phần chứa nguyên tố nitơ? A. Poli(vinyl clorua).B. Polibutađien. C. Nilon-6,6.D. Polietilen. Câu 100. Trùng hợp etilen thu được sản phẩm là A. poli(metyl metacrylat).B. poli(vinyl clorua) (PVC). C. poli(phenol-fomanđehit). D. polietilen (PE). Câu 101. Polime nào sau đây thuộc loại polime tổng hợp? A. Polietilen.B. Tơ tằm. C. Tinh bột.D. Xenlulozơ. Câu 102. Chất tham gia phản ứng trùng hợp tạo ra polime là A. CH3-CH3.B. CH 3-CH2-CH3.C. CH 3-CH2-Cl.D. CH 2=CH-CH3. Câu 103. Tơ nào sau đây thuộc loại tơ tổng hợp? A. Tơ tằm.B. Tơ visco. C. Tơ xenlulozơ axetat.D. Tơ nilon-6,6. Câu 104. Tơ nào sau đây là tơ nhân tạo? A. Tơ nilon–6,6. B. Tơ tằm. C. Tơ nitron. D. Tơ visco. Câu 105. Tơ nào sau đây được sản xuất từ xenlulozơ? A. Tơ nitron.B. Tơ capron. C. Tơ visco.D. Tơ nilon-6,6. Câu 106. Polime nào sau đây thuộc loại polime thiên nhiên? A. Polistiren. B. Polipropilen. C. Tinh bột. D. Polietilen. Câu 107. PVC là chất rắn vô định hình, cách điện tốt, bền với axit, được dùng làm vật liệu cách điện, ống dẫn nước, vải che mưa, PVC được tổng hợp trực tiếp từ monome nào sau đây? A. Vinyl clorua.B. Acrilonitrin. C. Propilen.D. Vinyl axetat. Câu 108. Tơ nitron dai, bền với nhiệt, giữ nhiệt tốt, thường được dùng để dệt vải và may quần áo ấm. Trùng hợp chất nào sau đây tạo thành polime dùng để sản xuất tơ nitron? A. CH2=CH – CN.B. CH 2=CH – CH3. C. H2N – (CH2)5 – COOH D. H2N – (CH2)6 – NH2. Câu 109. Quá trình kết hợp nhiều phân tử nhỏ (monome) thành phân tử lớn (polime) đồng thời giải phóng những phân tử nhỏ khác (thí dụ H2O) được gọi là phản ứng A. trùng ngưngB. trùng hợp. C. xà phòng hóa.D. thủy phân. Câu 110. Tơ nilon - 6,6 được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng A. HOOC-(CH2)2-CH(NH2)-COOH.B. HOOC-(CH 2)4-COOH và HO-(CH2)2-OH. C. HOOC-(CH2)4-COOH và H2N-(CH2)6-NH2. D. H 2N-(CH2)5-COOH. Câu 111. Polime nào sau đây được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng? A. Poli(etylen terephtalat).B. Poliacrilonitrin. C. Polistiren. D. Poli(metyl metacrylat). Câu 112. Poli(metyl metacrylat) và nilon-6 được tạo thành từ các monome tương ứng là A. CH2=CH-COOCH3 và H2N-[CH2]6-COOH. B. CH2=C(CH3)-COOCH3 và H2N-[CH2]6-COOH. C. CH3-COO-CH=CH2 và H2N-[CH2]5-COOH. D. CH2=C(CH3)-COOCH3 và H2N-[CH2]5-COOH. Câu 113. Trong số các loại tơ sau: tơ tằm, tơ visco, tơ nilon-6,6, tơ axetat, tơ capron, tơ enang, những loại tơ nào thuộc loại tơ nhân tạo? A. Tơ tằm và tơ enang. B. Tơ nilon-6,6 và tơcapron.
  8. C. Tơ visco và tơ nilon-6,6. D. Tơ visco và tơ axetat. Câu 114. Cho dãy các chất: CH2=CHCl, CH2=CH2, CH2=CH-CH=CH2, H2NCH2COOH. Số chất trong dãy có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp là A. 1B. 4 C. 3D. 2 Câu 115. Cho các este sau: anlyl axetat, vinyl axetat, metyl propionat, metyl acrylat. Có bao nhiêu este tham gia phản ứng trùng hợp tạo thành polime? A. 4. B. 3. C. 2. D. 1. Câu 116. (A.10): Trong các polime sau: (1) poli(metyl metacrylat); (2) polistiren; (3) nilon-7; (4) poli(etylenterephtalat); (5) nilon-6,6; (6) poli(vinyl axetat), các polime là sản phẩm của phản ứng trùng ngưng là: A. (1), (3), (6).B. (1), (2), (3). C. (1), (3), (5).D. (3), (4), (5). Câu 117. [MH1 - 2020] Cho các polime sau: poli(vinyl clorua), poli(metyl acrylat), poli(etylen terephtalat), nilon- 6,6. Số polime được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng là A. 1. B. 2. C. 3.D. 4. Câu 118. (QG.19 - 202). Phát biểu nào sau đây đúng? A. Amilozơ có cấu trúc mạch phân nhánh. B. Poliacrilonitrin được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng. C. Polibutađien được dùng để sản xuất cao su buna. D. Poli(vinyl clorua) được điều chế bằng phản ứng cộng HCl vào etilen. Câu 119. (QG.19 - 203). Phát biểu nào sau đây sai? A. Tơ tằm thuộc loại tơ thiên nhiên. B. Tơ nilon-6,6 được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng. C. Tơ nitron được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng. D. Cao su lưu hóa có cấu trúc mạch không gian. Câu 120. (QG.19 - 204). Phát biểu nào sau đây đúng? A. Poli(metyl metacrylat) được điều chế bằng phản ứng trùng hợp. B. Trùng hợp axit ε-amino caproic thu được policaproamit. C. Poli(etylen terephtalat) được điều chế bằng phản ứng trùng hợp. D. Polietilen được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng. CHƯƠNG V: ĐẠI CƯƠNG KIM LOẠI Câu 121. [MH - 2021] Kim loại nào sau đây có nhiệt độ nóng chảy cao nhất? A. Na. B. K. C. Cu. D. W. Câu 122. [MH - 2021] Ion nào sau đây có tính oxi hóa mạnh nhất? A. Al3+ B. Mg 2+. C. Ag +. D. Na +. Câu 123. [MH - 2021] Nguyên tắc điều chế kim loại là A. khử ion kim loại thành nguyên tử. B. oxi hóa ion kim loại thành nguyên tử. C. khử nguyên tử kim loại thành ion. D. oxi hóa nguyên tử kim loại thành ion. Câu 124. [MH - 2021] Trong công nghiệp, kim loại nào sau đây được điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy? A. Na. B. Cu. C. Ag. D. Fe. Câu 125. [MH - 2021] Cho từ từ đến dư kim loại X vào dung dịch FeCl 3, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y chứa hai muối. X là kim loại nào sau đây? A. Mg. B. Zn. C. Cu. D. Na. Câu 126. Trong điều kiện thường, kim loại nào sau đây ở trạng thái lỏng? A. Hg.B. Cu. C. Na.D. Mg. Câu 127. (QG.2018): Kim loại nào sau đây có tính dẫn điện tốt nhất ? A. Cu. B. Ag. C. Au. D. Al. Câu 128. Kim loại X là kim loại cứng nhất, được sử dụng để mạ các dụng cụ kim loại, chế tạo các loại thép chống gỉ, không gỉ Kim loại X là? A. Fe. B. Ag. C. Cr. D. W. Câu 129. Kim loại nào sau đây có khối lượng riêng nhỏ nhất? A. Li.B. Cs. C. Na.D. K.
  9. Câu 130. (QG.19 - 202). Kim loại nào sau đây có tính khử mạnh nhất? A. Cu.B. Fe. C. Al.D. Ag. Câu 131. Dãy cation kim loại được xếp theo chiều tăng dần tính oxi hoá từ trái sang phải là: A. Cu2+, Mg2+, Fe2+.B. Fe 2+, Cu2+, Mg2+.C. Mg 2+, Cu2+, Fe2+.D. Mg 2+, Fe2+, Cu2+. Câu 132. Tính chất hoá học đặc trưng của kim loại là A. tính oxi hoá và tính khử.B. tính bazơ. C. tính oxi hoá. D. tính khử. Câu 133. Kim loại nào sau đây phản ứng với dung dịch H2SO4 loãng? A. Cu.B. Mg. C. Ag.D. Au. Câu 134. Kim loại Fe có thể khử được ion nào sau đây? A. Mg2+. B. Zn 2+. C. Cu 2+. D. Al 3+. Câu 135. (C.07): Để khử ion Fe3+ trong dung dịch thành ion Fe2+ có thể dùng một lượng dư A. kim loại Mg.B. kim loại Cu. C. kim loại Ba.D. kim loại Ag. Câu 136. (QG.15): Phương pháp chung để điều chế các kim loại Na, Ca, Al trong công nghiệp là A. điện phân dung dịch.B. điện phân nóng chảy.C. nhiệt luyện.D. thủy luyện. Câu 137. (A.09): Dãy các kim loại đều có thể được điều chế bằng phương pháp điện phân dung dịch muối của chúng là: A. Fe, Cu, Ag.B. Mg, Zn, Cu. C. Al, Fe, Cr.D. Ba, Ag, Au. Câu 138. Dãy gồm các kim loại được điều chế bằng phương pháp nhiệt luyện là A. Al, Na, Ba. B. Ca, Ni, Zn. C. Mg, Fe, Cu. D. Fe, Cr, Cu. Câu 139. (MH1 - 2017): Trong công nghiệp, Mg được điều chế bằng cách nào dưới đây? A. Điện phân nóng chảy MgCl2.B. Cho kim loại Fe vào dung dịch MgCl 2. C. Điện phân dung dịch MgSO4. D. Cho kim loại K vào dung dịch Mg(NO3)2. Câu 140. Cho luồng khí H2 dư qua hỗn hợp các oxit CuO, Fe2O3, Al2O3, MgO nung nóng ở nhiệt độ cao. Sau phản ứng, hỗn hợp chất rắn thu được gồm A. Cu, Fe, Al, Mg.B. Cu, FeO, Al 2O3, MgO. C. Cu, Fe, Al2O3, MgO.D. Cu, Fe, Al, MgO. Câu 141. Cho các phản ứng sau: (1) CuO + H2 Cu + H2O; (2) 2CuSO4 + 2H2O 2Cu + O2 + 2H2SO4; (3) Fe + CuSO4 FeSO4 + Cu; (4) 2Al + Cr2O3 Al2O3 + 2Cr. Số phản ứng dùng để điều chế kim loại bằng phương pháp nhiệt luyện là A. 4.B. 3. C. 2.D. 1. Câu 142. Phản ứng điều chế kim loại nào sau đây thuộc phản ứng thủy luyện? A. CuO + CO Cu + CO2.B. 2Al + 3CuO Al 2O3 + 3Cu. C. Fe + CuSO4 FeSO4 + Cu.D. 2CuSO 4 + 2H2O 2Cu + O2 + 2H2SO4. Câu 143. Thí nghiệm nào sau đây Fe chỉ bị ăn mòn hóa học? A. Đốt cháy dây sắt trong không khí khô.B. Cho hợp kim Fe – Cu vào dung dịch CuSO 4. C. Để mẩu gang lâu ngày trong không khí ẩm. D. Cho Fe vào dung dịch AgNO3. Câu 144. (B.12): Trường hợp nào sau đây xảy ra ăn mòn điện hoá? A. Sợi dây bạc nhúng trong dung dịch HNO3. B. Đốt lá sắt trong khí Cl2. C. Thanh nhôm nhúng trong dung dịch H2SO4 loãng. D. Thanh kẽm nhúng trong dung dịch CuSO4. Câu 145. (A.13): Trường hợp nào sau đây, kim loại bị ăn mòn điện hóa học? A. Kim loại sắt trong dung dịch HNO3 loãng.B. Thép cacbon để trong không khí ẩm. C. Đốt dây sắt trong khí oxi khô. D. Kim loại kẽm trong dung dịch HCl. Câu 146. Trong thực tế, không sử dụng cách nào sau đây để bảo vệ kim loại sắt khỏi bị ăn mòn? A. Tráng kẽm lên bề mặt sắt.B. Phủ một lớp sơn lên bề mặt sắt. C. Gắn đồng với kim loại sắt.D. Tráng thiếc lên bề mặt sắt. Câu 147. Để bảo vệ vỏ tàu biển bằng thép người ta thường gắn vỏ tàu (phần ngoài ngâm dưới nước) những tấm kim loại:
  10. A. Sn.B. Zn. C. Cu.D. Pb. Câu 148. X là kim loại phản ứng được với dung dịch H 2SO4 loãng, Y là kim loại tác dụng được với dung dịch Fe(NO3)3. Hai kim loại X, Y lần lượt là A. Ag, Mg.B. Cu, Fe. C. Fe, Cu.D. Mg, Ag. Câu 149. (B.14): Cho bột Fe vào dung dịch AgNO 3 dư, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch gồm các chất tan: A. Fe(NO3)2, AgNO3.B. Fe(NO 3)3, AgNO3. C. Fe(NO3)2, Fe(NO3)3.D. Fe(NO 3)2, AgNO3, Fe(NO3)3. Câu 150. (C.14): Cho hỗn hợp gồm Al và Zn vào dung dịch AgNO3. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X chỉ chứa một muối và phần không tan Y gồm hai kim loại. Hai kim loại trong Y và muối trong X là A. Zn, Ag và Zn(NO3)2.B. Al, Ag và Al(NO 3)3. C. Al, Ag và Zn(NO3)2.D. Zn, Ag và Al(NO 3)3. VI. Một số bài tập trắc nghiệm tham khảo Câu 1. (A.11): Đốt cháy hoàn toàn 0,11 gam một este X (tạo nên từ một axit cacboxylic đơn chức và một ancol đơn chức) thu được 0,22 gam CO2 và 0,09 gam H2O. Số este đồng phân của X là A. 4.B. 6.C. 2.D. 5. Câu 2. (QG.17 - 202). Hỗn hợp X gồm axit axetic và metyl fomat. Cho m gam X tác dụng vừa đủ với 300 ml dung dịch NaOH 1M. Giá trị của m là A. 27.B. 18.C. 12.D. 9. Câu 3. (C.12): Hóa hơi hoàn toàn 4,4 gam một este X mạch hở, thu được thể tích hơi bằng thể tích của 1,6 gam khí oxi (đo ở cùng điều kiện). Mặt khác, thủy phân hoàn toàn 11 gam X bằng dung dịch NaOH dư, thu được 10,25 gam muối. Công thức của X là A. C2H5COOCH3.B. C 2H5COOC2H5. C. CH3COOC2H5.D. HCOOC 3H7. Câu 4. (C.14): Este X có tỉ khối hơi so với He bằng 21,5. Cho 17,2 gam X tác dụng với dung dịch NaOH dư, thu được dung dịch chứa 16,4 gam muối. Công thức của X là A. HCOOC3H5.B. CH 3COOC2H5. C. C2H3COOCH3.D. CH 3COOC2H3. Câu 5. (C.14): Đun nóng 24 gam axit axetic với lượng dư ancol etylic (xúc tác H 2SO4 đặc), thu được 26,4 gam este. Hiệu suất của phản ứng este hóa là A. 75%B. 44%C. 55%D. 60% Câu 6. Xà phòng hóa hoàn toàn a mol tripanmitin (C15H31COO)3C3H5 bằng KOH dư, đun nóng thu được 46 gam glixerol. Giá trị của a là A. 0,5.B. 1,0.C. 1,5.D. 2,0. Câu 7. (C.14): Thủy phân hoàn toàn 89 gam tristearin (C17H35COO)3C3H5 trong dung dịch NaOH dư, đun nóng, thu được dung dịch chứa b gam muối. Giá trị của b là A. 92,6. B. 85,3. C. 104,5. D. 91,8. Câu 8. (C.08): Từ 16,20 tấn xenlulozơ người ta sản xuất được m tấn xenlulozơ trinitrat (biết hiệu suất phản ứng tính theo xenlulozơ là 90%). Giá trị của m là A. 26,73.B. 33,00.C. 25,46.D. 29,70. Câu 9. (QG.16): Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm xenlulozơ, tinh bột, glucozơ và saccarozơ cần 2,52 lít O2 (đkc), thu được 1,8 gam H2O. Giá trị của m là A. 3,60.B. 3,15.C. 5,25.D. 6,20. Câu 10. [QG.21 - 201] Thủy phân hoàn toàn m gam tinh bột thành glucozơ. Cho toàn bộ glucozơ tham gia phản ứng tráng bạc (hiệu suất 100%), thu được 30,24 gam Ag. Giá trị của m là A. 45,36.B. 50,40.C. 22,68.D. 25,20. Câu 11. [QG.21 - 204] Thủy phân hoản toàn m gam tinh bột thành glucozơ. Cho toàn bộ glucozơ tham gia phản ứng tráng bạc (hiệu suất 100%), thu được 21,6 gam Ag. Giá trị của m là A. 36,0. B. 16,2. C. 18,0. D. 32,4. Câu 12. (204 – Q.17). Đốt cháy hoàn toàn amin đơn chức X bằng O 2, thu được 1,12 lít N2; 8,96 lít CO2 (các khí đo ở đktc) và 8,1 gam H2O. Công thức phân tử của X là A. C3H9N. B. C 4H11N. C. C 4H9N. D. C 3H7N.
  11. Câu 13. (MH1.2017): Cho 2,0 gam hỗn hợp X gồm metylamin, đimetylamin phản ứng vừa đủ với 0,05 mol HCl, thu được m gam muối. Giá trị của m là A. 3,425.B. 4,725.C. 2,550.D. 3,825. Câu 14. (A.09): Cho 10 gam amin đơn chức X phản ứng hoàn toàn với HCl (dư), thu được 15 gam muối. Số đồng phân cấu tạo của X là A. 4.B. 8.C. 5.D. 7. A. C2H7N.B. C 4H11N.C. C 2H5N.D. C 4H9N. Câu 15. (201 – Q.17). Cho 19,4 gam hỗn hợp hai amin (no, đơn chức, mạch hở, kế tiếp trong dãy đồng đẳng) tác dụng hết với dung dịch HCl, thu được 34 gam muối. Công thức phân tử của hai amin là A. C3H9N và C4H11N. B. C 3H7N và C4H9N. C. CH5N và C2H7N.D. C 2H7N và C3H9N. Câu 16. [QG.21 - 202] Cho 10,68 gam alanin tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ, cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được m gam muối khan. Giá trị của m là A. 12,88.B. 13,32.C. 11,10.D. 16,65. Câu 17. (QG.19 - 201). Cho 7,5 gam amino axit X (công thức có dạng H 2NCnH2nCOOH) tác dụng hết với dung dịch HCl dư, thu được 11,15 gam muối. Số nguyên tử hiđro trong phân tử X là A. 7.B. 9.C. 11.D. 5. Câu 18. (QG.2016): Thủy phân 14,6 gam Gly-Ala trong dung dịch NaOH dư thu được m gam muối. Giá trị của m là A. 16,8.B. 20,8. C. 18,6. D. 20,6. Câu 19. (C.12): Thủy phân hoàn toàn m gam đipeptit Gly-Ala (mạch hở) bằng dung dịch KOH vừa đủ, thu được dung dịch X. Cô cạn toàn bộ dung dịch X thu được 2,4 gam muối khan. Giá trị của m là A. 1,46.B. 1,36.C. 1,64.D. 1,22. Câu 20. (A.13): Cho X là hexapeptit Ala–Gly–Ala–Val–Gly–Val và Y là tetrapeptit Gly–Ala–Gly–Glu. Thủy phân hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm X và Y thu được 4 amino axit, trong đó có 30 gam glyxin và 28,48 gam alanin. Giá trị của m là A. 73,4.B. 77,6.C. 83,2.D. 87,4. Câu 21. [MH2 - 2020] Cho m gam bột Zn tác dụng hoàn toàn với dung dịch CuSO4 dư, thu được 9,6 gam kim loại Cu. Giá trị của m là A. 650.B. 3,25.C. 9,75D. 13,00. Câu 22. (C.14) Nhúng thanh Fe vào dung dịch CuSO4. Sau một thời gian, khối lượng dung dịch giảm 0,8 gam so với khối lượng dung dịch ban đầu. Khối lượng Fe đã phản ứng là A. 8,4 gam.B. 6,4 gam.C. 11,2 gam.D. 5,6 gam. Câu 23. [MH2 - 2020] Nung 6 gam hỗn hợp Al và Fe trong không khí, thu được 8,4 gam hỗn hợp X chỉ chứa các oxit. Hòa tan hoàn toàn X cần vừa đủ V ml dung dịch HCl 1M. Giá trị V là A. 300.B. 200C. 150.D. 400. Câu 24. Cho 1,86 gam hỗn hợp Al và Mg tác dụng với dung dịch HNO 3 loãng dư, thu được dung dịch X và 560 ml lít khí N2O (đktc, sản phẩm khử duy nhất). Khối lượng muối thu được trong X là A. 40,5 gam.B. 14,62 gam. C. 24,16 gam.D. 14,26 gam. Câu 25. (B.08): Cho 2,16 gam Mg tác dụng với dung dịch HNO3 (dư). Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 0,896 lít khí NO (ở đktc) và dung dịch X. Khối lượng muối khan thu được khi làm bay hơi dung dịch X là A. 8,88 gam.B. 13,92 gam.C. 6,52 gam.D. 13,32 gam.