Đề cương ôn tập học kì I - Ngữ văn 7 (Phần thực hành đọc hiểu)

pdf 4 trang thaodu 8130
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập học kì I - Ngữ văn 7 (Phần thực hành đọc hiểu)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfde_cuong_on_tap_hoc_ki_i_ngu_van_7_phan_thuc_hanh_doc_hieu.pdf

Nội dung text: Đề cương ôn tập học kì I - Ngữ văn 7 (Phần thực hành đọc hiểu)

  1. ÔN TẬP HỌC KÌ I - NGỮ VĂN 7 (Phần Thực hành đọc hiểu) Đề 1: Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi nêu ở dưới: BÁNH TRÔI NƯỚC “Thân em vừa trắng lại vừa tròn Bảy nổi ba chìm với nước non Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn Mà em vẫn giữ tấm lòng son” (Hồ Xuân Hương) a) Bài thơ “Bánh trôi nước” thuộc thể thơ nào? b) Từ “Rắn nát” trong bài thơ trên thuộc loại từ ghép nào? Vì sao? Hãy giải thích nghĩa của từ “Rắn nát”? c) Xác định phương thức biểu đạt chính của bài thơ? Cho biết nội dung chính của bài thơ là gì? d) Qua bài thơ, Hồ Xuân Hương đã thể hiện thái độ gì đối với người phụ nữ trong xã hội phong kiến? Đề 2: Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi nêu ở dưới: Cho đoạn thơ trích: Trên đường hành quân xa Cháu chiến đấu hôm nay Dừng chân bên xóm nhỏ Vì lòng yêu tổ quốc Tiếng gà ai nhảy ổ: Vì xóm làng thân thuộc " Cục cục tác cục ta" Bà ơi cũng vì bà Nghe xao động nắng trưa Vì tiếng gà cục tác Nghe bàn chân đỡ mỏi Ổ trứng hồng tuổi thơ Nghe gọi về tuổi thơ [ ] (SGK Ngữ văn 7 - Tập 1) a) Nêu tên tác giả, tác phẩm của đoạn trích? Nêu nội dung của khổ thơ cuối? b) Nêu nhận xét về nghĩa của từ "nghe" trong các câu thơ: Nghe xao động nắng trưa Nghe bàn chân đỡ mỏi Nghe gọi về tuổi thơ c) Trong phần trích trên có sử dụng phép tu từ nào? Hãy nêu rõ dấu hiệu hiệu của phép tu từ đó? Từ "vì" thuộc từ loại nào? Được dùng với ý nghĩa gì? d) Cho các từ: gà, trứng, hãy tìm hai thành ngữ cho mỗi từ và cho biết trong cuộc sống khi nào ta dùng các thành ngữ? Đề 3: Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi nêu ở dưới: “Đêm nay mẹ không ngủ được. Ngày mai là ngày khai trường lớp Một của con. Mẹ sẽ đưa con đến trường, cầm tay con dắt qua cánh cổng, rồi buông tay mà nói: “Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”. (Trích Cổng trường mở ra,Ngữ văn 7, tập 1, NXB Giáo dục , 2006) Câu 1. Tìm cặp từ trái nghĩa trong đoạn văn trên. Câu 2. Trong đoạn trích trên, tác giả đã sử dụng phương thức biểu đạt chính nào ? Câu 3. Theo em "thế giới kì diệu" đó là gì ? Câu 4. Ý nghĩa của câu văn “Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra.” ? Đề 4: Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi nêu ở dưới: CẢNH KHUYA “Tiếng suối trong như tiếng hát xa, Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa. Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ, Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà. (Hồ Chí Minh)
  2. a) Bài thơ được sáng tác vào khi nào? Thể thơ là gì? b) Nêu nội dung chính của bài thơ? c) Xác định biện pháp tu từ có trong 2 câu thơ cuối? Cho biết tác dụng của biện pháp tu từ ấy? d) Cách ví von tiếng suối của Nguyễn Trãi trong câu thơ “Côn Sơn suối chảy rì rầm - Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai” và Hồ Chí Minh có điểm gì giống nhau? Qua đó, em thấy được phong thái làm thơ của Bác như thế nào? Đề 5: Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi nêu ở dưới: Cho đoạn thơ trích: “Sàng tiền minh nguyệt quang, Nghi thị địa thượng sương. Cử đầu vọng minh nguyệt, Đê đầu tư cố hương.” (SGK Ngữ văn 7 - Tập 1) a) Chép thuộc lòng và chính xác phần dịch thơ của bài thơ trên? Tác giả là ai? Cho biết tên bài thơ và thể thơ? b) Từ “Cử” và từ “Đê” thuộc loại từ gì? Hãy giải thích nghĩa của hai từ đó? Cho biết nghĩa của chúng như thế nào với nhau? c) Chỉ ra biện pháp tu từ có trong 2 câu thơ cuối của bài thơ trên? Việc sử dụng biện pháp tu từ ấy có tác dụng gì? d) Em có nhận xét gì nếu dịch bài thơ trên thành 2 câu thơ sau đây: “Đêm thu trăng sáng như sương - Lí Bạch ngắm cảnh nhớ thương quê nhà”? Đề 6: Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi nêu ở dưới: “Cốm là thứ quà riêng biệt của đất nước, là thức dâng của những cánh đồng lúa bát ngát xanh, mang trong hương vị tất cả cái mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ An Nam. Ai đã nghĩ đầu tiên dùng cốm để làm quà sêu tết. Không còn gì hợp hơn với sự vương vít của tơ hồng, thức quà trong sạch, trung thành như các việc lễ nghi. Hồng cốm tốt đôi Và không bao giờ có hai màu lại hòa hợp hơn được nữa: màu xanh tươi của cốm như ngọc thạch quý, màu đỏ thắm của hồng như ngọc lựu già. Một thứ thanh đạm, một thứ ngọt sắc, hai vị nâng đỡ nhau để hạnh phúc được lâu bền [ ] những kẻ mới giàu vô học có biết đâu mà thưởng thức được những vẻ cao quý kín đáo và nhũn nhặn?” (SGK Ngữ văn 7 - Tập 1 - NXB giáo dục Việt Nam) a) Đoạn văn trên trích từ tác phẩm nào? Tác giả là ai? Thể loại là gì? Văn bản được viết trong hoàn cảnh nào? b) Nêu phương thức biểu đạt của văn bản này? Nội dung chính của đoạn văn trích trên là gì? c) Sự hòa hợp, tương xứng của tục lệ dùng hồng, cốm làm đồ sêu tết đã được tác giả phân tích trên những phương diện nào? d) “Cốm là thứ quà riêng biệt của đất nước, là thức dâng của những cánh đồng lúa bát ngát xanh, mang trong hương vị tất cả cái mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ An Nam”. Em cảm nhận như thế nào về nhận xét ấy của tác giả? Đề 7: Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi nêu ở dưới: Cho đoạn thơ trích: “Bước tới Đèo Ngang, bóng xế tà, Cỏ cây chen đá, lá chen hoa.” (SGK Ngữ văn 7 - Tập 1) a) Chép tiếp những câu thơ còn lại cho hoàn chỉnh bài thơ? Nêu hoàn cảnh ra đời của bài thơ vừa viết? Cho biết cấu trúc bài thơ có gì đặc biệt? Thể thơ là gì? b) Em hiểu như thế nào về Đèo Ngang? Xác định các từ láy có trong bài thơ trên? Nêu tác dụng của các từ láy ấy? c) Tác giả đặt “mảnh tình riêng” giữa cảnh trời non nước bao la ở Đèo Ngang thể hiện tâm trạng gì? d) Em hiểu hàm nghĩa của cụm từ “ta với ta” như thế nào?
  3. ÔN TẬP HỌC KÌ I - NGỮ VĂN 7 (Phần Phương thức biểu đạt và Biện pháp tu từ) * Phương thức biểu đạt STT Phương thức Khái niệm Dấu hiệu nhận biết - Dùng ngôn ngữ để kể lại một hoặc một - Có sự kiện, cốt truyện Tự sự chuỗi các sự kiện, có mở đầu -> kết thúc - Có diễn biến câu chuyện - Ngoài ra còn dùng để khắc họa nhân vật - Có nhân vật 1 (tính cách, tâm lí ) hoặc quá trình nhận - Có các câu trần thuật/đối thức của con người thoại Miêu tả Dùng ngôn ngữ để tái hiện lại những đặc - Các câu văn miêu tả 2 điểm, tính chất, nội tâm của người, sự vật, - Từ ngữ sử dụng chủ yếu hiện tượng là tính từ Biểu cảm Dùng ngôn ngữ bộc lộ cảm xúc, thái độ về - Câu thơ, văn bộc lộ cảm 3 thế giới xung quanh xúc của người viết - Có các từ ngữ thể hiện cảm xúc: ơi, ôi Thuyết minh Trình bày, giới thiệu các thông tin, hiểu - Các câu văn miêu tả đặc biết, đặc điểm, tính chất của sự vật, hiện điểm, tính chất của đối 4 tượng tượng - Có thể là những số liệu chứng minh Nghị luận Bàn bạc phải trái, đúng sai nhằm bộc lộ rõ - Có vấn đề nghị luận và chủ kiến, thái độ của người nói, người viết quan điểm của người viết rồi dẫn dắt, thuyết phục người khác đồng - Từ ngữ thường mang tính 5 tình với ý kiến của mình khái quát cao (nêu chân lí, quy luật) - Sử dụng các thao tác: lập luận, giải thích, chứng minh Hành chính - Là phương thức giao tiếp giữa Nhà nước - Hợp đồng, hóa đơn công vụ với nhân dân, giữa nhân dân với cơ quan - Đơn từ, chứng chỉ 6 Nhà nước, giữa cơ quan với cơ quan, giữa (Phương thức và phong nước này và nước khác trên cơ sở pháp lí cách hành chính công vụ thường không xuất hiện trong bài đọc hiểu) *Biện pháp tu từ: STT Kiến thức Khái niệm Ví dụ 1 Từ đơn Là từ chỉ có một tiếng Nhà, bàn, ghế, 2 Từ phức Là từ có từ hai tiếng trở lên Nhà cửa, hợp tác xã, 3 Từ ghép Là những từ phức được tạo ra bằng cách Quần áo, ăn uống, chợ ghép các tiếng có quan hệ với nhau búa . 4 Từ láy Là những từ phức có quan hệ láy âm giữa Long lanh, âm ỉ các tiếng 5 Thành ngữ Loại từ có cấu tạo cố định, có vai trò như Có chí thì nên, kiến bò một từ miệng chén 6 Tục ngữ Những câu nói tổng kết kinh nghiệm dân Ngựa non háu đá; chó treo, gian mèo đậy 7 Nghĩa của từ Là nội dung (sự vật, tính chất, hoạt động, Bàn, ghế, văn, toán quan hệ ) mà từ biểu thị 8 Từ nhiều nghĩa là từ mang những sắc thái ý nghĩa khác Lá phổi của thành phố
  4. nhau do hiện tượng chuyển nghĩa của từ mang lại 9 Hiện tượng Là hiên tượng tạo ra thêm nghĩa mới cho Bà em đã 70 xuân chuyển nghĩa một từ đã có trước đó tạo ra từ nhiều của từ nghĩa (nghĩa gốc (đen) -> nghĩa chuyển (bóng)) 10 Từ đồng âm Là những từ có cách phát âm giống nhau Con ngựa đá con ngựa đá nhưng không liên quan tới nhau về mặt ngữ nghĩa 11 Từ đồng nghĩa Là những từ có nghĩa giống hoặc gần Heo – lợn, ngô – bắp, chết – giống nhau hi sinh . 12 Từ trái nghĩa Là những từ có ý nghĩa trái ngược nhau Béo – gầy, chăm – lười, xinh – xấu 13 Từ Hán Việt Là những từ gốc Hán được phát âm theo Phi cơ, hỏa xa, biên cương, cách của người Việt viễn xứ 14 Từ tượng hình Là những từ gợi tả hình dáng, dáng vẻ, Lom khom, mập mạp, gầy trạng thái của sự vật gò 15 Từ tượng Là những từ mô phỏng âm thanh của tự Khúc khích, xào xạc, rì thanh nhiên, con người rầm Là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên Uống nước nhớ nguồn; Mặt sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng trời của bắp thì nằm trên đồi 16 Ẩn dụ nhằm làm tăng sức gợi hình, gợi tả cho sự – Mặt trời của mẹ em nằm diễn đạt trên lưng . Là gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ Trâu ơi ta bảo trâu này vật bằng những từ ngữ vốn được dùng Trâu ra ngoài ruộng trâu cày 17 Nhân hóa để gọi hoặc tả con người làm cho thế giới với ta . loài vật trở nên gần gũi với con người Là biện pháp phóng đại mức độ, quy mô, Nở từng khúc ruột; một giọt tính chất của sự vật, hiện tượng được máu đào hơn ao nước lã . 18 Nói quá miêu tả để nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm Là biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế Bác đã đi về theo tổ tiên nhị uyển chuyển để tránh gây cảm giác Mac, Lê nin thế giới người 19 Nói giảm nói quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề, tránh thô hiền tránh tục, thiếu lịch sự Là sắp xếp nối tiếp hàng loạt loại từ hay Chiều chiều lại nhớ chiều cụm từ cùng loại để diễn tả đầy đủ hơn, chiều 20 Liệt kê sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau Nhớ người thục nữ khăn của thực tế, tư tưởng, tình cảm điều vắt vai Biện pháp lặp lại từ ngữ (hoặc cả câu) để Không có kính rồi xe không làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh có đèn 21 Điệp ngữ Không có mui xe thùng xe có xước 22 Chơi chữ Lợi dụng những đặc sắc về âm, về nghĩa Con mèo cái nằm trên mái của từ để tạo sắc thái dí dỏm, hài kèo hước làm câu văn hấp dẫn hơn