Đề kiểm tra học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2019-2020 - Phòng giáo dục và đào tạo Thanh Oai (Có đáp án)

docx 2 trang thaodu 8100
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2019-2020 - Phòng giáo dục và đào tạo Thanh Oai (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_hoc_ky_i_mon_ngu_van_lop_7_nam_hoc_2019_2020_pho.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2019-2020 - Phòng giáo dục và đào tạo Thanh Oai (Có đáp án)

  1. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I THANH OAI NĂM HỌC: 2019-2020 Môn: Ngữ văn 7 Thời gian: 90 phút (Đề bài gồm 01 trang) Phần I. (3,0 điểm) Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: “Tự nhiên như thế: ai cũng chuộng mùa xuân. Mà tháng giêng là tháng đầu của mùa xuân, người ta càng trìu mến, không có gì lạ hết. Ai bảo được non đừng thương nước, bướm đừng thương hoa, trăng đừng thương gió; ai cấm được trai thương gái, ai cấm được mẹ yêu con, ai cấm được cô gái còn son nhớ chồng thì mới hết được người mê luyến mùa xuân.” (Ngữ văn 7- tập Một- Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam) 1. Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? 2. Chỉ ra các từ đồng nghĩa, gần nghĩa và các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn? Viết một đoạn văn ngắn trình bày hiệu quả của các biện pháp nghệ thuật ấy? Phần II. (7,0 điểm) Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ “Cảnh khuya” của Hồ Chí Minh. Hết
  2. PHÒNG GD&ĐT THANH OAI HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC: 2019- 2020 MÔN: NGỮ VĂN 7 Phần I. (3,0 điểm) 1. Đoạn văn được trích từ văn bản “Mùa xuân của tôi” (0,25đ) - Tác giả: Vũ Bằng (0,25đ) 2. Các từ đồng nghĩa, gần nghĩa: chuộng, trìu mến, mê luyến. (0,25đ) Các biện pháp tu từ: liệt kê, nhân hóa, điệp từ, điệp ngữ, điệp cấu trúc câu (0,25đ) HS viết đoạn văn ngắn trình bày hiệu quả (2đ) Về hình thức đảm bảo đầu đoạn văn viết hoa lùi đầu dòng, kết thúc đoạn là dấu chấm xuooang dòng (0,25đ). Về nội dung cơ bản trình bày được các ý sau (1,75đ): Các biện pháp nghệ thuật đã làm cho lời văn thêm tha thiết, mềm mại thể hiện những cung bậc tình cảm theo cấp độ tăng dần của con người đối với mùa xuân. Từ quý mến, yêu thích đến mê luyến như bị cuốn hút hoàn toàn. Lòng yêu mến mùa xuân là tình cảm tự nhiên, là quy luật tất yếu cũng giống như các mối quan hệ tự nhiên khác không thể tách rời, không thể cấm đoán. Chừng nào còn đất trời, vũ trụ, còn cuộc sống của con người thì con người còn mê luyến mùa xuân. Phần II. (7,0 điểm) A. Hình thức: (1đ) Đảm bảo bố cục 3 phần, trình bày sạch sẽ, ít mắc lỗi chính tả. B. Nội dung: Đảm bảo đúng đặc trưng của kiểu bài phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học (6đ) 1. Mở bài: (1đ) Giới thiệu bài thơ và cảm nghĩ chung 2. Thân bài: (4đ) Nêu cảm nhận chung về hình ảnh trong bài (phong cảnh, tâm hồn ) Cơ bản đáp ứng được các yêu cầu sau: Cảnh đẹp của đêm trăng nơi núi rừng Việt Bắc + Âm thanh: “Tiếng suối trong như tiếng hát xa”. Bác đã có sự so sánh đầy độc đáo, âm thanh của thiên nhiên được so sánh với âm thanh tiếng hát du dương, tha thiết. Qua đó gợi cho người đọc một liên tưởng, tiếng suối vô cùng gần gũi với con người, cũng có sức sống trẻ trung như con người. + Hình ảnh: “Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa” Bác đá điệp từ “lồng” làm cho bức tranh thiên nhiên có nhiều tầng lớp, đường nét, hình khối. Tâm trạng của nhà thơ + Điệp ngữ “chưa ngủ” thể hiện sử chuyển biến bất ngờ, tự nhiên của tâm trạng; đồng thời mở ra hai nét tâm trạng của tác giả. + Chưa ngủ vì cảnh đẹp, thể hiện được chất thi sĩ trong con người Bác; chưa ngut vì lo lắng cho tương lai, cho vận mệnh của đất nước, đây lại là tinh thần của một con người yêu nước, một chiến sĩ cách mạng thực thụ. 3. Kết bài: (1đ) Khái quát về tình cảm, khẳng định bài thơ cho ta thấy Bác Hồ là một nhà cách mạng, một nhà thơ