Đề cương ôn tập học kì II- Môn Hóa học 8 - Năm học 2019-2020

doc 3 trang thaodu 3750
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập học kì II- Môn Hóa học 8 - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_hoc_ki_ii_mon_hoa_hoc_8_nam_hoc_2019_2020.doc

Nội dung text: Đề cương ôn tập học kì II- Môn Hóa học 8 - Năm học 2019-2020

  1. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ II MÔN HÓA HỌC 8 Năm học 2019 – 2020 A. LÝ THUYẾT 1. Tính chất, ứng dụng và điều chế khí Oxi. 2. Định nghĩa, Phân loại, gọi tên Oxit. 3. Sự oxi hóa, sự cháy và sự oxi hóa chậm. 4. Thành phần của không khí. 5. Tính chất, ứng dụng và điều chế khí Hidro. 6. Các loại phản ứng hóa học. 7. Tính chất của Nước. Vai trò và biện pháp chống ô nhiễm nguồn Nước. 8. Nồng độ dung dịch ( C% ; CM ). 9. Pha chế dung dịch. B. BÀI TẬP THAM KHẢO I. TRẮC NGHIỆM Câu 1: Khí H2 có tính khử vì : A. Khí nhẹ nhất . B.Khí cháy được C.Khí cháy tạo thành hơi nước D.Chiếm oxi của chất khác Câu 2: Khí hidro được điều chế trong phòng thí nghiệm bằng cách bằng cách : A.Cho Cu tác dụng với HCl B. Cho Zn tác dụng với HCl C.Điện phân nước D.Nhiệt phân thuốc tím. Câu 3: Nguyên liệu điều chế khí oxi trong công nghiệp : A. KClO3 B.KMnO4 C.KNO3 D. H2O Câu 4: Phần trăm về khối lượng oxi cao nhất trong oxít nào cho dưới đây : A. MgO B. CuO C. ZnO D.PbO Câu 5: Hỗn hợp khí H2 và O2 nổ mạnh khi tỉ lệ về thể tích là : A. 1: 2 B. 2: 1 C. 1: 3 D . 3: 1 Câu 6: Phản ứng hết FeO cần dùng 4,48 lít khí H2(đktc). Khối lượng Fe thu được: A. 12,4 g B.13,4 g C.11,2 g D.15,4g Câu 7. Phần trăm về khối lượng của oxi cao nhất trong oxit nào cho dưới đây ? A. CuO B. ZnO C. PbO D. MgO Câu 8. Một oxit của nitơ có phân tử khối bằng 108. Công thức hóa học của oxit đó là : A. NO B. NO2 C. N2O3 D. N2O5 Câu 9: Điện phân 9 gam nước người ta thu được số mol H2 là : A. mol B. 0,25mol C. 0,05mol D. 0,5 mol Câu 10: Những kim loại trong dãy nào sau đây tác dụng với nước ở nhiệt độ thường A. Fe, Zn, Li, Sn B.Cu,Pb,Rb,Ag C.K, Na, Ca, Ba D.Al, Hg,Cs,Sr Câu 11: Trong các chất sau, chất nào làm quì tím hố đỏ:
  2. A. nước B. Rượu C.Nước vôi D. Axít Câu 12. Nhận biết lọ chứa khí H2 ta dùng A. que đóm B. que đóm đang cháy C. que đóm còn than hồng D. cả B, C Câu 13. Cho 2,3 g Na tác dụng với nước, ta thu được khí H2 ở dktc có thể tích là : A. 0,112 lít B. 1,12 lít C. 11,2 lít D. 22,4 lít Câu 14. Nồng độ phần trăm của dung dịch A là : A. Số gam chất tan A có trong 100 g dung dịch B. Số gam chất tan A có trong 100 g dung dịch bão hòa C. Số gam chất tan A có trong 100 g nước D. Số gam chất tan A có trong 1 lít dung dịch Câu 15. Hòa tan 10 g muối ăn ( NaCl) vào 40 g nước được dung dịch nước muối có nồng độ phần trăm là : A. 40% B. 10% C. 25% D. 20% Câu 16. Bằng cách nào sau đây có thể pha chế được dung dịch NaCl 5% A. Hòa tan 10 g NaCl vào 90 g H2O B. Hòa tan 5 g NaCl vào 100 g H2O C. Hòa tan 5 g NaCl vào 95 g H2O D. Hòa tan 10 g NaCl vào 190 g H2O Câu 17. Nước biển chứa 3,5% NaCl. Lượng NaCl thu được khi làm bay hơi 150 kg nước biển là : A. 5,00 kg B. 5,25 kg C. 6,50 kg D. 6,75 kg Câu 18. Cô cạn 200 ml dung dịch NaCl 0,5 M thu được một lượng muối khan là : A. 5,25 g B. 5,35 g C. 5,85 g D. 5,95 g Câu 19. Quỳ tím sẽ có màu gì khi dùng để thử dung dịch trong ống nghiệm sau khi trộn lẫn 100g dung dịch HCl 7,3% với 120g dụng dịch NaOH 10% A. Đỏ B. Xanh C. Tím D. Hồng Câu 20 Dãy CTHH của các chất sau gồm toàn oxit có khả năng tác dụng trực tiếp với nước ở nhiệt độ thường tạo ra các bazơ tương ứng : A. CuO, SO2, Na2O, MgO B. CaO, K2O, BaO, Na2O C. P2O5, BaO, Al2O3, K2O D. CaO, HgO, CO2, FeO II. TỰ LUẬN DẠNG I: PHÂN LOẠI VÀ GỌI TÊN OXIT Bài 1. Trong số các hợp chất sau, hợp chất nào là oxit axit, hợp chất nào là oxit bazơ. Hãy cho biết tên gọi của những Oxit axit hay Oxit bazơ đó. CaO ; SO2 ; KOH ; Zn(NO3)2; N2O5 ; HNO3 ; Ba(OH)2 ; BaSO3 ; P2O5 ; CO2; HgS ; Ca(OH)2 ; H2S ; SO3; PbO2 ; AgNO3 ; H2CO3 ;HBr ; SiO2 ; CaCO3 Bài 2. Hãy viết công thức hóa học và phân loại các oxit có tên gọi sau: Canxi oxit , Bari oxit , Lưu huỳnh tri oxit , Sắt III oxit, Đi Nitơ tri oxit , Sắt (II) oxit, Chì (II) oxit, Cacbon đioxit, Đi photpho penta oxit, Đồng (II) oxit.
  3. DẠNG II: HOÀN THÀNH PTHH VÀ CHO BIẾT TÊN CỦA PHẢN ỨNG. t o a. KMnO4  K2MnO4 + MnO2 + ? t o b. PbO + H2  ? + H2O t o c. P+ ?  P2O5 t o d. Fe(OH)3  Fe2O3 + H2O t o e. Cu + AgNO3  Cu(NO3)2 + ? f. Mg + HCl  MgCl2 + ? DẠNG III: NHẬN BIẾT CÁC CHẤT Câu 1: Có 4 lọ riêng biệt : Nước cất, dung dịch NaOH, dung dịch H2SO4. Bằng cách nào nhận biết được từng chất trong dung dịch. Câu 2: Có 3 lọ đựng riêng biệt 3 khí: oxi, hidro, không khí. Bằng thí nghiệm nào để nhận ra các chất khí trong mỗi lọ. Câu 3: Cho các chất rắn màu trắng đựng trong 3 lọ riêng biệt gồm: CaO, P2O5, NaCl. Bằng phương pháp hóa học hãy phân biệt các chất rắn trên. DẠNG IV: ĐIỀU CHẾ Câu 1: Từ các chất KNO3, Zn, Fe, HCl . Hãy viết PTHH để điều chế các chất sau: khí hidro, khí oxi, ZnO, Fe3O4. Câu 2: Từ các chất sau: Al, Cu, S, KMnO4 . Hãy viết các PTHH để điều chế các chất sau: Al2O3, SO2, CuO. DẠNG III: BÀI TẬP VỀ NỒNG ĐỘ CỦA DUNG DỊCH Bài 1: Hòa tan hết 5,4g Nhôm bằng V(lit) dung dịch axit H2SO4 0,5M. Hãy tính: a. Thể tích của dung dịch axit đã dùng. b. Thể tích của khí thoát ra (đktc). Bài 2: Hòa tan hoàn toàn a g Kẽm cần dùng hết 300ml dung dịch axit Clohidric (HCl) 0,75M thu được dung dịch Kẽm clorua(ZnCl2) và V(l) khí Hidro thoát ra (ở đktc). a. Tính giá trị của a và V. b. Tính nồng độ mol của dung dịch Kẽm clorua(ZnCl2) . Coi thể tích không thay đổi. Bài 3: Để hòa tan hết 25g muối Natri cacbonat (Na2CO3) cần dùng hết m(g) dung dịch Clohidric (HCl)15%. Thu được sản phẩm sau phản ứng gồm: Natri clorua (NaCl) , khí cacbonic (CO2) và Nước. a. Tính khối lượng dung dịch axit Clo hidric 15% đã dùng. b. Tính thể tích khí CO2 thoát ra (đktc). c. Tính C% dung dịch thu được sau phản ứng. Bài 4: Cho 5,4g Nhôm tác dụng hết với m(g) dung dịch axit sunfuric 20%. Sau phản ứng thu được dung dịch X và khí Y thoát ra. a. Tính khối lượng dung dịch axit đã dùng. b. Tính nồng độ % của dung dịch thu được sau phản ứng.