Đề cương ôn tập học kỳ I môn Hóa học Lớp 11 - Năm học 2018-2019

doc 11 trang thaodu 6271
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập học kỳ I môn Hóa học Lớp 11 - Năm học 2018-2019", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_hoc_ky_i_mon_hoa_hoc_lop_11_nam_hoc_2018_201.doc

Nội dung text: Đề cương ôn tập học kỳ I môn Hóa học Lớp 11 - Năm học 2018-2019

  1. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I NĂM HỌC 2018- 2019 MÔN HÓA HỌC KHỐI 11 I. LÝ THUYẾT . 1. Chương I: Sự điện ly -Phân loại các chất điện ly . - Điều kiện xảy xa phản ứng trao đổi trong dung dịch các chất điện ly. Cách viết phương trình ion thu gọn. - Xác định môi trường (axit, bazơ, trung tính) dựa vào pH . - Sự thủy phân của muối (dành cho chương trình nâng cao). 2. Chương 2: Nitơ, phốt pho . - Tính chất hóa học của nito. - Tính chất hóa học của axit HNO3 và muối nitrat . - Tính chất hóa học của amoniac và muối amoni . - Tính chất hóa học của P và axit H3PO4 , muối photphat. - Độ dinh dưỡng của các loại phân . 3. Chương 3 : Cacbon , silic. - Tính chất hóa học của cacbon . - Tính chất hóa học của CO2 và muối cacbonat . - Tính chất hóa học của silic và hợp chất silic . - Tính oxi hóa của ion NO3- trong các môi trường axit , bazo (dành cho ct nâng cao) 4. Chương 4: Đại cương hóa học hữu cơ. Xác định công thức phân tử , công thức nguyên , công thức tổng quát , công thức đơn giản và công thức cấu tạo hợp chất hữu cơ. II. CÁC DẠNG BÀI TẬP TỰ LUẬN Câu 1: Viết phương trình phân tử và ion rút gọn của các phản ứng sau (nếu có) xảy ra trong dung dịch: a, KNO3 + NaCl b, NaOH + HNO3 c,Mg(OH)2 + HCl d, NaF + AgNO3 e, Fe2(SO4)3 + KOH g, FeS + HCl h, NaHCO3 + HCl i, NaHCO3 + NaOH k, K2CO3 + NaCl l, Al(OH)3 + HNO3 m, Al(OH)3 + NaOH n, CuSO4 + Na2S Câu 2: Tính nồng độ mol của các ion trong dung dịch sau: a,KOH 0,02M b,BaCl2 0,015M c,HCl 0,05M d,(NH4)2SO4 0,01M Câu 3: Hãy cho biết các phân tử và ion sau là axit, bazơ hay lưỡng tính theo thuyết Bron-stêt: − 3- 2- − + − HI, CH3COO , PO4 , NH3, CO3 , HS , NH4 , BrO . 2+ 3+ − 2- Câu 4: Một dung dịch chứa 2 cation là Fe (0,1mol) và Al (0,2mol) và hai anion là Cl (a mol) và SO4 (b mol). Tính a, b biết rằng khi cô cạn dung dịch thu được 46,9 gam chất rắn khan Câu 5: a,Tính pH của dung dịch chứa 1,46 g HCl trong 400ml. b, Tính pH của dung dịch chứa 1,6 g NaOH trong 200ml. c, Tính pH của dung dịch tạo thành sau khi trộn 100ml dd HCl 1M và 400ml dd NaOH 0,375M Câu 6: Hoàn thành các chuổi biến hóa sau đây : N 2O a/NH4NO2 N2 NH3 NO NO2 HNO3 NH4NO3 NH3 Cu b)NH3 N2 NO NO2 HNO3 NaNO3 HNO3 Al(NO3)3 Al2O3 AlCl3 Al(OH)3 NaAlO2 Al(OH)3 Al2O3 c)Na2SO4 NaCl NaNO3 HNO3 NO2 NO NO2 HNO3 AgNO3 Ag Ag2O d)(NH4)2SO4 NH3 Cu(OH)2 CuCl2 ZnCl2 Zn(OH)2 K2ZnO2 ZnSO4 e)Ca3(PO4)2 PP 2O5 H3PO4 Ca(H2PO4)2 Ca3(PO4)2 H3PO4 (NH4)2HPO4 Na3PO4 Ag3PO4 Câu 7: Hòa tan hoàn toàn một hỗn hợp Zn và Fe vào dung dịch HNO3 loãng vừa đủ thì thu được 3584ml khí không màu hóa nâu trong không khí thoát ra ( đktc ) và dung dịch X. Nếu cũng cho lượng hỗn hợp trên tác dụng với dung dịch2 HSO4 loãng thì thu được 4480ml khí thoát ra ( đktc ). a. Xác định thành phần phần trăm theo khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu. b. Nếu cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch X. Sau phản ứng kết thúc, lọc lấy kết tủa và đun nóng kết tủa này trong không khí đến khối lượng không đổi thì thu được bao nhiêu gam chất rắn. Câu 8: Cho 15,35g hh gồm Fe và Zn vào 250ml dd HNO3 dư thì thu được 4,48l khí NO( đktc) và dd muối X. nung X đến khối lượng không đổi thu được b gam chất rắn. a) Tính % khối lượng của từng kim loạ b) Tính giá trị b,và nồng độ CM của HNO3 1
  2. c) Lấy toàn bộ muối X cho pứ với Vml dd KOH1M tính V để: - Được kết tủa lớn nhất - Được kết tủa nhỏ nhất Câu 9: Nhiệt phân hoàn toàn 27,3 gam hỗn hợp rắn X gồm NaNO3 và Cu(NO3)2, thu được hỗn hợp khí có thể tích 6,72 lít (đktc). a. Viết phương trình hóa học các phản ứng xảy ra. b. Tính thành phần phần trăm về khối lượng của mỗi muối trong hỗn hợp X. Câu 10: Đốt cháy hoàn toàn 3,1g P ta được chất A chia làm 2 phần bằng nhau: -Lấy phần 1 hoà tan hoàn toàn vào 500g nước ta được dd B.Tính nồng độ % của dd B. -Lấy phần 2 cho tác dụng với 400ml dd NaOH 0,3M sau đó đem cô cạn dd thì thu được bao nhiêu g chất rắn? Câu 11: a. Cho 21,3g P2O5 vào dd chứa 16g NaOH, thể tích dd sau đó là 400ml. Xác định CM của những muối tạo nên trong dd thu được. b. Thêm 44g NaOH vào dd chứa 39,2g H3PO4 và cô cạn dd. Xác định khối lượng muối thu được sau pư. Câu 12: Hấp thụ hết 2,464 lit CO 2 (đktc) vào cốc đựng V ml dung dịch KOH 1,5M thu được 13,85 gam muối. Tính V và nồng độ mol các chẩt trong dung dịch thu được sau phản ứng. Câu 13: Hấp thụ hết 3,36 lit CO2 (đktc) vào cốc đựng 200 gam dung dịch KOH a% thu được 17,66 gam muối. Tính a và nồng độ % các chẩt trong dung dịch thu được sau phản ứng. Câu 14: Chất hữu cơ B có công thức đơn giản là CH2O và tỉ khối hơi của B so với H2 là 30. Tìm CTPT của B Câu 15: Chất hữu cơ A có công thức đơn giản là C2H4O biết d 2.75 tìm CTPT của A A / O2 Câu 16: Đốt cháy hoàn toàn 2,2g chất hữu cơ A, người ta thu được 4,4g CO2 và 1,8g H2O. 1. Xác định phần trăm khối lượng các nguyên tố trong A. 2. Xác định công thức đơn giản nhất của A 3. Xác định CTPT chất A biết rằng nếu làm bay hơi 1,1g chất A thì thể tích hơi thu được đúng bằng thể tích của 0,4g khí O2 ở cùng nhiệt độ và áp suất Câu 17: Để đốt cháy hoàn toàn 2,85g chất hữu cơ X phải dùng vừa hết 4,2 lít O2 (đ ktc). Sản phẩm cháy chỉ có CO2 và H2O theo tỉ lệ 44:15 về khối lượng. 1. Xác định công thức đơn giản nhất của chất X 2. Xác định công thức phân tử của X biết rằng tỉ khối hơi của X đối với C2H6 là 3,8. III. TRẮC NGHIỆM CHƯƠNG 1: SỰ ĐIỆN LI 1. BIẾT: Câu 1: Theo thuyết A – re – ni - ut phát biểu nào sau đây là sai? + A. Axit là những chất khi tan trong H2O phân li ra cation H - B. Bazo là những chất khi tan trong H2O phân li ra anion OH C. Hidroxit lưỡng tính là những chất khi tan trong H2O vừa phân li theo kiểu axit vừa phân li theo kiểu bazo. + D. Axit là những chất khi tan trong H2O phân li ra anion H . Câu 2: Chất nào sau đây là axit? A. K2CO3 B. NaOH C. KHCO3 D. HCl Câu 3: Chất nào sau đây là chất điện li mạnh? A. HNO2 B. HF C. Al2(SO4)3 D. CH3COOH Câu 4: Chất nào sau đây là bazo? A. CH3COOH B. KOH C. CuSO4 D. AlCl3 Câu 5: Chất nào sau đây là muối trung hòa? A. Fe2(SO4)3 B. NaHCO3 C. KHSO4 D. NaH2PO4 Câu 6: chất nào sau đây là Hidroxit lưỡng tính? A. NaOH B. Al(OH)3 C. Mg(OH)2 D. Fe(OH)3 Câu 7: Dung dịch chất nào sau đây làm quỳ tím hóa đỏ? A. NaOH B. NaCl C. HCl D. Na2CO3 Câu 8: Theo thuyết A-re-ni-ut bao nhiêu chất sau đây là bazo: NaOH, HCl, HNO3, KOH, Ba(OH)2, NaCl A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 9: Chất nào sau đây là bazo nhiều nấc? A. NaOH B. Ba(OH)2 C. H2SO4 D. HCl Câu 10: Phương trình ion rút gọn của phản ứng cho biết: A. Những ion nào tồn tại trong dung dịch B. Không tồn tại các phân tử trong dung dịch các chất điện li C. Bản chất của phản ứng trong dung dịch các chất điện li 2
  3. D. Nồng độ những ion nào trong dung dịch lớn nhất Câu 11: Các dung dịch sau đây có cùng nồng độ 0,1 mol/l, dung dịch nào dẫn điện kém nhất: A. HCl B. HF C. HI D. HBr Câu 12: Dãy chất nào sau đây, trong nước đều là chất điện li mạnh ? A. H2SO4, Cu(NO3)2, CaCl2, NH3. B. HCl, H 3PO4, Fe(NO3)3, NaOH C. HNO3, CH3COOH, BaCl2, KOH. D. H 2SO4, MgCl2, Al2(SO4)3, Ba(OH)2 Câu 13: Các dung dịch sau đây có cùng nồng độ 1M, dung dịch nào dẫn điện tốt nhất? A. NH4NO3 B. H2SO4 C. Ba(OH)2 D. Al2(SO4)3 Câu 14: Giá trị pH + pOH của các dung dịch là: A. 7 B. 0 C. 14 D. Không xác định được Câu 15: Các dung dịch axit, bazơ, muối dẫn được điện là do trong dung dịch của chúng có các A. anion. B. chất. C. ion trái dấu. D. cation. Câu 16: Trong số các chất sau chất nào là chất điện li yếu? A. H2O B. Ba(OH)2 C. HCl D. Na2CO3 Câu 17: Chọn biểu thức đúng A. [H+].[OH-] = 10-7 B. [H+].[OH-] = 10-14 C. [H+] . [OH-] =1 D. [H+] + [OH-] = 0 Câu 18: Chọn câu đúng A. Dung dịch có pH >7 làm quỳ tím hoá xanh B. Dung dịch có pH >7 làm quỳ tím hoá đỏ. C. Giá trị pH tăng thì độ axit tăng. D. Giá trị pH tăng thì độ bazơ giảm Câu 19: Câu nào sau đây đúng? A. Mọi axit mạnh đều là chất điện li mạnh B. Mọi axit đều là chất điện li mạnh. C. Mọi chất điện li đều là axit. D. Mọi axit đều là chất điện li yếu Câu 20: Câu nào dưới đây là đúng khi nói về sự điện li A. Sự điện li là sự phân li 1 chất thành ion dương và ion âm khi chất đó tan trong nước. B. Sự điện li là sự hòa tan một chất vào nước tạo ra dung dịch. C. Sự điện li là sự phân li 1 chất dưới tác dụng của dòng điện. D. Sự điện li thực chất là quá trình oxi hóa khử. 2. HIỂU Câu 21: Chất nào sau đây không dẫn điện? A. dd HNO3 B. dd NaOH C. Nước đường (C12H22O11) D. dd NaCl Câu 22: Chất nào sau đây dẫn được điện? A. dd HCl B. CaCl2khan C. H2O cất D. C2H5OH Câu 23: Chất nào sau đây là chất điện li yếu? A. NaCl B. KOH C. CH3COOH D. H2SO4 Câu 24: Bao nhiêu chất sau đây là axit nhiều nấc: HCl, H2SO4, HNO3, H2SO3, H3PO4, CH3COOH, HF, HBr? A. 2 B. 4 C. 3 D. 5 Câu 25: Dung dịch chất nào sau đây có pH < 7? A. NaCl B. KOH C. KNO3 D. H2SO4 Câu 26: Dung dịch muối nào sau đây có môi trường kiềm? A. NaCl B. KNO3 C. Fe2(SO4)3 D. Na2CO3 1:2 Câu 27: Cho phản ứng Cl2 + 2NaOH  NaCl + NaClO + H2O. Dung dịch sau phản ứng có môi trường gì? A. Axit B. Bazo(kiềm) C. Trung tính D. Không xác định Câu 28: Chọn phát biểu đúng nhất. Điều kiện để xảy ra phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li là? A. Sản phẩm có kết tủa B. Sản phẩm có khí thoát ra C. Sản phẩm có chất điện li yếu D. Sản phẩm có kết tủa hoặc khí hoặc chất điện li yếu. Câu 29: Thứ tự pH giảm dần của các dung dịch cùng nồng độ sau: A. NH3; KOH; Ba(OH)2 B. Ba(OH)2; NH3; KOH C. Ba(OH)2; KOH; NH3 D. KOH; NH3; Ba(OH)2 Câu 30: Cặp chất nào sau đây không thể xảy ra phản ứng trong dung dịch: A. HNO3 và K2CO3 B. KCl và NaNO3 C. HCl và Na2S D. FeCl3 và NaOH Câu 31: Dãy các ion nào có thể tồn tại trong cùng một dung dịch: 2+ 2- + 2- + - 3+ 2+ A. Mg ; CO3 ; K ; SO4 B. H ; NO3 ; Al ; Ba 3+ 2+ 2- - 2+ - + - C. Al ; Ca ; SO3 ; Cl D. Pb ; Cl ; Ag ; NO3 Câu 32: Dung dịch H2SO4, HNO3 dẫn điện được là do: A. Trong phân tử đều chứa gốc axit B. Phân li ra ion C. Trong phân tử đều có nguyên tử hiđro D. Không phân li ra các ion 3
  4. 3. VẬN DỤNG THẤP Câu 33: Cho 200 ml dung dịch NaOH 0,1M tác dụng vừa đủ với 100 ml dung dịch HCl CM? Giá trị CM bằng? A. 0,1M B. 2M C. 1M D. 0,2M Câu 34: Dung dịch HCl 0,001M có pH bằng? A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 35: Dung dịch NaOH 0,01M có pH bằng? A. 2 B. 12 C. 13 D. 1 Câu 36: Cho phản ứng: Na2CO3 + 2HCl → 2NaCl + CO2 + H2O. Phương trình ion thu gọn của phản ứng trên là? 2- + + - A. CO3 + 2H → CO2 + H2O B. Na + Cl → NaCl + + 2- - C. Na2CO3 + 2H → 2Na + CO2 + H2O. D. CO3 + 2HCl → 2Cl + CO2 + H2O. 4. VẬN DỤNG CAO Câu 37: Cho 200 ml dung dịch KOH 0,3M tác dụng với 200 ml dung dịch HCl 0,1M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch có pH bằng? A. 1 B. 12 C. 2 D. 13 2+ 2+ - - Câu 38: Dung dịch Y chứa Ca 0,1 mol; Mg 0,3 mol; Cl 0,4 mol; HCO3 x mol. Khi cô cạn dd Y thì khối lượng muối khan thu được là: A. 37,4g B. 49,8g C. 25,4g D. 30,5g. Câu 39: Cho các phản ứng sau (1) NaOH + HCl → (2) Ba(OH)2 + HNO3 → (3) Mg(OH)2 + HCl → (4) Fe(OH)3 + H2SO4 → (5) NaHCO3 + HCl → (6) KOH + H2SO4 → - + Có tối đa bao nhiêu phản ứng có cùng phương trình ion thu gọn là: OH + H → H2O A. 3 B. 2 C. 5 D. 4 Câu 40: Cho các dung dịch sau: NH4Cl, (NH4)2SO4, Na2SO4, NaCl. Chỉ dùng một thuốc thử nào sau đây để phân biệt 4 dung dịch trên? A. Quỳ tím B. dung dịch NaOH C. Dung dịch Ba(OH)2 D. HCl CHƯƠNG 2: NITO – PHOTPHO 1. BIẾT: Câu 41: Cho N(Z = 7). Cấu hình electron của Nito là? A. 1s22s22p3 B. 1s22s22p4 C. 1s22s22p6 D. 1s22s22p5 Câu 42: Axit HNO3 đặc, nguội không tác dụng với hai kim loại nào sau đây? A. Fe, Cu B. Al, Cu C. Zn, Ag. D. Fe, Al Câu 43: Axit nitric là tên gọi chất nào sau đây? A. NH3 B. HNO3 C. HCl D. HNO2 Câu 44: Công thức cấu tạo của đơn chất N2 là? A. N – N B. N ::: N C. N ≡ N D. N = N Câu 45: Thành phần chính của phân Supephotphat kép là? A. Ca3(PO4)2 B. Ca(H2PO4)2.CaSO4 C. 3Ca3(PO4)2.CaF2 D. Ca(H2PO4)2 Câu 46: Kẽm photphua(Zn3P2) còn có tên gọi là? A. Thuốc chuột B. Thuốc ngủ C. Thuốc diệt cỏ D. Thuốc trừ sâu. Câu 47: Thành phần chính của quặng Apatit là? A. 3Ca3(PO4)2.2CaF2 B. Ca3(PO4)2.CaF2 C. 3Ca3(PO4)2.CaF2 D. Ca3(PO4)2 Câu 48: Khí không màu hóa nâu trong không khí là? A. NO2 B. N2O C. NO D. N2 Câu 49: Khói trắng còn là tên gọi chất nào sau đây? A. NH3 B. NH4Cl C. NH4NO3 D. HNO3 Câu 50: Muối NaH2PO4 có tên gọi là? A. đihidrophotphat B. Natri dihidrophotphat C. Natri photphat D. Natri hidrophotphat Câu 51: Phát biểu nào sau đây là sai? A. Độ dinh dưỡng phân đạm = %mN2O5. 4
  5. B. Độ dinh dưỡng phân lân = %mP2O5 C. Độ dinh dưỡng phân kali = %mK2O. D. Phân đạm cung cấp Nito, phân lân cung cấp Photpho, phân kali cung cấp Kali cho cây. 3- Câu 52: Để nhận biết ion phot phat ( PO4 ), người ta sử dụng thuốc thử A. Dung dịch AgNO3 B. Dung dịch NaOH C. Dung dịch NaCl D. K3PO4 Câu 53: Trong phòng thí nghiệm có thể điều chế N2 bằng cách A. Đun hỗn hợp NaNO2 và NH4Cl. B. thủy phân Mg3N2. C. nhiệt phân NaNO2. D. phân hủy khí NH3. Câu 54: Để tạo độ xốp cho một số loại bánh, có thể dùng muối nào sau đây làm bột nở? A. (NH4)2SO4. B. CaCO3. C. NH4NO2. D. NH4HCO3. Câu 55: Câu trả lời nào dưới đây không đúng khi nói về axit photphoric? A. Axit photphoric là axit có độ mạnh trung bình B. Axit photphoric là axit ba nấc. C. Axit photphoric có tính oxi hóa rất mạnh. D. Axit photphoric làm quỳ tím chuyển màu đỏ. Câu 56: Fe(NO3)3 có tên gọi là? A. Sắt nitrat B. Sắt(II)nitrat C. Sắt(III)nitrat D. Sắt(III)nitrit Câu 57: Anion nitrat là tên gọi ion nào sau đây? - 2- 3- - A. NO3 B. SO4 C. PO4 D. NO2 Câu 58: Amoni nitrit là tên gọi muối nào sau đây? A. NH4Cl B. NH4NO3 C. NH4NO2 D. (NH4)2CO3. Câu 59: Điphotpho pentaoxit là tên gọi chất nào sau đây? A. P2O3 B. P2O5 C. PCl3 D. PCl5 Câu 60: Trong HNO3 nito có số oxi hóa bằng? A. + 3 B. + 4 C. +5 D. +6 2. HIỂU: Câu 61: Phản ứng nào sau đây N2 thể hiện tính khử? 0 t A. N2 + O2  2NO B. N2 + 6Li → 2Li3N 0 t ,xt t0 C. N2 + 3H2  2NH3 D. N2 + 2Al  2AlN p  Câu 62: Nhiệt phân hoàn toàn AgNO3 thu được sản phẩm gồm? A. Ag, NO, O2 B. Ag, NO2, O2 C. Ag2O, NO, O2 D. Ag2O, NO2, O2 Câu 63: Phản ứng nào sau đây viết sai? t0 t0 A. 4Fe(NO3)2  2Fe2O3 + 8NO2 +O2 B. 2KNO3  2KNO2 + O2 t0 t0 C. 2Fe(NO3)2  2FeO + 4NO2 +O2 D. 2Cu(NO3)2  2CuO + 4NO2 + O2 Câu 64: Nhỏ dung dịch NH3 vào dung dịch phenolphtalein, dung dịch chuyển sang màu hồng. Nhỏ tiếp dung dịch HCl đến dư vào được dung dịch X. Dung dịch X có màu gì? A. Đỏ B. Xanh C. Không màu D. Tím t0 Câu 65: Cho phản ứng: R + HNO3  Fe(NO3)3 + NO + H2O. Chất R không thể là? A. Fe B. FeO C. Fe2O3 D. Fe3O4 t0 Câu 66: Mg + HNO3  Mg(NO3)2 + X + H2O. Chất X không thể là? A. N2 B. NO C. N2O5 D. NH4NO3 Câu 67: Cho các phản ứng sau: N2 + O2 2NO và N2 + 3H2 2NH3. Trong hai phản ứng trên, nhận xét nào sau đây đúng : A. Nito chỉ thể hiện tính oxi hóa. B. Nito thể hiện cả tính khử và tính oxi hóa. C. Nito không thể hiện tính khử và tính oxi hóa. D. Nito chỉ thể hiện tính khử. Câu 68: Cho Cu tác dụng với dung dịch HNO 3 loãng tạo ra khí A không màu, hóa nâu ngoài không khí. Cho Fe tác dụng với dung dịch HNO3 tạo ra khí B màu nâu đỏ. A và B lần lượt là A. NO và NO2 B. NO2 và NO C. NO và N2O D. N2 và NO 3. VẬN DUNG THẤP: Câu 69: Thêm 0,15 mol KOH vào dung dịch chứa 0,1 mol H3PO4 . Sau phản ứng, trong dung dịch có các muối: A. KH2PO4 và K3PO4 B. KH2PO4 và K2HPO4 C. KH2PO4 , K2HPO4 và K3PO4 D. K2HPO4 và K3PO4 Câu 70: Hoà tan hoàn toàn 5,6 gam Fe vào dung dịch HNO3 loãng, dư thì thu được V lít khí NO là sản phẩm khử duy nhất (đktc). Giá trị của V là: 5
  6. A. 1,12 lít. B. 2,24 lít. C. 4,48 lít. D. 6,72 lít. Câu 71: Chỉ dùng một thuốc thử nào sau đây để nhận biết 3 dung dịch không màu bị mất nhãn: NaCl, NaNO 3, Na3PO4 A. Dd HCl B. Dd NaOH C. Quỳ tím D. Dd AgNO3 Câu 72: Cho P(Z = 15). Phát biểu nào sau đây là sai? A. Cấu hình e lớp ngoài cùng là 3s23p3 B. P thuộc chu kỳ 3, nhóm VA C. P có 3 electron lớp ngoài cùng D. P có 3 e ở phân lớp ngoài cùng. Câu 73: Cho sơ đồ phản ứng: Ca3N2 + H2O → Ca(OH)2 + X. X là chất nào sau đây? A. N2 B. HNO3 C. NO D. NH3 Câu 74: Cho 200 ml dung dịch HNO3 0,5M tác dụng vừa đủ với V ml dung dịch NaOH 1M. Giá trị V là? A. 100 ml B. 200 ml C. 50 ml D. 500 ml Câu 75: Dung dịch HNO3 0,01M có pH bằng? A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 76: Cho 10g CaCO3 tác dụng hoàn toàn với dung dịch HNO3 dư thu được V lít khí CO2(đktc). Giá trị V là? A. 2,24 lít B. 3,36 lít C. 4,48 lít D. 5,6 lít 4. VẬN DỤNG CAO: Câu 77: Cho các chất sau, bao nhiêu chất tác dụng được với dung dịch HNO 3 loãng: Cu, Fe2O3, NaOH, CaCO3, Cu(OH)2, S, FeO, Au, HCl. A. 6 B. 5 C. 8 D. 7 Câu 78: Trong phòng thí nghiệm, người ta tiến hành thí nghiệm của kim loại Cu với HNO3 đặc. Biện pháp xử lí tốt nhất để khí tạo thành khi thoát ra ngoài gây ô nhiễm môi trường ít nhất là A. Nút ống nghiệm bằng bông tẩm cồn. B. Nút ống nghiệm bằng bông khô. C. Nút ống nghiệm bằng bông tẩm nước. D. Nút ống nghiệm bằng bông tẩm dung dịch Ca(OH)2. Câu 79: Cho 3,84 g Cu phản ứng với 80 ml dd chứa HNO 3 1M và H2SO4 0,5M thấy thoát ra V lít khí NO (đkc). Biết NO là sản phẩm khử duy nhất. Tìm V? A. 0,448 lít B. 0,896 lít C. 1,792 lít D. 1,344 lít Câu 80: Cho từng chất: Fe, FeO, Fe(OH)2, Fe(OH)3, Fe3O4, Fe2O3, Fe(NO3)2, Fe(NO3)3, FeSO4, Fe2(SO4)3, FeCO3 lần lượt phản ứng với HNO3 đặc, nóng. Số phản ứng thuộc loại phản ứng oxi hoá - khử là A. 8. B. 5. C. 7. D. 6. CHƯƠNG 4: ĐẠI CƯƠNG HÓA HỮU CƠ 1. BIẾT: Câu 81: Chất nào sau đây thuộc hợp chất hữu cơ? A. CO B. CO2 C. NaCN D. C2H5OH Câu 82: Chất nào sau đây không phải hợp chất hữu cơ? A. CH4 B. CCl4 C. C6H12O6 D. Al4C3 Câu 83: Hai chất nào sau đây là đồng đẳng liên tiếp của nhau? A. C2H6 , C3H8 B. C2H6, C3H4 C. CH4, C3H8 D. CH4, C2H4. Câu 84: Chất nào sau đây thuộc hidroCacbon? A. C6H6 B. CH3CHO C. HCOOCH3 D. H2N-CH2COONa. Câu 85: Chất nào sau đây thuộc dẫn xuất của HdroCacbon? A. C4H10 B. C4H8 C. C4H6 D. C4H8O2 Câu 86: Cho hidrocacbon A có công thức phân tử: C5Hy. Giá trị của y có thể là? A. 3 B. 8 C. 5 D. 11 Câu 87: Phát biểu nào sau đây là đúng? A. Hợp chất hữu cơ là hợp chất của cacbon B. Trong hợp chất hữu cơ bắt buộc phải có Cacbon C. Hợp chất hữu cơ là hợp chất của Hidro D. Trong hợp chất hữu cơ cacbon có hóa trị II. Câu 88: Cho axetilen (C2H2) và benzen (C6H6), hãy chọn nhận xét đúng. A. Hai chất đó có cùng công thức phân tử nhưng khác nhau về công thức đơn giản nhất. B. Hai chất đó khác nhau về công thức phân tử nhưng có cùng công thức đơn giản nhất. C. Hai chất đó khác nhau cả về công thức phân tử và công thức đơn giản nhất. D. Hai chất đó có cùng công thức phân tử và cùng công thức đơn giản nhất. Câu 89: Phát biểu nào sau đây là sai. A. Liên kết hóa học chủ yếu trong hợp chất hữu cơ là liên kết cộng hóa trị. 6
  7. B. Các chất có cấu tạo và tính chất tương tự nhau nhưng về thành phần phân tử khác nhau một hay nhiều nhóm – CH2– là đồng đẳng của nhau. C. Các chất có cùng khối lượng phân tử là đồng phân của nhau. D. Liên kết ba gồm hai liên kết π và một liên kết σ. Câu 90: Hiện tượng các chất có cấu tạo và tính chất hóa học tương tự nhau, chúng chỉ hơn kém nhau một hay nhiều nhóm metylen (–CH2–) được gọi là hiện tượng A. đồng phân. B. đồng vị. C. đồng đẳng. D. đồng khối. Câu 91: Các chất trong nhóm chất nào sau đây đều là dẫn xuất của hiđrocacbon? A. CH2Cl2, CH2Br–CH2Br, NaCl, CH3Br, CH3CH2Br. B. CH2Cl2, CH2Br–CH2Br, CH3Br, CH2=CHCOOH, CH3CH2OH. C. CH2Br–CH2Br, CH2=CHBr, CH3Br, CH3CH3. D. HgCl2, CH2Br–CH2Br, CH2=CHBr, CH3CH2Br. Câu 92: Nung một hợp chất hữu cơ X với lượng dư chất oxi hóa CuO, thấy thoát ra khí CO2, hơi nước và khí N2. Chọn kết luận đúng nhất. A. X chắc chắn chứa C, H, N và có thể có oxi. B. X là hợp chất chỉ chứa 3 nguyên tố C, H, N. C. X luôn có chứa C, H và có thể không có N. D. X là hợp chất chứa 4 nguyên tố C, H, N, O. Câu 93: Thành phần các nguyên tố trong hợp chất hữu cơ A. nhất thiết phải có cacbon, thường có H, hay gặp O, N sau đó đến halogen, S, P B. gồm có C, H và các nguyên tố khác. C. bao gồm tất cả các nguyên tố trong bảng tuần hoàn. D. thường có C, H hay gặp O, N, sau đó đến halogen, S, P. Câu 94: Cấu tạo hoá học là A. số lượng liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử. B. các loại liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử. C. thứ tự liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử. D. bản chất liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử. Câu 95: Phát biểu nào sau được dùng để định nghĩa công thức đơn giản nhất của hợp chất hữu cơ ? A. Công thức đơn giản nhất là công thức biểu thị số nguyên tử của mỗi nguyên tố trong phân tử. B. Công thức đơn giản nhất là công thức biểu thị tỉ lệ tối giản về số nguyên tử của các nguyên tố trong phân tử. C. Công thức đơn giản nhất là công thức biểu thị tỉ lệ phần trăm số mol của mỗi nguyên tố trong phân tử. D. Công thức đơn giản nhất là công thức biểu thị tỉ lệ số nguyên tử C và H có trong phân tử. Câu 96: Kết luận nào sau đây là đúng ? A. Các nguyên tử trong phân tử hợp chất hữu cơ liên kết với nhau không theo một thứ tự nhất định. B. Các chất có thành phần phân tử hơn kém nhau một hay nhiều nhóm -CH 2-, do đó tính chất hóa học khác nhau là những chất đồng đẳng. C. Các chất có cùng công thức phân tử nhưng khác nhau về công thức cấu tạo được gọi là các chất đồng đẳng của nhau. D. Các chất khác nhau có cùng công thức phân tử được gọi là các chất đồng phân của nhau. Câu 97: Hai chất nào sau đây không là đồng phân của nhau? A. HCOOCH3, CH3COOH B. C2H5OH, CH3OCH3 C. CH3-NH-CH3, C2H5NH2 D. CH3Cl, C2H5Cl Câu 98: Hai chất nào sau đây không thể đồng đẳng của nhau? A. C2H4, C3H8 B. C3H4, C5H8 C. C3H8, C2H6 D. C2H2, C3H4 Câu 99: Bao nhiêu chất sau đây thuộc hidrocacbon: C2H6, C2H4Br2, C2H7N, C3H6O2, C4H8, C6H6. A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 Câu 100: Chất nào sau đây trong phân tử chỉ chứa liên kết đơn? A. CH4 B. C2H4 C. C6H6 D. C2H2 Câu 101: Chất X có CTPT C6H10O4. Công thức nào sau đây là công thức đơn giản nhất của X? A. C3H5O2 B. C6H10O4 C. C3H10O2 D. C12H20O8 Câu 102: Trong hợp chất CxHy và CxHyOz. Giá trị y luôn? A. Chẵn B. Lẽ C. Chẵn hoặc lẽ D. Thuộc số nguyên Câu 103: Trong hợp chất hữu cơ CxHy và CxHyOz giá trị y lớn nhất bằng? A. 2x B. 2x + 2 C. 2(x+z) D. 2(x + y + z) 2. HIỂU: Câu 104: phản ứng nào sau đây thuộc phản ứng cộng? a s A. CH4 + Cl2  CH3Cl + HCl B. CH2=CH2 + Br2 → CH2Br-CH2Br 7
  8. t0 C. C2H6  CH2 = CH2 + H2 D. CH3COOH + NaOH → CH3COONa + H2O. Câu 105: Cho hợp chất hữu cơ A có công thức phân tử: C3HyO. Giá trị y không thể là? A. 4 B. 6 C. 8 D. 10 Câu 106: Các chất sau: CH2O, C2H4O2, C3H6O3, C6H12O6 có cùng công thức đơn giản nhất là? A. CH2O B. C2H4O2 C. C3H6O3 D. C6H12O6 t0 Câu 107: Cho phản ứng: C3H8 + a O2  CO2 + H2O. Giá trị a bằng? A. 3 B. 5 C. 1,5 D. 2 Câu 108: CH4 có bao nhiêu liên kết đơn? A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 109: C3H8 có bao nhiêu liên kết xích ma(σ)? A. 8 B. 9 C. 10 D. 11 Câu 110: Chất có công thức cấu tạo sau có bao nhiêu liên kết pi(π): CH ≡ C- CH = CH2? A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 111: hai chất nào sau đây là đồng phân của nhau? A. CH4 , C2H6 B. CH3OH , HCOOH C. C2H5OH, CH3COOH D. CH3OCH3, C2H5OH Câu 112: Công thức cấu tạo nào sau đây là sai? A. CH3 – CH2 – CH3 B. CH2=CH2 C. CH ≡ CH D. CH3=CH3 Câu 113: Nhóm chất nào sau đây là đồng phân cấu tạo của nhau: (I) CH2 = CH – CH = CH2 (II) CH ≡ C – CH2 – CH3 (III) CH2 = C = CH – CH3 (IV) CH3 – C ≡ C – CH3 A. I, III B. II, IV C. I, III, IV D. I, II, III, IV Câu 114: Nhóm chất nào sau đây là đồng đẳng của nhau: (I) CH3 – CH = CH2 (II) CH2 = CH – (CH2)2 – CH3 CH3 (III) (IV) CH3 CH3 A. I, III B. III, IV C. II, III, IV D. I, II t0 Câu 115: Cho phản ứng: X + O2  CO2 + H2O. Chất X chứa tối đa những nguyên tố nào? Chọn đáp án đúng nhất? A. C, H B. C, H, O C. C, H, O, N D. C, H, N. 3. VẬN DỤNG THẤP Câu 116: Hidrocacbon nào sau đây có tỉ khối so với H2 bằng 15? A. C2H2 B. C2H4 C. C2H6 D. HCHO Câu 117: phân tích hợp chất hữu cơ A thấy chứa % theo khối lượng như sau: 40%C; 6,67%H, còn lại là của Oxi. Xác định CTPT A biết MA= 60 đvC. A. C2H6O B. C2H4O2 C. C3H8O D. C2H6O2 Câu 118: Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol một Hidrocacbon A thu được 0,3 mol CO2 và 0,2 mol H2O. Công thức phân tử của A là? A. C3H4 B. C3H6 C. C3H8 D. C3H6O Câu 119: Đốt cháy hoàn toàn 1,68 g một hiđrocacbon X có M = 84 đvC cho ta 5,28g CO2. Số nguyên tử C trong phân tử X là: A. 4 B. 5 C. 6 D. 7 4. VẬN DỤNG CAO Câu 120: Cho thí nghiệm như hình vẽ: Hãy cho biết thí nghiệm này dùng để phân tích định tính nguyên tố nào trong hợp chất hữu cơ? 8
  9. A. Xác định C và H B. Xác định H và Cl C. Xác định C và N D. Xác định C và O Câu 121: Đốt cháy hoàn toàn 0,01 mol một hợp chất hữu cơ A cần dùng 0,05 mol O2. Kết thúc phản ứng thu được 0,04 mol CO2 và 0,04 mol H2O. Công thức phân tử A là? A. C4H8 B. C4H4O C. C4H4O2 D. C4H8O2 Câu 122: Oxi hóa hoàn toàn 0,1 mol môt hợp chất hữu cơ A bằng oxi thu được 6,72 lít khí CO2(đktc); 5,4g nước. Xác định công thức phân tử của A biết tỉ khối hơi của A so với H2 bằng 29. A. C3H6O B. C3H6O2 C. C2H2O2 D. C4H10 Câu 123: Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol CxH4 rồi hấp thu hoàn toàn sản phẩm tạo ra vào 200ml dung dịch Ba(OH)2 1M thì thu được 19,7 gam kết tủa. Công thức của hiđrôcacbon là: A. C3H4 B. CH4 hoặc C3H4 C. CH4 hoặc C2H4 D. C2H4 CHƯƠNG 5: HIDROCACBON NO(ANKAN) 1. BIẾT: Câu 124: Công thức chung của ankan là(n thuộc N*)? A. CnH2n B. CnH2n + 2 C. CnH2n – 2 D. CnH2n – 6 Câu 125: Chất nào sau đây không thuộc dãy đồng đẳng Ankan? A. CH4 B. C2H6 C. C4H10 D. C5H8 Câu 126: Phát biểu nào sau đây là sai? A. Ankan là hidrocacbon no, mạch hở, phân tử chỉ chứa liên kết đơn. B. Ankan tan rất ít trong nước. C. Ở điều kiện thường, CH4, C2H6, C3H8, C4H10 là chất khí. D. Các chất CH4, C2H6, C3H8, C4H10, C5H10 là đồng đẳng của nhau. Câu 127: Tính chất hóa học đặc trưng của Ankan là? A. Phản ứng thế B. Phản ứng cộng C. Phản ứng oxi hóa hoàn toàn D. Phản ứng trao đổi. Câu 128: Metan là tên gọi chất nào sau đây? A. CH4 B. C2H6 C. C3H8 D. C4H10 Câu 129: MetylClorua là tên gọi chất nào sau đây? A. CH3Cl B. CH2Cl2 C. C2H5Cl D. CHCl3 Câu 130: Clorofom là hợp chất hữu cơ có công thức phân tử A. CCl4 B. CH3Cl C. CHCl3 D. CH2Cl2 Câu 131: Khi đun muối RCOONa với hỗn hợp vôi tôi xút(NaOH, CaO) thu được hidrocacbon có tên là etan. Tên R là: A. Metyl B. Etyl C. Propyl D. Butyl Câu 132: Trong các chất dưới đây chất nào có nhiệt độ sôi thấp nhất ? A. Butan B. Etan C. Propan D. Metan Câu 133: Thành phần chính của “khí thiên nhiên” là: A. metan.B. etan.C. propan.D. n-butan. Câu 134: Gốc C2H5- có tên gọi là? A. etan B. etyl C. propyl D. metyl Câu 135: trong phòng thí nghiệm CH3COONa được dùng để điều chế khí metan(CH4). Tên gọi của chất đó là? A. Natri axetat B. Natri axetic C. Axit axetic D. Axit axetat Câu 136: Ankan X có công thức CnH2n + 2 là chất khí ở điều kiện thường. Giá trị n không thể là? A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 t0 Câu 137: Phản ứng CH3-CH3  CH2 = CH2 + H2 thuộc phản ứng gì? A. Phản ứng tách B. Phản ứng thế C. Phản ứng oxi hóa hoàn toàn. D. Phản ứng cộng. Câu 138: Ứng dụng nào sau đây không phải của Ankan? A. Làm khí đốt, khí hóa lỏng. B. Xăng, dầu cho động cơ, dầu thắp sáng, dung môi. C. Dầu mỡ bôi trơn, chống gỉ, nến, giấy nến, giấy dầu. D. Nước uống, thực phẩm chức năng. Câu 139: Ankan tương ứng với gốc ankyl C3H7- có tên gọi là? A. Metan B. Etan C. Propan D. Butan Câu 140: Cacbon tetraClorua là tên gọi chất nào sau đây? A. CH3Cl B. CH2Cl2 C. CHCl3 D. CCl4 Câu 141: Ankan có 12 nguyên tử H thì có bao nhiêu nguyên tử C? A. 5 B. 10 C. 12 D. 4 9
  10. Câu 142: Hai ankan nào sau đây không là đồng đẳng kế tiếp của nhau? A. CH4, C2H6 B. C2H6, C3H8 C. C3H8, C4H10 D. C2H6, C4H10 Câu 143: Công thức đơn giản nhất của một Hidrocacbon X là CH3. Công thức phân tử của X là? A. Không xác định B. C2H6 C. C3H9 D. C4H12 Câu 144: Ankan có bao nhiêu liên kết pi(π)? A. 0 B. 1 C. 2 D. 3 2. HIỂU Câu 145: C4H10 có bao nhiêu đồng phân? A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 146: Propan là tên gọi chất nào sau đây? A. CH3-CH3 B. CH3 – CH2 – CH3 C. CH3CH2CH2CH3 D. CH3CH2CH2CH2-CH3 Câu 147: Chất CH3 – C(CH3)2 – CH3 có tên gọi là? A. propan B. 2 – metyl propan C. 2,2 - đimetyl propan D. 2- metyl butan a s Câu 148: Cho phản ứng thế CH3 – CH3 + Cl2  X + HCl. Tên gọi của X có thể là? A. etan B. metyl clorua C. etyl clorua D. Clo metan a s Câu 149: Phản ứng thế CH3-CH2-CH2-CH3 + Cl2 1:1 thu được tối đa bao nhiêu dẫn xuất monoClorua? A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 a s Câu 150: X + Cl2 1:1 3 dẫn xuất monoClo. X có CTCT là? A. CH3-CH2-CH3 B. CH3-CH2-CH2-CH3 C. CH3- CH(CH3)-CH2-CH3 D. CH3 – CH2 – CH2 –CH2-CH3 a s Câu 151: C5H12 + Cl2 1:1 thu được 4 dẫn xuất mono Clo. Tên gọi chất tạo bởi C5H12 là? A. Pentan B. 2-metyl butan C. 3-metylPentan D. 2,2 –đimetylPropan Câu 152: Số đồng phân cấu tạo của C4H10 và C4H9Cl là: A. 2 và 2 B. 2 và 3 C. 2 và 4 D. 3 và 5 Câu 153: Chất 2,2 – đimetyl propan có số C và H lần lượt là? A. 3; 8 B. 4; 10 C. 5; 12 D. 3; 6 Câu 154: Chất nào sau đây có 3 đồng phân Ankan? A. C5H12 B. C2H6 C. C3H8 D. C4H10 Câu 155: Cho các chất sau: (1) CH4, (2) CH3-CH3, (3) CH2=CH-CH3, (4) CH≡CH, (5) CH3-CH2-CH3. Những chất nào là đồng đẳng của nhau? A. (1), (2), (3) B. (2), (3), (4) C. (3), (4), (5) D. (1), (2), (5). Câu 156: Chất: CH3 – CH2 – CH(C2H5) – CH3 có tên gọi là? A. 3-etyl butan B. 2-etyl butan C. 3-metyl pentan D. 3-etylpentan. 3. VẬN DỤNG THẤP Câu 157: Trong phòng thí nghiệm người ta điều chế Ankan bằng phản ứng: t0 ,CaO CnH2n + 1COONa + NaOHr  CnH2n+2 + Na2CO3. Biết tỉ khối của CnH2n+2 so với H2 bằng 22. Vậy ankan thu được là? A. CH4 B. C2H6 C. C3H8 D. C4H10 Câu 158: Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol một Ankan X là chất khí ở điều kiện thường thu được 0,3 mol khí CO2. Tên gọi của X là? A. metan B. Etan C. Propan D. Butan Câu 159: Oxi hóa hoàn toàn một ankan X bằng khí O2 thu được 2,24 lít CO2(đktc) và 3,6g H2O. Công thức phân tử của X là? A. CH4 B. C2H6 C. C3H8 D. C4H10 Câu 160: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X gồm 2 ankan là đồng đẳng liên tiếp bằng khí Oxi dư thu được 5,6 lít khí CO2(đktc) và 6,3g H2O. Công thức phân tử 2 ankan là? A. CH4, C2H6 B. C2H6, C3H8 C. C3H8, C4H10 D. C4H10, C5H12 Câu 161: Một ankan X là chất khí ở điều kiện thường. Tỉ khối X so với H2 lớn hơn 23. Tên gọi X là? A. metan B. etan C. Propan D. Butan. 4. VẬN DỤNG CAO Câu 162: Đốt cháy hoàn toàn 0,01 mol một Ankan X cần dùng 0,035 mol khí O2. Công thức phân tử của Ankan là? A. CH4 B. C2H6 C. C3H8 D. C4H10 10
  11. Câu 163: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm C3H8, C4H6, C5H10 và C6H6 thu được 7,92g CO2 và 2,7g H2O. m có giá trị là: A. 2,82g B. 2,67g C. 2,46g D. 2,31g. Câu 164: Đốt cháy hoàn toàn 4,18 gam hỗn hợp Y gồm C2H6, C3H4 và C4H8 thì thu được 12,98 gam CO2 và m gam H2O. Vậy m có giá trị là A. 5,76 gam. B. 2,88 gam. C. 8,64 gam. D. 1,44 gam. Câu 165: Một ankan X chứa 83,33% Cacbon theo khối lượng. Clo hóa X(as’; tỉ lệ mol 1:1) thu được 1 dẫn xuất monoClo duy nhất. Xác định tên gọi đúng của X? A. Etan B. Pentan C. 2 – metylButan D. 2,2 – đimetyl Propan 11