Đề cương ôn tập học kỳ II môn Lịch sử 8

doc 11 trang Hoài Anh 27/05/2022 3600
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập học kỳ II môn Lịch sử 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_hoc_ky_ii_mon_lich_su_8.doc

Nội dung text: Đề cương ôn tập học kỳ II môn Lịch sử 8

  1. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ II - NĂM HỌC 20 -20 MÔN: LỊCH SỬ 8 Câu 1: Thực dân Pháp đã thực hiện Chính sách về kinh tế như thế nào trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897-1914)? Câu 2: Cho biết nội dung cơ bản của Hiệp ước Pa - tơ - nốt ngày 6/6/1884. Câu 3: Nêu nội dung cơ bản của hiệp ước Nhâm Tuất (5-6-1862). Câu 4: Nêu nguyên nhân, nội dung của những đề nghị cải cách duy tân ở Việt Nam nửa cuối thế kỷ XIX. Câu 5: Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất năm 1873 như thế nào? Câu 6: Vì sao các đề nghị cải cách ở Việt Nam cuối thế kỷ XIX không thực hiện được? Câu 7: Hãy chứng minh khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong phong trào Cần Vương. Câu 8: So sánh điểm khác của hiệp ước Pa- tơ- nốt và hiệp ước Hác-măng. Âm mưu xảo quyệt của thực dân Pháp thể hiện như thế nào qua hiệp ước Hác-măng? DUYỆT CỦA BCM DUYỆT CỦA TCM GV DUYỆT ĐỀ
  2. ĐÁP ÁN ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ II - NĂM HỌC 2013-2014 MÔN: LỊCH SỬ 8 Câu 1: Thực dân Pháp đã thực hiện Chính sách về kinh tế như thế nào trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897-1914) * Nông nghiệp: - TDP đẩy mạnh việc cướp đoạt ruộng đất. - Bóc lột nông dân theo kiểu phát canh thu tô. * Công nghiệp: - Tập trung vào khai thác than và kim loại. - Xây dựng một số cơ sở công nghiệp như xi măng, gạch, ngói, điện, nước * Giao thông vận tải: - Xây dựng hệ thống giao thông vận tải: đường sắt, đường bộ, đường thủy. -> Để tăng cường bóc lột kinh tế và đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân. * Thương nghiệp - Nắm giữ độc quyền về thị trường. - Tăng thêm các loại thuế và đánh thuế nặng. =>Mục đích: Vơ vét, bóc lột sức người, sức của của nhân dân Việt Nam để làm giàu cho tư bản Pháp. Câu 2: Cho biết nội dung cơ bản của Hiệp ước Pa - tơ - nốt ngày 6/6/1884. * Nội dung: - Triều đình Huế chính thức thừa nhận nền bảo hộ của Pháp ở Bắc Kì và Trung Kì. - Cắt tỉnh Bình Thuận ra khỏi Trung Kì để nhập vào đất Nam Kì thuộc Pháp. - Ba tỉnh Thanh – Nghệ – Tĩnh được sáp nhập vào Bắc Kì, triều đình chỉ được cai quản vùng đất Trung Kì nhưng mọi việc đều phải thông qua viên Khâm sứ Pháp ở Huế. - Công sứ Pháp ở các tỉnh Bắc Kì thường xuyên kiểm soát những công việc của quan lại triều đình, nắm các quyền trị an và nội vụ. - Mọi việc giao thiệp với nước ngoài (kể cả với Trung Quốc) đều do Pháp nắm. - Triều đình Huế phải rút quân đội ở Bắc Kì về Trung Kì. Câu 3: Nêu nội dung cơ bản của hiệp ước Nhâm Tuất (5-6-1862): * Nội dung: - Triều đình thừa nhận quyền cai quản của nước Pháp ở 3 tỉnh miền Đông Nam Kì (Gia Định, Định Tường, Biên Hòa) và đảo Côn Lôn; - Mở 3 cửa biển ( Đà Nẵng, Ba Lạt, Quảng Yên) cho Pháp vào buôn bán; - Cho phép người Pháp và Tây Ban Nha tự do truyền đạo Gia Tô, bãi bỏ lệnh cấm đạo trước đây. - Bồi thường cho Pháp một khoản chiến phí tương đương 280 vạn lạng bạc. - Pháp sẽ “trả lại” thành Vĩnh Long cho triều đình chừng nào triều đình buộc được dân chúng ngừng kháng chiến Câu 4: Nêu nguyên nhân, nội dung của những đề nghị cải cách duy tân ở Việt Nam nửa cuối thế kỷ XIX. * Nguyên nhân: - Đất nước ngày càng nguy khốn. - Xuất phát từ lòng yêu nước thương dân. - Muốn cho nước nhà mạnh lên để đương đầu với kẻ thù. * Nội dung: Đổi mới nội trị, ngoai giao, KT- XH. - Trần Đình Túc, Nguyễn Huy Tế xin mở cửa biển Trà Lí. - Viện Thương Bạc xin mở 3 cửa biển miền Bắc và Trung. - Nguyễn Trường Tộ đề nghị cải cách tất cả các mặt: chấn chỉnh bộ máy quan lại, phát triển công, thương nghiệp và tài chính, chỉnh đốn võ bị, mở rộng ngoại giao, cải tổ giáo dục - Nguyễn Lộ Trạch đề nghị chấn hưng dân khí, khai thông dân trí, bảo vệ đất nước. Câu 5: Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất năm 1873 như thế nào? * Nguyên nhân:
  3. - Lợi dụng việc triều đình Huế nhờ đem tàu ra vùng biển Hạ Long đánh dẹp cướp biển. - Lấy cớ giải quyết vụ Đuy- puy. => Hơn 200 quân Pháp do Gác-ni-ê chỉ huy từ Sài Gòn kéo ra Bắc. * Diễn biến: - Sáng ngày 20-11-1873 quân Pháp nổ súng đánh thành Hà Nội. - 7000 quân triều đình dưới sự chỉ huy của Nguyễn Tri Phương cố gắng cản địch nhưng thất bại. Buổi trưa thành mất. Nguyễn tri Phương bị thương sau đó ông bị giặc bắt. * Kết quả: - Quân Pháp chiếm được thành Hà Nội. - Tỏa quân đi chiếm Hải Dương, Hưng Yên, Phủ Lí, Ninh Bình, Nam Định. Câu 6: Vì sao các đề nghị cải cách ở Việt Nam cuối thế kỷ XIX không thực hiện được? Vì: - Triều đình phong kiến nguyễn bảo thủ, bất lực trong việc thích ứng với hoàn cảnh, nên không chấp nhận những thay đổi. - Các đề nghị cải cách mang tính chất lẻ tẻ, rời rạc, chưa xuất phát từ cơ sở bên trong. Câu 7: Hãy chứng minh khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong phong trào Cần Vương? - Thời gian tồn tại lâu nhất từ 1885 đến 1895 (10 năm) - Xây dựng căn cứ vững chắc ở Ngàn Trươi, là căn cứ chính của cuộc khởi nghĩa. - Lực lượng được huấn luyện kỹ càng (chia làm 15 thứ quân). - Có sự chỉ huy thống nhất và phối hợp tương đối chặt chẽ.  Tự rèn đúc khí giới, chế tạo súng chiến đấu . Câu 8: So sánh điểm khác của hiệp ước Pa- tơ- nốt và hiệp ước Hác-măng. Âm mưu xảo quyệt của thực dân Pháp thể hiện như thế nào qua hiệp ước Pa- tơ- nốt? * Điểm khác: Hiệp ước Pa- tơ- nốt có nội dung cơ bản giống với hiệp ước Hác- măng, chỉ sửa đổi về ranh giới khu vực Trung Kỳ (trả lại các tỉnh Bình Thuận và Thanh- Nghệ- Tĩnh cho Trung Kỳ). * Âm mưu xảo quyệt của thực dân Pháp là vừa đánh, vừa tìm cách mua chuộc, xoa dịu, lấy lòng vua quan phong kiến triều Nguyễn. Câu 9: Sau khi chiếm được Kon Tum, thực dân Pháp thiết lập bộ máy cai trị và tiến hành bóc lột như thế nào? * Về chính trị: - Pháp thi hành thủ đoạn “Chia để trị”-> Chia rẽ khối đoàn kết (giữa gười kinh và người thượng). - Chúng đưa ra chiêu bài “Xứ thượng của người thượng” -> Ý đồ chia cắt đất nước ta. * Về kinh tế: - Cướp bóc tài nguyên, chiếm đất đai. - Thu sưu cao thuế nặng: Thuế ruộng đất, thuế phát rẫy, thuế thân và ở các vùng có nghề đãi vàng như Đăk Pék, Đăk Pao, Đăk Sút mỗi người phải nộp 20 hạt vàng to bằng hạt gạo. Ai không đãi được vàng phải mua của người khác nộp. - Bắt người dân đi làm thuê với tiền công rất rẽ mạt. * Về văn hóa- giáo dục: - Pháp thực hiện chủ trương “ngu dân”(hạn chế mở trường học)-> để dễ bề cai trị. - Chúng sử dụng tôn giáo để xóa nhòa văn hóa truyền thống của đồng bào. - Tạo diều kiện cho các hủ tục lạc hậu, mê tín dị đoan phát triển. Câu 10: Hãy trình bày diễn biến và ý nghĩa của phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp của nhân dân Kon Tum( 1958 - 1930) * Diễn biến: - Các dân tộc Kon Tum sớm nhận thấy âm mưu xâm lược của kẻ thù nên đã doàn kết đấu tranh bằng nhiều hình thức: lúc lẻ tẻ, lúc tập trung liên tục-> gây cho địch nhiều tổn thất nặng nề. Tiêu biểu là cuộc nổi dậy của nghĩa quân Xơ – đăng do Thăng Mâu chỉ huy: + Sáng 29/5/1901 nghĩa quân Xơ- đăng tập kích đồn Đăk Pxi.
  4. + 1902 nghĩa quân liên tiếp tấn công địch ở Đăk Glei, Đăk Tô. + 11/1909 nghĩa quân đánh chiếm hai dồn Đăk Sút, Đăk Tô. + 8/1910 Nghĩa quân tràn vào Tu Mơ Rông, Măng Bút, Măng Ri -> Kết quả: Nhiều tên lính Pháp bị trọng thương, dân làng vùng này không cho địch trú chân, lính Pháp phải nhịn đói nhiều ngày và buộc rút về Kon Tum - 1925- 1930 nhiều cuộc nổi dậy của đồng bào Ba- na, Xơ- đăng, Gia- rai chống cướp đất lập đồn điền, chống sưu thuế, chống bắt phu. * Ý nghĩa: - Tinh thần thể hiện rõ tinh thần dân tộc, ý chí kiên cường, bất khuất của người dân nơi đây. - Gây cho Pháp nhiều thiệt hại. - Góp phần kéo dài thời gian xâm lược và bình định Tây Nguyên của chúng. - Kon Tum trở thành một trong những căn cứ địa quan trọng, vững chắc của cả nước. DUYỆT CỦA BCM DUYỆT CỦA TCM GV DUYỆT ĐỀ Huỳnh Thị Tường Vy Nguyễn Thị Chuyên Nguyễn Thị Hồng Vân
  5. TRƯỜNG THCS TT PLEIKẦN MA TRẬN BÀI KIỂM TRA HẾT HỌC KÌ II NĂM HỌC: 2013- 2014 MÔN: LỊCH SỬ 8 ĐỀ CHÍNH THỨC THỜI GIAN: 45 phút (Không kể thời gian phát đề) Tên chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng TN TL TN TL Vận dụng thấp Vận dụng cao Tổng TN TL TN TL Cuộc kháng 1 1 câu chiến lang rộng 3.0 3.0 điểm ra toàn quốc Phong trào đấu 1 1 câu tranh chống thực 3.0 3.0 điểm dân Pháp xâm lược của nhân dân Kon Tum Phong trào 1 1 câu kháng Pháp 2.0 2.0 điểm trong những năm cuối thế kỷ XIX Trào lưu cải 1 1 câu cách duy tân ở 2.0 2.0 điểm Việt Nam nửa cuối thế kỷ XIX Tổng 1 1 1 1 4 câu 3.0 3.0 2.0 2.0 10 điểm Tỉ lệ % 30% 30% 20% 20% 100% DUYỆT CỦA BGH DUYỆT TCM GV RA ĐỀ Huỳnh Thị Tường Vy Nguyễn T. H. Vân Cao Thảo Uyên TRƯỜNG THCS TT PLEIKẦN BÀI KIỂM TRA HẾT HỌC KÌ II NĂM HỌC: 2013- 2014 MÔN: LỊCH SỬ 8 ĐỀ CHÍNH THỨC THỜI GIAN: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)
  6. Tên: Điểm Lời phê của thầy cô giáo Lớp: 8D ĐỀ BÀI: Câu 1: (3.0 điểm) Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất năm 1873 như thế nào? Câu 2: (3.0 điểm) Sau khi chiếm được Kon Tum, thực dân Pháp thiết lập bộ máy cai trị và tiến hành bóc lột như thế nào? Câu 3: ( 2.0 điểm) Vì sao các đề nghị cải cách ở Việt Nam cuối thế kỷ XIX không thực hiện được? Câu 4: (2.0 điểm) Hãy chứng minh khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong phong trào Cần Vương? DUYỆT CỦA BGH DUYỆT TCM GV RA ĐỀ Huỳnh Thị Tường Vy Nguyễn T. H. Vân Cao Thảo Uyên TRƯỜNG THCS TT PLEIKẦN ĐÁP ÁN BÀI KIỂM TRA HẾT HỌC KÌ II NĂM HỌC: 2013- 2014 MÔN: LỊCH SỬ 8 ĐỀ CHÍNH THỨC THỜI GIAN:45 phút (Không kể thời gian phát đề) ( Hướng dẫn đáp án gồm 02 trang) Câu Nội dung trả lời Điểm 1 * Nguyên nhân: 1.0 - Lợi dụng việc triều đình Huế nhờ đem tàu ra vùng biển Hạ Long đánh dẹp cướp
  7. biển . - Lấy cớ giải quyết vụ Đuy- puy. => Hơn 200 quân Pháp do Gác-ni-ê chỉ huy từ Sài Gòn kéo ra Bắc. * Diễn biến: - Sáng ngày 20-11-1873 quân Pháp nổ súng đánh thành Hà Nội. 1.0 - 7000 quân triều đình dưới sự chỉ huy của Nguyễn Tri Phương cố gắng cản địch nhưng thất bại. Buổi trưa thành mất. Nguyễn tri Phương bị thương sau đó ông bị giặc bắt. * Kết quả:- Quân Pháp chiếm được thành Hà Nội 1.0 - Tỏa quân đi chiếm Hải Dương, Hưng Yên, Phủ Lí, Ninh Bình, Nam Định. 2 * Về chính trị: - Pháp thi hành thủ đoạn “Chia để trị”-> Chia rẽ khối đoàn kết( giữa gười kinh và 1.0 người thượng). - Chúng đưa ra chiêu bài “ Xứ thượng của người thượng” -> Ý đồ chia cắt đất nước ta. * Về kinh tế: - Cướp bóc tài nguyên, chiếm đất đai. - Thu sưu cao thuế nặng: Thuế ruộng đất, thuế phát rẫy, thuế thân và ở các vùng có 1.0 nghề đãi vàng như Đăk Pék, Đăk Pao, Đăk Sút mỗi người phải nộp 20 hạt vàng to bằng hạt gạo. Ai không đãi được vàng phải mua của ngươi khác nộp - Bắt người dân đi làm thuê với tiền công rất rẽ mạt. * Về văn hóa- giáo dục: - Pháp thực hiện chủ trương “ngu dân”( hạn chế mở trường học)-> để dễ bề cai trị - Chúng sử dụng tôn giáo để xóa nhòa văn hóa truyền thống của đồng bào - Tạo diều kiện cho các hủ tục lạc hậu, mê tín dị đoan phát triển 1.0 3 Vì: - Triều đình phong kiến nguyễn bảo thủ, bất lực trong việc thích ứng với hoàn 1.0 cảnh, nên không chấp nhận những thay đổi. - Các đề nghị cải cách mang tính chất lẻ tẻ, rời rạc, chưa xuất phát từ cơ sở bên 1.0 trong. 4 - Thời gian tồn tại lâu nhất từ 1885 đến 1895 (10 năm) 0.5 - Xây dựng căn cứ vững chắc ở Ngàn Trươi, là căn cứ chính của cuộc khởi 0.5 nghĩa - Lực lượng được huấn luyện kỹ càng (chia làm 15 thứ quân) 0.5 - Có sự chỉ huy thống nhất và phối hợp tương đối chặt chẽ 0.5  Tự rèn đúc khí giới, chế tạo súng chiến đấu DUYỆT CỦA BGH DUYỆT TCM GV RA ĐỀ Huỳnh Thị Tường Vy Nguyễn T. H. Vân Cao Thảo Uyên
  8. TRƯỜNG THCS TT PLEIKẦN MA TRẬN BÀI KIỂM TRA HẾT HỌC KÌ II NĂM HỌC: 2013- 2014 MÔN: LỊCH SỬ 8 ĐỀ DỰ BỊ THỜI GIAN: 45 phút (Không kể thời gian phát đề) Tên chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng TN TL TN TL Vận dụng thấp Vận dụng cao Tổng TN TL TN TL Chính sách khai 1 1 câu thác thuộc dịa 3.0 3.0 điểm của thực dân Pháp Phong trào đấu 1 1 câu tranh chống thực 3.0 3.0 điểm
  9. dân Pháp xâm lược của nhân dân Kon Tum Cuộc kháng 1 1 câu chiến lang rộng 2.0 2.0 điểm ra toàn quốc Trào lưu cải 1 1 câu cách duy tân ở 2.0 2.0 điểm Việt Nam nửa cuối thế kỷ XIX Tổng 1 1 1 1 4 câu 3.0 3.0 2.0 2.0 10 điểm Tỉ lệ % 30% 30% 20% 20% 100% DUYỆT CỦA BGH DUYỆT TCM GV RA ĐỀ Huỳnh Thị Tường Vy Nguyễn T. H. Vân Cao Thảo Uyên TRƯỜNG THCS TT PLEIKẦN BÀI KIỂM TRA HẾT HỌC KÌ II NĂM HỌC: 2013- 2014 MÔN: LỊCH SỬ 8 ĐỀ DỰ BỊ THỜI GIAN: 45 phút (Không kể thời gian phát đề) Tên: Điểm Lời phê của thầy cô giáo Lớp: 8D ĐỀ BÀI: Câu 1: (3.0 điểm) Thực dân Pháp đã thực hiện Chính sách về kinh tế như thế nào trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897-1914)? Câu 2: (3.0 điểm) Lập niên biểu diễn biến chính của phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp của nhân dân Kon Tum( 1958 - 1930): Câu 3: ( 2.0 điểm) Vì sao các đề nghị cải cách ở Việt Nam cuối thế kỷ XIX không thực hiện được? Câu 4: (2.0 điểm) So sánh hiệp ước Pa- tơ- nốt với hiệp ước Hác- măng có điểm gì khác, và âm mưu xảo quyệt của thực dân Pháp thể hiện như thế nào?
  10. DUYỆT CỦA BGH DUYỆT TCM GV RA ĐỀ Huỳnh Thị Tường Vy Nguyễn T. H. Vân Cao Thảo Uyên TRƯỜNG THCS TT PLEIKẦN ĐÁP ÁN BÀI KIỂM TRA HẾT HỌC KÌ II NĂM HỌC: 2013- 2014 MÔN: LỊCH SỬ 8 ĐỀ DỰ BỊ THỜI GIAN:45 phút (Không kể thời gian phát đề) ( Hướng dẫn đáp án gồm 01 trang) Câu Nội dung trả lời Điể m 1 * Nông nghiệp: 0.75 - TDP đẩy mạnh việc cướp đoạt ruộng đát - Bóc lột nông dân theo kiểu phát canh thu tô. * Công nghiệp: - Tập trung vào khai thác than và kim loại 0.75 - Xây dựng một số cơ sở công nghiệp như xi măng, gạch, ngói, điện, nước * Giao thông vận tải: - Xây dựng hệ thống giao thông vận tải: đường sắt, đường bộ, đường thủy 0.75 -> Để tăng cường bóc lột kinh tế và đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân. * Thương nghiệp - Nắm giữ độc quyền về thị trường. - Tăng thêm các loại thuế và đánh thuế nặng. 0.75 =>Mục đích: Vơ vét, bóc lột sức người, sức của của nhân dân Việt Nam để làm giàu cho tư bản Pháp.
  11. 2 STT Thời gian Sự kiện 1 29/5/1901 Nghĩa quân Xơ- đăng tập kích đồn Đăk Pxi 0.5 2 1902 Nghĩa quân liên tiếp tấn công địch ở Đăk Glei, Đăk Tô 0.5 3 11/1909 Nghĩa quân đánh chiếm hai dồnĐăk Sút, Đăk Tô 0.5 4 8/1910 Nghĩa quân tràn vào Tu Mơ Rông, Măng Bút, Măng Ri 0.5 5 1925- 1930 Nhiều cuộc nổi dậy của đồng bào Ba- na. Xơ- đăng, Gia- rai 1.0 chống cướp đất lập đồn điền, chống sưu thuế, chống bắt phu. 3 Vì: - Triều đình phong kiến nguyễn bảo thủ, bất lực trong việc thích ứng với hoàn cảnh, 1.0 nên không chấp nhận những thay đổi. - Các đề nghị cải cách mang tính chất lẻ tẻ, rời rạc, chưa xuất phát từ cơ sở bên trong. 1.0 4 * Khác: Hiệp ước Pa- tơ- nốt có nội dung cơ bản giống với hiệp ước Hac- măng, chỉ sửa 1.0 đổi về ranh giới khu vực Trung Kỳ (trả lại các tỉnh Bình Thuận và Thanh- Nghệ- Tĩnh cho Trung Kỳ). * Âm mưu xảo quyệt của thực dân Pháp là vừa đánh, vừa tìm cách mua chuộc, xoa dịu, 1.0 lấy lòng vua quan phong kiến triều Nguyễn. DUYỆT CỦA BGH DUYỆT TCM GV RA ĐỀ Huỳnh Thị Tường Vy Nguyễn T. H. Vân Cao Thảo Uyên