Đề cương ôn tập học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Thị Trấn Ba Tri

docx 111 trang thaodu 3571
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề cương ôn tập học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Thị Trấn Ba Tri", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_hoc_ky_ii_mon_ngu_van_lop_9_nam_hoc_2018_201.docx

Nội dung text: Đề cương ôn tập học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Thị Trấn Ba Tri

  1. Trường THCS Thị trấn Ba Tri Năm học: 2018 - 2019 Đề cương môn ngữ văn 9 HKII Lớp: 97 Họ và tên: . ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HKII MÔN NGỮ VĂN 9 Năm học: 2018 – 2019 A. PHẦN VĂN BẢN - Nắm vững nội dung, ý nghĩa, nghệ thuật các văn bản : 1.Văn bản nghị luận hiện đại: Bàn về đọc sách; Tiếng nói văn nghệ ; Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới 2. Văn học hiện đại Việt nam: a. Thơ hiện đại:Con cò, Mùa xuân nho nhỏ, Viếng Lăng Bác, Sang thu, Nói với con b. Truyện hiện đại: Bến quê, Những ngôi sao xa xôi . 3. Văn học nước ngoài: Mây và sóng, Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang, Bố của Xi-mông, Con chó Bấc 4.Kịch: Bắc Sơn ( trích hồi bốn), Tôi và chúng ta ( trích cảnh ba) - Ôn luyện kĩ năng viết một đoạn văn, bài văn ngắn cảm nhận về đoạn thơ, đoạn văn, các hình tượng trong thơ, các nhân vật liên quan Chép lại một đoạn thơ, tóm tắt truyện và nêu ý nghĩa . I. VĂN BẢN NGHỊ LUẬN HIỆN ĐẠI Bài 1. BÀN VỀ ĐỌC SÁCH - Chu Quang Tiềm- I. Giới thiệu: 1. Tác giả: -Chu Quang Tiềm (1897-1986). -Nhà mĩ họa, lý luận văn học nổi tiếng Trung Quốc. 2. Tác phẩm: Trích “Danh nhân Trung Quốc bàn về niềm vui nỗi buồn của việc đọc sách”. 3.Phương thức biểu đạt: Nghị luận. II.Đọc – hiểu văn bản: *Khẳng định tầm quan trọng và ý nghĩa của việc đọc sách * Các khó khăn, thiên hướng sai lệnh dễ mắc phải tron tình hình hiện nay *Bàn về phương pháp lựa chọn đọc sách (Xem kĩ trong vở) III.Tổng kết: 1. Nghệ thuật: -Bố cục chặt chẽ, hợp lí, các ý kiến dẫn dắt tự nhiên, lời văn giàu hình ảnh. -So sánh cụ thể. Nội dung: Đọc sách là 1 con đường quan trọng để tích lũy, nâng cao học vấn.Ngày nay sách nhiều,phải biết chọn sách mà đọc,đọc ít mà chắc còn hơn đọc nhiều mà rỗng.Cần kết hợp giữa đọc rộng với đọc sâu,giữa đọc sách thường thức với đọc sách chuyên môn.việc đọc sách phải có kế hoạch,có mục đích kiên đính chứ không thể tùy hứng, phài vừa đọc vừa nghiền ngẫm. -1/111-
  2. Trường THCS Thị trấn Ba Tri Năm học: 2018 - 2019 Đề cương môn ngữ văn 9 HKII Lớp: 97 3. Ý nghĩa: Tầm quan trọng, ý nghĩa của việc đọc sách và cách lựa chọn sách, cách đọc sách sao cho có hiệu quả. *CẬU HỎI *Theo yù kieán cuûa Chu Quang Tieàm trong “Baøn veà ñoïc saùch”, haõy cho bieát taàm quan troïng cuûa vieäc ñoïc saùch? Chuùng ta caàn coù caùch ñoïc saùch nhö theá naøo? - Ñoïc saùch laø con ñöôøng quan troïng ñeå tích luõy, naâng cao hoïc vaán. - Caàn keát hôïp ñoïc roäng vôùi ñoïc saâu, giöõa ñoïc saùch thöôøng thöùc vôùi ñoïc saùch chuyeân moân. Vieäc ñoïc saùch phaûi coù keá hoaïch, coù muïc ñích kieân ñònh chöù khoâng tuøy höùng, phaûi vöøa ñoïc vöøa nghieàn ngaãm. Đề 1 :Vấn đề nghị luận của bài viết này là gì ? Hãy tóm tắt các luận điểm của tác giả khi triển khai vấn đề ấy ? - Vấn đề nghị luận : Bàn về đọc sách - Luận điểm : + Tầm quan trọng, ý nghĩa cần thiết của việc đọc sách -> Sách có ý nghĩa quan trọng trên con đường phát triển của nhân loại -> Đọc sách là một con đường tích luỹ, nâng cao vốn tri thức. + Nêu các khó khăn, các thiên hướng sai lạc dễ mắc phải của việc đọc sách trong tình hình hiện nay -> Sách nhiều khiến người ta không chuyên sâu. -> Sách nhiều dễ khiến ngược đọc lạc hướng + Bàn về phương pháp đọc sách -> Cách chọn sách -> Cách đọc sách Đề 2 :Tóm tắt nội dung chính bài viết “Bàn về đọc sách” của Chu Quang Tiềm trong khoảng 2 đến 3 câu ? Bài viết nêu tầm quan trọng, ý nghĩa của việc đọc sách, các khó khăn nguy hại dễ gặp của việc đọc sách trong tình hình hiện nay. Từ đó đưa ra cách lựa chọn sách cần đọc và cách đọc như thế nào cho hiệu quả. Đề 3 :Qua lời bàn của Chu Quang Tiềm, em thấy sách có tầm quan trọng như thế nào ? Việc đọc sách có ý nghĩa gì ? Học sinh phát biểu nhận thức của mình về ý nghĩa của việc đọc sách trên con đường phát triển của nhân loại viết thành bài văn ngắn đảm bảo các ý chính sau: - Sách đã ghi chép cô đúc và lưu truyền mọi tri thức, mọi thành tựu mà loài người đã tìm tòi, tích luỹ qua từng thời đại. - Những cuốn sách có giá trị có thể xem là những cột mốc trên con đường phát triển học thuật của nhân loại. - Sách trở thành kho tàng quý báu của di sản tinh thần mà loài người thu lượm, suy ngẫm suốt mấy nghìn năm nay. -2/111-
  3. Trường THCS Thị trấn Ba Tri Năm học: 2018 - 2019 Đề cương môn ngữ văn 9 HKII Lớp: 97 - Vì ý nghĩa quan trọng của sách nên đọc sách là một con đờng tích luỹ nâng cao tri thức. Bài 2. TIẾNG NÓI CỦA VĂN NGHỆ -Nguyễn Đình Thi - I. Giới thiệu: 1. Tác giả: -Nguyễn Đình Thi (1924-2015). -Là tổng thư ký Hội nhà văn Việt Nam. Chủ tịch ủy ban toàn quốc liên hiệp các hội văn học mĩ thuật. -Nguyễn Đình Thi viết văn, viết thơ, soạn kịch, sáng tác nhạc, viết lý luận phê bình văn học. -Ông được nhà nước trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học và nghệ thuật. 2. Tác phẩm: -Sáng tác năm 1948. -In trong cuốn “Mấy vấn đề văn học”. 3.Phương thức biểu đạt: Nghị luận -Vấn đề nghị luận: Tiếng nói của văn nghệ II.Đọc – hiểu văn bản: *Nội dung phản ánh của văn nghệ * Sự cần thiết của văn nghệ đối với đời sống con người * Sự cảm hóa của văn nghệ (Xem kĩ trong vở) III.Tổng kết: 1. Nghệ thuật: -Bố cục chặt chẽ, hệ thống luận điểm mạch lạc. -Cách viết giàu hình ảnh, dẫn dắt tự nhiên hợp lí. -Giọng văn thể hiện cảm xúc. 2. Nội dung: Văn nghệ nối sợi dây đồng cảm kì diệu giữa nghệ sĩ với bạn đọc thông qua những rung động mãnh liệt, sâu xa của trái tim. Văn nghệ giúp cho con người được sống phong phú hơn và tự hoàn thiện nhân cách, tâm hồn mình. Nguyễn Đình Thi đã phân tích, khảng định những điều ấy qua bài tiểu luận Tiếng nói của văn nghệ với cách viết vừa chặt chẽ, vừa giàu hình ảnh và cảm xúc. 3. Ý nghĩa: Văn bản giúp ta cảm nhận được nội dung phản ánh của văn nghệ, công dụng và sức mạnh kì diệu của văn nghệ đối với cuộc sống con người. *CẬU HỎI *Qua baøi “Tieáng noùi cuûa vaên ngheä” cuûa Nguyeãn Ñình Thi, em hieåu vaên ngheä laø gì? Taùc duïng cuûa vaên ngheä ñoái vôùi con ngöôøi? - Vaên ngheä laø moái daây ñoàng caûm kì dieäu giöõa ngheä só vôùi baïn ñoïc qua nhöõng rung ñoäng maõnh lieät, saâu xa cuûa traùi tim. - Vaên ngheä giuùp cho con ngöôøi ñöôïc soáng phong phuù hôn vaø töï hoaøn thieän nhaân caùch, taâm hoàn mình. Đề 1 : Vì sao con người cần đến tiếng nói của văn nghệ ? -3/111-
  4. Trường THCS Thị trấn Ba Tri Năm học: 2018 - 2019 Đề cương môn ngữ văn 9 HKII Lớp: 97 HS nêu sự cần thiết của văn nghệ đối với đời sống con người. Cụ thể : - Văn nghệ giúp chúng ta được sống đầy đủ hơn, phong phú hơn với cuộc đời và với chính mình. “Mỗi tác phẩm lớn như rọi vào bên trong chúng ta một ánh sáng riêng, không bao giờ nhòa đi, ánh sáng ấy bấy giờ biến thành của ta, và chiếu tỏa lên mọi việc chúng ta sống, mọi con người ta gặp, làm cho ta thay đổi hẳn mắt ta nhìn, óc ta nghĩ”. - Trong trường hợp con người bị ngăn cách với cuộc sống, tiếng nói của văn nghệ càng là sợi dây buộc chặt họ với cuộc đời thường bên ngoài, với tất cả những sự sống, hoạt động, những vui buồn gần gũi. - Văn nghệ góp phần làm tươi mát sinh hoạt khắc khổ hàng ngày, giữ cho “đời cứ tươi”. Tác phẩm văn nghệ hay giúp cho con người vui lên, biết rung cảm và ước mơ trong cuộc đời còn lắm vất vả cực nhọc. Đề 2 : Theo em nếu không có văn nghệ đời sống con người sẽ ra sao ? Thực chất đây là câu hỏi về tác dụng, ý nghĩa của văn nghệ đối với con người nhưng từ tình huống giả định “nếu không có văn nghệ ”. Dựa vào tác dụng và ý nghĩa của văn nghệ đối với con người mà Nguyễn Đình Thi đã nêu để phân tích : - Nhận thức, đời sống tinh thần của con người sẽ ra sao nếu không có văn nghệ ? - Nếu không có văn nghệ thì mối quan hệ giữa con người với con người với cuộc sống sẽ ra sao ? - Văn nghệ có tác dụng gì đối với đời sống sinh hoạt khắc khổ hàng ngày, đối với tâm hồn cảm xúc của chúng ta ? Đề 3 :Tóm tắt hệ thống luận điểm và nhận xét về bố cục của văn bản Tiếng nói của văn nghệ - Bài văn có hệ thống luận điểm như sau : + Nội dung tiếng nói của văn nghệ : Cùng với thực tại khách quan là nhận thức mới mẻ, là tư tưởng, tình cảm của cá nhân nghệ sĩ. Mỗi tác phẩm nghệ thuật lớn là một cách sống của tâm hồn, từ đó làm thay đổi hẳn mắt ta nhìn, óc ta nghĩ. + Tiếng nói của văn nghệ rất cần thiết đối với cuộc sống con người, nhất là trong hoàn cảnh chiến đấu, sản xuất vô cùng gian khổ của dân tộc. + Văn nghệ có khả năng cảm hóa, sức mạnh lôi cuốn của nó thật là kỳ diệu, bởi đó là tiếng nói của tình cảm, tác động tới mỗi con người qua những rung cảm sâu xa tự trái tim. - Bố cục chặt chẽ, hợp lí, dẫn dắt tự nhiên. Các luận điểm vừa có sự giải thích cho nhau vừa nối tiếp nhau một cách tự nhiên theo hướng càng lúc càng phân tích sâu sức mạnh đặc trưng của văn nghệ. Đề 4 : Tác phẩm nghệ thuật đến với người đọc, người xem bằng cách nào mà có khả năng kỳ diệu đến như vây ? Gợi ý : Học sinh cần phân tích con đường văn nghệ đến với người đọc và khả năng kỳ diệu của nó. Cụ thể các ý chính sau : - Sức mạnh riêng của văn nghệ bắt nguồn từ nội dung của nó và con đường mà nó đến với người đọc, người nghe. -4/111-
  5. Trường THCS Thị trấn Ba Tri Năm học: 2018 - 2019 Đề cương môn ngữ văn 9 HKII Lớp: 97 - Nghệ thuật là tiếng nói của tình cảm. Tác phẩm văn nghệ chứa đựng tình yêu, ghét, nỗi vui, buồn của con người trong đời sống sinh động. Tư tưởng của nghệ thuật không khô khan, trìu tượng mà lắng sâu, thấm vào những cảm xúc. Từ đó tác phẩm văn nghệ lay động cảm xúc đi vào nhận thức, tâm hồn chúng ta qua con đường tình cảm - Khi tác động bằng nội dung, cách thức đặc biệt ấy, văn nghệ góp phần giúp mọi người tự nhận thức mình, tự xây dựng mình. Như vậy văn nghệ thực hiện các chức năng của nó một cách tự nhiên, có hiệu quả lâu bền sâu sắc. Đề 5 :Em hãy phân tích nội dung phản ánh, thể hiện của văn nghệ. Học sinh viết thành bài văn đảm bảo các ý chính sau : - Tác phẩm văn nghệ phản ánh đời sống thông qua cái nhìn của người nghệ sĩ. Văn nghệ tập trung khám phá, thể hiện chiều sâu tính cách, số phận con người, thế giới bên trong của con người. Nội dung tác phẩm văn nghệ còn là tư tưởng, tấm lòng của nghệ sĩ gửi gắm trong đó. - Tác phẩm văn nghệ không cất lên những lời thuyết lí khô khan mà chứa đựng tất cả những say sưa, vui buồn, yêu ghét, mơ mộng của nghệ sĩ. Nó mang đến cho chúng ta bao rung động, bao ngỡ ngàng trước những điều tưởng chừng rất quen thuộc. - Nội dung của văn nghệ còn là rung cảm và nhận thức của từng người tiếp nhận. Nó sẽ được mở rộng, phát huy vô tận qua từng thế hệ người đọc, người xem. Tóm lại, nội dung chủ yếu của văn nghệ là hiện thực mang tính cụ thể, sinh động, là đời sống tình cảm của con người qua cái nhìn và tình cảm có tính cá nhân của người nghệ sĩ. Bài 3. CHUẬN BỊ HÀNH TRANG VÀO THẾ KỈ MỚI -Vũ Khoan - I. Giới thiệu: 1. Tác giả: -Vũ Khoan -Là nhà hoạt động chính trị, nhiều năm là bộ trưởng bộ ngoại giao. -Người lập phó thủ tướng Chính phủ. 2. Tác phẩm: - Bài viết ra đời năm 2001 -In trong tạp chí Tia sáng và được in trong tập 1 góc nhìn của tri thức -PTBĐ: Nghị luận II.Đọc – hiểu văn bản: *Sự chuận bị của con người khi buớc vào thế kỉ mới * Bối cảnh của thế giới và nhiệm vụ nặng nề đặt ra *Điểm mạnh và điểm yếu của con người Việt Nam * Yêu cầu nhiệm vụ (Xem kĩ trong vở) III.Tổng kết: 1. Nghệ thuật: - Bố cục chặt chẽ, dẫn dắt tự nhiên, cách viết giàu hình ảnh, dẫn chứng có sức thuyết phục -5/111-
  6. Trường THCS Thị trấn Ba Tri Năm học: 2018 - 2019 Đề cương môn ngữ văn 9 HKII Lớp: 97 2. Nội dung: Chuận bị hành trang bước vào thế kỉ mới, thế hệ trẻ Việt Nam cần thấy rõ điểm yếu và điểm mạnh của con người Việt Nam, rèn cho mình những đức tính, thói quen tốt Điềm mạnh của con người VN là thông minh, nhạy bén với cái mới, cần cù sáng tạo, rất đoàn kết và đùm bọc nhau trong thời kì chống ngoại xâm. Bên cạnh đó cũng còn nhiều điểm yếu cần khắc phục: thiếu kiến thức cơ bản, kém khả năng thực hành, thiếu đức tính tỉ mỉ, không coi trọng nghiêm ngặt quy trình công nghệ, thiếu tính cộng đồng trong làm ăn Để đưa đất nước đi lên, chúng ta cần phát huy những điểm mạnh, khắc phục những điểm yếu, hình thành những thói quen tốt ngay từ những việc làm nhỏ 3. Ý nghĩa: Những điểm mạnh, điểm yếu của con người Việt Nam; từ đó cần phát huy những điểm mạnh và khắc phục những hạn chế để xây dựng đất nước trong thế kỉ mới. *CẬU HỎI * Ñeå chuaån bò haønh trang vaøo theá kyû môùi, theá heä treû Vieät Nam caàn laøm gì? - Caàn nhìn roõ caùi maïnh, caùi yeáu cuûa con ngöôøi Vieät Nam ñeå reøn cho mình nhöõng ñöùc tính vaø thoùi quen toát: + Caùi maïnh cuûa con ngöôøi Vieät Nam laø gì?  Thoâng minh, nhaïy beùn vôùi caùi môùi, caàn cuø saùng taïo, raát ñoaøn keát ñuøm boïc nhau trong thôøi kyø choáng ngoaïi xaâm. + Caùi yeáu caàn khaéc phuïc cuûa con ngöôøi Vieät Nam laø gì?  Thieáu kieán thöùc cô baûn, keùm khaû naêng thöïc haønh, thieáu ñöùc tính tæ mæ, khoâng coi troïng nghieâm ngaët qui trình coâng ngheä, thieáu tính coäng ñoàng trong laøm aên. Vì vaäy, chuùng ta caàn phaùt huy maët maïnh, khaéc phuïc ñieåm yeáu, hình thaønh thoùi quen toát ngay töø vieäc nhoû. Đề 1 :Giải thích vì sao “Chuẩn bị hành trang vào thế kỷ mới” là văn bản nhật dụng? * Dựa vào hoàn cảnh ra đời và nội dung của bài viết để giải thích. * Văn bản có nội dung mang tính cập nhật đối với cuộc sống hiện thời. Đề tài là một vấn đề có tính cấp thiết đối với đời sống xã hội hiện nay. Luận điểm cơ bản của bài (vấn đề nghị luận) được nêu ngay từ đầu để làm căn cứ triển khai “Lớp trẻ Việt Nam cần nhận ra những cái mạnh, cái yếu của con người Việt Nam để rèn những thói quen tốt khi bước vào nền kinh tế mới”. Đây là bài nghị luận về một đề tài vừa cấp thiết vừa có tính lâu dài, vừa là của đất nước vừa là của từng người (trước hết là các bạn trẻ), vừa là một bài xã luận, vừa là một văn bản chỉ đạo, vừa là một ý kiến riêng, vừa là ý kiến của vị lãnh đạo cấp cao, vừa có tính chất vấn đề đời sống, vừa có tính chất vấn đề tư tưởng, đạo lí đặc biệt bài văn chứa đựng một triết lý nhân văn có giá trị muôn thuở : “Con người quyết định tất cả”. Đề 2 :“Hành trang” nghĩa là đồ dùng mang theo và các thứ trang bị khi đi xa, vậy từ “Hành trang” được Vũ Khoan dùng trong “Chuẩn bị hành trang bước vào thế kỷ mới” có nghĩa như vậy không ? Vì sao ? -6/111-
  7. Trường THCS Thị trấn Ba Tri Năm học: 2018 - 2019 Đề cương môn ngữ văn 9 HKII Lớp: 97 “Hành trang” được Vũ Khoan dùng trong bài viết có nghĩa là hành trang tinh thần như tri thức, kỹ năng, thói quen để đi vào một thế kỷ mới. Như vậy nghĩa từ “hành trang” trong bài rộng hơn so với nghĩa từ “hành trang” nhưng trên cơ sở nét nghĩa giống nhau là các thứ trang bị khi đi xa, khác nhau vật dụng vật chất và vật dụng tinh thần. Đây là sự phát triển nghĩa của từ theo phương thức ẩn dụ. Đề 3 :Dựa vào bố cục văn bản hãy nêu dàn ý chi tiết của bài viết và nhận xét cách trình bày, lập luận của tác giả. * Đặt vấn đề : Luận điểm cơ bản “Lớp trẻ kinh tế mới” (3 cầu đầu) * Giải quyết vấn đề : - Luận cứ 1 : Chuẩn bị hành trang vào thế kỷ mới thì quan trọng nhất là sự chuẩn bị bản thân con người. + Từ cổ chí kim, bao giờ con người cũng là động lực phát triển của lịch sử. + Trong thời kỳ nền kinh tế tri thức phát triển mạnh mẽ, vai trò của con người lại càng nổi trội. - Luận cứ 2 : Bối cảnh của thế giới hiện nay và những mục tiêu, nhiệm vụ nặng nề của đất nước. + Một thế giới mà khoa học công nghệ phát triển như huyền thoại, sự giao thoa, hội nhập giữa các nền kinh tế ngày càng sâu rộng. + Nước ta phải đồng thời giải quyết ba nhiệm vcụ thoát khỏi tình trạng nghèo nàn lạc hậu của nền kinh tế nông nghiệp ; đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa và đồng thời lại phải tiếp cận ngay với nền kinh tế trí thức. - Luận cứ 3 : Những cái mạnh, cái yếu của con người Việt Nam cần được nhận rõ khi bước vào nền kinh tế trong thế kỷ mới. + Thông minh, nhạy bén với cái mới nhưng thiếu kiến thức cơ bản, kém khả năng thực hành. + Cần cù sáng tạo nhưng thiếu đức tính tỉ mỉ, không coi trọng nghiêm ngặt quy trình công nghệ, chưa quen với cường độ khẩn trương. + Có tinh thần đoàn kết, đùm bọc, nhất là trong công cuộc chiến đấu chống ngoại xâm, nhưng lại thường đố kỵ nhau trong làm ăn và trong cuộc sống thường ngày. + Bản tính thích ứng nhanh, nhưng lại có nhiều hạn chế trong thói quen và nếp nghĩ, kỳ thị kinh doanh, quen với bao cấp, thói sùng ngoại hoặc bài ngoại quá mức, thói “khôn vặt”, ít giữ chữ “tín”. * Kết thúc vấn đề : Những yêu cầu đối với thế hệ trẻ : Bước vào thế kỷ mới, mỗi người Việt Nam đặc biệt là thế hệ trẻ cần phát huy những điểm mạnh, khắc phục những điểm yếu, rèn cho mình những thói quen tốt ngay từ những việc nhỏ để đáp ứng nhiệm vụ đưa đất nước đi vào công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đề 4 : Em hãy trình bày cụ thể cách nêu những ưu nhược điểm của người Việt Nam của tác giả và phân tích ngắn gọn tác dụng của cách nêu đó ? + Thông minh, nhạy bén với cái mới nhưng thiếu kiến thức cơ bản, kém khả năng thực hành. + Cần cù sáng tạo nhưng thiếu đức tính tỉ mỉ, không coi trọng nghiêm ngặt quy trình công nghệ, chưa quen với cường độ khẩn trương. -7/111-
  8. Trường THCS Thị trấn Ba Tri Năm học: 2018 - 2019 Đề cương môn ngữ văn 9 HKII Lớp: 97 + Có tinh thần đoàn kết, đùm bọc, nhất là trong công cuộc chiến đấu chống ngoại xâm, nhưng lại thường đố kỵ nhau trong làm ăn và trong cuộc sống thường ngày. + Bản tính thích ứng nhanh, nhưng lại có nhiều hạn chế trong thói quen và nếp nghĩ, kỳ thị kinh doanh, quen với bao cấp, thói sùng ngoại hoặc bài ngoại quá mức, thói “khôn vặt”, ít giữ chữ “tín”. Bài viết này đã mang đến cho bạn đọc cảm giác rất bất ngờ. Tác giả không ca ngợi một chiều, cũng không chỉ toàn phê phán một cách cực đoan mà nhìn nhận song song, đối chiếu và đánh giá những điểm mạnh cũng như những điểm yếu của người Việt Nam trong quan hệ với công việc, trong yêu cầu của sự phát triển xã hội. Đó là sự đánh giá khách quan và khoa học xuất phát từ thiện chí của tác giả muốn để chúng ta nhìn nhận về mình một cách đúng đắn chân thực, ý thức được những mặt tốt cũng như mặt chưa tốt của mình để phát huy hoặc sửa đổi. Đề 5 : Trong những hành trang cần chuẩn bị để bước vào thế kỷ mới, theo tác giả bài viết này điều gì có ý nghĩa quan trọng nhất ? Suy nghĩ của em về quan niệm ấy? - Câu nêu vấn đề ở phần giải quyết vấn đề (luận cứ 1) “Trong những hành trang ấy, có lẽ sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất”. - Căn cứ vào đặc điểm phát triển của thời đại hiện nay, vai trò của chủ thể con người trong một xã hội trình bày suy nghĩ của mình về quan niệm ấy. Đề 6 :Nêu những dẫn chứng trong thực tế xã hội và nhà trường để làm rõ một số điểm mạnh và điểm yếu của con người Việt Nam : cần cù, thông minh, sáng tạo; kém khả năng thực hành, thiếu đức tính tỉ mỉ, thiếu tính cộng đồng trong làm ăn. Bản thân em có những điểm mạnh và điểm yếu nào ? Phương hướng khắc phục những điểm yếu ? - HS suy nghĩ nêu dẫn chứng thực tế - Liên hệ bản thân và nêu phương hướng khắc phục. Đề 7 : (dạng bài tập củng cố, hệ thống kiến thức) Tổng kết nội dung bài học “Chuẩn bị hành trang vào thế kỷ mới” bằng sơ đồ? -8/111-
  9. Trường THCS Thị trấn Ba Tri Năm học: 2018 - 2019 Đề cương môn ngữ văn 9 HKII Lớp: 97 CHUẨN BỊ HÀNH TRANG VÀO THẾ KỶ MỚI (Vũ Khoan) Đặt vấn đề Giải quyết vấn đề Kết thúc vấn đề Lớp trẻ Việt Nam Mỗi người VN đặc cần nhận ra LC1 : Chuẩn bị hành trang vào thế kỷ biệt là thế hệ trẻ cần những cái mạnh, mới thì quan trọng nhất là sự chuẩn bị phát huy những điểm cái yếu của con bản thân con người người Việt Nam mạnh, khắc phục để rèn những thói những điểm yếu, rèn quen tốt khi bước cho mình những thói vào nền kinh tế quen tốt ngay từ mới LC2 : Bối cảnh của thế giới hiện nay và những việc nhỏ để những mục tiêu, nhiệm vụ nặng nề của đáp ứng nhiệm vụ đất nước. đưa đất nước đi vào Giải quyết vấn đề CNH, HĐH LC3 : Những cái mạnh, cái yếu của con người Việt Nam cần được nhận rõ khi bước vào nền kinh tế trong thế kỷ mới. CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG NGƯỜI PHƯƠNG NAM -Vũ Hồng- Trăng phương Nam như tan trong sương Người phương Nam cạn chén hồ trường (*) Từ giã kinh kỳ bạt lau lách Đuổi thú hung tàn dạt biển Đông Người phương Nam ngày xưa áo tơi Dòng Hàm giang cuộn sóng không lời Đêm sâu đối ẩm tràn chung rượu Rượu say tim bốc đến tận trời Người phương Nam đi là cứ đi Một chiếc ghe con có sá gì Đời lắm phong trần nên lỗi hẹn Không cần danh vị, bỏ vinh quy -9/111-
  10. Trường THCS Thị trấn Ba Tri Năm học: 2018 - 2019 Đề cương môn ngữ văn 9 HKII Lớp: 97 Người phương Nam say thì say trọn Người phương Nam buồn thì buồn sâu Nỗi nhớ cố hương còn chếch choáng Văng vẳng ầu ơ, giọng ví dầu Cạn chén này đi rồi bạn về Bạn ở kinh kỳ, ta ở quê Phương Nam nhuốm khóc tình tri kỷ Bạn bước xa dần ta tái tê I. Giới thiệu: 1. Tác giả: -Vũ Hồng (Nguyễn Kim Sơn) -Sinh 12/8/1966 -Quê ở Trường Đa – Châu Thành – Bến Tre -Ông có nhiều đóng góp cho nền văn học Bến Tre 2. Tác phẩm: - Sáng tác 1993 - Trích trong tập thơ Người phương Nam II.Đọc – hiểu văn bản: *Xuất thân của người phương Nam * Tính cách của người phương Nam * Tình cảm của người phương Nam (Xem kĩ trong vở) III.Tổng kết: 1. Nghệ thuật: -Giọng thơ trầm hùng sâu lắng. -Từ ngữ giàu hình ảnh, giàu cảm xúc. 2. Nội dung: Bài thơ phát thảo chân dung, tính cách của con người miền tây Nam Bộ khẳng khái, chịu thương chịu khó trọng tình nghĩa tình. 3. Ý nghĩa: Bài thơ thể hiện lòng tri ân của người phương Nam hôm nay đối với các bậc tiền nhân có công đi khai hoang mở đất nguyện 1 lòng chung thủy. Bài 4. CHÓ SÓI VÀ CỪU TRONG THƠ NGỤ NGÔN CỦA LA PHÔNG TEN -Hi pô lít ten - I. Giới thiệu: 1. Tác giả: -Hi pô lít ten (1828 – 1893) -Là triết gia, sử gia, nhà nghiên cứu văn học Pháp -Là tác giả của công trình nghiên cứu thơ ngụ ngôn của La phông ten -10/111-
  11. Trường THCS Thị trấn Ba Tri Năm học: 2018 - 2019 Đề cương môn ngữ văn 9 HKII Lớp: 97 2. Tác phẩm: Công trình nghiên cứu gồm 3 phần: mỗi phần gồm nhiều chương Văn bản trích từ phần 2 chương II của công trình -PTBĐ: Nghị luận II.Đọc – hiểu văn bản: *Hình tượng con cừu dưới ngòi bút của La phông ten *Hình tượng con chó sói dưới ngòi bút của La phông ten (Xem kĩ trong vở) III.Tổng kết: 1. Nghệ thuật: Bố cục chặt chẽ, lập luận rõ rang qua việc so sánh hình tượng 2 con vật trong thơ ngụ ngôn của La và nhà khoa học Buy. 2. Nội dung: Bằng cách so sánh hình tượng con cừu và con chó sói trong thơ ngụ ngôn La Phông-ten với những dòng viết về 2 con vật ấy của nhà khoa học Buy-phông, H.Ten nêu bật đặc trưng của sang tác nghệ thuật là in đậm dấu ấn, cách nghĩ riêng của nhà văn. 3.Ý nghĩa: Văn bản làm nổi bật đặc trưng sáng tác nghệ thuật là yếu tố tưởng tượng và dấu ấn cá nhân của tác giả. *ĐỌC THÊM *Gi¸ trÞ t¸c phÈm Bµi nghÞ luËn v¨n ch­¬ng Chã sãi vµ cõu trong th¬ ngô ng«n cña La Ph«ng-ten vËn dông thµnh c«ng thñ ph¸p so s¸nh. Hai phÇn cña bµi viÕt nh­ hai vÕ cña mét thÕ ®èi s¸nh t­¬ng ph¶n: cõu - sãi. Vµ nÕu nh­ nh×n tæng thÓ lµ sù ®èi s¸nh gi÷a hai ®èi t­îng ®­îc ph¶n ¸nh th× trong cÊu tróc cña tõng phÇn, H. Ten l¹i t¹o ra m¹ch t­¬ng ph¶n gi÷a c¸i nh×n cña mét nhµ v¹n vËt häc vµ c¸i nh×n cña mét nhµ th¬. ë phÇn ®Çu cña v¨n b¶n, sau khi dÉn ra nh÷ng c©u th¬ cña La Ph«ng-ten vÒ "chó cõu non", H. Ten nãi ®Õn h×nh ¶nh con cõu trong con m¾t cña nhµ v¹n vËt häc Buy-ph«ng. Qua con m¾t cña nhµ khoa häc nµy, con cõu hiÖn ra víi b¶n tÝnh "ngu ngèc vµ sî sÖt". T¸c gi¶ ph©n tÝch nh÷ng tËp tÝnh cña loµi ®éng vËt nµy mét c¸ch chÝnh x¸c. Cßn La Ph«ng-ten th× kh¸c. B»ng mét nh·n quan cña mét nhµ th¬, mét nghÖ sÜ, Ph«ng-ten nh×n nhËn lò cõu nh­ nh÷ng con vËt "th©n th­¬ng vµ tèt bông". Sù kh¸c nhau Êy lµ sù kh¸c nhau cña hai nh·n quan, hai lo¹i h×nh nhËn thøc. C¸ch nhËn thøc cña Buy-ph«ng lµ c¸ch nhËn thøc duy lÝ, thùc chøng cña khoa häc; cßn c¸ch nhËn thøc cña La Ph«ng-ten lµ c¸ch nhËn thøc thÈm mÜ, nh©n v¨n cña nghÖ thuËt. Kh«ng cã ai sai trong hai tr­êng hîp trªn mµ chØ cã sù kh¸c nhau gi÷a hai con ®­êng. Tuy nhiªn, t¸c gi¶ t¹o ra sù so s¸nh nµy lµ nh»m lµm næi bËt ®Æc tr­ng trong ph¶n ¸nh vµ thÓ hiÖn cña th¬ ca nãi riªng, nghÖ thuËt nãi chung. Nh÷ng ®Æc tr­ng nµy tiÕp tôc ®­îc t¸c gi¶ lµm râ trong phÇn hai cña v¨n b¶n, víi nh÷ng nhËn xÐt thó vÞ vÒ sù ph¶n ¸nh con vËt ®èi lËp víi con cõu: chã sãi. D­íi con m¾t cña La Ph«ng-ten hay Buy-ph«ng th× con chã sãi ®Òu lµ sù ®èi lËp víi con cõu. Nh­ng ë La Ph«ng-ten, mét mÆt con chã sãi vÉn lµ "b¹o chóa cña cõu", "lµ mét tªn trém c­íp", "lµ mét g· v« l¹i lu«n lu«n ®ãi dµi vµ lu«n lu«n bÞ ¨n ®ßn"; mÆt kh¸c, "còng ®¸ng th­¬ng", "khèn khæ vµ bÊt h¹nh". Nh­ vËy, ®iÓm thèng nhÊt trong sù thÓ hiÖn hai nh©n vËt ®èi lËp cña nhµ th¬ lµ t×nh th­¬ng. Cßn ®iÓm thèng nhÊt trong -11/111-
  12. Trường THCS Thị trấn Ba Tri Năm học: 2018 - 2019 Đề cương môn ngữ văn 9 HKII Lớp: 97 nhËn xÐt cña nhµ khoa häc Buy-ph«ng lµ chÝnh x¸c. Dï lµ cõu hay sãi th× víi Buy-ph«ng chóng ®Òu kh«ng nhËn ®­îc mét t×nh th­¬ng nµo c¶. Tiªu chÝ cña nhµ v¹n vËt häc lµ tÝnh chÝnh x¸c, trung thùc trong m« t¶, ph©n tÝch ®èi t­îng. Cho nªn, tr­íc sau con chã sãi chØ lµ mét con vËt víi "bé mÆt lÊm lÐt, d¸ng vÎ hoang d·, tiÕng hó rïng rîn, mïi h«i gím ghiÕc, b¶n tÝnh h­ háng, c¸i g× còng lµm ta khã chÞu, nã thËt ®¸ng ghÐt, lóc sèng th× cã h¹i, chÕt råi th× v« dông". H¬n n÷a, dï lµ "b¹o chóa" th× con chã sãi trong th¬ ngô ng«n La Ph«ng-ten cßn ®­îc thÓ hiÖn víi mét tÝnh c¸ch phøc t¹p, kh¸c víi con chã sãi thuÇn nhÊt chØ lµ con vËt cã h¹i trong sù nh×n nhËn cña nhµ b¸c häc. Nhµ th¬ ®· ph¸t hiÖn ra nh÷ng khÝa c¹nh kh¸c cña con chã sãi vµ nÕu nh­ Buy-ph«ng dùng lªn mét bi kÞch vÒ sù ®éc ¸c cña chã sãi th× Ph«ng-ten l¹i dùng lªn h×nh t­îng chã sãi nh­ lµ nh©n vËt trong vë hµi kÞch cña sù ngu ngèc. C¨n cø trªn nh÷ng h¹t nh©n sù thËt nµo ®ã cña nh÷ng con vËt, nhµ th¬ s¸ng t¹o nªn nh÷ng h×nh t­îng nh©n vËt vµ göi vµo trong ®ã t×nh c¶m cña m×nh, sù c¶m th«ng hay sù phª ph¸n cña m×nh. Nh÷ng con vËt, thùc chÊt lµ bãng d¸ng cña nh÷ng con ng­êi víi nh÷ng tÝnh c¸ch kh¸c nhau trong ®êi sèng x· héi. Nhµ th¬ m­în h×nh ¶nh con vËt ®Ó kh¸i qu¸t nh÷ng vÊn ®Ò cña con ng­êi. II. VĂN HIỆN ĐẠI VIỆT NAM *Thơ hiện đại Bài 5. CON CÒ -Chế Lan Viên - I. Con còn bế trên tay Con chưa biết con cò Nhưng trong lời mẹ hát Có cánh cò đang bay Con cò bay la Con cò bay lả Con cò cổng phủ Con cò Đồng Đăng Cò một mình, cò phải kiếm lấy ăn Con có mẹ, con chơi rồi lại ngủ “Con cò ăn đêm Con cò xa tổ, Cò gặp cành mềm Cò sợ xáo măng " Cành có mềm, mẹ đã sẵn tay nâng Trong lời ru của mẹ thấm hơi xuân Con chưa biết con cò, con vạc Con chưa biết những cành mềm mẹ hát Sữa mẹ nhiều, con ngủ chẳng phân vân. II. Ngủ yên! Ngủ yên! Ngủ yên! Cho cò trắng đến làm quen -12/111-
  13. Trường THCS Thị trấn Ba Tri Năm học: 2018 - 2019 Đề cương môn ngữ văn 9 HKII Lớp: 97 Cò đứng ở quanh nôi Rồi cò vào trong tổ Con ngủ yên thì cò cũng ngủ Cánh của cò hai đứa đắp chung đôi Mai khôn lớn, con theo cò đi học Cánh trắng cò bay theo gót đôi chân Lớn lên! Lớn lên! Lớn lên Con làm gì? Con làm thi sỹ Cánh cò trắng lại bay hoài không nghỉ Trước hiên nhà Và trong hơi mát câu văn III. Dù ở gần con Dù ở xa con Lên rừng xuống bể Cò sẽ tìm con Con đi lớn vẫn là con của mẹ Đi hết đòi lòng mẹ vẫn theo con À ơi! Một con cò thôi Con cò mẹ hát Cũng là cuộc đời Vỗ cánh qua nôi Ngủ đi ! Ngủ đi! Cho cánh cò cánh vạc Cho cả sắc trời Đến hát. I. Giới thiệu: 1. Tác giả: - Chế Lan Viên (1920 – 1989) - Ông nổi tiếng trong phong trào thơ mới -Là 1 trong những tên tuổi hàng đầu của nền thơ Việt Nam TK XX -Ông được tặng giải thưởng HCM về VH-NT 2. Tác phẩm: 1962, In trong tập thơ Ngày thường – chim báo bão II.Đọc – hiểu văn bản: *Hình ảnh con cò qua những lời hát ru bắt đầu đến với tuổi ấu thơ * Hình ảnh con cò đi vào tiềm thức tuổi thơ * Suy ngẫm về lời ru và lòng mẹ (Xem kĩ trong vở) III.Tổng kết: -13/111-
  14. Trường THCS Thị trấn Ba Tri Năm học: 2018 - 2019 Đề cương môn ngữ văn 9 HKII Lớp: 97 1.Nghệ thuật: -Vận dụng sáng tạo ca dao - Nhịp thơ phong phú, âm hưởng lời ru - Hình ảnh thơ có nhiều sáng tạo, kết hợp biều cảm và triết lí sâu sắc 2. Nội dung: Khai thác hình tượng con cò trong những câu hát ru, bài thơ Con cò của Chế Lan Viên ngợi ca tình mẹ và ý nghĩa của lời ru đối với cuộc sống của con người Bài thơ thành công trong việc vận dụng sáng tạo ca dao, có những câu thơ đúc kết được những suy ngẫm sâu sắc 3. Ý nghĩa: Đề cao tình mẫu tử thiêng liêng và khẳng định ý nghĩa của lời hát ru đối với cuộc đời mỗi con người. *CẬU HỎI 1. Chép chính xác đoạn thơ thứ 3 của bài thơ “Con cò”. Trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ: ô Dù ở gần con theo con”. Gợi ý: - Đến đoạn 3: nhịp thơ thay đổi như dồn dập hẳn lên trong những câu thơ ngắn giống như lời dặn dò của mẹ, hình ảnh con cò trong đoạn thơ như được nhấn mạnh ở ý nghĩa biểu tượng cho tấm lòng người mẹ lúc nào cũng ở bên con suốt cuộc đời. - Lời dặn giản dị mộc mạc mà hàm nghĩa sâu xa. Dưới hình thức thơ tự do, nhà thơ như dựng lên cả một bầu trời yêu thương bao la mà đặc điểm của nó là không gian và thời gian không giới hạn. Lên rừng - xuống biển - hai chiều không gian gợi ấn tượng về những khó khăn của cuộc đời. Không gian nghệ thuật ấy của bài thơ cũng góp phần biểu hiện sự phát triển của tứ thơ, của tình cảm và hành động của nhân vật trữ tình. Từ không gian có giới hạn ngày càng rộng dần thêm đến một không gian tâm tưởng vừa bao la vừa sâu thẳm như chính lời ru hát lên từ trái tim của mẹ: Con dù lớn vẫn là con của mẹ Đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con Tấm lòng người mẹ muôn đời vẫn vậy, vượt ra ngoài mọi khoảng cách không gian, thời gian. Đó là quy luật bất biến và vĩnh hằng của mọi tấm lòng người mẹ trên đời mà nhà thơ đã khái quát, đúc kết trong câu thơ đậm chất suy tưởng và triết lý. Sự lặp lại liên tục của những từ ngữ “dù gần con, dù xa con” như láy đi láy lại cảm xúc thương yêu đang trào dâng trong tâm hồn mẹ. Tình yêu thương của mẹ luôn “vẫn”, “sẽ”, “mãi” bên con cho dù con lớn lên, đi xa, trưởng thành trong đời, cho dù có thể một ngày nào đó mẹ không còn có mặt trên đời. Câu 2: Em có biết câu thơ, văn nào nói về mẹ nữa không? Hãy chép lại 2 câu mà em thích (ghi rõ trích ở đâu). Con là mầm đất tươi thơm Đôi tay mẹ bế, mẹ bồng Như con sóng chờ nặng dòng phù sa (Hát ru - Vũ Quần Phương) Câu 3 : Phân tích hai câu thơ: Con dù làn vẫn là con của mẹ -14/111-
  15. Trường THCS Thị trấn Ba Tri Năm học: 2018 - 2019 Đề cương môn ngữ văn 9 HKII Lớp: 97 Đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con. Gợi ý: - Giới thiệu bài thơ, hình tượng con cò. - Hai câu thơ ở cuối đoạn 2 là lời của mẹ nói với con - cò con. - Trong suy nghĩ và quan niệm của người mẹ, dưới cái nhìn của mẹ, con dù lớn khôn, dù trưởng thành đến đâu, nhiều tuổi đến đâu, làm gì, thành đạt đến đâu chăng nữa, con vẫn là con của mẹ, con vẫn rất đáng yêu, đáng thương, vẫn cần chở che, vẫn là niềm tự hào, niềm tin và hy vọng của mẹ. - Dù mẹ có phải xa con, lâu, rất lâu, thậm chí suốt đời, không lúc nào lòng mẹ không ở bên con. - > Từ việc hiểu biết tấm lòng người mẹ, nhà thơ đã khái quát một quy luật tình cảm mang tính vĩnh hằng: tình mẹ, tình mẫu tử bền vững, rộng lớn, sâu sắc. Qua đó ngợi ca tình cảm vô biên, thiêng liêng của người mẹ. Câu 4: Đọc hai câu thơ sau: “Cò một mình cò phải kiếm lấy ăn. Con có mẹ con chơi rồi lại ngủ”. a. Hai câu thơ trên là lời của ai nói với ai, nhằm mục đích gì? (lời của mẹ nói với con để bày tỏ tình thương con) Quan hệ ý nghĩa chủ yếu trong hai câu thơ là quan hệ nào? (Quan hệ đối lập) b. Ý nghĩa nào toát lên từ hai câu thơ trên. (Hạnh phúc của con khi có mẹ). Câu 5: Hình ảnh trong câu thơ: “Con ngủ yên thì cò cũng ngủ. Cánh của còn hai đéa đắp chung đôi” đẹp và hay như thế nào? => Hình ảnh thơ đẹp, lãng mạn, bay bổng. Lời ru của mẹ đưa con vào giấc ngủ, trong mơ con vẫn thấy hình ảnh con cò. Con có giấc mơ đẹp. Lời ru của mẹ đã nâng đỡ tâm hồn con. Cánh cò trở thành một hình ảnh ẩn dụ giầu ý nghĩa. * So sánh “Con cò”, “Khúc hát ru nhửng em bé lớn trên lưng mẹ” *Giống: đều nói về tình mẫu tử, thể thơ tự do, có nhiều sáng tạo, có 3 khúc hát ru, mỗi khúc hát ru đều là hình tượng mới trong nền thơ *Khác: + “Khúc hay ru những em bé lớn trên lưng mẹ” : Tình cảm trực tiếp của người mẹ Tà Ôi gắn với cách mạng, tinh thần kháng chiến của nhân dân ta + “Con cò” : tình cảm gián tiếp và tình cảm bao la của tất cả các người mẹ đối với con mình Bài 6. MÙA XUÂN NHO NHỎ -Thanh Hải - * Ý nghĩa nhan đề bài thơ: “Mùa xuân nho nhỏ” là một sáng tạo độc đáo của Thanh Hải. Nhà thơ nguyện làm một mùa xuân, nghĩa là sống đẹp, sống với tất cả sức sống tươi trẻ của mình nhưng rất khiêm nhường là một mùa xuân nhỏ góp vào mùa xuân lớp của đất nước, của cuộc đời chung Mọc giữa dòng sông xanh Ta làm con chim hót Một bông hoa tím biếc Ta làm một nhành hoa Ôi con chim chiền chiện Ta nhập vào hoà ca Hót chi mà vang trời Một nốt trầm xao xuyến. -15/111-
  16. Trường THCS Thị trấn Ba Tri Năm học: 2018 - 2019 Đề cương môn ngữ văn 9 HKII Lớp: 97 Từng giọt long lanh rơi Tôi đưa tay tôi hứng. Một mùa xuân nho nhỏ Lặng lẽ dâng cho đời Mùa xuân người cầm súng Dù là tuổi hai mươi Lộc giắt đầy quanh lưng Dù là khi tóc bạc. Mùa xuân người ra đồng Lộc trải dài nương mạ Mùa xuân - ta xin hát Tất cả như hối hả Khúc Nam ai, Nam bình Tờt cả như xôn xao Nước non ngàn dặm mình Nước non ngàn dặm tình Đất nước bốn nghìn năm Nhịp phách tiền đất Huế. Vờt vả và gian lao Đất nước như vì sao Cứ đi lên phía trước. I. Giới thiệu: 1. Tác giả: - Thanh Hải (1930 – 1980) -Ông hoạt động văn nghệ từ những năm kháng chiến chống Pháp -Là 1 trong những cây bút có công xây dựng nền văn học Việt Nam. 2. Tác phẩm: Sáng tác 11/1980, trước khi tác giả qua đời không bao lâu II.Đọc – hiểu văn bản: *Khố 1: Cảm xúc của mùa xuân trước thiên nhiên, đất trời *Khổ 2,3: Cảm xúc của mùa xuân trước thiên nhiên đất nước * Khổ 4,5: Suy nghĩ và ước nguyện của nhà thơ * Còn lại: Lời ngợi ca quê hương xứ Huế (Xem kĩ trong vở) III.Tổng kết: 1. Nghệ thuật: -So sánh, ẩn dụ, điệp ngữ -Hình ảnh thơ gợi cảm -Thể thơ 5 chữ -Âm hưởng lời thơ như làn điệu dân ca 2. Nội dung: Bài thơ là tiếng lòng tha thiết yêu mến và gắn bó với đất nước, với cuộc đời, thể hiện ước nguyện chân thành của nhà thơ được cống hiến cho đất nước, góp một “mùa xuân nho nhỏ” của mình vào mùa xuân lớn của dân tộc. 3.Ý nghĩa: Bài thơ thể hiện những rung cảm tinh tế của nhà thơ trước vẻ đẹp của mùa xuân thiên nhiên, đất nước và khát vọng được cống hiến cho đất nước, cuộc đời. -16/111-
  17. Trường THCS Thị trấn Ba Tri Năm học: 2018 - 2019 Đề cương môn ngữ văn 9 HKII Lớp: 97 *CẬU HỎI 1 : Mở đầu bài thơ « Mùa xuân nho nhỏ », Thanh Hải viết : Mọc giữa dòng sông xanh. Một bông hoa tím biếc. Em hãy viết đoạn văn khoảng 8 câu phân tích nét đặc sắc về cách đặt câu của câu thơ trên. Gợi ý : - Cách đặt câu đặc biệt theo cấu trúc đảo ngữ : từ «mọc » được đặt ở đầu câu. - Tác dụng : gợi ấn tượng về sự xuất hiện của bông hoa tím -> diễn tả sức sống mãnh liệt của mùa xuân. Diễn tả cảm xúc ngạc nhiên, thú vị của nhà thơ trước một hình ảnh của mùa xuân. 2. Em hiểu ý nghĩa nhan đề bài thơ « Mùa xuân nho nhỏ » như thế nào ? Từ đó nêu chủ đề của bài thơ. Sự sáng tạo đặc sắc nhất của nhà thơ Thanh Hải trong bài thơ là hình ảnh « mùa xuân nho nhỏ ». Người ta dùng nhiều định ngữ gắn với mùa xuân như : mùa xuân chín, mùa xuân xanh, xuân ý, xuân lòng nhưng « mùa xuân nho nhỏ » là một phát hiện mới mẻ và sáng tạo độc đáo trong ý tưởng thơ và ngôn ngữ của nhà thơ. Từ láy « nho nhỏ » vừa chỉ ra cái mùa xuân riêng trong lòng nhà thơ trước mùa xuân lớn của cuộc đời vừa gợi lên cái vẻ xinh xinh đáng yêu của nó. Hình ảnh ấy cùng với những hình ảnh cành hoa, con chim, nốt nhạc trầm xao xuyến tất cả đều mang một vẻ đẹp bình dị, khiêm nhường, thể hiện điều tâm niệm chân thành, tha thiết của nhà thơ. Nhà thơ tự nguyện làm một mùa xuân nghĩa là ông muốn sống đẹp, có ích, sống với tất cả sức sống tươi trẻ của mình và mang đến cho cuộc đời chung một nét riêng, cái phần tinh tuý của mình, dù nhỏ bé. Câu 1 : Chép chính xác đoạn thơ thứ 3 trong bài "Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải. a. Giải thích ý nghĩa cụm từ: “Mùa xuân nho nhỏ” trong đoạn thơ. b. Phân tích ước nguyện của nhà thơ được thể hiện trong đoạn thơ từ: “Ta làm con chim hót dù là khi tóc bạc” bằng một đoạn văn. Gợi ý: Mùa xuân nho nhỏ là sáng tác độc đáo trong ý tưởng thơ và ngôn ngữ thơ của nhà thơ Thanh hải. Đây là hình ảnh ẩn dụ chỉ mùa xuân riêng trong lòng nhà thơ trước mùa xuân của dân tộc. Nó hoà cùng vào mùa xuân của đất nước. Từ láy “nho nhỏ” vừa chỉ ra cái mùa xuân riêng của nhà thơ vừa gợi lên cái vẻ xinh xinh, đáng yêu của nó. Nhà thơ tự nguyện làm một mùa xuân, ông muốn sống đẹp, sống với tất cả sức sống tươi trẻ của mình nhưng lại rất khiêm nhường, coi đấy chỉ là một mùa xuân nho nhỏ góp vào mùa xuân lớn của đất nước, của cuộc đời chung. b. Phân tích đoạn thơ: - Câu đầu tiên của đoạn văn phải nêu được ý chính của hai khổ thơ: Những suy ngẫm và tâm niệm của mình trước mùa xuân của đất nước. - Điều tâm niệm của nhà thơ: là khát vọng được hoà nhập vào cuộc sống của đất nước, cống hiến phần tốt đẹp - dù nhỏ bé của mình cho cuộc đời chung, cho đất nước. + Hình ảnh thơ tự nhiên giàu sức gợi tả, dùng những hình ảnh của thiên nhiên để nói lên ước nguyện của mình: làm một tiếng chim hót trong rộn rã tiếng chim ca, một cành hoa để góp vào vườn hoa muôn hương sắc, một nốt trầm âm thầm, lặng lẽ để nhập vào khúc ca tiếng hát của nhân dân + Những hình ảnh ấy được nhắc tới ở khổ thơ đầu, lặp lại ở khổ thơ này trong giọng thơ nhè nhẹ, êm ái, ngọt ngào mang ý nghĩa mới: niềm mong muốn được sống có ích, cống hiến cho đời là một lẽ tự nhiên. -17/111-
  18. Trường THCS Thị trấn Ba Tri Năm học: 2018 - 2019 Đề cương môn ngữ văn 9 HKII Lớp: 97 - Đánh giá: Điều tâm niệm ấy thật cao đẹp, chân thành, là sự phát triển tự nhiên trong mạch cảm xúc của bài thơ. - Điệp từ “ta” như một lời khẳng định. Và cái “ta” vốn chỉ để nói về mình bỗng như trở thành cái “ta” chung của nhiều người, khát vọng của nhiều người. - Ước nguyện đó được đẩy lên cao thành một lẽ sống cao đẹp: Mỗi người nên cống hiến cho cuộc đời chung một nét riêng, cái phần tinh tuý nhất của mình dù là nhỏ bé, một cách lặng lẽ, khiêm tốn, không kể gì đến tuổi tác. + Điệp ngữ “dù là” như một lời tự nhủ với lương tâm - > sự kiên trì, thử thách với thời gian, tuổi già, bệnh tật để mãi là một mùa xuân nho nhỏ trong mùa xuân rộng lớn của quê hương, đất nước. + Giọng thơ nhỏ nhẹ, chân tình nhưng mang sức khái quát lớn. => Người đọc đồng cảm với một tấm lòng, một lẽ sống cao đẹp. Câu 2: Trong phần đầu, tác giả dùng đại từ “Tôi”, sang phần sau, tác giả lại dùng đại từ “Ta”. Em hiểu như thế nào về sự chuyển đổi đại từ nhân xưng ấy của chủ thể trữ tình? - Sự chuyển đổi đại từ nhân xưng đó không phải là sự ngẫu nhiên vô tình mà là dụng ý nghệ thuật tạo nên hiệu quả sâu sắc. - Đó là sự chuyển từ cái “tôi” cá nhân nhỏ bé hoà vào cái “ta” chung của cộng đồng, nhân dân, đất nước. Trong cái “Ta” chung vẫn có cái “tôi” riêng, hạnh phúc là sự hoà hợp và cống hiến. Thể hiện niềm tự hào, niềm vui chung của dân tộc trong thời đại mới. - Sự chuyển đổi diễn ra rất tự nhiên, hợp lý theo mạch cảm xúc. Gợi ý: Giữa hai phần của bài thơ có sự chuyển đổi đại từ nhân xưng của chủ thể trữ tình từ “tôi” sang “ta”. Điều này hoàn toàn không phải là ngẫu nhiên mà đã được tác giả sử dụng như một dụng ý nghệ thuật thích hợp với sự chuyển biến của cảm xúc và tư tưởng trong bài thơ. Chữ “tôi” trong câu “tôi đưa tay tôi hứng” ở khổ thơ đầu vừa biểu hiện một cái tôi cụ thể rất riêng của nhà thơ, vừa thể hiện được sự nâng niu, trân trọng với vẻ đẹp và sự sống của mùa xuân. Nếu thay bằng chữ “ta” thì hoàn toàn không thích hợp với nội dung cảm xúc ấy mà chỉ vẽ ra một tư thế có vẻ phô trương. Còn trong phần sau, khi bày tỏ điều tâm niệm tha thiết như một khát vọng được dâng hiến những giá trị tinh tuý của đời mình cho cuộc đời chung thì đại từ “Ta” lại tạo được sắc thái trang trọng, thiêng liêng của một lời ước nguyện. Hơn nữa điều tâm nguyện ấy không chỉ là của riêng nhà thơ, cái tôi của tác giả đã nói thay cho nhiều cái tôi khác, nó nhất thiết phải hoá thân thành cái ta. Nhưng “ta” mà không hề chung chung vô tình và vẫn nhận ra được một giọng riêng nhỏ nhẹ khiêm nhường, đằm thắm của cái “Tôi” Thanh Hải: muốn được làm một nốt trầm xao xuyến trong bản hoà ca, đem mùa xuân nho nhỏ đời mình dâng cho đời một cách lặng lẽ chứ không phải phô trương, ồn ào. Câu 3: Trong hai câu thơ: “Từng giọt long lanh rơi. Tôi đưa tay tôi hứng”, có người hiểu “giọt long lanh” là giọt mưa xuân, có người lại cho là giọt âm thanh tiếng chim ở câu thơ trước đó. Nêu cách hiểu của em và phân tích hai câu thơ đó? - Nếu hiểu là “giọt mưa xuân” cũng có chỗ hợp lý: nét quen thuộc của khung cảnh mùa xuân và dễ gợi cảm xúc xôn xao trong lòng người. Nhưng có chỗ chưa thật hợp lý: mưa xuân thường nhẹ và ấm (Bữa ấy mưa xuân phơi phới bay - Nguyễn Bính), chữ không thể tạo thành giọt. - Cách hiểu thứ hai hợp lý hơn: + Liền mạch với câu thơ trước. + NT ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: Nhà thơ đưa tay hứng từng giọt âm thanh tiếng chim (chuyển đổi cảm giác). Tiếng chim từ chỗ là âm thanh, chuyển thành từng giọt, từng giọt ấy lại long lanh ánh sáng và màu sắc, -18/111-
  19. Trường THCS Thị trấn Ba Tri Năm học: 2018 - 2019 Đề cương môn ngữ văn 9 HKII Lớp: 97 có thể cảm nhận bằng xúc giác. - > Diễn tả niềm say sưa, ngây ngất của nhà thơ trước vẻ đẹp của thiên nhiên, trời đất lúc vào xuân. Hiểu từ “giọt” trong hai câu thơ trên là giọt mưa (hay giọt sương) cũng có chỗ hợp lý. Mưa xuân cũng là một nét quen thuộc của khung cảnh mùa xuân và dễ gợi cảm xúc xôn xao trong lòng người. Nguyễn Bính viết “Bữa ấy mưa xuân phơi phới bay” (Mưa xuân), vì mưa xuân thường nhẹ và ấm không giá lạnh như trong tiết đông. Nhưng cũng có chỗ chưa thật hợp lý, vì mưa xuân thường là mưa bụi, mưa nhỏ, khó có thể tạo thành từng giọt long lanh rơi. Cách hiểu “giọt” là giọt âm thanh tiếng chim chiền chiện xuất phát từ chỗ cho rằng giữa câu thơ này với hai dòng thơ trước nó là liền mạch. Hiểu như vậy thì câu thơ, không dừng lại ở tả thực mà là biểu hiện một sự chuyển đổi cảm giác: Tiếng hót lánh lót, vang vọng, trong trẻo của con chim chiền chiện được cảm nhận như một dòng âm thanh tuôn chảy và trong ánh sáng tươi rạng rỡ của trời xuân, giọt âm thanh cũng long lanh và nhà thơ nâng niu, trân trọng đưa tay đón lấy từng giọt. (Tuy nhiên cách hiểu sau không quen thuộc với bút pháp vốn bình dị của thơ Thanh Hải). Câu 4: Giải nghĩa từ “lộc” trong đoạn thơ: “Mùa xuân người cầm súng Lộc giắt đầy quanh lưng Mùa xuân người ra đồng Lộc trải dài nương mạ ằ - Lộc: chồi non, lá non. Nhưng “lộc” còn có nghĩa là mùa xuân, là sức sống, là thành quả hạnh phúc. Viết đoạn văn phân tích đoạn thơ trên. Từ mùa xuân của thiên nhiên đất trời, nhà thơ chuyền sang cảm nhận về mùa xuân của đất nước. Đất nước và con người cũng mang vẻ đẹp của sức sống vô tận, rộn ràng bước vào một mùa xuân mới. Lộc xuân theo người cầm súng, lộc xuân trải dài nương mạ. Hình ảnh “người cầm súng” và “người ra đồng” biểu trưng cho hai nhiệm vụ chiến đấu và lao động dựng xây đất nước. Âm hưởng thơ hối hả, khẩn trương với nhiều điệp từ, điệp ngữ láy lại ở đầu câu. Câu thơ vừa là thực, nhiều nghĩa. “Lộc” lá chồi non, lá non, nhưng lộc còn có nghĩa là mùa xuân, là sức sống, là thành quả hạnh phúc. Người cầm súng giắt lộc để nguỵ trang ra trận như mang theo sức xuân vào trận đánh, người ra đồng như gieo mùa xuân trên từng nương mạ. Những con người lao động, chiến đấu ấy đã mang cả mùa xuân ra trận địa của mình để gặt hái mùa xuân về cho đất nước. Câu 5: Viết đoạn văn quy nạp từ 9 - > 15 câu với chủ đề: Bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” đã vẽ nên một bức tranh thiên nhiên tươi đẹp và tràn đầy sức sống. Gợi ý: - Viết đoạn văn quy nạp tức là câu chủ đề phải đưa xuống cuối đoạn văn (chú ý có từ liên kết: Quả thật, có thể nói ). - Để làm rõ câu chủ đề trên, cần phân tích khổ thơ đầu tiên của bài thơ: Mùa xuân của thiên nhiên, đất trời. + Vài nét phác hoạ của tác giả về mùa xuân: dòng sông xanh, bông hoa tím biếc, tiếng chim chiền chiện hót vang trời. + Không gian cao rộng (với dòng sông, với mặt đất, bầu trời bao la), cả sắc màu tươi thắm của mùa xuân (sông xanh, hoa tím biếc - màu tím đặc trưng của xứ Huế), cả âm thanh vang vọng, tươi vui của chim chiền chiện hót vang trời. + Cảm xúc say sưa, ngây ngất của nhà thơ: được diễn tả ở chi tiết rất tạo hình: “Từng giọt long lanh rơi. Tôi đưa tay tôi hứng”. -19/111-
  20. Trường THCS Thị trấn Ba Tri Năm học: 2018 - 2019 Đề cương môn ngữ văn 9 HKII Lớp: 97 Gợi ý: Bức tranh thiên nhiên mở đầu bằng không gian tháng đãng, yên ả, thơ mộng. Đó là không gian của một dòng sông xanh. Dòng sông ấy gợi nhắc đến sông Hương thơ mộng của Xứ Huế và không gian của mùa xuân không ngừng được mở rộng với tiếng hót vang trời của con chim chiền chiện. Chiền chiện vốn là loài chim báo tin xuân, hình ảnh của nó xuất hiện trong khổ thơ khiến người đọc có cảm giác không gian như được trải đầy một sắc xuân. Thanh Hải lựa chọn màu sắc trẻ trung, tươi tắn và căng tràn sức sống cho bức tranh mùa xuân của mình. Đó là màu xanh của dòng sông hoà lẫn màu xanh của bầu trời. Là một màu tím biếc đến nao lòng của xứ Huế. Nhưng bức tranh này không chỉ có hình ảnh, màu sắc mà còn có cả âm thanh. Chỉ có điều ở đây tiếng chim hót như trở nên cụ thể, hữu hình, thành hình khối long lanh náo nức để có thể đưa tay ra mà hứng, mà nâng niu. Quả thật, Thanh Hải với lòng yêu thiên nhiên say đắm đã thể hiện mọi bức tranh thiên nhiên tươi đẹp, tràn đầy sức sống. Câu 6: Em hiểu tên bài thơ “mùa xuân nho nhỏ” gắn bó như thế nào với quan niệm sống của tác giả? Gợi ý: Tiêu đề bài thơ gắn bó chặt chẽ với quan niệm sống của tác giả. Bài thơ có tên “mùa xuân nho nhỏ”, đó là mùa xuân khiêm tốn, nhỏ bé, hữu hạn của mỗi con người trước mùa xuân lớn lao hùng vĩ của đất nước và thiên nhiên. Tác giả quan niệm rằng mỗi con người dù trẻ hay già, suốt cả cuộc đời đều phải cống hiến phần nhỏ bé của mình cho xã hội, mà đó là phần cống hiến tự nguyện khiêm nhường. Thanh Hải ước ao mình là “một mùa xuân nho nhỏ”, một tiếng chim, một cành hoa, một nốt nhạc trầm xao xuyến đẻ nhập vào bản hoà ca chung của dân tộc. Đó là ý thức tự nguyện cống hiến phần nhỏ bé của mình cho xã hội, cho đất nước. Bài 7. VIẾNG LĂNG BÁC -Viễn Phương - Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng. Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân Bác nằm trong giấc ngủ bình yên Giữa một vầng trăng sáng trong dịu hiền Vẫn biết trời xanh là mãi mãi Mà sao nghe nhói ở trong tim! Mai về miền Nam thương trào nước mắt Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác Muốn làm đáo hoa toả hương đâu đây Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này. I. Giới thiệu: 1. Tác giả: -20/111-
  21. Trường THCS Thị trấn Ba Tri Năm học: 2018 - 2019 Đề cương môn ngữ văn 9 HKII Lớp: 97 - Viễn Phương (1928 – 2005) -Là 1 trong những cây bút có mặt sớm nhất của lực lượng văn nghệ giải phóng miền Nam thời kì kháng chiến chống Mĩ 2. Tác phẩm: -Sáng tác 4/1976 -Được in trong tập “Như mây mùa xuân” II.Đọc – hiểu văn bản: *Khổ 1: Cảm xúc của tác giả khi đứng trước lăng Bác *Khổ 2,3: Cảm xúc của tác giả và mọi người khi vào viếng lăng Bác *Khổ 4: Cảm xúc của tác giả trước khi về miền Nam (Xem kĩ trong vở) III.Tổng kết: 1. Nghệ thuật: - Giọng thơ trang nghiêm, tha thiết, tự hào -Hình ảnh ẩn dụ, sáng tạo -Lời thơ giàu cảm xúc, đậm đà tính chất Nam Bộ 2. Nội dung: Văn bản là thể hiện lòng thành kính và niềm xúc động sâu sắc của nhà thơ và của mọi người đối với Bác Hồ khi nào lăng viếng Bác. 3. Ý nghĩa: Bài thơ thể hiện tâm trạng xúc động, tấm lòng thành kính, biết ơn sâu sắc của tác giả khi nào lăng viếng Bác. *CẬU HỎI Câu 5 : Trong bài thơ « Viếng lăng Bác », VP viết : « kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân ».Dựa trên hiện tượng chuyển nghĩa của từ, từ « mùa xuân » có thể thay thế cho từ nào ? Theo phưong thức chuyển nghĩa nào ? Việc thay thế từ trên có tác dụng diễn đạt như thế nào ? Gợi ý : Mỗi một năm xuân đến, con người lại thêm một tuổi. Cho nên « 79 mùa xuân » cũng được hiểu là 79 tuổi, 79 năm trong một đời người. Nếu để từ « tuổi » thì chỉ nói được BH đã sống 79 năm, thọ 79 tuổi, câu thơ chỉ thuần tuý chỉ tuổi tác. Còn dùng từ « Xuân » có nghĩa là : cả cuộc đời Bác là 79 năm cống hiến cho nhân dân, 79 năm dành cho đất nước để đất nước có sắc xuân. Thêm nữa, kết « tràng hoa dâng 79 mùa xuân » gợi thêm sắc xuân bên lăng Bác. VÀ từ « mùa xuân » như làm cho xúc cảm của câu thơ, âm điệu câu thơ thêm mượt mà, sâu lắng, thiết tha. Câu thơ hay, ý thơ trở nên đa nghĩa và sâu sắc hơn nhiều. Câu 6: Chép chính xác bốn câu đầu bài thơ “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương. Viết đoạn văn khoảng 8 câu phân tích hình ảnh hàng tre trong khổ thơ trên, trong đoạn có câu văn dùng phần phụ chú (gạch chân chỉ rõ phần phụ chú đó). Gợi ý: Đoạn văn có các ý sau: - Hàng tre bát ngát trong sương là hình ảnh thực, hết sức thân thuộc của làng quê – hàng tre bên lăng Bác. -21/111-
  22. Trường THCS Thị trấn Ba Tri Năm học: 2018 - 2019 Đề cương môn ngữ văn 9 HKII Lớp: 97 - Hàng tre xanh xanh Việt Nam là ẩn dụ, biểu tượng của dân tộc với sức sống bền bỉ, kiên cường. - Hình ảnh ẩn dụ cũng gợi liên tưởng đến hình ảnh cả dân tộc bên Bác: đoàn kết, kiên cường, thực hiện lí tưởng của Bác, của dân tộc. Câu 7: Hãy phân tích ý nghĩa của hình ảnh ẩn dụ “mặt trời trong lăng” ở câu thơ: “Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng. Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ” Chép hai câu thơ có hình ảnh ẩn dụ mặt trời trong một bài thơ mà em đã học (ghi rõ tên và tác giả bài thơ) Gợi ý: - Hai câu thơ sóng đôi hình ảnh thực và ẩn dụ “mặt trời”. Điều đó khiến ẩn dụ “mặt trời trong lăng” nổi bật ý nghĩa sâu sắc. - Dùng hình ảnh ẩn dụ “mặt trời trong lăng” để viết về Bác, VP đã ca ngợi sự vĩ đại của Bác, công lao của Bác đối với non sông đất nước. - Đồng thời, hình ảnh ẩn dụ “mặt trời trong lăng” cũng thể hiện sự tôn kính, lòng biết ơn của nhân dân với Bác, niềm tin Bác sống mãi với non sông đất nước ta. - Hai câu thơ có hình ảnh ẩn dụ mặt trời: Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi. Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng (Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ - Nguyễn Khoa Điềm) Câu 8: Viết đoạn văn nêu những cảm xúc, suy nghĩ của em khi đọc khổ thơ cuối bài thơ “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương. (Tham khảo phần đọc thêm) Câu 2: Mở đầu bài “VLB”, Viễn Phương viết 3 câu đầu khổ 1 và cuối bài, nhà thơ bày tỏ nguyện ước: “Muốn làm cây tre trung hiếu trốn này”. Theo em hình ảnh nào là hình ảnh ẩn dụ. Em cảm nhận được từ cách hình ảnh ẩn dụ đó có ý nghĩa sâu xa như thế nào về tình cảm thiêng liêng cao đẹp của nhân dân với Bác Hồ kính yêu. Gợi ý: - Phân tích hình ảnh ẩn dụ: “ôi hàng tre xanh xanh Việt Nam. Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng”. - Cây tre là biểu tượng của dân tộc Việt Nam. + Xanh xanh: thể hiện sức sống dẻo dai, bền bỉ. Câu thơ thể hiện hình ảnh quê hương, đất nước Việt Nam. Hình ảnh những con người quây quần, bảo vệ cho giấc ngủ của Người. - Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này: Hình ảnh ẩn dụ "cây tre trung hiếu" là tình cảm của Viễn Phương cũng như của nhân dân Miền Nam tha thiết muốn ở mãi bên Người. Hình ảnh giản dị chính là nỗi xúc động của toàn thể nhân dân miền nam trung hiếu: trung với Đảng, hiếu với dân. Đó vừa là một lời ước nguyện, vừa là một lời hứa thiêng liêng : Dân tộc Việt Nam mãi mãi trung thành với con đường cách mạng mà Bác đã đặt ra. Viết đoạn : Hình ảnh hàng tre bên lăng Bác là một hình ảnh rất đẹp và độc đáo. Trước hết hàng tre gợi nhớ xóm làng thân thuộc với luỹ tre xanh bao bọc ở mỗi làng quê Việt Nam. Mặt khác, cây tre từng được coi là biểu tượng của con người Việt Nam với các đức tính cần cù, nhũn nhặn, hiên ngang, bền bỉ, đoàn kết. Hàng tre xanh xanh, màu xanh tượng trưng cho sức sống của Việt Nam. Cây tre được nhân hoá như những con người, như những người chiến sĩ đứng thẳng hàng làm hàng rào danh dự, vừa canh giữ cho giấc ngủ bình yên -22/111-
  23. Trường THCS Thị trấn Ba Tri Năm học: 2018 - 2019 Đề cương môn ngữ văn 9 HKII Lớp: 97 mãi mãi của Người. Mặc cho bão táp, mưa sa, cây tre vẫn đứng thẳng hàng. Đến khổ thơ cuối, cây tre trở thành cây tre trung hiếu, thể hiện tấm lòng mãi mãi trung thành với sự nghiệp, với tư tưởng của Bác. Câu 3 : Tình cảm của nhà thơ và mọi người với Bác thể hiện như thế nào trong bài thơ? Tình cảm của tác giả và của mọi người thể hiện rất thành kính và sâu sắc. Tác giả như một người con về thăm, về viếng một người cha già kính yêu. Tác giả đã chứng kiến lòng người ngày tiếp ngày không dứt, tỏ lòng thương nhớ lãnh tụ bằng cách kết thành hoa dâng lên cuộc đời hoạt động, bình dị mà vĩ đại của Bác. Đứng trước thi hài Bác, lý trí nhắc rằng Bác sống mãi, nhưng trái tim tác giả vẫn nhói lên trước sự thật: Bác đã vĩnh viễn đi vào cõi vĩnh hằng. Biết bao nhiêu người đã không cầm được nước mắt trong lễ tang Bác. Và cả khi về viếng sau này. Viết khổ thơ cuối không có từ nhân xưng chính là để tác giả vừa bày tỏ tình cảm của mình, vừa nói lên ước nguyện của mọi người: muốn làm đoá hoa toả hương, con chim hót, cây tre trung hiếu bên Bác mãi mãi. Câu 4: Yếu tố nào làm nên thành công của bài thơ “Viếng lăng Bác”? Trước hết bài thơ thành công là do cảm xúc chân thành, sâu sắc của tác giả. Những người con miền Nam không có mặt trong này Bác mất (1969), mãi bảy năm sau mới có dịp ra viếng Bác. Nguyên một điều đó thôi cũng làm cho tác giả xúc động mạnh mẽ. Khi vào lăng viếng Bác, lại thấy lăng Bác với “hàng tre trong sương bát ngát” thân thuộc như mọi làng quê Việt Nam. Tình cảm của nhân dân miền Nam đối với Bác, tình cảm của cả nước đối với Bác, Người đã làm cho đất nước, cho dân tộc vẻ vang. Chính tình cảm đó cộng với những xúc động của nhà thơ là yếu tố cộng hưởng, làm cho nhà thơ thành công. Mặt khác, những hình ảnh bình dị giàu tính tượng trưng, lời thơ giản dị, chân thành làm cho bài thơ dễ đi vào lòng người. Câu 5: Viết đoạn văn tổng phân hợp: Bài thơ “Viếng lăng Bác” là tình cảm chân thành, xúc động của Viễn Phương, của nhân dân miền Nam đối với Bác Hồ. Gợi ý: - Con - Bác. - Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ. - Vẫn biết trời xanh là mãi mãi trong tim. - Khổ cuối. - Niềm thương, nỗi nhớ vốn là tình cảm trong tâm trạng con người, như ngập tràn cả không gian, trĩu nặng tâm trạng => có cảm giác như dòng người trong nỗi thương nhớ mênh mang. - Người đi xa đã 7 năm (bài thơ sáng tác 1976) khoảng thời gian không phải là ngắn, nhưng VP và toàn thể nhân dân Miền Nam vẫn “nghe nhói” => quá sâu đậm, mãnh liệt. - Điệp từ, điệp ngữ, cấu trúc câu (khổ 3) đem lại cho khổ thơ nhạc điệu thiết tha, sâu lắng. - Hình ảnh ẩn dụ: cây tre trung hiếu => mong muốn thiết tha ở mãi bên người, mong được làm đẹp cho người. Sinh thời Bác từng nói: “miền Nam ở trong trái tim tôi” (thơ Tố Hữu). - Cây tre mang nét nghĩa cụ thể hơn, không còn là những phẩm chất đẹp đẽ. Phải chăng đó vừa là ước nguyện, vừa là lời hứa thiêng liêng mà trung thành với con đường mà Bác đã soi sáng dẫn dắt cả dân tộc Tham khảo đoạn văn: Tình cảm của tác giả và của mọi người thể hiện rất thành kính và sâu sắc. Tác giả như một người con về thăm, về viếng một người cha già kính yêu. Tác giả đã chứng kiến dòng người ngày tiếp ngày không dứt, tỏ lòng thương nhớ lãnh tụ bằng cách kết tràng hoa dâng lên 79 mùa xuân của Người. Những bông hoa viếng Bác, những người dân kết thành hoa dâng lên cuộc đời hoạt động, bình dị mà vĩ đại của Bác. Đứng trước thi hài Bác, lí trí nhắc rằng Bác sống mãi, nhưng trái tim tác giả vẫn nhói -23/111-
  24. Trường THCS Thị trấn Ba Tri Năm học: 2018 - 2019 Đề cương môn ngữ văn 9 HKII Lớp: 97 lên trước sự thật : Bác đã vĩnh viễn đi vào cõi vĩnh hằng. Biết bao nhiêu người đã không cầm được nước mắt trong lễ tang Bác. Và cả khi về viếng sau này. Viết khổ thơ cuối không có từ nhân xưng chính là để tác giả vừa bày tỏ tình cảm của mình, vừa nói lên ước nguyện của mọi người : muốn làm đoá hoa toả hương, con chim hót, cây tre trung hiếu bên Bác mãi mãi. Bài 8. SANG THU - Hữu Thỉnh- Bỗng nhận ra hương ổi Phả vào trong gió se Sương chùng chình qua ngõ Hình như thu đã về Sông được lúc dềnh dàng Chim bắt đầu vội vã Có đám mây mùa hạ Vắt nửa mình sang thu Vộn còn bao nhiêu nắng Đã vơi dần cơn mưa Sờm cũng bớt bất ngờ Trên hàng cây đứng tuổi. I. Giới thiệu: 1. Tác giả: -Hữu Thỉnh (1942) -Là nhà thơ trưởng thành trong thời kì kháng chiến chống Mĩ -Ông viết nhiều về con người và cuộc sống ở nông thôn về mùa thu với sự hiểu biết sâu sắc và sự cảm nhận tinh tế 2. Tác phẩm: -Sáng tác 1977 -In trong tập thơ “ Từ chiến hào đến thành phố” (xuất bản 1991) II.Đọc – hiểu văn bản: *Khổ 1: Cảm nhận không gian làng quê trước tín hiệu chuyển mùa *Khổ 2, 3: Cảm nhận không gian đất trời lúc sang thu (Xem kĩ trong vở) III.Tổng kết: 1. Nghệ thuật: -Từ ngữ gợi tả, gợi cảm, nhân hóa, ẩn dụ, đối lập, tính triết lí sâu sắc 2. Nội dung: Từ cuối hạ sang thu, trời đất có những biến chuyển nhẹ nhàng mà rõ rệt. Sự biến chuyển này được Hữu Thỉnh gợi lên bằng cảm nhận tinh tế, qua những hình ảnh giàu sức biểu cảm trong văn bản. -24/111-
  25. Trường THCS Thị trấn Ba Tri Năm học: 2018 - 2019 Đề cương môn ngữ văn 9 HKII Lớp: 97 3. Ý nghĩa: Bài thơ thể hiện những cảm nhận tinh tế của nhà thơ trước vẻ đẹp của thiên nhiên trong khoảnh khắc giao mùa. *CẬU HỎI C©u 1: Bằng đoạn văn khoảng 8 câu, hãy phân tích sự cảm nhận tinh tế của nhà thơ về biến chuyển trong không gian lúc sang thu ở khổ thơ: Bỗng nhận ra hương ổi. Phả vào trong gió se Sương chùng chình qua ngõ Hình như thu đã về (Sang thu - Hữu Thỉnh) Gợi ý: a. Về hình thức: trình bày bài tập bằng một đoạn văn ngắn khoảng 8 câu, có thể dùng đoạn diễn dịch, quy nạp hoặc tổng hợp – phân tích - tổng hợp. - Đoạn văn diễn đạt mạch lạc, tự nhiên, không mắc lỗi về diễn đạt. b. Về nội dung: - Phân tích để thấy biến chuyển trong không gian được nhà thơ cảm nhận tinh tế qua hương ổi chín đậm, nồng nàn phả vào gió se, lan toả trong không gian và qua làn sương mỏng “chùng chình” chuyển động chầm chậm, nhẹ nhàng đầu ngõ, đường thôn. - Trạng thái cảm giác về mùa thu đến của nhà thơ được diễn tả ở các từ “bỗng, hình như” mở đầu và kết thúc khổ thơ, đó là sự ngạc nhiên thú vị như còn chưa tin hẳn, là tâm trạng ngỡ ngàng bâng khuâng, xao xuyến của một hồn thơ. C©u 2 : Viết đoạn v¨n khoảng 6 câu trình bày cách hiểu của em về hai câu thơ cuối bài “sang thu” (Hữu Thỉnh): Sấm cũng bớt bất ngờ. Trên hàng cây đứng tuổi”. Gợi ý: Trong đoạn văn này người viết cần trình bày được cách hiểu hai câu thơ cả về nghĩa cụ thể và về nghĩa ẩn dụ. - Tầng nghĩa cụ thể - nghĩa tường minh diễn tả ý: sang thu, mưa ít đi, sấm cũng bớt. Hàng cây không còn bị giật mình vì những tiếng sấm bất ngờ nữa. Đó là hiện tượng tự nhiên. - Tầng nghĩa thứ hai (ẩn dụ): suy ngẫm của nhà thơ về dân tộc, về con người: khi đã từng trải, con người đã vững vàng hơn trước những tác động bất ngờ của ngoại cảnh, của cuộc đời. C©u 3: Viết đoạn văn ngắn nêu cảm nhận của em về vẻ đẹp của hình ảnh “đám mây mùa hạ” trong khổ thơ : Sông được lúc dềnh dàng. Chim bắt đầu vội vã. Có đám mây mùa hạ Vắt nửa mình sang thu”. -25/111-
  26. Trường THCS Thị trấn Ba Tri Năm học: 2018 - 2019 Đề cương môn ngữ văn 9 HKII Lớp: 97 Gợi ý: Đoạn văn có thể gồm các ý: - Hình ảnh được cảm nhận tinh tế kết hợp trí tưởng tượng bay bổng của nhà thơ. - Diễn tả hình ảnh đám mây mùa hạ còn sót lại trên bầu trời thu trong xanh, mỏng, kéo dài nhẹ trôi rất hững hờ như còn vương vấn, lưu luyến không nỡ rời xa, cảnh có hồn. - Đó là hình ảnh gợi cảm giác giao mùa, hạ đã qua mà thu chưa đến hẳn. Bài 9. NÓI VỚI CON - Y Phương- Chân phải bước tới cha Chân trái bước tới mẹ Một bước chạm tiếng nói Hai bước tới tiếng cười Người đồng mình yêu lắm con ơi Đan lờ cài nan hoa Vách nhà ken câu hát Rừng cho hoa Con đường cho những tấm lòng Cha mẹ mãi nhớ về ngày cưới Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời. Người đồng mình thương lắm con ơi Cao đo nỗi buồn Xa nuôi chí lớn Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn Sống trên đá không chê đá gập ghềnh Sống trong thung không chê thung nghèo đói Sống như sông như suối Lên thác xuống ghềnh Không lo cực nhọc Người đồng mình thô sơ da thịt Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con Người đồng mình tự đục đã kê cao quê hương Còn quê hương thì làm phong tục Con ơi tuy thô sơ da thịt Lên đường Không bao giờ nhỏ bé được Nghe con. I. Giới thiệu: 1. Tác giả: -Y Phương (1948) -26/111-
  27. Trường THCS Thị trấn Ba Tri Năm học: 2018 - 2019 Đề cương môn ngữ văn 9 HKII Lớp: 97 - Tham gia quân đội năm 1968 - Thơ ông thể hiện tâm hồn thật mạnh mẽ, thật trong sáng. Cách tư duy giàu hình ảnh của người miền núi 2. Tác phẩm: - Sáng tác 1980 -Trong thơ Việt Nam 1945 - 1985 II.Đọc – hiểu văn bản: *Khổ 1: Con lớn lên trong tình yêu thương của cha mẹ, của quê hương *Khổ 2: Đức tính đẹp đẽ của người đồng mình và tâm tình của người cha (Xem kĩ trong vở) III.Tổng kết: 1. Nghệ thuật: - Từ ngữ, hình ảnh giàu sức biểu đạt - Giọng điệu tâm tình, tha thiết 2. Nội dung: Qua bài Nói với con , bằng những từ ngữ, hình ảnh giàu sức gợi cảm, Y Phương đã thể hiện tình cảm gia đình ấm cúng, ca ngợi truyền thống cần cù, sức sống mạnh mẽ của quê hương và dân tộc mình. Bài thơ giúp ta hiểu thêm về sức sống và vẻ đẹp tâm hồn của 1 dân tộc miền núi, gợi nhắc tình cảm gắn bó với truyền thống, với quê hương và ý chí vươn lên trong cuộc sống. 3. Ý nghĩa: Bài thơ thể hiện tình yêu quê hương thắm thiết của cha mẹ dành cho con cái, tình yêu niềm tự hào về quê hương đất nước *CẬU HỎI Câu 1: Nêu cảm nhận về những câu thơ mở đầu bài: “Nói với con”của Y Phương: Chân phải bước tới cha Chân trái bước tới mẹ. Một bước chạm tiếng nói Hai bước chạm tiếng cười. Gợi ý: Em có thể nêu các ý sau về những câu thơ mở đầu bài “Nói với con” (Y Phương) - Bằng các hình ảnh thật cụ thể, Y Phương đã tạo nên hình ảnh một mái ấm gia đình rất hạnh phúc, đầm ấm và quấn quýt. + Người con được nuôi dưỡng chở che trong vòng tay ấm áp của cha mẹ. + Con được lớn lên từng ngày trong tình yêu thương, trong sự nâng đón và mong chờ của cha mẹ. + Từng bước đi, từng tiếng nói, tiếng cười của con đều được cha mẹ chăm chút, vui mừng, đón nhận. - Lời thơ rất đặc biệt: nói bằng hình ảnh, cách hình dung cụ thể để diễn tả ý trừu tượng của người miền Núi khiến câu thơ mộc mạc mà gợi cảm khiến cho tình cha con thêm chân thành, thấm thía. Nhịp thơ 2/3, cấu trúc đối xứng, nhiều từ được láy lại, tạo ra âm điệu tươi vui, quấn quýt: chân phải, chân trái rồi một bước, hai bước rồi lại tiếng nói, tiếng cười .tạo nên không khí gia đình đầm ấm mà đứa con đang lớn lên từng ngày trong tình yêu thưoơg, chăm sóc và mong chờ của cha mẹ. -27/111-
  28. Trường THCS Thị trấn Ba Tri Năm học: 2018 - 2019 Đề cương môn ngữ văn 9 HKII Lớp: 97 - Cha nói với con lời đầu tiên đó để nhắc nhở con về tình cảm gia đình ruột thịt, về cội nguồn của mỗi người. Câu 2: Cha muốn nói với con điều gì trong những dòng thơ sau: Đan lờ cài nan hoa. Vách nhà ken câu hát Rừng cho hoa Con đường cho những tấm lòng Cha mẹ mãi nhớ về ngày cưới Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời. Gợi ý: - Con được trưởng thành trong cuộc sống lao động, trong thiên nhiên thơ mộng và nghĩa tình của quê hương. + Cuộc sống lao động cần cù và tươi vui của “người đồng mình” được nhà thơ gợi lên qua các hình ảnh đẹp: “Đan lờ cài nan hoa. Vách nhà ken câu hát”. Các động từ “cài, ken” được dùng rất gợi cảm vừa miêu tả cụ thể công việc lao động của người miền núi, vừa nói lên sự gắn bó, quấn quýt. + Rừng núi quê hương thật thơ mộng và nghĩa tình. “Rừng cho hoa” là cho cái đẹp, một chữ “hoa” đủ nói lên vẻ thơ mộng của rừng núi quê hương. “Con đường cho những tấm lòng” là cho nghĩa tình, tâm hồn và lối sống. Rừng núi đâu chỉ là thiên nhiên, cây, đá mà còn là tình người, là những tấm lòng yêu thương gắn bó bên nhau. Câu 3: Nhà thơ Y Phương muốn nói với con điều gì trong những dòng thơ sau: Người đồng mình thương lắm con ơi không lo cực nhọc” Gợi ý: - Trong cái ngọt ngào kỉ niệm gia đình và quê hương, người cha đã tha thiết nói với con về những phẩm chất cao đẹp của con người quê hương qua cách nói rất khác lạ mà cũng rất hay: “Người đồng mình thương lắm con ơi . không lo cực nhọc” + Tổ hợp từ “người đồng mình” được lặp lại ba lần đã gây ấn tượng không phai mờ về con người quê hương. Lời gọi con thật tha thiết, lời nhắn nhủ thật chân thành: “Người đồng mình thương lắm con ơi!” + Đoạn thơ bắt đầu bằng cảm xúc “thương lắm con ơi”, đó là tình cảm yêu thương, yêu thương một cách xót xa. Người cha đã lần lượt ngợi ca những phẩm chất dễ thương của “người đồng mình”với cách nói vừa rất cụ thể của người dân miền núi: “Cao đo nỗi buồn. Xa nuôi chí lớn” vừa mang sức khái quát. Lấy sự từng trải để đo chiều cao, lấy chí lớn để đánh giá độ xa. + Những hình ảnh cụ thể của thiên nhiên như : “sông, suối, thác, ghềnh” đã được người cha dùng với tính chất biểu trưng cho khó khăn, gian khổ vá sức mạnh vượt khó khăn gian khổ của những con người của quê hương. + Người đồng mình không sợ gian khổ, nghèo đói. Sự chấp nhận gian khổ ấy thể hiện trong điệp ngữ “không chê”, “không lo” và cách nói tha thiết: “vẫn muốn”. Và ông đã tự ví “người đồng mình”mạnh mẽ, hồn nhiên như sông như suối qua các hình ảnh cụ thể “đá, thung, những thác những ghềnh , dù có lên thác, xuống ghềnh vẫn không nhụt chí khí. Cặp từ trái nghĩa “lên, xuống” đã làm mạnh -28/111-
  29. Trường THCS Thị trấn Ba Tri Năm học: 2018 - 2019 Đề cương môn ngữ văn 9 HKII Lớp: 97 thêm sự diễn đạt này. Dù quê hương vất vả, nhọc nhằn, dù “người đồng mình” có thể có nỗi đau buồn rất lớn nhưng những người con của quê hương không bao giờ quay lưng lại với nơi mình đã từng chôn rau, cắt rốn, cha mẹ đã từng cáy xới vun trồng. Và phải chăng chính cuộc sống nhọc nhằn đầy nỗi khổ đau ấy lại khiến cho “chí lớn” thêm lên, thêm mãnh liệt? - Gửi trong những lời tự hào không dấu giếm đó, người cha ước mong, hy vọng người con phải tiếp nối, phát huy truyền thống để tiếp tục sống có tình có nghĩa, thuỷ chung với quê hương đồng thời muốn con biết yêu quý, tự hào với truyền thống của quê hương. Câu 1 : Nhà thơ Y Phương muốn nói với con điều gì trong những dòng thơ sau: Người đồng mình thương lắm con ơi không lo cực nhọc” Gợi ý: - Đoạn thơ bắt đầu bằng cảm xúc “thương lắm con ơi:, đó là tình cảm yêu thương, yêu thương một cách xót xa. - Cao độ nỗi buồn. Xa nuôi chí lớn. => là một cách nói vừa rất cụ thể, vừa mang sức khái quát. Và cuộc sống nhọc nhằn đầy nỗi khổ đau ấy lại khiến cho “chí lớn” thêm lên, thêm mãnh liệt. - Dù quê hương vất vả, nhọc nhằn, nhưng những người con của quê hương không bao giờ quay lưng lại với nơi mình đã từng chôn rau, cắt rốn, cha mẹ đã từng cày xới vun trồng. - Qua những hình ảnh rất cụ thể: đó là cuộc sống bình dị, hồn nhiên như con sông, con suối quê mình, mộc mạc của người dân miền núi, cuộc sống vượt qua mọi thử thách, gian lao ở những nơi xa xôi. Phải chăng đó còn là sự cần cù, bền chí của những “người đồng minh”. - Những con người sống giản dị mà mạnh mẽ, hồn nhiên mộc mạc. Nhưng chính cái hồn nhiên mộc mạc ấy lại chứa đựng sức sống mạnh mẽ của dân tộc. - Nói với con là thủ thí tâm tình của người cha với con về quê hương, 1 quê hương nhọc nhằn vất vả đã nuôi dưỡng chí lớn cho những đứa con. Quê hương với sức sống giản dị mà mãnh liệt, hồn nhiên mà mạnh mẽ. - Tất cả được thể hiện qua thể thơ tự do với những từ ngữ, hình ảnh mộc mạc, cụ thể nhưng lại có sức khái quát sâu sắc. Câu 2: Viết đoạn văn ngắn có dùng lời dẫn trực tiếp để nêu suy nghĩ của em về những điều người cha nói với con trong các câu thơ sau: “Người đồng minh thơ sơ phong tục”. Gợi ý: - Người cha đã ca ngợi đức tính cao đẹp của người đồng minh bằng những hình ảnh đầy ấn tượng. + Đó là “người đồng minh thô sơ da thịt”, những con người chân chất, khoẻ khoắn họ mộc mạc mà không nhỏ bé về tâm hồn, ý chí. Họ tự chủ trong cuộc sống. + Đó là những con người tự đúc đá kê cao quê hương, lao động cần cù không lùi bước trước khó khăn. Họ giữ vững bản sắc văn hoá của dân tộc. + Họ yêu quê hương, lấy quê hương làm chỗ dựa tâm hồn. -29/111-
  30. Trường THCS Thị trấn Ba Tri Năm học: 2018 - 2019 Đề cương môn ngữ văn 9 HKII Lớp: 97 - Nói với con về những điều đó, người cha mong con biết tự hào về truyền thống của quê hương, tự hào về dân tộc để tự tin trong cuộc sống. Câu 3: Cảm nhận của em về những câu thơ mở đầu bài thơ: “Nói với con” của Y Phương. Chân phải bước tới cha tiếng cười:. Gợi ý: - Đó là hình ảnh một mái ấm gia đình rất hạnh phúc. - Người con được nuôi dưỡng, che chở trong vòng tay ấm áp của cha mẹ. - Lời thơ rất đặc biệt: Nói bằng hình ảnh, cách hình dung cụ thể để diễn tả ý trừu tượng của người miền núi khiến câu thơ mộc mạc mà gợi cảm: bước chân chạm tới tiếng cười, tiếng nói. - Cha nói với con lời đầu tiên đó để nhắc nhở con về tình cảm gia đình ruột thịt về cuội nguồn của mỗi người. Câu 4: Viết đoạn văn ngắn có dùng lời dẫn trực tiếp để nêu suy nghĩ của em về những điều người cha nói với con trong các câu thơ sau: "Người đồng mình thô sơ da thịt Chẳng mấy ai nhỏ bé được đâu con Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương Còn quê hương thì làm phong tục. Gợi ý: - Người cha đã ca ngợi đức tính cao đẹp của người đồng mình bằng những hình ảnh đầy ấn tượng + Đó là “người đồng mình thô sơ da thịt”, những con người chân chất, khoẻ khoắn, họ mộc mạc mà không nhỏ bé về tâm hồn, ý chí. Họ tự chủ trong cuộc sống, giàu bản lĩnh, đầy niềm tin. + Đó là những con người tự đục đá kê cao quê hương, lao động cần cù không lùi bước trước khó khăn. Tất cả những điều đó đã khiến họ giữ vững bản sắc văn hoá của dân tộc. + Họ yêu quê hương, lấy quê hương làm chỗ dựa tâm hồn - Nói với con về những điều đó, người cha mong con biết tự hào về truyền thống của quê hương, tự hào về dân tộc để tự tin trong cuộc sống. Tập làm văn: Phân tích tình cảm cha con trong bài thơ : “Nói với con” A. Mở bài: Tình cảm gia đình, tình yêu đối với quê hương xứ sở là những tình cảm nguyên sơ nhưng cũng thiêng liêng nhất của con người Việt Nam. Lòng yêu thương con cái, ước mong thế hệ sau nối tiếp xứng đáng truyền thống của tổ tiên, dân tộc, quê hương là sự thể hiện cụ thể của tình cảm cao đẹp đó. Nhiều nhà thơ đã giãi bày những sắc thái tình cảm ấy lên trang giấy. Chúng ta bắt gặp trong bài thơ “nói với con” của tác giả Y Phương một cách diễn đạt mộc mạc, chân chất của người miền núi những lời tâm tình thiết tha, những lời dặn dò ân cần, chia sẻ của người cha đối với con lòng tự hào về con người và quê hương yêu dấu của mình. B. Thân bài: Luận điểm 1: Mở đầu bài thơ, bằng những lời tâm tình với con, Y Phương đã gợi về cội nguồn sinh dưỡng của mỗi con người. -30/111-
  31. Trường THCS Thị trấn Ba Tri Năm học: 2018 - 2019 Đề cương môn ngữ văn 9 HKII Lớp: 97 a. Mở đầu bài thơ, bằng những lời tâm tình với con, Y Phương đã gợi về cội nguồn sinh dưỡng của mỗi con người. Cội nguồn của hạnh phúc con người chính là gia đình và quê hương - cái nôi êm để từ đó con lớn lên, trưởng thành với những nét đẹp trong tình cảm, tâm hồn.Phải chăng đó là điều đầu tiên người cha muốn nói với đứa con của mình. -Ngay từ bốn câu thơ đầu tiên người cha đã gợi ra một hình ảnh đầm ấm của gia đình qua cách nói thật lạ: Chân phải/ bước tới cha Chân trái/ bước tới mẹ Một bước / chạm tiếng nói Hai bước / tới tiếng cười. Nhịp thơ 2/ 3, cấu trúc đối xứng, nhiều từ được láy lại, tạo ra một âm điệu tươi vui, quấn quýt: chân phải - chân trái , rồi một bước - hai bước , rồi lại “tiếng nói - tiếng cười” . Ta rất dễ hình dung một hình ảnh cụ thể thường gặp trong đời sống: đứa con đang tập đi, cha mẹ vây quanh mừng vui, hân hoan theo mỗi bước chân con. Từng bước đi, từng tiếng nói, tiếng cười của con đều được cha mẹ chăm chút, nâng niu, đón nhận. Cả ngôi nhà như rung lên trong “tiếng nói, tiếng cười” củ cha, của mẹ. Tuy nhiên, đằng sau lời nói cụ thể đó, tác giả muốn khái quát một điều lớn hơn: con sinh ra trong hạnh phúc (cha mẹ mãi nhớ về ngày cưới. Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời) và lớn lên bằng tình yêu thương, trong sự nâng đón, vỗ về, mong chờ của cha mẹ. Những hình ảnh ấm êm với cha và mẹ, những âm thanh sống động, vui tươi với tiếng nói tiếng cười là những biểu hiện của một không khí gia đình đầm ấm, quấn quýt, hạnh phúc tràn đầy. Hình ảnh ấm lòng này muôn thuở vẫn là khát vọng hạnh phúc của con người. Đó sẽ là hành trang quý báu đối với cuộc đời, tâm hồn con. - Bên cạnh tình cảm gia đình thắm thiết, hạnh phúc, quê hương thơ mộng nghĩa tình và cuộc sống lao động trên quê hương cũng giúp con trưởng thành, giúp tâm hồn con được bồi đắp thêm lên. + Ở khổ thơ tiếp theo này, tác giả đã sử dụng những cách nói, những hình ảnh của người miền núi - nơi sinh dưỡng của chính mình - để nói những điều chân thực về quê hương rừng núi: “Người đồng mình yêu lắm con ơi! Đan lờ cài nan hoa Vách nhà ken câu hát.” + Y Phương có cách gọi rất độc đáo về những con người quê hương: “người đồng mình”, một cách gọi rất gần gũi và thân thương. Cách gọi ấy gắn liền với lời đối thoại tha thiết “con ơi”. + Người cha đã có cách lí giải rất cụ thể của người dân tộc khiến người con có thể hiểu được: Người đồng mình đáng yêu như thế nào. Họ sống rất đẹp. Cuộc sống lao động cần cù và tươi vui của “người đồng mình” - người bản mình- người buôn làng mình được gợi lên qua các hình ảnh đẹp, đậm sắc màu dân tộc. Họ làm một cách nghệ thuật từ cá dụng cụ lao động để bắt cá thường ngày : “đan lờ cài nan hoa”. Trong căn nhà của họ, lúc nào cũng vang lên tiếng hát: “vách nhà ken câu hát”. Những động từ “đan, ken, cài” rất gợi cảm bên cạnh giúp cho người đọc hình dung được những công việc cụ thể của con người trên quê hương còn gợi ra tính chất gắn bó, hoà quyện, quấn quýt của con người và của quê hương, xứ sở. -31/111-
  32. Trường THCS Thị trấn Ba Tri Năm học: 2018 - 2019 Đề cương môn ngữ văn 9 HKII Lớp: 97 + Cuộc sống lao động ấy, sinh hoạt gia đình đầy niềm vui ấy được đặt trong cả một quê hương giàu đẹp, nghĩa tình. Quê hương của “người đồng mình” với hình ảnh rừng, một hình ảnh gắn liền với cảnh quan miền núi: “Rừng cho hoa Con đường cho những tấm lòng”. Nếu như hình dung về một vùng núi cụ thể, chắc hẳn mỗi người có thể gắn nó với những hình ảnh khác cách nói của Y Phương: là thác lũ, là bạt ngàn cây hay rộn rã tiếng chim thú hoặc cả những âm thanh “gió gào ngàn, giọng nguồn thét núi”, những bí mật của rừng thiêng Nhưng Y Phương chỉ chọn một hình ảnh thôi, hình ảnh “hoa” để nói về cảnh quan của rừng. Nhưng hình ảnh ấy có sức gợi rấ lớn, gợi về những gì đẹp đẽ và tinh tuý nhất. Hoa trong “NÓi với con” có thể là hoa thực - như một đặc điểm của rừng - và khi đặt trong mạch của bài thơ, hình ảnh này là một tín hiệu thẩm mĩ góp phần diễn đạt điều tác giả đang muốn khái quát: chính những gì đẹp đẽ của quê hương đã hun đúc nên tâm hồn cao đẹp của con người ở đó. Quê hương còn hiện diện trong những gì gần gũi, thân thương với con. Đó cũng chính là một nguồn mạch yêu thương vẫn tha thiết chảy trong tâm hồn mỗi người, bởi “con đường cho những tấm lòng”. Điệp từ “cho” mang nặng nghĩa tình. Thiên nhiên đã che chở, nuôi dưỡng, bồi đắp tâm hồn cũng như lối sống của con người. =>Bằng cách nhân hoá “rừng” và “con đường” qua điệp từ “cho”, người đọc có thể nhận ra lối sống tình nghĩa của “người đồng mình” Quê hương ấy chính là cái nôi để đưa con vào cuộc sống êm đềm. Luận điểm 2: Lòng tự hào về vẻ đẹp của “người đồng mình” và mong ước của người cha. - Người đồng mình không chỉ “yêu lắm” với những hình ảnh đẹp đẽ, giản dị gợi nhắc cội nguồn sinh dưỡng tâm hồn, tình cảm, lối sống cho con người mà còn với những đức tính cao đẹp, đáng tự hào. Trong cái ngọt ngào kỉ niệm gia đình và quê hương, người cha đã tha thiết nói với con về những phẩm chất cao đẹp của con người quê hương. + Tổ hợp từ “người đồng mình” được lặp lại ba lần đã gây ấn tượng không phai mờ về con người quê hương. Lời gọi con thật tha thiết, lời nhắn nhủ thật chân thành: “Người đồng mình thương lắm con ơi!” Đoạn thơ bắt đầu bằng cảm xúc “thương lắm con ơi”, đó là tình cảm yêu thương, yêu thương một cách xót xa. Người cha đã lần lượt ngợi ca những phẩm chất dễ thương của “người đồng mình”với cách nói vừa rất cụ thể của người dân miền núi: “Cao đo nỗi buồn. Xa nuôi chí lớn” vừa mang sức khái quát. Lấy sự từng trả (buồn) để đo chiều cao, lấy chí lớn để đánh giá độ xa. + Những hình ảnh cụ thể của thiên nhiên như : “sông, suối, thác, ghềnh” đã được người cha dùng với tính chất biểu trưng cho khó khăn, gian khổ vá sức mạnh vượt khó khăn gian khổ của những con người của quê hương. + Người đồng mình không sợ gian khổ, nghèo đói. Sự chấp nhận gian khổ ấy thể hiện trong điệp ngữ “không chê”, “không lo” và cách nói tha thiết: “vẫn muốn”. Và ông đã tự ví “người đồng mình”mạnh mẽ, hồn nhiên như sông như suối qua các hình ảnh cụ thể “đá, thung, những thác những ghềnh , dù có lên thác, xuống ghềnh vẫn không nhụt chí khí. Cặp từ trái nghĩa “lên, xuống” đã làm mạnh thêm sự diễn đạt này. Dù quê hương vất vả, nhọc nhằn, dù “người đồng mình” có thể có nỗi đau buồn rất lớn nhưng những người con của quê hương không bao giờ quay lưng lại với nơi mình đã từng -32/111-
  33. Trường THCS Thị trấn Ba Tri Năm học: 2018 - 2019 Đề cương môn ngữ văn 9 HKII Lớp: 97 chôn rau, cắt rốn, cha mẹ đã từng cáy xới vun trồng. Và phải chăng chính cuộc sống nhọc nhằn đầy nỗi khổ đau ấy lại khiến cho “chí lớn” thêm lên, thêm mãnh liệt? - Gửi trong những lời tự hào không dấu giếm đó, người cha ước mong, hy vọng người con phải tiếp nối, phát huy truyền thống để tiếp tục sống có tình có nghĩa, thuỷ chung với quê hương đồng thời muốn con biết yêu quý, tự hào với truyền thống của quê hương. - Phẩm chất của con người quê hương còn được người cha ca ngợi qua cách nói đối lập tương phản giữa hình thức bên ngoài và giá trị tinh thần bên trong nhưng rất đúng với người miền núi: “ Người đồng mình thô sơ đa thịt. Chẳng mấy ai nhỏ bé được đâu con” + Đó là những con người sống giản dị mà mạnh mẽ, hồn nhiên mà mộc mạc. Người miền núi tuy có thể mộc mạc, thô sơ da thịt, có thể không biết nói khéo, không biết nói hay nhung ý nghĩ của họ, phẩm chất của họ thì thật là cao đẹp. Chính cái hồn nhiên mộc mạc ấy lại chứa đựng sức sống mạnh mẽ của dân tộc ; giầu chí khí, niềm tin, không hề nhỏ bé về tâm hồn, về ý chí và đặc biệt là khát vọng xây dựng quê hương. Ý chí và mong ước ấy được cô đúc trong hai câu thơ vừa có hình ảnh cụ thể lại vừa hàm chứa ý nghĩa sâu sắc: Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương Còn quê hương thì làm phong tục. + Việc “ đục đá” là khó, là đòi hỏi nghị lực, nhưng người quê hương ta đã làm,vẫn làm dể làm rạng rỡ quê hương. Chính những đức tính tốt đẹp cùng với sự lao động cần cù, nhẫn nại hàng ngày đã tạo nên sức mạnh để làm nên quê hương với truyền thống với phong tục tập quán tốt đẹp. Người cha đã tâm sự với con về tất cả những gì tốt đẹp nhất của người quê hương, nơi con đang sinh sống, cái nôi đang nuôi con khôn lớn, trưởng thành. * Nói với con là lời thủ thỉ tâm tình của người cha với con về quê hương, 1 quê hương nhọc nhằn vất vả đã nuôi dưỡng chí lớn cho những đứa con. Quê hương với sức sống giản dị mà mãnh liệt, hồn nhiên mà mạnh mẽ. Tất cả được thể hiện qua thể thơ tự do với những từ ngữ, hình ảnh mộc mạc, cụ thể nhưng lại có sức khái quát sâu sắc.Gửi trong những lời tự hào không dấu giếm đó, người cha ước mong, hy vọng người con phải tiếp nối, phát huy truyền thống để tiếp tục sống có tình có nghĩa, thuỷ chung với quê hương đồng thời muốn con biết yêu quý, tự hào với truyền thống của quê hương. - Không chỉ gửi mong ước của mình đầy tự hào, kết thúc bài thơ, người cha còn bộc lộ trực tiếp niềm mong ước này trong lời thủ thỉ dặn dò con thiết tha, chân tình, trìu mến trong tiếng gọi “con ơi!” và lời nhắn nhủ “nghe con”. Song cái điều người cha nói với con thì thật là ngắn gọn, hàm súc mà sâu sắc, đồng thời lại có chút nghiêm nghị của mệnh lệnh trái tim: “Con ơi tuy thô sơ da thịt Lên đường Không bao giờ nhỏ bé được Nghe con. Câu thơ ngắn lại như khắc sâu, có câu chỉ có hai tiếng. Điều mà người cha muốn khuyên con qua cách nhắc lại một phẩm chất của người đồng mình đã nêu ở trên: nghĩa là phải sống cho cao đẹp. Trong những lời thơ cuối cùng ấy, người cha dặn dò con cần tự tin mà vững bước trên đường đời, tiếp -33/111-
  34. Trường THCS Thị trấn Ba Tri Năm học: 2018 - 2019 Đề cương môn ngữ văn 9 HKII Lớp: 97 nối những truyền thống tốt đẹp của “người đồng mình”.Con sống được như thế chính là con phát huy được truyền thống tốt đẹp của cha ông, của quê hương yêu dấu. C. Kết luận: Bài thơ “Nói với con” của Y Phương giúp chúng ta cảm nhận vẻ đẹp của một áng thơ về tình cha con cao quý, xúc động, góp thêm một tiếng nói yêu thương của cha mẹ đối với con cái cũng như những kì vọng lớn lao, mong muốn thế hệ sau sẽ kế tục, phát triển những truyền thống quý báu của quê hương. Bằng cách diễn đạt mộc mạc, thô sơ, bằng những hình ảnh cụ thể mà giàu sức khái quát bài thơ đã thể hiện một cách độc đáo mà cũng thật thấm thía về tình cảm thiết tha sâu sắc nhất của con người : tình cảm gia đình và tình yêu quê hương xứ sở. Trong lòng ta như ngân lên câu hát: “Ba sẽ là cánh chim. Cho con bay thật xa . Ba sẽ là lá chắn. Che chở suốt đời con .”. *Truyện hiện đại Bài 10. BẾN QUÊ -Nguyễn Minh Châu - *Tóm tắt truyện: - Nhân vật chính của truyện, anh Nhĩ từng đi nhiều nơi trên trái đất nhưng cuối đời lại bị cột chặt vào giường vì một căn bệnh hiểm nghèo. Nhĩ không thể tự mình dịch chuyển lấy mười phân trên chiếc giường hẹp kê bên cửa sổ. - Cũng ở thời điểm ấy, Nhĩ nhìn qua cửa sổ phát hiện thấy vẻ đẹp lạ lùng của bãi bồi bên kia sông, nơi bến quê quen thuộc, ngay phía trước cửa sổ nhà anh. Và lúc nằm liệt giường, nhận được sự chăm sóc, anh mới cảm nhận được hết nỗi vất vả, sự tần tảo và đức hy sinh của vợ. - Và trong anh bỗng bừng lên khao khát được đặt chân lên vùng đất ấy, nơi gàn gũi nhưng đã trở nên xa vời với anh bởi anh biết rằng căn bệnh hiểm nghèo sẽ không bao giờ giúp anh thực hiện được điều ấy. - Anh sai thằng Tuấn - con trai thay anh sang bên kia sông chơi loanh quanh một lúc. Chàng trai vâng lời nhưng lại ham vui nên muộn chuyến đò. Và anh đã chiêm nghiệm được một quy luật, ý nghĩa của cuộc đời một cách sâu sắc là con người ta trên đường đời thật khó tránh được những cái vòng vèo hoặc chùng chình - Phần cuối truyện kể về việc Nhĩ cố sức đu mình, nhoài người, giơ cánh tay ra ngoài cửa sổ khoát khoát như ra hiệu khẩn thiết cho một người nào đó. I. Giới thiệu: 1. Tác giả: -Nguyễn Minh Châu (1930 – 1989) -Là cây bút văn xuôi xuất sắc của nền văn học Việt Nam thời kháng chiến chống Mĩ -Sau 1975, ông có những tìm tòi đổi mới quan trọng về tư tưởng và nghệ thuật 2. Tác phẩm: -Trích trong tập Bến quê (1985) II.Đọc – hiểu văn bản: *Tình huống của Nhĩ *Tâm trạng của nhân vật Nhĩ (về thiên nhiên, gia đình, cuộc sống) (Xem kĩ trong vở) III.Tổng kết: -34/111-
  35. Trường THCS Thị trấn Ba Tri Năm học: 2018 - 2019 Đề cương môn ngữ văn 9 HKII Lớp: 97 1. Nghệ thuật: -Xây dựng tình huống nghịch lí, tường thuật theo dòng tâm trạng -Miêu tả tâm lí nhân vật sâu sắc -Sử dụng từ ngữ, hình ảnh mang ý nghĩa tượng trưng 2. Nội dung: Truyện thể hiện những suy ngẫm, trải nghiệm sâu sắc của nhà văn về đời, về con người. Thất tỉnh ở mọi người sự trân trọng những vẻ đẹp bình dị, gần gũi của gia đình, quê hương 3. Ý nghĩa: - Cuộc sống, số phận con người chứa đầy những điều bất thường, nghịch lý vượt ra ngoài những dự định và toan tính của chúng ta. - Trên đường đời, con người ta khó lòng tránh khỏi những điều chùng chình hoặc vòng vèo, để rồi vô tình không nhận ra được những vẻ đẹp bình dị, gần gũi trong cuộc sống. - Thức tỉnh sự trân trọng giá trị của cuộc sống gia đình và những vẻ đẹp bình dị của quê hương *CẬU HỎI Câu 1 : Nêu tình huống truyện « Bến Quê » và tác dụng của việc xây dựng tình huống đó. a. Tình huống. - Căn bệnh hiểm nghèo khiến Nhĩ, người đã đi đến hầu khắp mọi nơi trên thế giới - hầu như bị liệt toàn thân không thế tự di chuyển được, dù chỉ là nhích nửa người trên giường bệnh. Tất cả mọi sinh hoạt của anh đều phải nhờ vào sự giúp đỡ của người khác mà chủ yếu là của Liên, vợ anh. - Tình huống trớ trêu ấy lại dẫn đến một tình huống tiếp theo, cũng đầy nghịch lí. Khi Nhĩ đã phát thiện thấy vẻ đẹp lạ lùng của bãi bồi bên kia sông ngay phía trước cửa sổ nhà anh, nhưng anh biết rằng sẽ không bao giờ có thể được đặt chân lên mảnh đất ấy, dù nó ở rất gần anh, Nhĩ đã nhờ cậu con trai thực hiện giúp mình cái điều khao khát ấy, nhưng rồi cậu ta lại sa ào một đám chơi cờ trên hè phố và có thể lỡ chuyến đò ngang duy nhất trong ngày. b. Tác dụng : Tạo ra một chuỗi những tình hống nghịch lí như trên, tác giả muốn lưu ý người đọc một nhận thức về cuộc đời : cuộc sống và số phận con người chứa đựng những điều bất thường, những nghịch lí, ngẫu nhiên, vượt ra ngoài những dự định, ước muốn, cả những hiểu biết và toan tính củ người ta. Bên cạnh đó, tác giả còn muốn gửi gắm mọi suy ngẫm : trong cuộc đời, người ta hướng đến những điều cao xa mà vô tình không biết đến những vẻ đẹp gần gũi ngay bên cạnh mình. Câu 2 : Tóm tắt truyện « Bến quê » khoảng 5 -6 dòng. Buổi sáng đầu thu. Nhĩ bị bệnh nặng nằm bên cửa sổ để Liên - vợ anh săn sóc. Anh nghĩ suốt đời mình đã làm vợ khổ. Nhĩ nhìn qua cửa sổ đã phát hiện thấy vẻ đẹp lạ lùng của bãi bồi bên kia sông ngay phía trước cửa sổ nhà anh và trong anh bỗng bừng lên khao khát được đặt chân lên vùng đất ấy, anh cũng biết rằng sẽ không bao giờ thực hiện được điều ấy. Anh sai thằng Tuấn (con trai) thay anh sang bên kia sông chơi loanh quanh một lúc. Chàng trai vâng lời nhưng lại ham vui nên muộn chuyến đò. Bọn trẻ hàng xóm sang giúp anh. Cụ giáo Khuyến ghé vào hỏi thăm. Nhĩ cố sức giơ tay ra ngoài cửa sổ như ra hiệu khẩn thiết cho một người nào đó. Câu 3 : Tìm hiểu những hình ảnh, chi tiết trong truyện mang tính biểu tượng : Trong truyện « Bến quê », hầu như mọi hình ảnh đều mang hai lớp nghĩa : nghĩa thực và nghĩa biểu tượng. Ý nghĩa biểu tượng được gợi ra từ hình ảnh thực và hai lớp nghĩa này gắn bó thống nhất với nhau đem đến cho truyện ngắn này một vẻ đẹp riêng : vừa gợi cảm, sinh động, vừa khái quát triết lí. - Hình ảnh bãi bồi, bến sông và toàn bộ khung cảnh thiên nhiên được dựng lên trong truyện mang ý nghĩa biểu tượng cho vẻ đẹp gần gũi, bình dị, thân thuộc của quê hương, xứ sở, của những gì thân thương nhất mà trong một đời người thường dễ dàng lãng quên bởi chính cái điều vòng vèo hay chùng chình thường mắc phải. - Những bông hoa bằng lăng nhợt nhạt khi mới nở ; đậm sắc hơn khi đã sắp hết mùa, rồi lại càng thẫm màu hơ, một màu tím thẫm như bóng tối. Đó là ý nghĩa biểu tượng về không gian và thời gian : cái đẹp gần gũi bình dị rồi cũng tàn phai bởi thời gian luôn thay đổi với những bước đi của nhịp hải hà. -35/111-
  36. Trường THCS Thị trấn Ba Tri Năm học: 2018 - 2019 Đề cương môn ngữ văn 9 HKII Lớp: 97 - Những tảng đất lở bên bờ sông khi con lũ đầu nguồn đã dồn về, đổ ụp vào trong giấc ngủ của Nhĩ báo hiệu trước sự sống của nhân vật Nhĩ cũng đã sắp lụi tàn - Chân dung và cử chỉ của Nhĩ ở đoan cuối truyện : chỉ còn đôi bàn tay với những ngón tay vừa bấu chặt vừa run lẩy bẩy Cánh tay gầy guộc đưa ra ngoài phía cửa sổ khoát khoát như đang hụt hẫng, cố bám víu hiện tại nhưng lại vô vọng bởi chính cái sự vòng vèo và chùng chình của người con. Hình ảnh này mang ý nghĩa biểu tượng sâu sắc. Chân dung của Nhĩ ở cuối truyện là chân dung của một con người đang đi vào cõi chết nhưng đã thức nhận được cuộc đời và chính mình trong « một nỗi mê say đầy đau khổ ». khiến mặt mũi « đỏ rựng một cách khác thường ». Hành động cuối cùng của Nhĩ có thể hiểu là anh đang nôn nóng thúc giục cậu con trai hãy mau kẻo lỡ chuyến đò duy nhất trong ngày. Nhưng không dừng ở cụ thể, hình ảnh này còn mang ý nghĩa khái quát. Cái cánh tay giơ lên khoát khoát của con người đã bước tới ngưỡng cửa của cái chết phải chăng là ước muốn cuối cùng của Nhĩ gửi lại cho đời : anh muốn thức tỉnh mọi người hãy sống khẩn trương, có ích, đừng sa vào những cái « vòng vèo, chùng chình », hãy dứt ra khỏi nó để hướng tới những giá trị đích thực, vốn rất giản dị gần gũi và bền vững của gia đình và của quê hương. Câu 4 : Phân tích niềm khao khát của nhân vật Nhĩ trong giờ phút cuối cùng của cuộc đời. - Trên giường bệnh, qua khung cửa sổ,. Nhĩ đã nhận thấy vẻ đẹp của thiên nhiên trong một buổi sáng đầu thu với những bông hoa bằng lăng cuối mùa thưa thớt nhưng lại đậm sắc hơn ; con sông Hồng màu đỏ nhạt, mặt sông như rộng thêm ra ; vòm trời như cao hơn ; và sau cùng là điểm nhìn của anh dừng lại ở cái bãi bồi bên kia sông : « Những tia nắng sớm đang từ từ di chuyển từ mặt nước lên những khoảng bờ bãi bên kia sông, và cả một vùng phù sa lâu đời của bãi bồi bên kia sông Hồng lúc này đang phô ra trước khung cửa gian gác nhà Nhĩ một một thứ màu vàng thau xen lẫn màu xanh non- những màu sắc thân thuộc quá như da thịt, như hơi thở của đất màu mỡ ». Thật kì lạ, cái bãi bồi vốn quen thuộc gần gũi ấy bỗng như mới mẻ với anh trong buổi sáng đầu thu này, ngỡ như lần đầu tiên anh cảm nhận được tất cả vẻ đẹp và sự giàu có của nó. Bởi đây là một chân trời gần gũi mà lại xa lắc vì chưa hề bao giờ đi đến ». Cho nên trong cái giờ phút cảm thấy sắp từ giã cõi đời, trong anh bỗng bừng dậy khao khát mãnh liệt là được đặt chân một lần lên cái bãi bồi bên kia sông- cái bãi bồi thân quen của quê hương mà suốt cả cuộc đời dường như anh đã quên nó, hờ hững với nó. Giờ đây, thấy lại được vẻ đẹp và sự giàu có của nó thì đã quá muộn và niềm khát khao ấy tuy bùng lên mạnh mẽ nhưng chỉ là một niềm khát khao vô vọng, vì hơn ai hết, anh biết chắc mình sẽ chẳng bao giờ đến được đó. - Sang được bờ sông bên kia, với Nhĩ vừa là ước mơ, vừa là suy ngẫm về cuộc đời. Tính biểu tượng từ « cái bên kia sông mở ra hai tầng ý nghĩa. Trước hết đó là một ước mơ : con người ta hãy đi đến cái « bên kia sông » của cuộc đời mà mình chưa tới. Hình ảnh con sông Hồng phải chăng là ranh giới giữa cái thực và cái mộng mà chiếc cầu nối là con đò qua lại mỗi ngày chỉ có một chuyến mà thôi. Muốn đến với cái thế giới ước mơ kia đừng có do dự, vòng vèo mà bỏ lỡ. Thế giới ước mơ ấy chẳng qua chỉ là trong tâm tưởng của con người nên có thể nó sẽ là một ước mơ tuyệt mĩ hoặc chẳng là cái gì cụ thể cả. Tuy vậy nó lại là cái đích mà con người ta phải bôn tẩu, kiếm tìm, vượt qua bao nhiêu gian truân, khổ ải mà chưa chắc đã đến được. Cái vùng « mơ ước tâm tưởng » ấy không phải ai cũng hiểu được nếu chưa ở độ chín của sự từng trải hoặc quá ngây thơ. Chẳng hạn như Tuấn, con trai anh, do không hiểu được cái thế giới ước mơ kia của Nhĩ, vâng lời bố mà đi nhưng không hề biết vì sao nó phải đi, ở bên kia sông có gì lạ. Nó sẵn sàng và sà vào đám người chơi phá cờ thế bên hè » là lẽ dĩ nhiên. Còn Nhĩ, khi biết thằng bé đã đi, tâm hồn anh trào dâng bao nhiêu náo nức. Nó cũng là « một cánh buồm vừa bắt gió căng phồng lên ». Hình ảnh đứa con, hình ảnh của ước vọng từ « cái mũ cói rộng vành và chiếc sơ mi màu trứng sáo » cứ chập chờn, khi là đứa con, khi chính là mình. Hình ảnh tuyệt vời, trẻ trung này là mơ ước của anh. - Niềm khao khát đó nói lên nhiều điều có ý nghĩa : + Sự thức tỉnh về những giá trị bền vững, bình thường và sâu xa của cuộc sống - những giá trị thường bị người ta bỏ qua, lãng quên, nhất là lúc còn trẻ, khi những ham muốn xa vời đang lôi cuốn con người tìm đến. + Đó là sự thức tỉnh « giống như một niềm mê say pha lẫn với nỗi ân hận đau đớn » nhưng đó là một « sự thức nhận đau đớn sáng ngời của con người » (Lê Văn Tùng) Câu 5 : Tìm hiểu ngòi bút miêu tả tâm lí của Nguyễn Minh Châu ở truyện ngắn này. - Tinh tế : phát hiện những biến thái tinh tế trong tâm trạng nhân vật. Nhĩ đã nhận ra bằng trực giác cái giờ phút cuối cùng của cuộc đời đã đến (câu hỏi của Nhĩ vói Liên : « Đêm qua lúc gần sáng em có nghe thấy tiếng gì không ? » và « Hôm nay đã là ngày mấy rồi em nhỉ ? ». nhưng tác giả đã không để cho Liên trả lời thì đó chính là nhân đạo. Liên cảm nhận được tình cảnh của Nhĩ nên chị đã lảng tránh. -36/111-
  37. Trường THCS Thị trấn Ba Tri Năm học: 2018 - 2019 Đề cương môn ngữ văn 9 HKII Lớp: 97 - Người cha sắp từ giã cõi đời đang giấu một tâm sự bí mật gì đó trong cái vẻ lúng túng. Đó là một nhận xét tinh tế của tác giả về Nhĩ khi anh bắt đầu nói chuyện với con để nhờ cậy nó sang cái bãi bồi bên sông hộ mình. Và trong cuộc đối thoại này, tâm lí Nhĩ đã bộc lộ thật đúng qua sự miêu tả tinh tế của t ác giả (qua thái độ, lời nói) và chính sự tinh tế này lại thấm đượm tinh thần nhân đạo ở chỗ nó đã nói lên một cách sâu sắc cái ước muốn nhỏ nhoi của Nhĩ. - Cũng như vậy, đoạn Nhĩ nghĩ về con người khi nhận ra thằng con trai của anh đang sà vào một đám người chơi phá cờ thế có thể sẽ bị lỡ chuyến đò ngang sang sông duy nhất trong ngày và hình ảnh cuối cùng khi Nhĩ cố hết sức đu mình nhô người ra ngoài, giơ một cánh tay gầy guộc ra phía ngoài cửa sổ khoát khoát đều là những nét miêu tả tâm lí vừa tinh tế, vừa nhân đạo của tác giả. Câu 6 : Phân tích hình ảnh nhân vật Nhĩ ở đoạn cuối truyện Đây là hình ảnh cuối cùng của nhân vật để lại một ấn tượng mạnh mẽ và sâu sắc trong lòng người đọc. Tác giả miêu tả một nét chân dung khác thường với một cử chỉ cũng rất khác thường của nhân vật. Giờ đây, trong những khoảnh khắc cuối cùng của cuộc đời, Nhĩ mới thấm thía. Anh đang cố gắng bấu chặt tay vào cửa sổ như bám chặt lấy niềm hạnh phúc cuối cùng. Anh run lên trong nỗi xúc động, nỗi mê say đầy đau khổ. Phải chăng lúc này, ranh giới giữa sự sống và cái chết mỏng manh như tờ giấy ? Phải chăng anh đang cảm nhận được sự ngắn ngủi của đời người ? Vì thế anh lấy hết sức « đu mình, nhô người ra ngoài cửa sổ » như để được đến gần hơn với miền đất mơ ước. Cánh tay gầy guộc như khẩn thiết ra hiệu cho con trai thực hiện niềm mong ước cuối cùng này của mình hay như muốn chạm vào, muốn với đến miền đất mơ ước ? Cánh tay vẫy vẫy đó cũng như đang vẫy chào con đò, tạm biệt con đò quen thuộc đã chở nặng mơ ước của Nhĩ, con đò đã đưa Nhĩ sang sông trong tâm tưởng, với niềm mê say đầy đau khổ với quê hương, với cuộc sống. Cái vẫy tay ấy như lời vĩnh biệt của anh, vĩnh biệt tất cả những gì là thân thuộc, gần gũi, những nét đẹp vĩnh hằng của đời sống mà nhiều khi những bận rộn lo toan, mục đích của cuộc sống đã che lấp khiến cho chúng ta không dễ nhận ra, khi nhận ra thì cũng là lúc anh phải xa lìa. Đó cũng là lời nhắc nhở đầy xót xa, day dứt của Nguyễn Minh Châu tới tất cả chúng ta : hãy sống có ích, đừng sa đà vào những điều vòng vèo, chùng chình, những cám dỗ, hãy dứt ra khỏi nó để hướng tới một cuộc sống tốt đẹp, hãy dứt khỏi nó để hướng tới những giá trị đích thực, vốn giản dị, gần gũi và bền vững của gia đình và quê hương. Câu 7 : Em có suy nghĩ gì về những người xung quanh Nhĩ. - Những người xung quanh Nhĩ là những người rất tốt. Họ có lẽ sống ân tình, quan tâm đến mọi người. Hình ảnh cụ giáo Khuyến sáng nào đi qua cũng tạt vào thăm Nhĩ là một hình ảnh ân tình ân nghĩa nuôi dưỡng tâm hồn. Một câu hỏi thăm về sức khoẻ, một lời động viên, an ủi ân cần : « Hôm nay ông Nhĩ có vẻ khoẻ ra nhỉ ? » thật cao quý và ấm áp nghĩa tình. Các cháu Huệ, Hùng, Vân, Tam, xinh tươi, ngoan ngoãn, nghe Nhĩ gọi, chúng ríu rít chạy lên, xúm vào, nương nhẹ giúp anh xê dịch chỗ nằm từ mép tấm nệm ra mép tấm phản, lấy gối đặt sau lưng Nhĩ, làm cho anh như trẻ lại « toét miệng cười với tất cả, tận hưởng sự thích thú được chăm sóc và chơi với ». Huệ đã giúp nhiều nên đã quen với việc đỡ cho Nhĩ nằm xuống. Đặc biệt là vợ con Nhĩ. Tuấn không hiểu mục đích của chuyến đi, nhưng vẫn sẵn sàng nghe lời bố, dẹp thú đọc sách lại để đi sang bên kia sông. Vợ Nhĩ thì vì chồng mà từ một cô thôn nữ trở thành người đàn bà thị thành, vẫn mặc áo vá, tần tảo và chịu đựng, không kêu ca một lời. Có gì hạnh phúc hơn khi được sống trong tình yêu thương của gia đình và quê hương như thế ? Câu 8 : Nhận xét nào sau đây đúng với câu : « Đêm qua lúc gần sáng, em có nghe thấy tiếng gì không ? » A. Chỉ là một câu hỏi bình thường, không có hàm ý gì ? B. Có hàm ý nói đến việc đất lở ven sông . C. Có hàm ý nói đến việc đất lở ven sông, gợi sự đổ vỡ, mất mát, gợi sự liên tưởng đau lòng đến tình trạng nguy kịch của người chồng đang ốm, khiến anh lo buồn thêm. (Câu C đúng với câu đó) Cau 9 : Giải thích nhan đề truyện « Bến quê ». - Đặt tên cho truyện ngắn « bến quê », điều ấy vừa bình thường, vừa có gì khác thường. Nó bình thường ở chỗ « : Bến quê là nơi sinh hoạt đông vui ở làng quê như bến nước, mái đình, cây đa ; bến quê còn là nơi bến đậu của con đò quen thuộc, của những con người quê hương đã từng bôn ba đây đó, đã từng trải qua nhiều sóng gió của cuộc đời nay trở về sống những ngày tháng cuối cùng, cảm thấy được che chở và bình yên. Bến quê với họ lúc này là nơi trú ngụ êm đềm nhất trong cuộc đời mỗi con người bởi con người ta ai chẳng có một quê hương để một đời gắn bó. Còn khác thường là ở chỗ : cái bến quê ấy, cái bãi bồi bên kia mà nhân vật Nhĩ hướng về chưa hẳn là nơi chôn rau cắt rốn của -37/111-
  38. Trường THCS Thị trấn Ba Tri Năm học: 2018 - 2019 Đề cương môn ngữ văn 9 HKII Lớp: 97 anh ? Có lẽ đó là quê hương của những người mà anh nhìn thấy : cả một đám khách đợi đò, quê hương của những người đi bộ hay dắt xe đạp, rõ hơn nữa, trong số ấy có « một vài tốp đàn bà đi chợ về đang ngồi kháo chuyện hoặc xổ tóc ra bắt chấy » đằng kia. Với nhân vật Nhĩ, đây chỉ là một miền tưởng nhớ, một mơ ước xa xôi. Con đò sang bên kia sông cũng là con đò chở niềm ao ước gần gũi mà xa vời của anh. Và con đò đến bến bờ cũng là thực hiện niềm ao ước ấy. Nhan đề truyện cho thấy cách lựa chọn đề tài của tác giả thật dung dị nhưng mang tính biểu tượng sâu sắc. Đó là một đặc điểm nghệ thuật bao trùm của « Bến quê » tạo nên cách hiểu đa dạng và ý nghĩa nhiều tầng của thiên truyện. 10. Nhận xét nghệ thuật miêu tả cảnh thiên nhiên trong truyện « Bến quê ». - Thiên nhiên trong truyện ngắn « Bến quê » không mang vẻ đẹp như thiên nhiên trong nhiều thi phẩm khác mà ta đã được biết. Nếu như trong các tác phẩm « Cô Tô » của Nguyễn Tuân, « Sang thu » của Hữu Thỉnh, « Đoàn thuyền đánh cá » của Huy Cận, hay « Lặng lẽ Sa Pa » của Nguyễn Thành Long cảnh thiên nhiên đẹp rực rỡ, lung linh, huyền ảo, mộng mơ được cảm nhận qua tâm hồn rung cảm của người nghệ sĩ thì trong truyện ngắn « Bến quê », thiên nhiên hiện lên dung dị hơn qua cảm nhận của một người con quê hương. Đoạn truyện đã thể hiện rõ cái cảm quan hiện thực của người viết - một cái nhìn thiên nhiên, khung cảnh rất đời, rất gần gũi. Trong những giây phút cuối đời, anh nhìn ra ngoài cửa sổ, nhận thấy những thay đổi rất nhỏ nhặt như « những cánh hoa bằng lăng dường như thẫm mầu hơn- một màu tím thẫm như bóng tối ». Những tia nắng sớm đang từ từ di chuyển từ mặt nước lên những khoảng bờ bãi bên kia sông, và cả một vùng phù sa lâu đời của bãi bồi bên kia sông Hồng lúc này đang phô ra trước khung cửa gian gác nhà Nhĩ một một thứ màu vàng thau xen lẫn màu xanh non- những màu sắc thân thuộc quá như da thịt, như hơi thở của đất màu mỡ ». Những sắc màu thân thuộc như khí trời, hơi thở, gần gũi như đời sống nhưng dường như lần đầu tiên Nhĩ mới nhận ra, mới thấm thía hết vẻ đẹp của nó. Phải chăng, trong cuộc sống bình dị cũng có những nét đẹp của nó nhiều khi không dễ nhận ra. Trong câu hỏi anh hỏi vợ : « Đêm qua em có nghe thấy tiếng gì không ? » ta bắt gặp những âm thanh quen thuộc mà bình thường Nhĩ cũng chẳng bận tâm, nhưng giờ đây với anh nó thật thân thuộc và quý giá biết bao ! Hình ảnh cánh buồm nâu cứ trở đi trở lại trên con sông như đọng lại trong tâm tưởng của Nhĩ, anh quá hiểu rằng mình chỉ có thể sang bờ đất mơ ước trong tâm tưởng mà thôi. Cánh buồm tượng trưng cho sự nghèo đói của quê hương được nhìn dưới con mắt đầy tình yêu thương và xót xa của Nhĩ. Mảnh vá trên cánh buồm hay trên tấm áo của Liên . đó là tất cả hình ảnh quê hương gần gũi, yêu thương mà nặng trĩu niềm xót xa, thương cảm. Hình ảnh quê hương trong văn học Việt Nam vốn hiện lên với nét đẹp rất thơ mộng Trên trang văn của Nguyễn Minh Châu thì khác hẳn, quê hương vất vả tiêu điều, trong sự tần tảo sớm hôm. Đằng sau sự gắn bó với quê hương, với bờ bãi bên kia sông gần gũi mà xa lắc, ẩn dưới nó là nỗi niềm day dứt gần như xót xa. Cái nhìn thiên nhiên của Nhĩ là một cái nhìn rất hiện thực, rất đời, rất tỉnh táo mà chan chứa tình yêu thương da diết. Giờ đây, trong những khoảnh khắc cuối cùng của cuộc đời, Nhĩ mới thấm thía. Anh đang cố gắng bấu chặt tay vào cửa sổ như bám chặt lấy niềm hạnh phúc cuối cùng. Anh run lên trong nỗi xúc động, nỗi mê say đầy đau khổ. Phải chăng lúc này, ranh giới giữa sự sống và cái chết mỏng manh như tờ giấy ? Phải chăng anh đang cảm nhận được sự ngắn ngủi của đời người ? Vì thế anh lấy hết sức « đu mình, nhô người ra ngoài cửa sổ » như để được đến gần hơn với miền đất mơ ước. Cánh tay gầy guộc như khẩn thiết ra hiệu cho con trai thực hiện niềm mong ước cuối cùng này của mình hay như muốn chạm vào, muốn với đến miền đất mơ ước ? Cánh tay vẫy vẫy đó cũng như đang vẫy chào con đò, tạm biệt con đò quen thuộc đã chở nặng mơ ước của Nhĩ, con đò đã đưa Nhĩ sang sông trong tâm tưởng, với niềm mê say đầy đau khổ với quê hương, với cuộc sống. Cái vẫy tay ấy như lời vĩnh biệt của anh, vĩnh biệt tất cả những gì là thân thuộc, gần gũi, những nét đẹp vĩnh hằng của đời sống mà nhiều khi những bận rộn lo toan, mục đích của cuộc sống đã che lấp khiến cho chúng ta không dễ nhận ra, khi nhận ra thì cũng là lúc anh phải xa lìa. Đó cũng là lời nhắc nhở đầy xót xa, day dứt của Nguyễn Minh Châu tới tất cả chúng ta : hãy sống có ích, đừng sa đà vào những điều vòng vèo, chùng chình, những cám dỗ, hãy dứt ra khỏi nó để hướng tới một cuộc sống tốt đẹp, hãy dứt khỏi nó để hướng tới những giá trị đích thực, vốn giản dị, gần gũi và bền vững của gia đình và quê hương. C.Mét sè ®Ò TẬP LÀM VĂN : Đề 1 : Phát biểu cảm nghĩ về nhân vật Nhĩ trong truyện « Bến quê » của Nguyễn Minh Châu Gợi ý : A. Mở bài : - Nhà văn Nguyễn Minh Châu là cây bút xuất sắc nhất của nền văn học VN hiện đại. Ông là người luôn trăn trở, tìm tòi và đổi mới về tư tưởng và nghệ thuật trong cách viết của mình đặc biệt là sau năm 1975. -38/111-