Đề cương ôn tập kiểm tra cuối kì 1 Lịch sử Lớp 9 - Năm học 2022-2023
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập kiểm tra cuối kì 1 Lịch sử Lớp 9 - Năm học 2022-2023", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_cuong_on_tap_kiem_tra_cuoi_ki_1_lich_su_lop_9_nam_hoc_202.docx
Nội dung text: Đề cương ôn tập kiểm tra cuối kì 1 Lịch sử Lớp 9 - Năm học 2022-2023
- ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA CUỐI KÌ I MÔN LỊCH SỬ 9 – Năm học 2022- 2023 A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM: I. Mĩ từ sau năm 1945 1. Tình hình KT nước Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai. + Sau CTTG II, Mĩ vươn lên thành nước TB giàu mạnh nhất, đứng đầu hệ thống TBCN. Trong những năm 1945-1950, Mĩ chiếm hơn một nửa sản lượng công nghiệp thế giới (56,4%), 3/4 trữ lượng vàng thế giới. Mĩ có lực lượng quân sự mạnh nhất thế giới tư bản và độc quyền vũ khí nguyên tử. - Nguyên nhân: Không bị chiến tranh tàn phá, giàu tài nguyên, thừa hưởng các thành quả khoa học kĩ thuật thế giới, thu lợi nhuận từ việc buôn bán vũ khí cho các nước. + Trong những thập niên tiếp theo, KT Mĩ đã suy yếu và không còn giữ được ưu thế tuyệt đối. - Nguyên nhân: sự cạnh tranh của các nước đế quốc khác, khủng hoảng chu kì, chi phí quá lớn cho chạy đua vũ trang và chiến tranh, 2. Chính sách đối nội và đối ngoại của Mĩ sau chiến tranh: a. Chính sách đối nội: - Sau chiến tranh, Nhà nước Mĩ ban hành một loạt đạo luật phản động nhằm chống lại Đảng Cộng sản Mĩ, phong trào công nhân và phong trào dân chủ. - Mặc dù gặp nhiều khó khăn, nhiều phong trào đấu tranh của nhân dân lên mạnh, đặc biệt là phong trào chống phân biệt chủng tộc và phản đối cuộc chiến tranh Việt Nam trong những thập kỷ 60 và 70. b. Chính sách đối ngoại: - Nhằm mưu đồ thống trị thế giới, Mĩ đề ra “Chiến lược toàn cầu” với mục tiêu chống phá các nước XHCN, đẩy lùi phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc, đàn áp phong trào công nhân và dân chủ, thành lập các khối quân sự gây chiến tranh xâm lược, II. Nhật Bản từ sau năm 1945 1. Tình hình Nhật Bản sau chiến tranh + Là nước bại trận, bị tàn phá nặng nề, xuất hiện nhiều khó khăn lớn (thất nghiệp 13 triệu người, thiếu thốn lương thực, thực phẩm và hàng tiêu dùng, ). + Dưới chế độ chiếm đóng của Mĩ, nhiều cuộc cải cách dân chủ đã được tiến hành như: ban hành Hiến pháp mới (1946), cải cách ruộng đất, xóa bỏ chủ nghĩa quân phiệt và trừng trị tội phạm chiến tranh, ban hành các quyền tự do dân chủ (Luật Công đoàn, nam nữ bình đẳng ). Những cải cách ấy đã trở thành nhân tố quan trọng giúp NB phát triển mạnh mẽ sau này. 2. Nhật Bản khôi phục và phát triển kinh tế sau chiến tranh: + Từ đầu những năm 50 đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX, kinh tế Nhật Bản tăng trưởng mạnh mẽ, được coi là “sự phát triển thần kì” Cùng với Mĩ và Tây Âu, Nhật Bản trở thành 1 trong 3 trung tâm kinh tế - tài chính trên thế giới. + Những nguyên nhân chính của sự phát triển đó là do: truyền thống văn hóa, giáo dục lâu đời của người Nhật - sẵn sàng tiếp thu những giá trị tiến bộ của thế giới nhưng vẫn giữ được bản sắc dân tộc; con người NB được đào tạo chu đáo và có ý chí vươn lên; sự quản lí có hiệu quả các của các xí nghiệp, công ti; vai trò điều tiết và đề ra các chiến lược phát triển kinh tế của Chính phủ + Trong thập kỉ 90, kinh tế Nhật bị suy thoái kéo dài, có năm tăng trưởng âm (1997 - âm 0,7%, 1998 - âm 1,0%). Nền kinh tế Nhật Bản đòi hỏi phải có những cải cách theo hướng áp dụng những tiến bộ của khoa học - công nghệ. III. Các nước Tây Âu từ sau năm 1945 1. Tình hình chung:
- + Về kinh tế: Để khôi phục nền kinh tế bị chiến tranh tàn phá nặng nề, các nước Tây Âu đã nhận viện trợ kinh tế của Mĩ theo “Kế hoạch Mác-san” (16 nước được viện trợ khoảng 17 tỉ USD từ 1848 đến 1951). Kinh tế được phục hồi, nhưng các nước này ngày càng lệ thuộc vào Mĩ. + Về chính trị: Chính phủ các nước Tây Âu tìm mọi cách thu hẹp các quyền tự do dân chủ, xóa bỏ các cải cách tiến bộ đã thực hiện trước đây, ngăn cản các phong trào công nhân và dân chủ, củng cố thế lực của giai cấp tư sản cầm quyền. + Về đối ngoại: Nhiều nước Tây Âu đã tiến hành các cuộc chiến tranh tái chiếm thuộc địa. Tham gia khối quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) nhằm chống lại Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu. + Sau CTTG thứ II, nước Đức bị chia cắt thành 2 nhà nước: CHLB Đức và CHDC Đức, với các chế độ chính trị đối lập nhau. Tháng 10/1990, nước Đức thống nhất, trở thành 1 quốc gia có tiềm lực kinh tế và quân sự mạnh nhất Tây Âu. 2. Sự liên kết khu vực: + Sau chiến tranh, ở Tây Âu xu hướng liên kết khu vực ngày càng nổi bật và phát triển: - Tháng 4/1951, “Cộng đồng than, thép châu Âu” được thành lập, gồm 6 nước: Pháp, Đức, I-ta-li-a, Bỉ, Hà Lan, Lúc-xăm-bua. - Tháng 3/1957, “Cộng đồng năng lượng nguyên tử châu Âu” và “Cộng đồng kinh tế châu Âu” (EEC) được thành lập, gồm 6 nước trên. Họ chủ trương xóa bỏ dần hàng rào thuế quan, tự do lưu thông hàng hóa, tư bản và công nhân giữa 6 nước. - Tháng 7/1967, “Cộng đồng châu Âu” (EC) ra đời trên cơ sở sáp nhập 3 cộng đồng trên. - Sau 10 năm chuẩn bị, tháng 12/1991, các nước EC họp Hội nghị cấp cao tại Ma-a- xtơ-rích (Hà Lan), Cộng đồng châu Âu (EC) đổi tên thành Liên minh châu Âu (EU) và từ 1/1/1999, đồng tiền chung châu Âu (EURO) ra đời. + Tới nay, Liên minh châu Âu là 1 liên minh kinh tế - chính trị lớn nhất thế giới, có tổ chức chặt chẽ nhất với 27 nước thành viên. IV. Trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai 1. Sự hình thành trật tự thế giới mới: - Vào giai đoạn cuối của Chiến tranh thế giới thứ hai, nguyên thủ của ba cường quốc là Liên Xô, Anh, Mĩ đã có cuộc gặp gỡ tại I-an-ta từ 4 đến 11-2-1945. Hội nghị thông qua quyết định quan trọng về khu vực ảnh hưởng ở châu Âu và châu Á giữa hai cường quốc Liên Xô và Mĩ. - Trật tự 2 cực I-an-ta được hình thành do Mĩ và Liên Xô đứng đầu mỗi cực. 2. Sự thành lập Liên hợp quốc: (tháng 10 - 1945) - Nhiệm vụ: Duy trì hòa bình an ninh thế giới, thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa các nước. - Vai trò: Giúp đỡ các nước phát triển nền kinh tế, xã hội; giữ gìn hòa bình, an ninh thế giới, đấu tranh xóa bỏ chủ nghĩa thực dân và chủ nghĩa phân biệt chủng tộc. * Việt Nam gia nhập Liên hợp quốc từ tháng 9 - 1977 và là thành viên thứ 149. 3. Chiến tranh lạnh - Sau chiến tranh thế giới thứ hai đã diễn ra sự đối đầu căng thẳng giữa hai siêu cường là Mĩ với Liên Xô và hai phe TBCN với XHCN, mà đỉnh điểm là tình trạng chiến tranh lạnh. - Chiến tranh lạnh là chính sách thù địch của Mĩ và các nước đế quốc trong quan hệ với Liên Xô và các nước XHCN. - Những biểu hiện của Chiến tranh lạnh là: Mĩ và các nước đế quốc ráo riết chạy đua vũ trang, thành lập các khối và căn cứ quân sự, tiến hành các cuộc chiến tranh cục bộ. - Hậu quả: Chiến tranh lạnh đã làm tình hình thế giới luôn căng thẳng, với những khoản chi phí khổng lồ, cực kì tốn kém cho chạy đua vũ trang và chiến tranh xâm lược. 4.Tình hình thế giới sau Chiến tranh lạnh
- + Từ sau năm 1991, thế giới đã bước sang thời kì sau Chiến tranh lạnh. Nhiều xu hướng mới đã xuất hiện như: - Xu hướng hòa hoãn và hòa dịu trong quan hệ quốc tế. - Một trật tự thế giới mới đang hình thành và ngày càng theo chiều hướng đa cực, đa trung tâm. - Dưới tác động của cách mạng khoa học - công nghệ, hầu hết các nước đều điều chỉnh chiến lược phát triển kinh tế, lấy kinh tế làm trọng điểm. - Nhưng ở nhiều khu vực (như châu Phi, Trung Á, ) lại xảy ra các cuộc xung đột, nội chiến đẫm máu với những hậu quả nghiêm trọng + Tuy nhiên, xu thế chung của thế giới ngày nay là hòa bình ổn định và hợp tác phát triển. B. HỆ THÔNG CÂU HỎI: 1.Tình hình kinh tế Mỹ sau chiến tranh và nguyên nhân của sự phát triển kinh tế Mỹ. 2. Nét nổi bật trong chính sách đối ngoại của Mỹ từ sau chiến tranh thế giới hai 3. Vì sao Mỹ trở thành nước tư bản giàu mạnh nhất thế giới khi chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc 4. Nội dung cải cách dân chủ ở Nhật sau chiến tranh thế giới thứ hai và ý nghĩa của những cải cách đó 5. Nguyên nhân kinh tế Nhật Bản phát triển, bài học cho việt Nam từ sự phát triển kinh tế của Nhật. 6. Lập bảng niên biểu những mốc thời gian thành lập các tổ chức liên kết kinh tế ở khu vực Tây âu. Vì sao các nước Tây âu có xu hướng liên kết với nhau 7. Nét nổi bật nhất của Tây âu từ sau năm 1945 là gì? 8.Thời gian, nội dung và hệ quả của hội nghị Ianta 9. Vai trò nhiệm vụ của Liên hợp quốc. Những hoạt động của LHQ tại Việt Nam 10. Các xu thế phát triển của thế giới ngày nay. Tại sao nói xu thế chung của thế giới ngày nay vừa là thời cơ vừa là thách thức cho tất cả các dân tộc trên thế giới, trong đó có Việt Nam. HẾT