Đề cương ôn tập kiểm tra giữa học kì 1 Lịch sử Lớp 9 - Năm học 2022-2023

docx 3 trang Hàn Vy 02/03/2023 5661
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập kiểm tra giữa học kì 1 Lịch sử Lớp 9 - Năm học 2022-2023", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_kiem_tra_giua_hoc_ki_1_lich_su_lop_9_nam_hoc.docx

Nội dung text: Đề cương ôn tập kiểm tra giữa học kì 1 Lịch sử Lớp 9 - Năm học 2022-2023

  1. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I MÔN LỊCH SỬ 9 – NĂM HỌC 2022-2023 A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM. 1. Liên Xô và các nước Đông Âu từ năm 1945 đến giữa những năm 90 của thế kỉ XX. - Công cuộc khôi phục kinh tế ở Liên Xô sau chiến tranh (1945- những năm 70 thế kỉ XX) - Nguyên nhân, quá trình khủng hoảng và tan rã của Liên Xô và các nước XHCN ở Đông Âu. - Biết đánh giá những thành tựu đạt được và một số sai lầm, hạn chế của Liên Xô và các nước XHCN ở Đông Âu. 2. Quá trình phát triển của phong trào giải phóng dân tộc và sự tan rã của hệ thống thuộc địa: tình hình chung ở các nước Á, Phi và Mĩ La-tinh; quá trình đấu tranh giành độc lập và sự phát triển hợp tác sau khi giành độc lập. 3. Các nước Châu Á: tình hình chung của các nước châu Á sau CTTG thứ hai; nét nổi bật cuả tình hình Trung Quốc. 4. Các nước Đông Nam Á. - Tình hình các nước Đông Nam Á trước và sau CTTG thứ hai. - Hiểu được hoàn cảnh ra đời của tổ chức ASEAN và biết được mục đích hoạt động và tác dụng của nó đối với sự phát triển của các nước trong khu vực Đông Nam Á. 5. Các nước Châu Phi. - Tình hình chung của các nước Châu Phi sau CTTG thư hai. - Kết quả cuộc đấu tranh chống CNĐQ và chế độ phân biệt chủng tộc, giành độc lập, dân chủ của nhân dân Nam Phi. 6. Các nước Mĩ la – tinh. - Tình hình chung của các nước Mĩ La-tinh sau CTTG thứ hai. - Nét chính về cuộc cách mạng Cu-ba và kết quả công cuộc xây dựng CNXH ở nước này. B. HỆ THỐNG CÂU HỎI ÔN TẬP. I. TRẮC NGHIỆM. Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất. Câu 1: Sự kiện Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử có ý nghĩa: A. Liên Xô là nước đầu tiên chế tạo thành công bom nguyên tử. B. phá thế độc quyền vũ khí hạt nhân của Mĩ. C. thể hiện sự lớn mạnh về tiềm lực quân sự của Liên Xô so với Mĩ. D. phá thế độc quyền vũ khí hạt nhân của Mĩ, đánh dấu bước phát triển vượt bậc về khoa học kĩ thuật của Liên Xô. Câu 2: Chính sách đối ngoại của Liên Xô sau chiến tranh thế giới thứ hai là: A. thực hiện chính sách đối ngoại hoà bình.
  2. B. đi đầu và đấu tranh cho nền hoà bình, an ninh thế giới. C. giúp đỡ, ủng hộ các nước XHCN và phong trào cách mạng thế giới. D. duy trì hòa bình, quan hệ hữu nghị với các nước, tích cực ủng hộ các nước XHCN và phong trào cách mạng thế giới. Câu 3. Sự kiện nào đánh dấu sự tan rã của CNXH ở Liên Xô? A. Cuộc đảo chính lật đổ Goóc- ba- chốp. B. Đảng Cộng sản bị ngừng hoạt động. C. Thành lập Cộng đồng quốc gia độc lập. D. Tổng thống Goóc- ba- chốp từ chức, lá cờ Liên bang Xô viết trên nóc điện Crem-li bị hạ xuống. Câu 4: Châu lục đi đầu trong phong trào giải phóng dân tộc sau chiến tranh thế giới 2? A. châu Phi. B. châu Âu. C. châu Á. D. châu Mĩ- La tinh. Câu 5: Nước giành độc lập sớm nhất châu Á là A. In-đô-nê-xi-a. B. Việt Nam. C. Lào. D. Trung Quốc. Câu 6: Hiện nay nền kinh tế Trung Quốc đứng vị thứ mấy trên thế giới? A.Thứ nhất. B. Thứ hai. C. Thứ ba. D. Thứ tư. Câu 7: Việt Nam là thành viên thứ mấy của ASEAN? A. 6. B. 7. C. 8. D. 9. Câu 8. Liên Xô đã phá vỡ thế độc quyền về bom nguyên tử của Mĩ vào: A. 1951. B. 1961 C. 1959 D. 1949 Câu 9: Năm 1960 lịch sử ghi nhận “năm châu Phi” vì A. 16 nước giành độc lập. C. 10 nước giành độc lập. B. 17 nước giành độc lập. D. 20 nước giành độc lập Câu 10: Năm 1978 Trung Quốc đề ra đường lối gì? A. Chiến lược phát triển kinh tế. C. Cải cách về chính trị. B. Đường lối cải cách mở cửa. D. Cải cách về chính sách ngoại giao. Câu 11: Biến đổi to lớn nhất của các nước ĐNÁ sau Chiến tranh thế giới thứ hai là: A. các nước Đông Nam Á đều giành được độc lập. B. các nước Đông Nam Á đều gia nhập ASEAN. C. cùng nhau xây dựng ổn định khu vực. D. các nước Đông Nam Á đạt nhiều thành tựu về kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật Câu 12. Sự phát triển mạnh mẽ của phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ-la-tinh sau chiến tranh thế gới thứ hai đã khiến khu vực này được mệnh danh là
  3. A. “Lục địa bùng cháy”. B. “Lục địa mới trỗi dậy”. C. “Lục địa thức tỉnh”. D. “Lục địa bão táp” Câu 13. Vì sao nửa sau TK XX Đông Nam Á đầy những biến động? A. Do dân số tăng nhanh, văn hoá bị phá hoại B. Do xung đột, nội chiến, đói nghèo, nợ nước ngoài, dịch bệnh C. Do chiến tranh xâm lược của các nước đế quốc, tranh chấp biên giới lãnh thổ, đòi li khai, khủng bố D. Do tăng trưởng kinh tế, thu nhập bình quân, đầu tư nước ngoài giảm, nợ nước ngoài tăng Câu 14. Mục tiêu chính của các nước ASEAN là: A. Tăng cường tình hữu nghị giữa các nước B. Hợp tác về quân sự để duy trì hoà bình và ổn định khu vực C. Hợp tác về kinh tế văn hoá trên tinh thần hoà bình và phát triển khu vực D. Liên minh khu vực chống lại ảnh hưởng của các nước lớn D. Xây dựng nền công nghiệp với cấu hợp lí, nông nghiệp đa dạng Câu 15. Là thành viên không thường trực của Liên Hợp Quốc năm 2010 vai trò của Việt Nam trong khối Asean là: A. Tạo điều kiện cho Việt Nam hợp tác làm ăn kinh tế B. Mở rộng quan hệ ngoại giao của Việt Nam C. Nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế D. Cầu nối tiếng nói khu vực với Liên Hợp Quốc, đấu tranh cho quyền lợi của Việt Nam và khu vực. Câu 16. Cách mạng Cu ba thắng lợi vào: A. 10-10-1959. B. 1-10-1959. C. 4-1999. D. 1984. Câu 17. Việt Nam gia nhập tổ chức Asean vào: A. 9-1997. B. 7-1995. C. 1-1-1959 D.10-1-1951. II. TỰ LUẬN: Câu 18. Thời cơ và thách thức của Việt Nam khi gia nhập tổ chức ASEAN? Câu 19: Tại sao nói: "Từ đầu những năm 90 của TK XX, một chương mới đã mở ra trong lịch sử khu vực Đông Nam Á”? Câu 20: Nêu những nét nổi bật của tình hình Đông Nam Á sau 1945? HẾT