Đề cương ôn tập kiểm tra học kì 1 Hóa học Lớp 8 - Năm học 2022-2023

docx 4 trang Hàn Vy 02/03/2023 4342
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập kiểm tra học kì 1 Hóa học Lớp 8 - Năm học 2022-2023", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_kiem_tra_hoc_ki_1_hoa_hoc_lop_8_nam_hoc_2022.docx

Nội dung text: Đề cương ôn tập kiểm tra học kì 1 Hóa học Lớp 8 - Năm học 2022-2023

  1. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KỲ I MÔN: HÓA HỌC 8 - NĂM HỌC 2022 – 2023 A. TRẮC NGHIỆM Câu 1: Trong các cách phát biểu về định luật bảo toàn khối lượng như sau, cách phát biểu nào đúng? A. Tổng sản phẩm các chất bằng tổng chất tham gia. B. Trong một phản ứng, tổng số phân tử chất tham gia bằng tổng số phân tử chất tạo thành. C. Trong một phản ứng hoá học, tổng khối lượng của các sản phẩm bằng tổng khối lượng của các chất phản ứng. D. Tổng khối lượng các chất tham gia bằng tổng các chất tạo thành. Câu 2: Đốt cháy 1,5 g kim loại Mg trong không khí thu được 2,5 g hợp chất magiê oxit MgO. Khối lượng khí oxi đã phản ứng là: A. 1 g B. 1,2 g C. 1,5 g D. 1,1 g Câu 3: Khi phản ứng hóa học xảy ra có chất mới tạo thành nhưng tổng khối lượng của các chất vẫn không đổi là vì: A. Trong phản ứng hóa học chỉ có liên kết giữa các nguyên tử thay đổi. B. Trong phản ứng hóa học, số nguyên tử của mỗi nguyên tố trước và sau phản ứng thay đổi. C. Trong phản ứng hóa học, liên kết giữa các nguyên tử trước và sau phản ứng thay đổi. D. Trong phản ứng hóa học các phân tử thay đổi. Câu 4: Phương trình hóa học dùng để biểu diễn A. hiện tượng hóa học B. hiện tượng vật lí C. ngắn gọn phản ứng hóa học D. sơ đồ phản ứng hóa học Câu 5: Phương trình hóa học cho biết: A. tỉ lệ số về số nguyên tử, số phân tử giữa các chất trong phản ứng. B. tỉ lệ số về số nguyên tử, số phân tử từng cặp chất tham gia. C. tỉ lệ số về nguyên tử giữa các chất trong phản ứng. D. tỉ lệ số về số phân tử giữa các chất trong phản ứng. Câu 6: Cho PTHH: 2Cu + O2 → 2CuO. Tỉ lệ giữa số nguyên tử đồng : số phân tử oxi: số phân tử CuO là: A. 1:2:1 B. 2:1:2 C.2:1:1 D. 2:2:1 Câu 7: Cho sơ đồ phản ứng hóa học: N2 + 3H2 2NH3. Các hệ số đặt trước các phân tử N2, H2, NH3 lần lượt là A. 1,3,2 B. 1,2,3 C. 2,1,3 D. 3,1,2 Câu 8: 1 mol khí ở điều kiện tiêu chuẩn có thể tích là bao nhiêu? A. 24 lít B.2,24 lít C. 22,4 lít D. 4,48 lít Câu 9: Khối lượng mol chất là A. là khối lượng ban đầu của chất đó. B. là khối lượng sau khi tham gia phản ứng hóa học. C. bằng 6.1023. D. là khối lượng tính bằng gam của N nguyên tử hoặc phân tử chất đó. Câu 10: Trong 1mol MgO có bao nhiêu phân tử MgO? A. 2,6.1023 phân tử B. 3,0.1023 phân tử
  2. C. 4,2.1023 phân tử D. 3,6.1023 phân tử. Câu 11: Cho khối lượng của chất A là m gam; số mol chất A là n mol và khối lượng mol là M gam. Biểu thức nào sau đây biểu thị mối liên hệ giữa đại lượng trên là sai? 푛 A. n = B. m =푛. C. M = D. M = 푛 Câu 12: Công thức tính tỉ khối của khí A đối với khí B là: A. dA/B= mA.mB B. dA/B= nA.nB C. dA/B= MA/ MB D. dA/B= mA/ mB Câu 13: Khí nào nặng nhất trong các khí sau? A. CH2 B. CO2 C. N2 D. H2 Câu 14: Thành phần phần trăm theo khối lượng của nguyên tố Fe có trong hợp chất Fe2O3 là A. 70% B. 30% C. 40% D. 60% Câu 15: Tìm công thức hóa học biết chất A có 80% nguyên tử Cu và 20% nguyên tử Oxi, biết dA/H2 = 40 A. CuO2 B. CuO C. Cu2O D. Cu2O2 Câu 16: Cho 65 gam kim loại kẽm tác dụng với axit clohidric cho 136 gam ZnCl2 và giải phóng 22,4 lít khí hidro (đktc). Khối lượng axit HCl cần dùng là: A. 73g B. 72g C. 36,5g D. 71g Câu 17: Thể tích ở đktc của 2,25 mol phân tử O2 là: A. 22,4l B. 24l C. 5,04l D. 50,4l Câu 18: Thể tích mol chất khí là: A. thể tích của chất lỏng B. thể tích của 1 nguyên tử nào đó C. thể tích chiếm bởi N phân tử của chất khí đó D. thể tích ở đktc là 22,4l Câu 19: Số mol nguyên tử tương ứng với 10,0 gam kim loại Ca là: A. 0,25 mol B. 0,4 mol C. 0,7 mol D. 0,04 mol Câu 20: Khối lượng của 0,01 mol khí SO2 là: A. 3,3 gam B. 0,35 gam C. 6,4 gam D. 0,64 gam B. TỰ LUẬN I. Lý thuyết Câu 1: Phát biểu nội dung định luật bảo toàn khối lượng, viết biểu thức. Định luật: trong một phản ứng hóa học, tổng khối lượng của các chất sản phẩm bằng tổng khối lượng của các chất phản ứng. Áp dụng: A + B → C + D mA + mB = mC + mD Câu 2: Phương trình hóa học là gì? Các bước lập PTHH? Ý nghĩa của PTHH? Phương trình hóa học là sự biểu diễn phản ứng hóa học bằng công thức hóa học Ví dụ: Phản ứng sắt tác dụng với oxi: to 3Fe + 2O2  Fe3O4 - Các bước lập PTHH: + B1: Viết sơ đồ của pứ: Al + O2 > Al2O3 + B2: Cân bằng số nguyên tử của mỗi nguyên tố: Al + O2 > 2Al2O3 + B3: Viết PTHH: 4Al + 3O2 →2Al2O3 - Ý nghĩa của PTHH: cho biết tỉ lệ về số nguyên tử, số phân tử giữa các chất cũng như từng cặp chất trong phản ứng.
  3. Câu 3: Các công thức chuyển đổi giữa khối lượng, thể tích và lượng chất. - Chuyển đổi giữa lượng chất và khối lượng chất: Công thức: m = n.M n: số mol chất; M: khối lượng mol chất; m: khối lượng - Chuyển đổi giữa lượng chất và thể tích chất khí: Công thức: V = 22,4.n n: số mol chất khí; V: thể tích chất khí (đktc)  n= V/22,4 Câu 4: Công thức tính tỷ khối của chất khí? - Công thức tính tỉ khối của khí A đối với khí B: dA/B = MA/MB  MA = dA/B.MB - Công thức tính tỉ khối của khí A đối với không khí: dA/kk = MA/29  MA = 29 dA/kk II. Bài tập *Dạng bài tập 1: Định luật bảo toàn khối lượng Hòa tan hoàn toàn 2,7g nhôm vào dung dịch có chứa 10,95g axitclohiđric (HCl) Thu được 0,3g khí hiđro và muối nhôm clorua (AlCl3). a. Lập phương trình hóa học của phản ứng. Cho biết tỉ lệ số nguyên tử, phân tử trong PTHH vừa lập. b. Viết công thức về khối lượng của các chất trong phản ứng. c. Tính khối lượng muối nhôm clorua (AlCl3) thu được. *Dạng bài tập 2: Phương trình hóa học Chọn hệ số thích hợp để cân bằng các phản ứng sau: 1/ Al + O2 Al2O3 2/ K + O2 K 2 O t0 3/ Al(OH)3 Al 2O3 + H2O 4/ Al2O3 + HCl AlCl3 + H2O 5/ Al + HCl AlCl3 + H2  6/ FeO + HCl FeCl2 + H2O 7/ BaCl2 + H2SO4 BaSO4  + HCl *Dạng bài tập 3: Chuyển đổi giữa khối lượng, thể tích và lượng chất 1. Hãy tính: a. Số mol 3,2g CuSO4 b. Số mol của 11,2 lít SO2 c. Thể tích của 0,3 mol H2 d. Khối lượng của 3,5 mol C 2. Hãy tính a. Khối lượng của: 2,24l O2; 5,6 l CO2 b. Thể tích của: 4g H2; 3,2 g SO2 *Dạng bài tập 4: Tính theo công thức hóa học
  4. 1. Tính phần trăm khối lượng của các nguyên tố trong hợp chất: NaNO3; K2CO3, Al(OH)3, SO2, SO3, Fe2O3. 2. Một oxit của lưu huỳnh có thành phần trăm của lưu huỳnh là 50% và Oxi là 50%. Biết oxit này có khối lượng mol phân tử là 64 g/mol. Hãy tìm công thức hóa học của oxit.