Đề kiểm tra học kỳ II môn Hóa học Lớp 8 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Chu Văn An

doc 1 trang thaodu 2780
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ II môn Hóa học Lớp 8 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Chu Văn An", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ky_ii_mon_hoa_hoc_lop_8_nam_hoc_2018_2019_tr.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra học kỳ II môn Hóa học Lớp 8 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Chu Văn An

  1. TRƯỜNG THCS CHU VĂN AN KIỂM TRA HỌC KỲ II Lớp: 8A Năm học: 2018-2019 Họ và tên : . Môn : Hóa học 8 I- TRẮC NGHIỆM:( 2,0 điểm) Hãy khoanh tròn vào chữ cái đầu câu để chọn câu trả lời đúng nhất. 1- Một oxit dạng RO, biết khối lượng mol của oxit này bằng 56 gam. Hỏi R là nguyên tố nào ? A- Kẽm (Zn) ; B- Canxi (Ca) C- Sắt (Fe) ; D- Đồng ( Cu) 2- Hòa tan 0,5 mol NaOH vào 60 gam nước thì thu được một dung dịch có nồng độ phần trăm là bao nhiêu ? A- 33,33 % ; B- 25 % C- 0,83 % ; D- Cả A,B,C đều sai 3- Dãy nào chỉ gồm các công thức hóa học của oxit bazơ: A- SO3, MgO, CaO, ; B- CaO, Fe2O3, CuO C- CaO, SiO2, Na2O ; D- SO2, SO3, P2O5 4- Dãy nào chỉ gồm các công thức hóa học của axit A- NH3, HCl, H2SO4 ; B- H2O, HNO3, HCl C- HNO3, H2CO3, H3PO4 ; D- Cả A,B,C đều đúng 5- Dãy chất nào sau đây gồm toàn muối: A. KCl, HNO3, CuCl2, NaHCO3 B. NaNO3, Al2(SO4)3, NaOH, H2S C. ZnCl2, Mg(NO3)2, KCl, Na2S D. Cu(NO3)2, PbCl2, FeS2, AgCl. 6- Dãy gồm các chất khí nặng hơn không khí : A. CO2 , H2 B. CO, CO2 C. N2, H2 D.SO2, O2 7- Ứng dụng của hiđro là: A. Dùng làm nguyên liệu cho động cơ xe lửa B. Dùng làm chất khử để điều chế một số kim loại từ oxit của chúng C. Dùng để bơm vào khinh khí cầu D. Tất cả các ứng dụng trên 8-Trong phòng thí nghiệm, muốn chuyển đổi dung dịch NaCl bão hòa thành một dung dịch chưa bão hòa, ta cần: A. Cho thêm nước B. Cho thêm muối C. Đun nóng dung dịch muối D. Cả A,C đúng. II- TỰ LUẬN :( 8,0 điểm) Câu 1: (1đ) Oxit là gì ? Trong các oxit sau: CaO, CO2 , MgO, SO2 , P2O5, Fe3O4 . - Oxit nào thuộc oxit axit, oxit nào thuộc oxit bazơ. Câu 2 (1đ) Viết các PTHH theo sơ đồ biến hóa sau (ghi điều kiện phản ứng nếu có). Cu -> CuO -> H2O -> H2SO4 -> H2. Câu 3: (3đ) a. Cho biết các chất dưới đây thuộc loại hợp chất nào và gọi tên: SO3, Ba(OH)2, NaH2PO4, HNO3, KCl b. Cho các chất sau: K; BaO; SO2 đều tác dụng được với nước. Viết phương trình phản ứng hóa học xảy ra? c. Bằng phương pháp hóa học hãy nhận biết các chất rắn sau: FeO, P2O5, K2O Câu 4: (1,đ) Trong phòng thí nghiệm oxit sắt từ (Fe3O4) được điều chế bằng cách dùng oxi để oxi hóa sắt ở nhiệt độ cao. a. Tính khối lượng sắt và thể tích khí oxi ( ở đktc) cần thiết để điều chế được 3,48 gam oxit sắt từ. b. Để có được lượng oxi trên cần phải phân hủy bao nhiêu gam kaliclorat? Câu 5: (1,5đ) Hòa tan 13 gam kẽm vào trong 187,4 gam dung dịch HCl ( vừa đủ) thì thu được một dung dịch muối và bay ra một chât khí. a) Viết phương trình hóa học của phản ứng. b) Tính khối lượng muối và thể tích khí sinh ra ( đktc) c) Tính nồng độ % của dung dịch muối thu được. Câu 6: (0,5 đ ) Đốt cháy hoàn toàn 7,2 g kim loại R có hóa trị II thu được 12 g oxit. Xác định tên nguyên tố R trên. (Cho biết Zn : 65; O : 16; K : 39; Cl: 35,5; Al : 27; H : 1 ) HẾT