Hệ thống câu hỏi và bài tập Hóa 8 - Chương 4: Oxi - Không khí - Trần Thị Huệ

doc 4 trang thaodu 6240
Bạn đang xem tài liệu "Hệ thống câu hỏi và bài tập Hóa 8 - Chương 4: Oxi - Không khí - Trần Thị Huệ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • doche_thong_cau_hoi_va_bai_tap_hoa_8_chuong_4_oxi_khong_khi_tra.doc

Nội dung text: Hệ thống câu hỏi và bài tập Hóa 8 - Chương 4: Oxi - Không khí - Trần Thị Huệ

  1. BÀI TẬP HÓA CHƯƠNG 4 TRẦN THỊ HUỆ HỆ THỐNG CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP HÓA 8- CHƯƠNG 4 OXI – KHÔNG KHÍ I. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM Bài 1. Chọn câu trả lời đúng trong các câu sau Câu 1: Phát biểu nào sau đây về oxi là không đúng? A. Oxi là phi kim hoạt động hoá học rất mạnh, nhất là ở nhịêt độ cao B. Oxi tạo oxit axit với hầu hết kim loại C. Oxi không có mùi và vị D. Oxi cần thiết cho sự sống Câu 2: Quá trình nào dưới đây không làm giảm lượng oxi trong không khí? A. Sự gỉ của các vật dụng bằng sắt.B. Sự cháy của than, củi, bếp ga. C. Sự quang hợp của cây xanh.D. Sự hô hấp của động vật. Câu 3: Trong phòng thí nghiệm người ta điều chế oxi bằng cách nhiệt phân KClO3 hay KMnO4 hoặc KNO3. Vì lí do nào sau đây? A. Dễ kiếm, rẻ tiền.B. Giàu oxi và dễ phân huỷ ra ox.i C. Phù hợp với thiết bị hiện đại.D. Không độc hại. Câu 4: Người ta thu khí oxi bằng cách đẩy nước là nhờ dựa vào tính chất: A. Khí oxi tan trong nước. B. Khí oxi ít tan trong nước. C. Khí oxi khó hoá lỏng. D. Khí oxi nhẹ hơn nước. Câu 5: Người ta thu khí oxi bằng cách đẩy không khí là nhờ dựa vào tính chất: A. Khí oxi nhẹ hơn không khí.B. Khí oxi nặng hơn không khí. C. Khí oxi dễ trộn lẫn với không khí.D. Khí oxi ít tan trong nước. Câu 6: Sự oxi hoá chậm là: A. Sự oxi hoá mà không toả nhiệt.B. Sự oxi hoá mà không phát sáng. C. Sự oxi hoá toả nhiệt mà không phát sáng.D. Sự tự bốc cháy. Câu 7: Hãy cho biết 3,01.1024 phõn tử oxi có khối lượng bao nhiêu gam: A. 120g.B. 140g.C.160g. D. 150g. Câu 8: Đốt cháy 3,1g photpho trong bình chứa 5g oxi.sau phản có chất nào còn dư? A. Oxi.B. Photpho. C. Hai chất vừa hết.D. Không xác định được. Câu 9: Nếu đốt cháy hoàn toàn 2,40g cacbon trong 4,80g oxi thì thu được tối đa bao nhiêu gam khí CO2? A. 6,6g.B. 6,5g.C. 6,4g.D. 6,3g Câu 10: Đốt chấy 3,2g lưu huỳnh trong một bình chứa 1,12 lít khí O2( đktc). Thể tích khi SO2 thu được là: A. 4,48lít.B. 2,24 lít.C. 1,12 lít.D. 3,36 lít Câu 11: Khi phân huỷ có xúc tác 122,5g KClO3, thể tích khí oxi thu được là: A. 33,6 lít.B. 3,36 lít.C. 11,2 lít. D. 1,12 lít. Câu 12: Số gam KMnO4 cần dùng để điều chế được 2,24 lít khí oxi (đktc) là: A. 20,7g.B. 42,8g.C. 14,3g. D. 31,6g. Câu 13: Người ta thu khí oxi qua nước là do: A. Khí oxi nhẹ hơn nước. B. Khí oxi tan nhiều trong nước. C. Khí O2 tan ít trong nước. D. Khí oxi khó hoá lỏng. Câu 14: Trong phòng thí nghiệm cần điều chế 4, 48lít O2 (đktc). Dùng chất nào sau đây để có khối lượng nhỏ nhất? A. KClO3.B. KMnO 4.C. KNO 3.D. H 2O( điện phân).
  2. BÀI TẬP HÓA CHƯƠNG 4 TRẦN THỊ HUỆ Câu 15: Nguyên liệu để sản xuất khí O2 trong công nghiệp là phương án nào sau đây: A. KMnO4.B. KClO 3.C. KNO 3.D. Không khí. Câu 16: Cho các chất sau: 1. FeO 2. KClO3 3. KMnO4 4. CaCO3 5. Không khí 6. H2O Những chất được dùng để điều chế oxi trong phòng thí nghiệm là: A. 1, 2, 3, 5.B. 2, 3, 5, 6.C. 2, 3.D. 2, 3, 5. Câu 17: Chọn định nghĩa phản ứng phân huỷ đầy đủ nhất: A. Phản ứng phân huỷ là phản ứng hoá học trong đó một chất sinh ra một chất mới B. Phản ứng phân huỷ là phản ứng hoá học trong đó một chất sinh ra hai chất mới C. Phản ứng phân huỷ là phản ứng hoá học trong đó một chất sinh ra hai hay nhiều chất mới D. Phản ứng phân huỷ là phản ứng hoá học có chất khí thoát ra Câu 18: Phản ứng nào dưới đây là phản ứng hoá hợp A. CuO + H2 -> Cu + H2O.B. CaO +H 2O -> Ca(OH)2. C. 2MnO4 -> K2MnO4 + MnO2 + O2. D. CO 2 + Ca(OH)2-> CaCO3 +H2O. Câu 19: Phản ứng nào dưới đây không phải là phản ứng hoá hợp: A. 3Fe + 3O2 -> Fe3O4. B. 3S +2O 2 - > 2SO2. C. CuO +H2 -> Cu + H2O. D. 2P + 2O 2 - > P2O5. Câu 20: Câu nào đúng khi nói về không khí trong các câu sau? A. Không khí là một nguyên tố hoá học. B. Không khí là một đơn chất. C. Không khí là một hỗn hợp chất của 2 nguyên tố là oxi và nitơ. D. Không khí là hỗn hợp của 2 khí là oxi và nitơ. Câu 21. Một trong những điều kiện để một chất cháy được là: A. Chất phải nhẹ.B. Chất phải tiếp xúc với oxi. C. Chất phải có nhiệt độ sôi cao.D. Chất phải được nghiền nhỏ. Câu 22. Để dập tắt một đám cháy do xăng dầu người ta A. Phun nước vào đám cháy.B. Trùm kín lên đám cháy. C. Phủ cát lên đám cháy. D. Phun khí CO 2 vào đám cháy. E. Thổi không khí thật mạnh vào đám cháy. Câu 23. Thành phần không khí gồm: A. 21% N2; 78% O2; 1% khí khác.B. 78% N 2; 21% O2; 1% khí khác. C. 78% O2; 21%N2; 1% khí khác.D. 100% O 2. Bài 2. Hãy chọn các thí dụ ở cột (II) cho phù hợp với các khái niệm ở cột (I). a. Các khái niệm (I) Các thí dụ (II) A. Sự oxi hoá to 1. KClO  2KCl + 3O B. Phản ứng hoá hợp 3 2 2. CuO + 2HCl CuCl + H O C. Phản ứng phân huỷ  2 2 3. CaO + CO CaCO D. Phản ứng điều chế oxi 2  3 to 4. 3Fe +2O2  Fe3O4 to 5. Mg(OH)2  MgO + H2O b. Hãy điền các nội dung ở cột (II) cho phù hợp với khái niệm ở cột (I) của bảng sau : Khái niệm ( I) Nội dung (II)
  3. BÀI TẬP HÓA CHƯƠNG 4 TRẦN THỊ HUỆ A. Sự cháy 1. Phản ứng trong đó từ một chất ban đầu tạo ra hai B. Sự oxi hoá chậm hay nhiều sản phẩm. C. Phản ứng phân huỷ 2. Phản ứng từ hai hay nhiều chất ban đầu tạo ra D. Phản ứng hoá hợp một chất sản phẩm. 3. Phản ứng có oxi tham gia. 4. Phản ứng có oxi tham gia, toả nhiệt và phát sáng. 6. Phản ứng có oxi tham gia, toả nhiệt và không phát sáng. II. BÀI TẬP TỰ LUẬN Bài 1. Viết PTHH của phản ứng giữa oxi với các chất sau ở nhiệt độ thích hợp. a. Các kim loại: K; Na; Ba; Ca; Mg; Al; Zn; Fe; Pb; Cu; Hg b. Các phi kim: C; S; P; H2; N2; Si c. Một số hợp chất: SO2; CO; CH4; C2H2; C2H6O. Bài 2. Giải thích vì sao một chất cháy trong không khí lại yếu hơn và tỏa ra nhiệt độ thấp hơn cháy trong oxi? Bài 3. Sự khác nhau giữa sự cháy và sự oxi hóa chậm? Bài 4. Lập các PTHH sau và cho biết phản ứng nào là phản ứng phân hủy? Phản ứng nào là phản ứng hóa hợp? Vì sao? t o a. KClO3  KCl + O2 t o b. CaCO3  CaO + CO2 c. Fe + HCl  FeCl2 + H2 d. H2 + O2  H2O e. Fe(OH)3  Fe2O3 + H2O f. Na2O + H2O NaOH Bài 5: Trong phòng TN, người ta nhiệt phân 3,16 g Kali pemanganat để điều chế khí oxi. a. Viết PTHH? b. Tính thể tích khí Oxi thu được ở đktc? Bài 6. Đốt cháy hoàn toàn 7 g Photpho trong không khí thu được điphotpho pentaoxit. a. Viết PTHH? b. Tính khối lượng sản phẩm thu được? c. Tính thể tích không khí cần dùng? Bài 7. Oxi hóa lưu huỳnh ở nhiệt độ cao thu được lưu huỳnh đioxit. a. Tính khối lượng oxi đã tham gia phản ứng để thu được 6,4 g lưu huỳnh đioxit? b. Tính khối lượng Kaliclorat cần đun nóng để thu được lượng khí oxi cho phản ứng trên? Bài 8. Đốt cháy 6,2 gam photpho trong bình chứa 6,72 lít khí oxi (đktc) tạo thành điphotpho pentaoxit. a. Chất nào còn dư sau phản ứng, với khối lượng là bao nhiêu? b. Tính khối lượng sản phẩm tạo thành. Bài 9. Đốt cháy 16,8 gam sắt trong bình chứa 6,72 lit oxi (đktc) thu được oxit sắt từ. a. Viết PTHH? b Tính khối lượng sản phẩm thu được?
  4. BÀI TẬP HÓA CHƯƠNG 4 TRẦN THỊ HUỆ Bài 10. Cho 3,2 g đồng kim loại vào bình kín chứa đầy khí O 2 có dung tích 784 ml (đktc). Nung nóng bình để phản ứng xảy ra hoàn toàn, lấy chất rắn trong bình cân được a g. Hãy tính a. Bài 11. Tính thể tích khí oxi (đktc) cần dùng để đốt cháy hoàn toàn 1 kg than đá chứa 96% cacbon và 4% tạp chất không cháy. Bài 12. Đốt cháy 21 gam một mẫu sắt không tinh khiết trong oxi dư người ta thu được 23,2 gam oxit sắt từ Fe3O4 . Tính độ tinh khiết của mẫu sắt đã dùng