Đề cương ôn tập kiểm tra học kỳ 1 môn Công nghệ Lớp 9 - Năm học 2021-2022

docx 6 trang Hoài Anh 18/05/2022 3750
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập kiểm tra học kỳ 1 môn Công nghệ Lớp 9 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_kiem_tra_hoc_ky_1_mon_cong_nghe_lop_9_nam_ho.docx

Nội dung text: Đề cương ôn tập kiểm tra học kỳ 1 môn Công nghệ Lớp 9 - Năm học 2021-2022

  1. TRƯỜNG THCS LONG THỌ ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KỲ I – NĂM HỌC: 2021 -2022 MÔN: CÔNG NGHỆ - LỚP: 9 I.LÝ THUYẾT Câu 1. Kể tên các loại mối nối dây dẫn điện ? Trả lời - Mối nối thẳng - Mối nối phân nhánh - Mối nối dùng phụ kiện. Câu 2. Nêu quy trình chung nối dây dẫn điện? Trả lời Quy trình chung nối dây dẫn điện Bóc vỏ cách điện Làm sạch lõi Nối dây Kiểm tra mối nối Hàn mối nối Cách điện mối nối. Câu 3. Vẽ sơ đồ lắp đặt mạch điện bảng điện được tiến hành theo những bước nào? Trả lời - Bước 1. Vẽ đường dây nguồn. - Bước 2. Xác định vị trí để bảng điện, bóng đèn. - Bước 3. Xác định vị trí các thiết bị điện trên bảng điện. - Bước 4. Vẽ đường dây dẫn điện theo sơ đồ nguyên lí. Câu 4. Bảng điện của mạng điện trong nhà thường có mấy loại? Nêu công dụng của từng loại? Trên mỗi bảng điện thường lắp những thiết bị nào? Trả lời Mạng điện trong nhà thường có 2 loại bảng điện: bảng điện chính và bảng điện nhánh - Bảng điện chính: có nhiệm vụ cung cấp điện cho toàn bộ hệ thống điện trong nhà. Trên bảng điện chính có lắp cầu dao, cầu chì. - Bảng điện nhánh: có nhiệm vụ cung cấp điện tới đồ dùng điện. Trên bảng điện nhánh thường lắp công tắc hoặc áp-tô-mát, ổ cắm điện, hộp số quạt. Câu 5. Nêu công dụng của sơ đồ nguyên lí và sơ đồ lắp đặt? Trả lời - Sơ đồ nguyên lí có công dụng nói lên mối liên hệ điện giữa các phần tử của mạng điện. - Sơ đồ lắp đặt có công dụng biểu thị vị trí lắp đặt, cách lắp ráp giữa các phần tử của mạng điện. Câu 6. Nêu đại lượng đo và kí hiệu của am-pe kế, vôn kế, ôm kế, oát kế, công tơ điện? Hướng dẫn: Ampe kế đo cường độ dòng điện. Kí hiệu A
  2. Câu 7. Kể tên các loại dụng cụ cơ khí và nêu công dụng của chúng? Hướng dẫn: Kìm: cắt dây dẫn, tuốt và giữ dây khi nối Câu 8. Tại sao dùng giấy ráp mà không nên dùng lưỡi dao nhỏ để làm sạch lõi dây điện? Hướng dẫn: - Dùng giấy ráp không làm tổn thương lõi dây dẫn, lõi dây dẫn sẽ sạch hơn. - Dùng dao dễ cắt vào lõi, ảnh hưởng đến chất lượng mối nối và sự vận hành của mạng điện. Câu 9. Lắp mạch điện đèn ống huỳnh quang cần chuẩn bị những vật liệu và thiết bị nào? Hướng dẫn: 1 bóng đèn huỳnh quang, chấn lưu, tắc te, 1 công tắc hai cự, 1 cầu chì, dây dẫn điện, kìm, tua vít, khoan tay, giấy ráp, băng keo cách điện. II. TRẮC NGHIỆM Câu 1. Thước cặp có công dụng A. đo chiều dài, chiều rộng của vật. B. cắt dây dẫn, tuốt và giữ dây khi nối. C. khoan lỗ trên gỗ, bê tông. D. đo đường kính dây điện, kích thước, chiều sâu lỗ. Câu 2. Mối nối dây dẫn điện gồm có A. mối nối thẳng, mối nối nối tiếp, mối nối phân nhánh. B. mối nối phân nhánh, mối mối rẻ, mối nối dùng phụ kiện. C. mối nối thẳng, mối nối phân nhánh, mối nối dùng phụ kiện. D. mối nối nối tiếp, mối nối thẳng, mối nối rẻ. Câu 3. Bảng điện của mạng điện trong nhà gồm A. bảng điện chính và cầu dao. B. bảng điện nhánh và cầu chì. C. bảng điện chính và bảng điện lớn. D. bảng điện chính và bảng điện nhánh. Câu 4. Trên bảng điện chính thường lắp dụng cụ nào? A. cầu dao, công tắc. B. cầu chì, hộp số quạt C. công tắc, hộp số quạt. D. cầu dao, cầu chì. Câu 5. Sơ đồ nguyên lí có công dụng A. cho biết điện năng tiêu thụ của các thiết bị điện trong gia đình. B. cho biết công suất tiêu thụ của các thiết bị điện trong gia đình. C. nói lên mối liên hệ điện giữa các phần tử của mạng điện. D. biểu thị vị trí lắp đặt, cách lắp ráp giữa các phần tử của mạng điện. Câu 6. Quy trình chung nối dây dẫn điện gồm bao nhiêu bước?
  3. A. 7 bước. B. 6 bước. C. 5 bước. D. 4 bước. Câu 7. Lắp mạch điện đèn ống huỳnh quang gồm những thiết bị chính là A. 1 bóng đèn ống huỳnh quang, chấn lưu, 1 công tắc 2 cực, 1 cầu chì. B. 2 bóng đèn ống huỳnh quang, chấn lưu, 1 công tắc 2 cực, 1 cầu chì. C. 3 bóng đèn ống huỳnh quang, chấn lưu, 1 công tắc 2 cực, 1 cầu chì. D. 4 bóng đèn ống huỳnh quang, chấn lưu, 1 công tắc 2 cực, 1 cầu chì. Câu 8. Kìm có công dụng A. đo chiều dài, chiều rộng của vật. B. đo đường kính dây điện, kích thước, chiều sâu lỗ. C. khoan lỗ trên gỗ, bê tông. D. cắt dây dẫn, tuốt và giữ dây khi nối. Câu 9. Mối nối dây dẫn điện gồm có A. mối nối thẳng, mối nối nối tiếp, mối nối phân nhánh. B. mối nối phân nhánh, mối mối rẻ, mối nối dùng phụ kiện. C. mối nối thẳng, mối nối phân nhánh, mối nối dùng phụ kiện. D. mối nối nối tiếp, mối nối thẳng, mối nối rẻ. Câu 10. Bảng điện của mạng điện trong nhà được chia thành A. 5 loại. B. 4 loại. C. 3 loại. D. 2 loại. Câu 11. Trên bảng điện nhánh thường lắp dụng cụ nào? A. cầu dao, công tắc, cầu chì. B. cầu chì, hộp số quạt, công tắc. C. công tắc, hộp số quạt, cầu dao. D. công tắc, ổ cắm điện, hộp số quạt. Câu 12. Sơ đồ lắp đặt có công dụng A. cho biết điện năng tiêu thụ của các thiết bị điện trong gia đình. B. cho biết công suất tiêu thụ của các thiết bị điện trong gia đình. C. biểu thị vị trí lắp đặt, cách lắp ráp giữa các phần tử của mạng điện. D. nói lên mối liên hệ điện giữa các phần tử của mạng điện. Câu 13: Dụng cụ dùng để đo đường kính và chiều sâu lỗ là: A.Thước cặp. B. Thước dây. C. Thước dài. D. Thước góc. Câu 14: Đồng hồ điện được dùng để đo hiệu điện thế của mạch điện là: A. Oát kế B. Vôn kế. C. Ôm kế. D. Ampe kế. Câu 15: Đại lượng nào sau đây không phải là đại lượng đo của đồng hồ đo điện? A. Cường độ dòng điện. C. Điện trở mạch điện. B. Đường kính dây dẫn. D. Điện áp. Câu 16: Đồng hồ dùng để đo điện năng tiêu thụ của mạch điện là: A. Ampe kế. B. Oát kế. C. Công tơ điện. D. Vôn kế. Câu 17: Các bước vẽ sơ đồ lắp đặt mạch điện gồm:
  4. Vẽ đường dây nguồn Xác định vị trí bảng điện, bóng đèn Xác định vị trí thiết bị điện trên bảng điện A. Kiểm tra. B. Cách điện mối nối. C. Vẽ đường dây điện theo sơ đồ nguyên lí. D. Lắp thiết bị vào bảng điện. Câu 18: Qui trình chung nối dây dẫn điện là : A. Bóc vỏ cách điện Nối dây Làm sạch lõi Kiểm tra mối nối Hàn mối nối Cách điện mối nối. B. Bóc vỏ cách điện Làm sạch lõi Nối dây Hàn mối nối Kiểm tra mối nối Cách điện mối nối. C. Bóc vỏ cách điện Làm sạch lõi Nối dây Kiểm tra mối nối Hàn mối nối Cách điện mối nối. D. Bóc vỏ cách điện Nối dây Làm sạch lõi Hàn mối nối Kiểm tra mối nối Cách điện mối nối. Câu 19: Có mấy cách nối dây dẫn điện? A. 2 B. 3 C. 5 D. 4 Câu 20: Hãy chọn thứ tự lắp đặt mạch điện ? Quy trình: 1. Vạch dấu. 2 Nối dây 3. Khoan lỗ. 4. Kiểm tra 5. Lắp thiết bị điện của bảng điện. A. 2,3,4,1,5 B. 1,3,2,5,4 C. 1,2,3,4,5 D. 1,5,3,4,2 Câu 21: Khi kiểm tra, bảo dưỡng mạng điện, cần phải kiểm tra những phần tử nào? A. Kiểm tra cách điện của mạng điện, đồ dùng điện. B. Đáp án B và C C. Kiểm tra dây dẫn điện D. Kiểm tra thiết bị điện, dây dẫn điện Câu 22: Đồng hồ dùng để đo công suất của mạch điện là: A. Lực kế. B. Ampe kế. C. Vôn kế. D. Oát kế. Câu 23: Một vôn kế có thang đo 220V, cấp cính xác 2.5. Vôn kế có sai số lớn nhất là bao nhiêu? A. 4.5V B. 1.5V C. 5.5V D. 3.5V Câu 24: Đại lượng nào sau đây không phải là đại lượng đo của đồng hồ đo điện? A. Điện trở mạch điện. B. Cường độ dòng điện. C. Điện áp. D. Đường kính dây dẫn. Câu 25: Đo điện trở bằng đồng hồ vạn năng không được A. Bắt đầu đo từ thang đo lớn nhất B. Chạm tay vào đầu kim đo hay phần tử đo C. Chập que đo và điều chỉnh núm cho kim chỉ 0 mỗi lần đo D. Cắt mạch điện cân đo Câu 26: Đại lượng nào sau đây không phải là đại lượng đo của đồng hồ đo điện? A. Điện áp. B. Cường độ dòng điện. C. Đường kính dây dẫn. D. Điện trở mạch điện.
  5. Câu 27: Đồng hồ đo điện không đo được đại lượng nào sau đây? A. Cường độ dòng điện. B. Hiệu điện thế. C. Cường độ sáng . D. Điện trở. Câu 28: Công tơ điện dùng để đo: A. Điện năng tiêu thụ. B. Điện trở. C. Cường độ dòng điện . D. Nhiệt lượng. Câu 29: Trong các dụng cụ sau, dụng cụ nào không phải là dụng cụ cơ khí: A. Thước lá. B. Thước cặp. C. Panme. D. Óat kế. Câu 30: Trình tự lắp mạch điện bảng điện: A. Vạch dấu, khoan lỗ, nối dây thiết bị, lắp thiết bị, kiểm tra. B. Vạch dấu, nối dây thiết bị, lắp thiết bị, khoan lỗ, kiểm tra. C. Khoan lỗ, vạch dấu, nối dây thiết bị, lắp thiết bị, kiểm tra. D. Vạch dấu,khoan lỗ, kiểm tra, nối dây thiết bị, lắp thiết bị. Câu 31: Các yêu cầu của các mối nối dây dẫn điện: A. Dẫn điện tốt, có độ bền cơ học cao, an toàn điện và có độ thẩm mỹ; B. Dẫn điện đẹp, có độ bền cơ học cao, an toàn điện và có độ thẩm mỹ; C. Dẫn điện tốt, có độ bền cơ học cao, an toàn điện; D. Dẫn điện tốt, không có độ bền cơ học, an toàn điện và có độ thẩm mỹ. Câu 32: Tên các loại mối nối dây dẫn điện là: A. Mối nối thẳng B. Mối nối phân nhánh C. Mối nối dùng phụ kiện D. Cả 3 đáp án còn lại Câu 33: Khi thực hiện nối dây dẫn điện, yêu cầu mối nối là: A. Dẫn điện tốt B. Độ bền cơ học cao C. Dẫn điện tốt và độ bền cơ học cao D. Không cái nào Câu 34: Chọn đáp án sai khi nói về yêu cầu mối nối: A. An toàn điện B. Không cần tính thẩm mĩ C. Dẫn điện tốt D. Đáp án khác Câu 35: Tại sao phải hàn mối nối trước khi bọc cách điện? A. Tăng sức bền cơ học cho mối nối B. Giúp dẫn điện tốt C. Chổng gỉ D. Cả 3 đáp án còn lại Câu 36: Nối dây dẫn lõi một sợi theo đường thẳng gồm mấy bước?
  6. A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 Câu 37: Nối dây dẫn lõi nhiều sợi theo đường thẳng gồm mấy bước? A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 Câu 38: Trên bảng điện thường lắp những thiết bị nào? A. Thiết bị đóng cắt B. Thiết bị bảo vệ C. Thiết bị lấy điện của mạng điện D. Cả 3 đáp án còn lại Câu 39: Mạng điện trong nhà có bảng điện: A. Bảng điện chính B. Bảng điện nhánh C. Cả bảng điện chính và bảng điện nhánh D. Cầu trì Câu 40: Trên bảng điện có những phần tử nào? A. Cầu chì B. Ổ cắm C. Công tắc D. Cả 3 đáp án còn lại Câu 41: Theo em, phương pháp lắp đặt dây dẫn là: A. Lắp đặt nổi B. Lắp đặt chìm C. Lắp đặt nổi hoặc Lắp đặt chìm D. Phương pháp khác Câu 42: Lắp đặt mạch bảng điện tiến hành theo mấy bước? A. 3 B. 4 C. 5 D. 6 Câu 42: Bước “Vạch dấu” thuộc bước thứ mấy trong quy trình lắp đặt mạch bảng điện? A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 44: Kiểm tra bảng điện theo yêu cầu nào? A. Lắp đặt thiết bị và đi dây theo đúng sơ đồ mạch điện B. Các mối nối chắc chắn C. Bố trí thiết bị gọn, đẹp D. Cả 3 đáp án còn lại Câu 45: Một vôn kế có thang đo 300V có cấp chính xác: 1.5 thì sai số tuyệt đối lớn nhất là: A. 300V B. 1,5V C. 4,5V D. 450V ___HẾT___ Long Thọ, ngày 25 tháng 12 năm 2021 GIÁO VIÊN BỘ MÔN Nguyễn Thị Phương Oanh