Đề cương ôn tập môn Công nghệ 9 - Năm học 2021-2022
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập môn Công nghệ 9 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_cuong_on_tap_mon_cong_nghe_9_nam_hoc_2021_2022.doc
Nội dung text: Đề cương ôn tập môn Công nghệ 9 - Năm học 2021-2022
- ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN CÔNG NGHỆ 9 Năm học: 2021 – 2022 I. TRẮC NGHIỆM 1-Dòng điện xoay chiều là dòng điện có : a- Chiều và trị số không đổi. c- Trị số không đổi, chiều thay đổi. b- Chiều thay đổi, trị số không đổi. d- Chiều và trị số thay đổi theo thời gian. 2- Đơn vị đo điện áp là: a- Ampe (A) c- Ohm ( ) b- Volt (V ) d- Watt (W) 3- Điện áp pha là điện áp đo giữa : a- 2 dây pha c- 1 dây pha, 1 dây trung tính. b- 3 dây pha d- 2 dây pha, 1 dây trung tính. 4- Dòng điện một chiều là dòng điện có: a- Chiều và trị số không đổi theo thời gian. c- Trị số không đổi. b- Chiều và trị số thay đổi theo thời gian. d- Chiều và trị số không đổi. 5- Nguyên nhân gây ra tai nạn điện giật là: a- Do chạm vào 2 dây điện trong mạng điện 3 pha 4 dây. c- Do Chạm vào thiết bị ró điện. b- Do phóng điện cao áp. d- Tất cả đều đúng. 6- Khi thấy người bị điện giật ta cấp cứu: a- Dùng tay kéo người bị nạn ra khỏi nguồn điện. c- Cắt cầu dao nơi gần nhất. b- Dùng các vật liệu cách điện khô ráo để kéo nạn nhân ra. d- Câu b và c đều đúng. 7- Vật liệu nào được dùng nhiều nhất để làm dây dẫn điện? a- Bạc. c- Đồng. b- Nhôm. d- Câu b và c đều đúng. 8- Dây điện từ (đồng êmây) dùng để làm gì? a- Dây dẫn truyền tải điện năng. c- Dây quấn máy điện. b- Dây dẫn điện. d- Dây điện trở. 9- Vật liệu dẫn điện là vật liệu: a- Không cho dòng điện đi qua. c- Cho dòng điện đi qua dễ dàng. b- Cho dòng điện đi qua dễ dàng ở nhiệt độ trung bình. d- Cho dòng đoện đi qua ở nhiệt cao. 10- Vật liệu nào được sử dụng nhiều nhất để bọc cách điện dây dẫn, dây cáp điện? a- Nhựa PE. c- Nhựa PVC. b- Cao su. d- Câu b và c đều đúng. 11- Cầu dao 1 ngã là khí cụ điện dùng để: a- Đóng cắt trực tiếp mạch điện. b- Đóng cắt trực tiếp mạch điện, luôn có cầu chì đi kèm để bảo vệ quá tải, ngắn mạch. c- Đóng cắt gián tiếp mạch điện. d- Đóng cắt gián tiếp mạch điện, luôn có cầu chì đi kèm để bảo vệ quá tải, ngắnmạch. 12- Hình vẽ ký hiệu cầu dao thuộc loại: a- Cầu dao 1 ngã. b- Cầu dao 1 pha. c - Cầu dao 1 pha 1 ngã. d- Cầu dao 1 pha 2 ngã. 13- Công tắc dùng để điều khiển: a- Đóng cắt mạch điện. c- Đóng cắt dòng điện.
- b- Đóng cắt các thiết bị chiếu sáng. d- Câu a, b, c đều sai. 14- Cầu chì là khí cụ điện dùng để: a- Bảo vệ mạch điện. b- Đóng cắt thiết bị điện. c- Bảo vệ quá tải và ngắn mạch cho thiết bị và đường dây. d- Bảo vệ quá tải cho thiết bị, đường dây. 15- Áp tô mát có công dụng để đóng cắt mạch điện và có chức năng: a- Bảo vệ quá tải. c- Bảo vệ sụt áp. b- Bảo vệ ngắn mạch. d- Tất cả đều đúng. 16- Cầu dao chống giật có công dụng để : a- Đóng cắt mạch điện. c- Cắt mạch khi có dòng điện rò. b- Bảo vệ quá tải, ngắn mạch. d- Tât cả đều đúng. 17- Khi tiến hành đo điện áp xoay chiều ta đấu mạch điện theo sơ đồ: V A V V Hình 1 Hình 2 Hình 3 Hình 4 a- Hình 1 c- Hình 3 b- Hình 2 d- Hình 4 18- Uốn khuyết kín được sử dụng cho: a- Dây đơn cứng. c- Dây cáp. b- Dây mềm. d- Tất cả đều đúng. 19- Nối dây bằng con nối (domino, ốc siết cáp) được dùng đẻ nối: a- Dây đơn cứng. c- Dây cáp. b- Dây mềm. d- Tất cả đều đúng. 20- Công tơ điện 1 pha có công dụng: a- Đo công suất. b- Đo điện năng tiêu thụ trong mạch điện xoay chiều. c- Đo điện năng tiêu thụ trong mạch điện xoay chiều 1 pha. d- Đo điện năng tiêu thụ trong mạch điện xoay chiều 1 pha có tần số xác định. 21- Dây tóc bóng đèn sợi đốt được làm bằng: a- Đồng. c- Vônfram. b- Nicken. d- Đồng thau. 22- Nhiệm vụ chấn lưu đèn huỳnh quang là: a- Ổn định điện áp. c- Duy trì dòng điện b- Tăng điện áp nguồn. d- Câu a và b đều đúng. 23- Dùng đèn sợi đốt 75W-220V để kiểm tra chấn lưu đèn huỳanh quang, nếu chấn lưu còn tốt khi: a- Đèn sáng bình thường. c- Đèn không sáng. b- Đèn sáng mờ. d- Đèn nhấp nháy. 24- Dùng đèn sợi đốt để kiểm tra tắc te đèn huỳnh quang, tắc te còn tốt khi: a- Đèn sáng bình thường. c- Đèn sáng nhấp nháy. b- Đèn không sáng. d- Đèn sáng mờ. 25- Cấu tạo đèn huỳnh quang gồm có 3 phần: a- Bóng đèn, đuôi đèn, máng đèn. c- Bóng đèn, chấn lưu, tắc te. b- Bóng đèn, đuôi đèn, chấn lưu. d- Bóng đèn, đuôi đen, tắc te. 26- Đèn cao áp chấn lưu ngoài và tự chấn lưu có cấu tạo: a- Giống nhau. b- Giống đèn chấn lưu ngoài nhưng có thêm dây tóc tự chấn lưu. c- Bóng ngoài giống nhau, bóng trong của đèn cao áp tự chấn lưu có thêm dây tóc tự chấn lưu.
- d- Khác nhau. 27- Cho biết ý nghĩa các kí hiệu sau theo thứ tự: + - a- Nguồn điện xoay chiều, nguồn điện 1 chiều, đèn sợi đốt, bóng đèn huỳnh quang. b- Nguồn điện, đèn, cầu chì. c- Nguồn điện xoay chiều, pin, đèn báo, chấn lưu. d- Nguồn điện xoay chiều 3 pha, pin, đèn, điện trở. 28- Chấn lưu đèn cao áp thủy ngân được dùng cho đèn: a- Cao áp chấn lưu ngoài. c- Cả 2 loại đèn. b- Cao áp tự chấn lưu. d- Tất cả đều sai. 29- Dây tóc tự chấn lưu của đèn cao áp thủy ngân có tác dụng: a- Giúp cho đèn sáng, cải thiện màu sắc. c- Hạn chế dòng điện qiua đèn. b- Giảm áp lực cho đèn. d- Tất cả đều đúng. 30- Bóng cao áp (bóng trong) của đèn cao áp thủy ngân được chế tạo bằng: a- Thủy ngân. c- Sứ cách điện. b- Thạch anh. d- Tất cả đều đúng. 31- Khi lắp đặt đèn, biện pháp an toàn là: a- Cách điện tốt giữa phần tử mang điện với phần tử không mang điện. b- Cách điện tốt với đất. c- Mang đồ bảo hộ lao động. d- Tất cả đều đúng. 32- Bếp điện là thiết bị có tác dụng biến: a- Điện năng thành nhiệt năng. c- Nhiệt năng thành cơ năng. b- Điện năng thành cơ năng. d- Tất cả đều đúng. 33- Khi sử dụng bàn ủi ta không được: a- Để nhiệt độ bàn ủi quá cao so với nhiệt độ cho phép của vải. b- Để nước rơi vào bàn ủi. c- Sử dụng quá điện áp định mức. d- Tất cả đều đúng. 34- Khi sử dụng bếp điện ta không được: a- Để dây đốt nóng chạm vào vật nung. b- Sử dụng quá điện áp định mức. c- Để thức ăn, nước rơi vào dây đốt nóng. d- Tất cả đều đúng. 35- Trong mạng điện sinh hoạt gồm có: a- Hai phần: Đường dây nóng ; đường dây lạnh. b- Hai phần: Đường dây pha ; đường dây trung hòa. c- Ba phần: Đường dây nóng ; đường dây nguội ; đường dây cung cấp chính. d- Hai phần: Đường dây mạch chính ; đường dây mạch nhánh. 36- Mạch chính của mạng điện sinh hoạt bao gồm: a- Các đường dây từ sau công tơ đến các dụng cụ cung cấp điện. b- Các đường dây từ sau công tơ đến các phòng cần được cung cấp điện. c- Các đường dây từ nguồn điện đến công tơ điện . d- Các đường dây từ sau công tơ đến câu chì. 37- Mạch nhánh của mạng điện sinh hoạt bao gồm: a- Các đường dây từ sau công tơ đến các phòng cần được cung cấp điện. b- Các đường dây rẽ từ cầu chì đến các đồ dùng điện. c- Các đường dây rẽ từ đường dây mạch chính đến các đồ dùng điện. d- Các đường dây rẽ từ ổ điện đến các đồ dùng điện. 38- Trên sơ đồ mạng điện sinh hoạt, để biểu diễn quạt điện người ta dùng ký hiệu sau: + -
- a- b- - + c- d- Các ký hiệu đều sai. 39- Một mối nối tốt phải đạt những yêu cầu sau: a- Đảm bảo an toàn và đẹp. b- Dẫn điện tốt, đảm bảo về mặt an toàn điện, có độ bền cơ học tốt. c- Đạt yêu cầu về mặt mỹ thuật và dẫn điện tốt. d- Dây dẫn phải có hình dáng như cũ và có độ bền cơ học tốt. 40- Sau khi nối dây dẫn dẫn điện, tại sao phải tiến hành hàn mối nối? a- Để mối nối đạt yêu cầu về mỹ thuật. b- Để mối nối đảm bảo về mặt an toàn điện. c- Để mối nối tăng độ bền cơ học, dẫn điện tốt, không gỉ (bị đóng ten). d- Hai câu a, b đều đúng. 41- Qui trình hàn chì mối nối gồm các bước theo thứ tự: a- Gọt vỏ cách điện; làm sạch lõi; cạo sạch chỗ cần hàn; gí mỏ hàn vào chỗ cần hàn cho nóng lên; lấy mỏ hàn ra. b- Cạo sạch chỗ cần hàn; gí mỏ hàn vào chỗ cần hàn cho nóng lên; dùng nhựa thông tẩy sạch mối hàn; cho chì hàn vào mối nối; lấy mỏ hàn ra. c- Làm sạch lõi dây, dùng nhựa thông tẩy sạch mối hàn; gí mỏ hàn vào chỗ cần hàn cho nóng lên; lấy mỏ hàn ra. d- Các câu trên đều sai. 42- Các mối nối thường được chia làm mấy loại? a- Hai loại: nối thẳng, nối nối tiếp. c- Hai loại: nối phân nhánh, nối rẽ. b- Hai loại: nối dây mạch thẳng, nối dây mạch rẽ. d- Ba loại: nối vặn xoắn, nối thẳng, nối rẽ. 43- Tìm các thao tác đúng khi nối dây: a- Khi gọt vỏ cách điện của dây dẫn bằng dao, lưỡi dao phải đặt nghiêng để không cắt phải lõi dây. b- Giấy nhám có tác dụng làm cho lõi dây điện sáng bóng, đẹp. c- Sau khi hàn xong phải bọc cách điện mối nối để dây dẫn có hình dáng cũ và đảm bảo an toàn điện. d- Cả 2 câu a, c đều đúng. 44- Một công tơ điện loại 220V-5A, công suất định mức của công tơ là: a- 225V. c- 44VA. b- 1100Ws. d- Các câu trên đều sai. 45- Cấu tạo bên trong của công tơ 1 pha gồm 2 phần chính, đó là: a- Cuộn sơ cấp nối với nguồn điện ; cuộn thứ cấp nối với phụ tải. b- Cuộn cường độ mắc nối tiếp với mạch phụ tải ; cuộn điện áp mắc song song với nguồn điện. c- Cuộn thứ cấp nối với nguồn điện ; cuộn sơ cấp nối với phụ tải. d- Cuộn điện áp mắc nối tiếp với mạch phụ tải ; cuộn cường độ mắc song song với nguồn điện. 46- Chất khí được đưa vào bóng đèn sợi đốt là: a- Không khí. c- Khí nitơ. b- Khí trơ. d- Khí hyđrô. 47- Một đuôi đèn sợi đốt có kí hiệu B-22. Ký hiệu này đọc là: a- Đuôi xoáy, đường kính đèn là 22mm. b- Đuôi ngạnh, đường kính đèn là 22mm. c- Đuôi xoáy, đường kính trong của đuôi là 22mm. d- Đuôi ngạnh, đường kính trong của đuôi là 22mm. 48- Vì sao khi chế tạo đèn sợi đốt, người ta rút hết không khí trong bóng và nạp khí trơ?
- a- Để tăng tuổi thọ và chất lượng ánh sáng của đèn. b- Để bóng đèn không bị vỡ dưới tác dụng của nhiệt độ cao. c- Để có thể sử dụng được tối đa công suất định mức của đèn. d- Để ánh sáng đèn phát ra được ổn định. 49- Ưu điểm của đèn sợi đốt là: a- Hiệu suất phát sáng cao. b- Giá thàn rẻ, cấu tạo đơn giản dễ sử dụng. c- Phát sáng ổn định, không phụ thuộc nhiệt độ và độ ẩm môi trường. d- Hai câu b, c đều đúng. 50- Nhược điểm của đèn sợi đốt là: a- Cấu tạo phức tạp khó sử dụng b- Ánh sáng của đèn gần với ánh sáng của ngọn lửa. c- Hiệu suất phát sáng thấp, tuổi thọ ngắn. d- Ánh sáng của đèn nháp nháy, không liên tục. 51- Mạng điện sinh hoạt có điện áp 220V. Có thể mắc nối tiếp các cặp bóng đèn sợi đốt nào vào mạng điện này để đèn sáng bình thường? a- Bóng 1:110v-60w ; bóng 2: 110v-75w. b- Bóng 1: 220v-60w ; bóng 2: 220v-60w. c- Bóng 1: 110v-75w ; bóng 2: 110v-75w. d- Bóng 1: 220v-60w ; bóng 2: 220v-75w. 52- Công suất các loại đèn huỳnh quang ống thẳng có chiều dài ống 0,3m; 0,6m; 1,2m xếp theo thứ tự: a- 20w ; 10w ; 40w. c- 10w ; 20w ; 40w. b- 100w ; 200w ; 400w. d- 60w ; 75w ; 100w. 53- Lớp Bari Oxyt phủ lên dây tóc của đèn huỳnh quang có tác dụng: a- Làm cho dây tóc dễ phát sáng. c- Tăng độ bền của dây tóc. b- Làm cho dây tóc sáng, bóng, đẹp. d- Giúp cho dây tóc dễ phát xạ điện tử. 54- Khi chế tạo đèn huỳnh quang, người ta tráng lớp bột huỳnh quang vào vị trí nào của đèn? a- Ở mặt ngoài của dây tóc đèn. c- Ở mặt trong bóng thủy tinh của tắc te. b- Ở mặt trong của ống thủy tinh làm bóng đèn. d- Ở mặt ngoài bóng thủy tinh của tắc te. 55- Lớp bột huỳnh quang trong đèn huỳnh quang có tac dụng gì khi đèn hoạt động? a- Giúp cho độ sáng của đèn luôn ổn định. b- Biến đổi ánh sáng cực tím (tia tử ngoại) không thấy được thành ánh sáng thấy được. c- Làm tăng hiệu suất phát sáng của đèn. d- Các câu trên đều đúng. 56- Ánh sáng do đèn huỳnh quang phát ra có màu sắc phụ thuộc vào: a- Cường độ dòng điện qua đèn. b- Điện áp của mạng đèn. c- Chất lượng của tắc te và chấn lưu. d- Thành phần hóa học của lớp bột huỳnh quang. 57- Để kiểm tra dây tóc của bóng đèn huỳnh quang ta có thể dùng dụng cụ sau đây: a- Dùng đồng hồ đo điện vạn năng. c- Dùng bút thử điện. b- Dùng đồng hồ đo điện trở. d- Các câu trên đều đúng. 58- Khi tắc te bị chập cực thì trong bóng đèn huỳnh quang xảy ra hiện tượng: a- Hai đầu đèn huỳnh quang bị đen. b- Hai đầu đèn huỳnh quang cháy đỏ nhưng không phát sáng. c- Đèn huỳnh quang chỉ phát ra ánh sáng mờ. d- Đèn huỳnh quanh bị nổ.
- 59- Ưu điểm của đèn huỳnh quang: a- Hiệu suất phát sáng cao, tuổi thọ dài. b- Giá thành rẻ, cấu tạo đơn giản, dễ sử dụng. c- Phát sáng ổn định, không phụ thuộc nhiệt độ và độ ẩm môi trường. d- Các câu trên đều đúng. 60- Nhược điểm của đèn huỳnh quang là: a- Giá thành bộ đèn huỳnh quang cao, sử dụng và sửa chữa phức tạp. b- Đèn khó làm việc ổn định khi nhiệt độ môi trường và điện áp khu vực thay đổi. c- Chấn lưu trong đèn làm giảm công suất của mạng điện. d- Các câu trên đều đúng. 61- Khi đóng mạch điện mà đèn huỳnh quang phát sáng nhưng cường độ ánh sáng quá yếu, điều này do nguyên nhân sau: a- Tắc te bị chập cực. b- Chấn lưu hỏng. c- Điện áp khu vực thấp hơn định mức của đèn hoặc quá cũ. d- Tiếp xúc điện kém, khi có khi không. 62- Khi đóng mạch điện đèn huỳnh quang phát sáng hẳn nhưng lại chớp tắt liên tục, hiện tượng này do nguyên nhân sau: a- Tắc te bị chập cực . b- Tiếp xúc điện kém, khi có khi không. c- Dây tóc đèn bị đứt 1 sợi. d- Hai câu a, b đều đúng. 63- Có mấy loại đèn cao áp thủy ngân? a- 2 loại : đèn cao áp thủy ngân chấn lưu ngoài ; đèn cao áp thủy ngân chấn lưu trong. b- 2 loại : đèn cao áp thủy ngân chấn lưu trong ; đèn cao áp thủy ngan tự chán lưu. c- 2 loại : đèn cao áp thủy ngân chấn lưu ngoài ; đèn cao áp tự chấn lưu. d- 2 loại : đèn cao áp thủy ngân chấn lưu trong ; đèn cao áp không chấn lưu. 64- Nêu sự khác biệt về mặt cấu tạo giữa đèn cao áp thủy ngân chấn lưu ngoài và đèn cao áp tự chấn lưu: a- Đèn cao áp thủy ngân chấn lưu ngoài có 2 bóng ; đèn cao áp tự chấn lưu có 1 bóng. b- Đèn cao áp thủy ngân chấn lưu ngoài có bộ chấn lưu ; đèn cao áp tự chấn lưu có dây tóc tự chấn lưu. c- Đèn cao áp thủy ngân chấn lưu ngoài có 3 cực ; đèn cao áp tự chấn lưu có 2 cực. d- Các câu trên đều đúng. 65- Ưu điểm của đèn cao áp tự chấn lưu là: a- Tuổi thọ cao. c- Tiêu thụ ít điện năng. b- Hệ số công suất cao d- Hai câu b, c đều đúng. Câu 66: Hình sau là kí hiệu của đồng hồ điện nào? A. Ampe kế B. Công tơ điện C. Ôm kế D. Oát kế Câu 67. Em hãy cho biết đâu là đại lượng đo của đồng hồ ôm kế? A. Điện áp của mạch điện B. Điện năng tiêu thụ của mạch điện C. Dòng điện của mạch điện D. Điện trở của mạch điện Câu 68: Trong mạch điện, ampe kế được mắc như thế nào?
- A. Song song B. Nối tiếp C. Nối tiếp hoặc song song đều được D. Hỗn hợp Câu 69: Đại lượng nào sau đây là đại lượng cần đo của công tơ điện? A. Điện năng tiêu thụ của mạch điện B. Điện trở mạch điện, điện áp, dòng điện. C. Công suất tiêu thụ D. Điện áp của mạch điện Câu 70: Em hãy giải thích thông số sau ghi trên mặt công tơ điện 1 pha? 20(80) A A. Điện áp định mức là 20 A B. Dòng điện định mức là 20 A C. Điện áp định mức là 20A, có thể quá tải lên 80A. D. Dòng điện định mức là 20A, có thể quá tải lên 80A. Câu 71: Trên công tơ điện 1 pha có ghi 250 vòng/kWh. Khi đĩa nhôm của công tơ điện quay được 175 vòng, hỏi điện năng tiêu thụ được bao nhiêu kWh? 1,43 kWh B. 0,0143 kWh C. 0,7 kWh D. 0,007 kWh Câu 72: Hình sau đây là thuộc mối nối nào? Của loại dây dẫn nào? A. Mối nối thẳng của dây dẫn nhiều lõi, nhiều sợi. B. Mối nối thẳng của dây dẫn nhiều lõi, 1 sợi. C. Mối nối thẳng của dây dẫn 1 lõi, nhiều sợi. D. Mối nối thẳng của dây dẫn 1 lõi, 1 sợi. Câu 73: Độ dài lớp vỏ cách điện khi bóc vỏ là: A. Khoảng 15-20 lần đường kính dây dẫn B. Khoảng 15-25 lần đường kính dây dẫn C. Khoảng 15-30 lần đường kính dây dẫn D. Khoảng 15-35 lần đường kính dây dẫn Câu 74: Các dụng cụ sau đây không dùng để bóc vỏ cách điện dây dẫn? A.Dao nhỏ B. Kéo C. Kìm tuốt dây D. Kìm mỏ nhọn Câu 75: Hình sau đây thuộc mối nối nào của dây dẫn điện? A. Mối nối phân nhánh B. Mối nối rẽ
- C. Mối nối dùng phụ kiện D. Mối nối nối tiếp. Câu 76: Mạng điện trong nhà có hai loại bảng điện: A. bảng điện chính, bảng biện phụ B. bảng điện trước, bảng điện sau C. bảng điện chính, bảng điện nhánh D. bảng điện lớn, bảng điện nhỏ. Câu 77: Cung cấp điện tới đồ dùng điện, thiết bị điện. Đó là chức năng của bảng điện nào? A. Bảng điện chính B. Bảng điện nhánh C. Bảng điện lớn D. Bảng điện nhỏ Câu 78: Các hình nào sau đây được vẽ đúng của sơ đồ nguyên lí mạch điện? A. Hình 1 B. Hình 2 C. Hình 3 D. Hình 4 Câu 79: Hãy chọn sơ đồ lắp đặt phù hợp với sơ đồ nguyên lí sau: A. B. C.
- D. Câu 80: Các thiết bị nào sau đây thuộc phần tử của bộ đèn ống huỳnh quang? A. Bảng điện B. Cầu chì C. công tắc 2 cực D. Tắc te Câu 81: Đèn ống huỳnh quang được mắc song song với phần tử nào sau đây? A. Chấn lưu B. Tắc te C. Công tắc D. Cầu chì Câu 82: Trong bộ đèn ống huỳnh quang, chấn lưu có chức năng chính là gì? A. Giới hạn, và ổn định dòng điện qua bóng đèn. B. Giới hạn, và ổn định điện áp qua bóng đèn. C. Giới hạn, và ổn định tần số của dòng điện qua bóng đèn. D. Giới hạn, và ổn định điện trở qua bóng đèn. Câu 83: Ống nối chữ L được sử dụng: A. Khi nối nối tiếp hai ống luồn dây dẫn với nhau. B. Để phân nhánh dây dẫn điện. C. Để nối hai ống luồn dây vuông góc với nhau. D. Để cố định ống luồn dây dẫn trên tường. Câu 84: Vì sao bảng điện phải cách mặt đất tối thiểu từ 1,3 – 1,5m? A. Để tránh xa tầm tay trẻ em. B. Để thao tác dễ dàng cho các thành viên trong gia đình. C. Để cho không gian nhà đẹp hơn. D. Để sử dụng các đồ dùng điện tiện lợi hơn. Câu 85: Hiện nay mạng điện trong nhà có lắp bảng điện, ổ cắm điện thấp hơn 1,3-1,5m. Vì sao? A. Lắp sai yêu cầu kĩ thuật. B. Phù hợp với bản thiết kế. C. Bảng điện, ổ điện có màn chắn bảo vệ chống giật. D. Cho phù hợp với một số đồ dùng điện. Câu 86: Công tơ điện có ký hiệu như thế nào? Câu 87: Đồng hồ dùng để đo công suất của mạch điện là: A. Lực kế. B. Ampe kế. C. Vôn kế. D. Oát kế. Câu 3: Một vôn kế có thang đo 220V, cấp cính xác 2.5. Vôn kế có sai số lớn nhất là bao nhiêu? A. 4.5V B. 1.5V C. 5.5V D. 3.5V Câu 88: Đại lượng nào sau đây không phải là đại lượng đo của đồng hồ đo điện? A. Điện trở mạch điện. B. Cường độ dòng điện. C. Điện áp. D. Đường kính dây dẫn. Câu 89: Để đo kích thước đường kính dây dẫn điện ta dùng: A. Thước cặp. B. Thước cuộn. C. Thước lá. D. Thước gấp. Câu 90: Khi lắp đặt đèn, biện pháp an toàn là:
- A. Mang đồ bảo hộ lao động. B. Cách điện tốt giữa phần tử mang điện với phần tử không mang điện. C. Cách điện tốt với đất. D. Tất cả đều đúng. Câu 91: Thước gấp dùng để đo: A. Đường kính của dây điện và chiều sâu lỗ . B. Chiều dài dây dẫn điện. C. Đo số lõi và số sợi dây dẫn điện. D. Đo cường độ dòng điện. Câu 92: Ngoài các đại lượng đo cơ bản,đồng hồ đo điện còn đo được đại lượng nào sau đây: A. Đường kính dây dẫn. C. Cường độ sáng. B. Số lỏi dây. D. Tiếng ồn. Câu 93:Công tơ điện dùng để đo: A. Điện năng tiêu thụ C. Điện trở B. Cường độ dòng điện D. Nhiệt lương Câu 94: Quy trình nối dây dẫn điện nói chung có mấy bước: A. 6 bước. B. 7 bước. C. 5 bước. D. 4 bước. Câu 95: Khi nối mối nối thắng dây dẫn 1 lõi sợi, mỗi bên ta phải quấn bao nhiêu vòng? A. 1 đến 2vòng B. 2 đến 3vòng C. 4 đến 6vòng D. 6 đến 8vòng II. TỰ LUẬN Câu 1: Nêu công dụng của đồng hồ đo điện? Công dụng: Nhờ có đồng hồ đo điện, chúng ta có thể biết được tình trạng làm việc của các thiết bị điện, phán đoán được nguyên nhân hư hỏng, sự cố kỹ thuật,hiện tượng làm việc không bình thường của mạch điện và đồ dùng điện Câu 2: Tại sao trên vỏ máy biến áp người ta lắp vôn kế và ampe kế? Để biết được chỉ số của điện áp và cường độ dòng điện, từ tăng hoặc giảm điện áp và cường độ dòng điện cho phù hợp thiết bị điện. Câu 3: Hãy cho biết ý nghĩa của các kí hiệu sau trên mặt đồng hồ đo điện ? A , V , W , , kWh , W Kí hiệu của ampe kế đồng hồ đo cường độ dòng điện TL: A V Kí hiệu của vôn kế đồng hồ đo điện áp W Kí hiệu của oát kế đồng hồ đo công suất Kí hiệu của ôm kế đồng hồ đo điện trở kWh Kí hiệu của công tơ điện đồng hồ đo điện năng Phương đặt đồng hồ đo (nằm ngang) Câu 4: Hãy cho biết ampe kế, vôn kế, được lắp trong mạch điện như thế nào?Vẽ sơ đồ minh họa cả hai đồng hồ trong mạch điện xoay chiều 220V? Vôn kế lắm song song với mạch điện, Ampe kế lắp nối tiếp với mạch điện V A Câu 5: Kể các loại mối nối, yêu cầu và quy trình chung của nối dây dẫn điện trong mạng điện trong nhà?
- * Các loại mối nối trong mạng điện trong nhà - Mối nối thẳng (nối nối tiếp). - Mối nối phân nhánh (nối rẽ). - Mối nối đồ dùng với phụ kiện (hộp nối dây, bulông v.v ) * Yêu cầu mối nối - Dẫn điện tốt: điện trở mối nối nhỏ. - Độ bền cơ học cao: phải chịu sức kéo, cắt và sự rung chuyển. - An toàn điện: cách điện tốt. - Đảm bảo về mặt kỉ thuật: mối nối phải gọn và đẹp. * Quy trình chung của nối dây dẫn điện Bóc vỏ cách Kiểm tra Hàn mối Cách điện Làm sạch Nối dây điện mối nối nối mối nối lõi Câu 6: Bảng điện chính, bảng điện nhánh có nhiệm vụ gì? -BĐ chính: có nhiệm vụ cung cấp điện cho toàn bộ hệ thống điện trong nhà. Trên BĐ chính có lắp cầu dao, cầu chì. -BĐ nhánh: có nhiệm cụ cung cấp điện tới đồ dùng điện trên đó thường lắp công tắc hoặc áptômat, ổ cắm điện, hộp số quạt Câu 7: Nêu các công đoạn vẽ sơ đồ lắp đặt mạch điện đèn ống huỳnh quang. - Vẽ đường dây nguồn. - Xác định vị trí của BĐ, bộ đèn huỳnh quang. - Xác định ví trí các thiết bị điện trên bảng điện. - Vẽ đường dây dẫn theo sơ đồ nguyên lí. - Nối dây bộ đèn. - Nối dây mạch điện. Câu 8: Nêu quy trình thực hành lắp đặt mạch điện bảng điện? Khoan lổ Nối dây Lắp TBĐ Vạch dấu Kiểm tra bảng điện TBĐ của BĐ vào BĐ Câu 9: Nêu các công đoạn vẽ sơ đồ lắp đặt mạch điện bảng điện gồm một cầu chì, một công tắc và một bóng đèn? Vẽ Sơ đồ lắp đặt Vẽ đường dây nguồn. O - Xác định vị trí để bảng điện, bóng đèn. A - Xác định vị trí các thiết bị điện (TBĐ) trên bảng điện. - Vẽ đường dây dẫn theo sơ đồ nguyên lí. O A Câu 10: Nêu quy trình thực hành lắp đặt mạch điện đèn ống huỳnh quang và vẽ sơ đồ lắp đặt gồm một cầu chì, một công tắc và bộ đèn huỳnh quang? Lắp TBĐ Nối dây bộ Vạch dấu Khoan lổ Nối dây Kiểm tra của BĐ đèn mạch điện O A CL
- Câu 11: Vẽ sơ đồ lắp đặt mạch điện gồm:1 cầu chì, 1 công tắc, 1 ổ điện và 1 đèn sợi đốt?(cầu chì bảo vệ toàn mạch) O A Câu 12: Vẽ sơ đồ lắp đặt mạch điện gồm 1 cầu chì, 1 công tắc, 1 ổ điện và một bộ đèn huỳnh quang? (một cầu chì bảo vệ đèn, một cầu chì bảo vệ đèn) O A CL Câu 13: Khi bóc vỏ cách điện, nếu lưỡi dao cắt vào lõi dây thì đoạn lõi đó có sử dụng được không? Tại sao? Khi bóc vỏ cách điện, nếu lưỡi dao cắt vào lõi dây thì đoạn lõi đó không sử dụng được vì mối nối sẽ bị đứt khi phải chịu lực kéo, cắt và rung chuyển. Câu 14: Tại sao lại dùng giấy ráp mà không nên dùng lưỡi dao nhỏ để làm sạch lõi dây điện? Vì dùng dao dễ cắt vào lõi, ảnh hưởng chất lượng mối nối, ảnh hưởng không ít tới sự vận hành của mạng điện, dễ xảy ra sự cố làm đứt mạch hoặc phát sinh tia lửa điện làm chập mạch gây hỏa hoạn. Câu 15: Phương pháp quấn băng cách điện: Quấn từ trái sang phải, lớp ngoài quấn chồng lên lớp một phần lớp vỏ cách điện. Khi quấn kéo căng băng cách điện. Lớp sau chồng lên nửa lớp trước Dùng tay nắn để băng cách điện dính chặt lại Câu 16: Khi lắp đặt mạch điện xong lúc vận hành mạch không hoạt động được em phải làm gì ? Mạch điện lắp theo đúng sơ đồ hay không. Kiểm tra các mối nối có chắc chắn không Kiểm tra thông mạch của mạch điện. Kiểm tra các thiết bị và đồ dùng điện.