Đề cương ôn tập môn Địa lý Lớp 6 - Đặng Việt Tiến

docx 6 trang thaodu 3251
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập môn Địa lý Lớp 6 - Đặng Việt Tiến", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_mon_dia_ly_lop_6_dang_viet_tien.docx

Nội dung text: Đề cương ôn tập môn Địa lý Lớp 6 - Đặng Việt Tiến

  1. Trường: Trung Học Cơ Sở Ninh Xá Họ và tên: Đặng Việt Tiến Lớp: 6A4 ĐIỂM LỜI PHÊ CỦA CÔ GIÁO ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP ĐỊA LÝ LỚP 6 Câu1:Khoáng sản là gì? Khi nào gọi là mỏ khoáng sản? Hãy nêu sự phân loại khoáng sản theo công dụng? Trả lời: *Khoáng sản là những khoáng vật và đá có ích được con người khai thác và sử dụng. *Mỏ khoáng sản là những nơi tập trung khoáng sản. * Sự phân loại khoáng sản theo công dụng: Loại khoáng sản Tên các khoáng sản Công dụng Năng lượng Than đá,than bùn,dầu Nhiên liệu cho công nghiệp năng (nhiên liệu) mỏ,khí đốt lượng,nhiên liệu cho công nghiệp hóa chất Đen Sắt,mangan,titan, Nguyên liệu cho công nghiệp Kim loại luyện kim đen và luyện kim màu Đồng,chì,kẽm màu,từ đó sản xuất ra các loại gang,thép,đồng,chì Phi kim loại Muối mỏ,apatit,thạch anh, Nguyên liệu để sản xuất phân kim cương,đá vôi,cát,sỏi bón,đồ gốm,sứ,làm vật liệu xây dựng Câu2: Lớp vỏ khí gồm mấy tầng? Nêu vị trí và đặc điểm của mỗi tầng? Trả lời: * Lớp vỏ khí gồm: 3 tầng - Tầng đối lưu - Tầng bình lưu - Các tầng cao của khí quyển *Vị trí của mỗi tầng - Tầng đối lưu : Độ dày nhỏ hơn 16 km nơi tập trung 90 % không khí. - Tầng bình lưu: Độ dày < 80 km ,có lớp ôzôn dày . - Các tầng cao của khí quyển: Tầng nằm trên tầng bình lưu ở đây không khí cực loãng *Đặc điểm của mỗi tầng: - Tầng đối lưu: Là tầng sinh ra hiện tượng mây, mưa ,sấm chớp
  2. - Tầng bình lưu : Ngăn cản tia bức xạ có hại cho người và vật. - Các tầng cao của khí quyển: Có quan hệ trực tiếp với đời sống con người. Câu3: Tại sao lại có các khối khí nóng,lạnh và các khối khí đại dương và lục địa?Khối khí bị biến tính khi nào? Trả lời: * Có các khối khí nóng,lạnh và các khối khí đại dương và lục địa: vì - Căn cứ vào nhiệt độ,chia ra: Khối khí nóng,khối khí lạnh -Căn cứ vào mặt tiếp súc bên dưới là đại dương hay đất liền,chia ra: khối khí đại dương, khối khí lục địa. *Khối khí bị biến tính khi: Các khối khí luôn chuyển động, đi qua nhiều khu vực, khối khí đi qua mỗi khu vực thì sẽ chịu ảnh hưởng của mặt đệm. Câu 4: Thời tiết khác khí hậu ở điểm nào? Nêu sự thay đổi nhiệt độ của không khí? Trả lời: *Thời tiết khác khí hậu ở: Thời tiết Khí hậu - Là hiện tượng khí tượng diễn ra -Là kiểu thời tiết lặp đi lặp lại. trong thời gian ngắn. - Luôn luôn thay đổi. -Có quy luật. *Sự thay đổi nhiệt độ của không khí: - Vị trí gần hoặc xa biển: nước biển có tác dụng điều hòa nhiệt độ trong không khí, mùa hạ sẽ bớt nóng và mùa đông bớt lạnh. - Vĩ độ: nhiệt độ không khí ở vùng vĩ độ thấp cao hơn vùng ở vĩ độ cao (gần xích đạo hơn). - Độ cao: cứ lên cao 100m nhiệt độ giảm 0,6 độ C Câu 5: Khí áp là gì? Nguyên nhân gây ra khí áp? Nguyên nhân nào sinh ra gió? Trả lời: *Khí áp là sức ép của khí quyển lên bề mặt Trái Đất *Nguyên nhân gây ra khí áp: Vì khí quyển rất dày nên trọng lượng của nó cũng tạo ra một sức ép rất lớn lên bề mặt Trái Đất. *Nguyên nhân nào sinh ra gió: Gió được tạo ra do sự chuyển động của không khí từ các khu khí áp cao về các khu khí áp thấp. Câu 6: Cho biết tỉ lệ các thành phần của không khí? Hơi nước có vai trò gì? Trong điều kiện nào hơi nước sẽ ngưng tụ thành mây mưa? Trả lời: * Tỉ lệ các thành phần của không khí là: - Khí Nitơ: 78% - Khí Ôxi: 21%
  3. - Hơi nước và các khí khác: 1% * Vai trò của hơi nước: Lượng hơi nước tuy nhỏ nhưng lại là nguồn gốc sinh ra các hiện tượng khí tượng như mây, mưa, sấm, chớp. * Trong điều kiện nào hơi nước sẽ ngưng tụ thành mây mưa là: Khi không khí bị bão hòa mà vẫn được cung cấp thêm hơi nước hoặc do bị bốc hơi lên cao hoặc tiếp xúc với khối khí lạnh hơi nước sẽ ngưng tụ thành mây mưa. Câu 7: Trên Trái Đất có mấy đới khí hậu? Hãy vẽ hình minh họa và nêu đặc điểm của các đới khí hậu đó? Trả lời: * Trái Đất có3đới khí hậu:nhiệt đới,ôn đới,hàn đới - Đới nóng (nhiệt đới): + Vị trí: nằm giữa hai chí tuyến. + Góc chiếu và thời gian chiếu sáng: góc chiếu quanh năm lớn, thời gian chiếu trong năm chênh lệch không nhiều. + Lượng nhiệt: nóng quanh năm. + Lượng mưa: từ 1500mm đến trên 2000mm. + Gió: thường hoạt động là gió Tín phong. - Ôn đới (đới ôn hòa): + Vị trí: từ 23 độ 27'B đến 63 độ 33'B; từ 23 độ 27'N đến 63 độ 33'N. + Góc chiếu và thời gian chiếu sáng: góc chiếu sáng và thời gian chiếu sáng chênh lệch rõ rệt. + Lượng nhiệt: trung bình. + Lượng mưa: 500-1000mm. + Gió: thường hoạt động là gió Tây ôn đới. - Hàn đới (Đới lạnh) + Vị trí: từ 63 độ 33'B đến 90 độ B; từ 63 độ 33'N đến 90 độ N. + Góc chiếu và thời gian chiếu sáng: góc chiếu quanh năm nhỏ, thời gian chiếu có sự dao động lớn. + Lượng nhiệt: lạnh quanh năm.
  4. + Lượng mưa: dưới 500mm. + Gió: thường hoạt động là gió Đông cực. Câu 8: Thế nào là sông? Thế nào là hệ thống sông? Thế nào là lưu vực sông? Thế nào là lưu lượng sông? Nêu các lợi ích của sông? Hãy kể tên một số con sông mà em biết? Trả lời: *Sông là dòng chảy thường xuyên,tương đối ổn định trên bề mặt lục địa,được các nguồn nước mưa,nước ngầm,nước băng tuyết tan nuôi dưỡng. * Hệ thống sông là một mạng lưới các con sông nhỏ hợp thành cung cấp nước cho con sông chính. * Lưu vực sông là phần diện tích đất đai cung cấp nước thường xuyên cho sông. * Lưu lượng nước sông là lượng nước chảy qua mặt cắt ngang lòng sông ở một địa điểm trong 1 giây. * các lợi ích của sông là : -Điều hòa khí hậu , giảm lượng cacbon -Cung cấp điện : thủy điện , nhiệt điện -Cung cấp nước cho sinh hoạt và sản xuất -Giao thông đường thủy -Khu du lịch sinh thái tại khúc sông đẹp -Là môi trường sống của thực vật , động vật nước ngọt -Bồi đắp phù sa , tưới tiêu cho đồng ruộng -Ngăn mặn xâm lấn vào đất liền -Gìn giữ tình cảm và kỉ niệm tuổi thơ -Cung cấp nước cho sinh hoạt dân cư, cho sản xuất nông nghiệp và công nghiệp. - Tạo ra các đường giao thông thuận lợi nối các địa phương, các vùng. - Cung cấp năng lượng cho các nhà máy thủy điện. - Cung cấp nguồn lợi hải sản cho đời sống dân cư. - Bồi đắp phù sa, phát triển đồng bằng. VD: Sông Đà, Sông Cầu, Sông Thao, Sông Cầu,Sông Hồng Câu 9:Thế nào là hồ?Có mấy cách phân loại hồ trên thế giới?Mỗi loại hãy kể tên 1 số hồ mà em biết? Trả lời: * Hồ là những khoảng nước đọng tương đối rộng và sâu trong đất liền * Có 6 cách phân loại hồ:
  5. Theo tính chất của nước có hai loại hồ: + Hồ nước mặn: Hồ Eyre (Australia), Hồ Balkhash (Nga), + Hồ nước ngọt: Hồ Thác Bà, Hồ Ba Bể, Hồ Hoàn Kiếm, Theo nguồn gốc hình thành: + Hồ móng ngựa:Hồ Tây, + Hồ núi lửa: Dziani Dzaha, + Hồ nhân tạo:Hồ ở Đông châu phi,Hồ Núi Cốc, +Hồ băng hà:Phần Lan,Canada, Câu 10:Nêu các sự vận động của nước biển và đại dương?Trình bày khái niệm,nguyên nhân,ảnh hưởng của các vận động đó đến đời sống con người?Vì sao? Trả lời: *Các vận động của nước biển và đại dương là sóng,thủy triều và các dòng biển *a. Sóng biển: là hình thức dao động tại chỗ của nước biển và đại dương - Nguyên nhân: chủ yếu là do gió. Động đất ngầm dưới đáy biển sẽ sinh ra sóng thần b. Thủy triều: - Thủy triều là hiện tượng nước biển lên xuống theo chu kì. - Nguyên nhân sinh ra thuỷ triều: Do sức hút của Mặt Trăng và Mặt Trời c. Dòng biển: - Là hiện tượng chuyển động của lớp nước trên mặt biển, tạo thành các dòng chảy trong các biển và đại dương. - Nguyên nhân chủ yếu là do các loại gió thổi thường xuyên ở Trái Đất như gió tín phong và gió Tây ôn Đới Câu 11: Thế nào là đất( thổ nhưỡng)? Thổ nhưỡng có những thành phần nào? Nêu vai trò của chất mùn trong lớp thổ nhưỡng? Thế nào là độ phì của đất? Con người có vai trò gì đối với độ phì của đất? Trả lời: *Đất ( thổ nhưỡng) là lớp ngoài cùng của thạch quyển bị biến đổi tự nhiên dưới tác động tổng hợp của nước, không khí, sinh vật". * Có hai thành phần là :Thành phần khoáng và thành phàn hữu cơ. + Thành phần khoáng: chiếm phần lớn trọng lượng, gồm những hạt khoáng có màu sắc loang lỗ và kích thước khác nhau. + Thành phần hữu cơ: chiếm tỉ lệ nhỏ, nằm ở tầng trên cùng tạo thành chất mùn có màu xám hoặc màu đen.
  6. * Chất mùn có vai trò rất lớn trong lớp thổ nhưỡng trên mặt đất của chúng ta. Đất đai luôn chứa những tính chất đặc trưng, chất dinh dưỡng và độ phì trong đất giúp cho cây cối và mùa vụ phát triển đạt những hiệu quả tốt cho người nông dân. -Chât mùn là lớp chất rất quan trọng trong đất nó được xem như một chất dinh dưỡng không thể nào thiếu được. - Chất mùn chứa một lượng lớn chất dinh dưỡng tự nhiên có trong đất nó là nguồn thức ăn dồi dào của các loài thực vật trên bề mặt của trái đất. * Độ phì hay độ phì nhiêu của đất là khả năng đất tổng hợp các chất dinh dưỡng, nước, để giúp cho cây phát triển và sinh trưởng tốt. Độ phì nhiêu của đất tốt bao nhiêu thì đất tốt bấy nhiêu. * Con người có vai trò làm tăng hoặc giảm độ phì của đất tùy thuộc vào các hoạt động canh tác trên đất: - Khai thác, sử dụng phân bón hóa học không hợp lý, thuốc trừ sâu, đất bị nhiễm mặn, nhiễm phèn sẽ làm cho đất trở nên kém phì nhiêu. - Bón phân cho đất, khai thác đất hợp lý, cải tạo đất nhiễm mặn, nhiễm phèn giúp độ phì trong đất được tăng lên. Câu 12: Thế nào là lớp vỏ sinh vật? Khí hậu ảnh hưởng đến sự phân bố thực vật, động vật như thế nào? Con người làm ảnh hưởng đến sự phân bố thực vật, động vật trên trái đất như thế nào? Trả lời: * Lớp vỏ sinh vật là lớp vỏ mới liên tục bao quanh trái đất bao gồm các sinh vật sinh sống trong các lớp đất đá, không khí và lớp nước. *Ảnh hưởng của khí hậu tới sự phân bố thực, động vật thế giới rất rõ rệt, thể hiện ở chỗ: - Tuỳ theo đặc điểm khí hậu mà mỗi nơi có các loại thực vật đặc trưng. Khí hậu quyết định sự phong phú hay nghèo nàn của thực vật. Ví dụ: - Vùng xích đạo nóng quanh năm, thuận lợi với sự sinh sống của nhiều loại thực vật, nên các loại thực vật mọc chen chúc thành nhiều tầng. - Miền cực có khí hậu giá lạnh gần quanh năm nên thực vật sinh sống rất khó khăn; chỉ có một số rất ít thực vật ià tồn tại được ở đây (như rêu, địa y ) * Con người ảnh hưởng rất lớn tới sự phân bố thực, động vật trên Trái Đất. Điều này thể hiện ở hai mặt: - Mở rộng sự phân bố của thực, động vật: Ví dụ người châu Âu mang cừu từ châu Ẩu sang nuôi ở ô-xtrây-li-a, đem cao su từ Bra-xin sang trồng ở Đông Nam Á. - Thu hẹp nơi sinh sống của nhiều loài thực, động vật: con người khai thác rừng bừa bãi làm nhiều loài động vật mất nơi cư trú, phải di chuyển đến nơi khác, săn bắn làm nhiều loài động vật quý hiếm bị diệt vong.