Đề cương ôn tập môn Lịch sử Lớp 8 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Lê Hồng Phong

docx 8 trang thaodu 3750
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập môn Lịch sử Lớp 8 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Lê Hồng Phong", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_mon_lich_su_lop_8_nam_hoc_2019_2020_truong_t.docx

Nội dung text: Đề cương ôn tập môn Lịch sử Lớp 8 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Lê Hồng Phong

  1. UBND QUẬN NGÔ QUYỀN ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP TRƯỜNG THCS LÊ HỒNG PHONG Lịch sử 8 Năm học 2019 - 2020 CÂU HỎI ÔN TẬP LỊCH SỬ 8 Lịch Sử 8 bài 25: Kháng chiến lan rộng ra toàn quốc (1873 - 1884) Câu 1. Sau khi chiếm được các tỉnh Nam Kì, việc đầu tiên thực dân Pháp đã làm gì? A. Thiết lập bộ máy thống trị và tiến hành bóc lột kinh tế Nam Bộ. B. Chuẩn bị lực lượng đánh Bắc Kì. C. Chuẩn bị lực lượng đánh Campuchia. D. Xuất bản báo chí nhằm tuyên truyền cho kế hoạch xâm lược. Câu 2. Ngày 20 - 11 - 1873, diễn ra sự kiện gì ở Bắc Kì? A. Pháp nổ súng tấn công thành Hà Nội. B. Quân dân ta anh dũng đánh bại cuộc tấn công của Pháp ở Hà Nội. C. Nhân dân Hà Nội chủ động đốt kho đạn của Pháp. D. Thực dân Pháp đánh chiếm Thanh Hóa. Câu 3. Trước những hành động của Pháp, triều đình Huế thực hiện chính sách đối nội, đối ngoại như thế nào? A. Vơ vét tiền của của nhân dân. B. Đàn áp, bóc lột nhân dân và tiếp tục chính sách “bế quan toả cảng” C. Bóc lột nhân dân, bồi thường chiến tranh cho Pháp. D. Thương lượng với Pháp để chia sẻ quyền thống trị. Câu 4. Thực dân Pháp lấy cớ gì để tiến quân ra Bắc? A. Vì triều đình không thi hành đúng Hiệp ước 1862. B. Vì triều đình cầu cứu nhà Thanh. C. Lấy cớ giải quyết vụ Đuy-puy. D. Lợi dụng triều đình nhờ đem tàu ra Hạ Long dẹp cướp biển. Câu 5. Thực dân Pháp nổ súng đánh vào thành Hà Nội lần thứ nhất vào thời gian nào? A. Sáng ngày 20-11-1873. B. Trưa ngày 20-11-1873. C. nối ngày 20-11-1873. D. Đêm ngày 20-11-1873. Câu 6. Ai là Tổng đốc thành Hà nội vào năm 1873? A. Hoàng Diệu. B. Nguyễn Tri Phương, C. Tôn Thất Thuyết. D. Phan Thanh Giản. Câu 7. Trong vòng chưa đầy một tháng sau khi chiếm Hà Nội , Pháp cho quân chiếm các tỉnh nào? A. Hải Dương, Hà Tây, Hưng Yên, Phủ Lí, Ninh Bình. B. Hải Dương, Hà Bắc, Hưng Yên, Phủ Lí, Nam Định, C. Hải Dương, Hà Tây, Bắc Ninh, Hưng Yên, Phủ Lí. D. Hải Dương, Hưng Yên, Phủ Lí, Ninh Bình, Nam Định. Câu 9. Trận đánh gãy được tiếng vang lớn nhất năm 1873 ở Bắc Kì là trận nào? A. Trận bao vây quân địch ở thành Hà Nội. B. Trận đánh địch ở Thanh Hoá. C. Trận phục kích của quân ta và quân Cờ Đen ở cầu Giấy (Hà Nội). D. Trận phục kích của quân ta ở ngoại thành Nội. Câu 10. Chiến thắng cầu Giấy lần thứ nhất có ý gì?
  2. A. Quân Pháp hoang mang, quân dân ta phấn khởi càng hăng hái đánh giặc. B. Quân Pháp hoang mang, triều đình lo sợ. C. Quân Pháp phải rút khỏi Bắc Kì. D. Nhiều sĩ quan và binh lính Pháp bị giết tại trận. Câu 11. Triều đình Huế kí với Pháp Hiệp ước Giáp Tuất vào ngày tháng năm nào? A. Ngày 10 tháng 3 năm 1874. B. Ngày 15 tháng 3 năm 1874. C. Ngày 3 tháng 5 năm 1874. D. Ngày 13 tháng 5 năm 1874. Câu 12. Vì sao thực dân Pháp tìm cách thương lượng với triều đình Huế thiết lập bản Hiệp ước 1874? A. Do Pháp bị thất bại trong việc đánh chiếm thành Hà Nội. B. Do chúng bị chặn đánh ở Thanh Hóa. C. Do chúng bị thất bại ở Cầu Giấy lần thứ nhất. D. Do chúng bị thất bại ở cầu Giấy lần thứ hai. Câu 13. Hậu quả của Hiệp ước Giáp Tuất (1874) là gì? A. Làm mất chủ quyền của dân tộc ta. B. Làm mất chủ quyền của 6 tỉnh Nam Kì. C. Làm mất chủ quyền về ngoại giao của Việt Nam. D. Làm mất một phần quan trọng chủ quyền lãnh thổ, ngoại giao và thương mại của Việt Nam. Câu 14. “Dập dìu trống đánh cờ Xiêu/Phen này quyết đánh cả triều lẫn Tây”. Đó là khẩu lệnh đã nêu trong cuộc khởi nghĩa nào? A. Khởi nghĩa của Nguyễn Mận Kiến ở Thái Bình. B. Khởi nghĩa của Phạm Văn Nghị ở Nam Định. C. Khởi nghĩa Trần Tấn, Đặng Như Mai ở Nghệ Tĩnh. D. Trận cầu Giấy-Hà Nội của Hoàng Tá Viên- Lưu Vĩnh phúc. Câu 15. Thực dân Pháp lấy cớ gì để tấn công Bắc Kì lần thứ hai? A. Triều đình không dẹp nổi các cuộc khởi nghĩa của nhân dân. B. Triều đình không bồi thường chiến phí cho Pháp, C. Trả thù sự tấn công của quân cờ đen. D. Triều đình vi phạm Hiệp ước 1874, giao thiệp với nhà Thanh. Câu 16. Khi Pháp kéo quân ra Hà Nội lần thứ hai, ai là người trấn thủ thành Hà Nội? A. Nguyễn Tri Phương. B. Hoàng Diệu. C. Tôn Thất Thuyết. D. Phan Thanh Giản. Câu 17. Thực dân Pháp tấn công Hà Nội lần thứ hai vào thời gian nào? A. Ngày 3 tháng năm 1882. B. Ngày 13 tháng 4 năm 1882. C. Ngày 4 tháng 3 năm 1882. D. Ngày 14 tháng 3 năm 1882. Câu 18. Tổng đốc thành Hà Nội năm 1882 là ai? A. Nguyễn Tri Phương. B. Hoàng Diệu, C. Nguyễn Lân. D. Hoàng Kế Viên. Đáp án Trắc nghiệm Lịch sử 8 Bài 25 Câu 1 2 3 4 5 6 7 9
  3. Đáp án A A B C A B D C Câu 10 11 12 13 14 15 16 17 18 Đáp án A B C D C D B A B Bài 25: Kháng chiến lan rộng ra toàn quốc (1873 - 1884) - Nêu những nét cơ bản của tình hình Việt Nam sau năm 1867. Trả lời:- Thực dân Pháp củng cố bộ máy cai trị của chúng ở Nam Kì, đẩy mạnh cướp đoạt ruộng đất, bóc lột nhân dân Nam Kì, mở trường đào tạo tay sai Chuẩn bị cho việc đánh chiếm Bắc Kì. - Trong khi đó, triều đình Huế ngày càng bi đát, kinh tế khó khăn, thiên tai mất mùa, tài chính thiếu hụt, chính sách bế quan tỏa cảng vẫn được duy trì. - Khởi nghĩa của nhân dân nổ ra ở nhiều nơi. => Tình hình đó tạo điều kiện cho Pháp thực hiện mưu đồ mở rộng chiếm đóng Bắc Kì. - Thực dân Pháp đã tiến hành kế hoạch đánh chiếm Bắc Kì như thế nào? Trả lời: - Cuối năm 1872, chúng cho lái buôn Đuy-buy gây rối ở Hà Nội, nhằm tạo cơ hội cho Pháp can thiệp sâu vào vấn đề Bắc Kì. - Lấy cớ giải quyết vụ Đuy-buy, Gác-ni-ê đưa hơn 200 quân Pháp ra Bắc. Nhưng thực chất, đây là việc làm nằm trong kế hoạch đánh chiếm Bắc Kì của thực dân Pháp. - Sau đó, Pháp cho quân đánh thành Hà Nội 20-11-1873. Sau khi chiếm được thành, chúng cho quân đánh chiếm các tình Hưng Yên, Phủ Lý, Hải Dương, Ninh Bình và Nam Định. - Tại sao quân triều đình ở Hà Nội đông mà vẫn không thắng được giặc? Trả lời: Quân triều đình đông nhưng trang bị vũ khí thô sơ, triều đình không tỏ chức cho nhân dân kháng chiến. Vì vậy, cuộc chiến đấu do Nguyễn Tri Phương chỉ huy không bảo vệ được thành vì diễn ra đơn lẻ không có sự hỗ trợ của các nơi. - Trình bày diễn biến của trận Cầu Giấy năm 1873. Trả lời: - Thấy lực lượng của địch ở Hà Nội yếu, quân ta khép chặt vòng vây nên ngày 21-12-1873, quân Pháp buộc phải phá vòng vây đánh ra Cầu Giấy. - Chớp thời cơ, quân cờ đen của Lưu Vĩnh Phúcvà Hoàng Tá Viên phục kích, giết tại trận viên chỉ huy Gác-ni-ê cùng nhiều sĩ quan và binh lính địch. - Tại sao triều đình Huế kí Hiệp ước Giáp Tuất (1874)? Trả lời: Hiệp ước 1874 là một sự tính toán thiếu cận thận của triều đình Huế, xuất phát từ ý thức bảo vệ quyền lợi của giai cấp và dòng họ, triều đình Huế trượt dài trên con đường đi đến đầu hàng hoàn toàn thực dân Pháp. Chủ quyền dân tộc bị xâm phạm nhiều hơn, tạo điều kiện để Pháp thực hiện âm mưu xâm lược tiếp theo. - Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ hai như thế nào? Trả lời: - Năm 1882, quân Pháp do Ri-vi-e chỉ huy đổ bộ đánh thành Hà Nội. Chúng đòi quân ta nộp khí giới và gia thành không điều kiện, không được ta trả lời, Pháp nổ súng tấn công. - Quân ta chống cự quyết liệt nhưng cuối cùng thành Hà Nội vẫn bị rơi vào tay giặc. - Quân Pháp nhanh chóng đi đánh chiếm Hòn Gai, Nam Định và các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ. - Nhân dân Bắc Kì đã phối hợp với quân đội triều đình để kháng chiến chống Pháp như thế nào? Trả lời:
  4. - Nhân dân tự tay đốt nhà, tạo thành bức tường lửa chặn giặc, họ tổ chức thành đội ngũ để tham gia bảo vệ thành. - Việc Tổng đốc Hoàng Diệu hi sinh với thành Hà Nội đã nêu cao tinh thần yêu nước bất khuất cho nhân dân. - Sau khi thành mất, cuộc chiến đấu trong lòng địch diễn ra rất quyết liệt. - Quân dân ở các địa phương sôi nổi chống giặc: dựng rào cản, cắm kè trên sông, làm hầm chông, cạm bẫy để cản giặc. - Tại sao thực dân Pháp không nhượng bộ triều đình Huế sau khi Ri-vi-ê bị giết tại trận Cầu Giấy năm 1883? Trả lời: - Chiến thắng Cầu Giấy lần hai càng làm cho quân Pháp thêm hoang mang, dao động. Chúng toan bỏ chạy nhưng triều đình Huế lại chủ trương thương lượng với Pháp, hi vọng chờ chiến thắng này mà địch sẽ rút quân. - Nhân cơ hội vua Tựu Đức chết, triều đình Huế đang lục đục, thực dân Pháp có thêm viện binh đã đem quân tấn công thẳng vào Thuận An – cửa ngõ kinh thành Huế. Bài 26: Phong trào kháng chiến chống Pháp trong những năm cuối thế kỉ XIX - Nêu nguyên nhân, diễn biến cuộc phản công của phái chủ chiến tại kinh thành Huế. Trả lời: - Nguyên nhân: + Sau Hiệp ước 1884, triều đình Huế đã bị phân chia thành hai phái đối lập nhau: phái chủ hòa và phải chủ chiến do Tôn Thất Thuyết đứng đầu. + Pháp quyết tâm tiêu diệt bằng được phe chủ chiến. Lấy cớ triều đình đưa vua Hàm Nghi lên ngôi mà không hỏi ý kiến, Pháp cho quân đóng ở đồn Mang Cá, tòa Khâm sứ,, định bắt cóc Tôn Thất Thuyết nhưng việc không thành. - Diễn biến: + Đêm mồng 4 rạng sáng 5-7-1885, Tôn Thất thuyết hạ lệnh tấn công quân Pháp ở tòa Khâm sứ và đồn Mang Cá. + Quân Pháp nhất thời rối loạn, sau khi củng cố tinh thần, chúng mở cuộc phản công chiếm Hoàng thành. Trên đường đi, chúng xả súng tàn sát, cướp bóc hết sức dã man, hàng trăm người dân vô tội đã bị giết hại. - Phong trào Cần Vương nổ ra và phát triển như thế nào? Trả lời: - Ngày 13-7-1885, nhân danh vua Hàm Nghi, Tôn Thất Thuyết ra “Chiếu Cần Vương” kêu gọi văn thân và nhân dân đứng lên giúp vua cứu nước. - Từ đó, một phong trào yêu nước chống xâm lược đã dâng lên sôi nổi. Nhân dân các địa phương và dân tộc thiểu số ở vùng biên giới Việt – Lào đã ủng hộ và giúp đỡ mọi mặt cho phong trào. - Quan sát hình 91 (SGK, trang 127) em hãy cho biết những điểm mạnh, điểm yếu của cứ điểm Ba Đình. Trả lời: - Điểm mạnh: ba làng Mậu Thịnh, Thượng Thọ và Mĩ Khê thuộc huyện Nga Sơn, Thanh Hóa tạo thành thế chân kiềng, phối hợp hỗ trợ nhau trong chiến đấu. Địa thế này đã giúp cho những người lãnh đạo khởi nghĩa Ba Đình xây dựng nên một chiến tuyến phòng thủ kiên cố. Phía
  5. ngoài là ruộng lúa, lũy tre dày, vùng ngập nước, bên trong là làng xóm, công sự. Cứ điểm có thế mạnh về phòng thủ. - Điểm yếu: căn cứ Ba Đình dễ bị cô lập, khó ứng cứu, không thể sử dụng cách đánh du kích, chỉ có thể đánh công kiên. - Dựa vào lược đồ, trình bày diễn biến cuộc khởi nghĩa Hương Khê. Trả lời: - Từ năm 1885-1888: nghĩa quân lo tổ chức, huấn luyện, xây dựng công sự, rèn đúc vũ khí và tích trữ lương thảo. - Từ năm 1888 đến 1895: là thời kì chiến đấu của nghĩa quân . Dựa vào vùng rừng núi hiểm trở, có sự chỉ huy thống nhất, nghĩa quân đã đẩy lui nhiều cuộc hành quân và càn quét của giặc. + Để đối phó Pháp tập trung binh lực và xây dựng một hệ thống đồn, bốt nhằm bao vây, cô lập nghĩa quân. Đồng thời chúng mở nhiều cuộc tấn công quy mô vào Ngàn Trươi. + Nghĩa quân phải chiến đấu trong điều kiện ngày càng gian khổ hơn, lực lượng suy yếu dần. + Sau khi chủ tướng Phan Đình Phùng hi sinh, cuộc khởi nghĩa được duy trì thêm một thời gian dài rồi tan rã. Lịch Sử 8 bài 27: Khởi nghĩa Yên Thế và phong trào chống Pháp của đồng bào miền núi cuối thế kỉ XIX Câu 1. Phong trào nông dân Yên Thế diễn ra trong thời gian nào? A. Từ năm 1884 đến 1913. B. Từ năm 1885 đến 1895. C. Từ năm 1885 đến 1913. D. Từ năm 1884 đến 1895. Câu 2. Lực lượng nào tham gia đông nhất trong khởi nghĩa nông dân Yên Thế? A. Công nhân. B. Nông dân. C. Các dân tộc sống ở miền núi. D. Nông dân và công nhân. Câu 3. Yên Thế thuộc địa phận của tỉnh nào? A. Bắc Giang. B. Bắc Ninh. C. Hưng Yên. D. Thanh Hóa. Câu 4. Vị chỉ huy tối cao của nghĩa quân Yên Thế là ai? A. Đề Nắm. B. Đề Thám. C. Đề Thuật D. Đề Chung. Câu 5. Lãnh đạo của khởi nghĩa Yên Thế thuộc tầng lớp nào? A. Văn thân, sĩ phu. B. Võ quan C. Nông dân. D. Địa chủ Câu 6. Đến năm 1891, từ Yên Thế, nghĩa quân mở rộng hoạt động sang vùng nào? A. Yên Lễ, Mục Sơn, Nhã Nam, Hữu Thượng. B. Phủ Lạng Thương,
  6. C. Tiên Lữ (Hưng Yên), D. Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hóa, Hưng Yên, Hải Dương. Câu 7. Trong giai đoạn từ năm 1893 đến năm 1897, ai là lãnh tụ tối cao của khởi nghĩa Yên Thế? A. Đề Nắm. B. Đề Thám C. Nguyễn Trung Trực. D. Phan Đình Phùng Câu 8. Trong giai đoạn từ 1884 - 1892,ai là thủ lĩnh có uy tin nhất của cuộc khởi nghĩa Yên Thế? A. Đề Thám B. Đề Nắm C. Phan Đình Phùng D. Nguyễn Trung Trực Câu 9. Giai đoạn 1893-1908 là thời kì nghĩa quân Yên Thế làm gì? A. Xây dựng phòng tuyến B. Tìm cách giải hoà với quân Pháp C. Vừa chiến đấu, vừa xây dựng cơ sở D. Tích luỹ lương thực, xây dựng quân tinh nhuệ Câu 10. Giai đoạn 1893-1908 khi nhận thấy tương quan lực lượng của ta và địch quá chênh lệch, Đề Thám đã có một quyết định sáng suốt đó là? A. Tìm cách giảng hoà với quân Pháp B. Lo tích luỹ lương thực C. Xây dựng đội quân tinh nhuệ, sẵn sàng chiến đấu. D. Liên lạc với một số nhà yêu nước: Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh. Câu 11. Từ năm 1897 đến năm 1908, tranh thủ thời gian hoà hoãn Đề Thám đã làm gì? A. Khai khẩn đồn Phồn Xương. B. Lo tích luỹ lương thực, xây dựng quân đội tinh nhuệ, C. Xây dựng phòng tuyến quân sự. D. A + B đúng. Câu 12. Nghĩa quân Yên Thế hòa hoãn với thực dân Pháp trong thời gian nào? A. Từ năm 1898 đến năm 1908. B. Từ năm 1889 đến 1898. C. Từ năm 1890 đến 1913. D. Từ năm 1909 đến 1913. Câu 13. Vì sao cuộc khởi nghĩa Yên Thế được xem là cuộc khởi nghĩa nông dân? A. Cuộc khởi nghĩa có nông dân tham gia dưới sự chỉ huy của văn thân, sĩ phu. B. Cuộc khởi nghĩa mà mục tiêu chủ yếu là đòi ruộng đất cho nông dân. C. Cuộc khởi nghĩa mà lực lượng tham gia chủ yếu là nông dân. D. Cuộc khởi nghĩa mà lãnh đạo và lực lượng tham gia khởi nghĩa đều là nông dân. Câu 14. Vì sao trong giai đoạn 1893-1908 Đề Thám phải 2 lần giảng hoà với địch? A. Do tương quan lực lượng quá chênh lệch. B. Lực lượng của Đề Thám bị tổn thất và suy yếu nhanh chóng, C. Nghĩa quân chán nản không còn sức để chiến đấu. D. Cả a và b đều đúng. Câu 15. Tính chất của cuộc khởi nghĩa Yên Thế? A. Thể hiện tính dân tộc yêu nước sâu sắc. B. Là phong trào giải phóng dân tộc.
  7. C. Phong trào mang tính chất bảo vệ dân tộc. D. Phong trào mang tính chất là cuộc cách mạng dân chủ tư sản. Câu 16. Nguyên nhân thất bại của cuộc khởi nghĩa Yên Thế? A. Bó hẹp trong một địa phương, dễ bị cô lập. B. So sánh lực lượng quá chênh lệch, thực dân Pháp và phong kiến cấu kết đàn áp. C. Chưa có sự lãnh đạo của một giai cấp tiên tiến. D. Tất cả các câu trên đều đúng. Câu 17. Vì sao phong trào kháng chiến miền núi nổ ra muộn hơn ở miền xuôi? A. Thực dân Pháp bình định ở đây muộn hơn. B. Ý thức giác ngộ của đồng bào miền núi chậm hơn. C. Địa hình không thuận lợi để xây dựng căn cứ. D. Địa hình rừng núi việc xây dựng lực lượng có nhiều khó khăn. Đáp án Trắc nghiệm Lịch sử 8 Bài 27 Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 Đáp án A B A B C B B B C Câu 10 11 12 13 14 15 16 17 Đáp án A D A D D A D A Bài 27: Khởi nghĩa Yên Thế và phong trào chống Pháp của đồng bào miền núi cuối thế kỉ XIX - Trình bày nguyên nhân bùng nổ cuộc khởi nghĩa Yên Thế. Trả lời: - Kinh tế nông nghiệp sa sút, đời sống nông dân đồng bằng Bắc Kì vô cùng khó khăn, một bộ phận phải phiêu tán lên Yên Thế, họ sẵn sàng nổi dậy đấu tranh bảo vệ cuộc sống của mình. - Khi Pháp thi hành chính sách bình định, cuộc sống bị xâm phạm, nhân dân Yên Thế đã đứng dậy đấu tranh. - Nêu tên một số cuộc khởi nghĩa chống Pháp của đồng bào miền núi cuối thế kỉ XIX. Trả lời: - Ở Nam Kì có cuộc đấu tranh của người Thượng, người Khơ me, người Xtiêng. - Ở miền Trung có cuộc đấu tranh do Hà Văn Mao (người Mường) và Cầm Bá Thước (người Thái) lãnh đạo. - Ở Tây Nguyên, các tù trưởng như Nơ-tranạ Ciư. Ama Con, Ama Giư-hao đã kêu gọi nhân dân rào làng chiến đấu suốt từ năm 1889 đến năm 1905. - Ở vùng Tây Bắc, đồng bào các dân tộc Thái, Mường, Mông, đã tập hợp dưới ngọn cờ của Nguyễn Quang Bích. Nguyễn Vãn Giáp, lập căn cứ kháng Pháp ở Lai Châu. Sơn La và hoạt động mạnh trên lưu vực sông Đà - Ở vùng Đông Bắc Bắc Kì, bùng nổ phong trào của người Dao, người Hoa, tiêu biểu nhất là đội quân của Lưu Kì. Duyệt đề Người ra đề Bùi Thị Thu Hương Phạm Trang Nhung XÁC NHẬN CỦA BGH