Đề cương ôn tập môn Ngữ văn Khối 6

docx 22 trang thaodu 11741
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề cương ôn tập môn Ngữ văn Khối 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_mon_ngu_van_khoi_6.docx

Nội dung text: Đề cương ôn tập môn Ngữ văn Khối 6

  1. Phần A- Trắc nghiệm: (2 điểm) Em hãy đọc kĩ các câu hỏi rồi khoanh tròn chữ cái đầu dòng ở câu trả lời đúng cho các câu dưới đây? Câu 1: Tác giả văn bản Sông nước Cà Mau là ai? A. Tô Hoài B. Đoàn Giỏi C. Võ Quảng Câu 2 : Văn bản Bài học đường đời đầu tiên trích từ chương mấy của truyện Dế Mèn phiêu lưu kí của nhà văn Tô Hoài? A. Chương I B. Chương II C. Chương III Câu 3: Nội dung chính của văn bản Bài học đường đời đầu tiên là: A. Miêu tả vẻ đẹp cường tráng,tính tình kiêu căng xốc nổi của Dế Mèn. B. Kể về câu chuyện bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn. Câu 4: Nhận xét nào nói đúng về tâm trạng người anh trai khi đứng trước bức tranh đoạt giảinhất của Kiều Phương? A. Vui mừng và hãnh diện. B. Ngỡ ngàng, hãnh diện và xấu hổ. C. Buồn bực và ghen tị. Câu 5: Hình ảnh “ Những cây to mọc giữa những bụi lúp xúp nom xa như những cụ già vung tay hô đám con cháu tiến về phía trước “ trong văn bản Vượt thác có ý nghĩa như thế nào? A. Tả cảnh thiên nhiên ở đoạn sông qua thác . B. Tả cảnh thiên nhiên ở hai bên bờ đoạn sông qua thác . C. Vừa miêu tả cảnh thiên nhiên hùng vĩ oai nghiêm, vừa biểu hiện tâm trạng hào hứng , phấn chấn và mạnh mẽ của con người khi qua thác ghềnh nguy hiểm tiếp tục đưa con thuyền tiến về phía trước . D.Báo hiệu thuyền đã vượt qua thác dữ . Câu 6: Văn bản nào đã thể hiện lòng yêu nước trong một biểu hiện cụ thể là tình yêu tiếng nói dân tộc? A. Ếch ngồi đáy giếng B. Bức tranh của em gái tôi C. Buổi học cuối cùng Câu 7: Câu văn “ Lúc tôi đi bách bộ thì cả người tôi rung rinh một màu nâu bóng mỡ soi gương được và rất ưa nhìn” có mấy phó từ? A. Một B. Hai C. Ba Câu 8: Câu tục ngữ “ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” có phải là một phép ẩn dụ không? A. Có phải. B. Không phải. Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án B A A, B B C C B A Câu 1: Văn bản “Bài học đường đời đầu tiên” được trích từ chương nào trong truyện “Dế Mèn phiêu lưu kí” của Tô Hoài? A. Chương I B. Chương II C. Chương III D. Chương IV Câu 2: Suy nghĩ cuối cùng của người anh: “ Không phải con đâu. Đấy là tâm hồn và lòng nhân hậu của em con đấy.”( Trích “Bức tranh của em gái tôi” – Tạ Duy Anh) thể hiện tâm trạng gì của cậu bé? A. Từ chối không nhận hình ảnh của mình trong tranh. B. Cay đắng nhận ra năng lực kém cỏi của mình so với em gái. C. Hối hận chân thành, xóa bỏ tính ghen ghét, đố kị với em gái. D. Xúc động sâu sắc, hối hận chân thành, lúng túng khó nói.
  2. Câu 3: “ Văn bản đã giúp chúng ta cảm nhận được vẻ đẹp phong phú, hùng vĩ và dữ dội của thiên nhiên và vẻ đẹp của người lao động bình dị mà dũng mãnh dám chinh phục thiên nhiên”. Nhận xét trên là nhận xét về văn bản nào? A. Bức tranh của em gái tôi B. Vượt thác C. Bài học đường đời đầu tiên D. Sông nước Cà Mau Câu 4: Phó từ “ vẫn” trong hai câu thơ sau có tác dụng gì? “ Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước: Chỉ cần trong xe có một trái tim. ” ( Phạm Tiến Duật) A. Phó từ chỉ thời gian B. Phó từ chỉ sự tiếp diễn C. Phó từ chỉ mức độ D. Phó từ phủ định Câu 5: Câu văn nào sau đây sử dụng phép so sánh? A.Cảnh hừng đông mặt biển nguy nga, rực rỡ. B. Mảnh buồm nhỏ xíu phía sau nom như một con chim đang đỗ sau lái, cổ rướn cao như sắp cất tiếng hót. C. Thuyền chồm lên, hụp xuống như nô giỡn. D. Sóng đập vào mũi thùm thùm, chiếc thuyền tựa hồ một tay võ sĩ can trường giơ ức ra chịu đấm, vẫn lao mình tới. Câu 6: Khi viÕt: “Nh×n lªn, nh÷ng ngän tre thay l¸, nh÷ng bóp tre non kÝn ®¸o, ng©y th¬, hứa hẹn sự trưởng thành”, t¸c gi¶ ®· sö dông biÖn ph¸p tu tõ nµo? A. Èn dô B. Nh©n ho¸ C. So s¸nh D. Ho¸n dô Câu 7: Phép hoán dụ trong câu thơ sau thuộc kiểu hoán dụ nào? “Bác nhớ miền Nam nỗi nhớ nhà Miền Nam mong Bác nỗi mong cha.” (Tố Hữu) A. Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng B. Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng C. Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật D. Lấy một bộ phận để gọi toàn thể Câu 8: Mục đích của văn bản miêu tả là gì? A. Tái hiện sự vật, hiện tượng, con người B. Bày tỏ tình cảm, cảm xúc C. Trình bày diễn biến sự việc D. Nêu nhận xét, đánh giá Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 Câu 7 Câu 8 A D B B B, C, D B A A Bài tập 1: Văn bản “ Bài học đường đời đầu tiên ” được trích từ chương nào trong truyện “ Dế Mèn phiêu lưu kí ” của nhà văn Tô Hoài? A. Chương I. B. Chương II. C. Chương XI. D. Chương III. Bài tập 2: Trong văn bản “ Bức tranh của em gái tôi ” ai là nhân vật chính? A. Người anh trai. B. Bố Kiều Phương. C. Kiều Phương. D. Chú Tiến Lê. Bài tập 3: Bài học đường đời mà Dế Choắt nói với Dế Mèn là gì ?
  3. A.Ở đời không được ngông cuồng ,dại dột ,sẽ chuốc vạ vào thân . B.Ở đời phải cẩn thận khi nói năng ,nếu không sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình . C.Ở đời mà có thói hung hăng ,bậy bạ , có óc mà không biết nghĩ sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình. D.Ở đời phải trung thực ,tự tin, nếu không sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình. Bài tập 4: Câu thơ : Ngoài thềm rơi chiếc lá đa Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng. Là loại ẩn dụ gì ? A.Ẩn dụ hình thức . B.Ẩn dụ cách thức. C.Ẩn dụ phẩm chất. D.Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác. Bài tập 5: Nhóm từ nào sau đây là các phó từ chỉ mức độ? A. Rất ,hơi,khí ,khá ,cực kì ,vô cùng quá ,lắm. B. Không ,chưa ,chẳng ,cũng ,cùng ,lại ,vẫn ,cứ ,còn ,đều . C. Hãy ,đừng ,chớ ,đi ,nào D. Xong ,rồi được ,mất ,ra ,vào ,lên ,xuống. Bài tập 6: Chọn đáp án thích hợp vào dấu ba chấm để hoàn thiện nội dung sau: .ngoài tác dụng làm cho sự vật được miêu tả trở nên sống động,gần gũi với con người còn biểu thị được những suy nghĩ ,tình cảm của con người. A. Nhân hoá B. So sánh C. ẩn dụ D. Hoán dụ Bài tập 7: Khi làm văn miêu tả người ta không cần phải có những kỹ năng gì ? A. Quan sát , nhìn nhận B. Nhận xét ,đánh giá C. Liên tưởng ,tưởng tượng D. Xây dựng cốt truyện Bài tập 8: Để làm nổi bật cảnh sắc mùa thu em sẽ chọn những hình ảnh nào dưới đây? A.Bầu trời xanh cao lồng lộng . B. Những cơn gió lạnh buốt như kim châm. C. Những chiếc lá vàng rải rác bay theo gió . D. Trăm hoa khoe sắc lộng ngát hương thơm. 1 2 3 4 5 6 7 8 A A,C C D C A D A,C Câu 1: Điền từ thích hợp để hoàn thiện khái niệm sau: " là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt." A. Phó từ B. So sánh C. Nhân hóa D. Ẩn dụ
  4. Câu 2: Đoạn trích "Bài học đường đời đầu tiên" trích từ chương mấy truyện Dế Mèn phiêu lưu kí của Tô Hoài. A. Chương XI B. Chương X C. Chương I D. Chương XVIII Câu 3: Trong câu văn "Gọi là kênh Bọ Mắt vì ở đó tụ tập không biết cơ man nào là bọ mắt, đen như hạt vừng, chúng cứ bay theo thuyền từng bầy như những đám mây nhỏ, ta bị nó đốt vào da thịt chỗ nào là chỗ đó nổi mẩn đỏ tấy lên " có mấy phép so sánh: A. Một B. Hai C. Ba D. Bốn Câu 4: Dòng nào diễn tả khônh đúng tâm trạng của Phrăng trong buổi học cuối cùng: A. Hồi hộp chờ đón và rất xúc động. B. Vô tư và thờ ơ. C. Lúc đầu ham chơi, lười học sau đó rất hối hận. D. Cảm thấy bình thường như bao buổi học khác. Câu 5: Từ xưng hô nào không phải để gọi Lượm trong bài thơ Lươm của Tố Hữu? A. Cháu B. Cháu bé C. Chú bé D. Chú đồng chí nhỏ Câu 6: Bài thơ "Đêm nay Bác không ngủ" là của tác giả nào? A. Tố Hữu C. Minh Huệ B.Tạ Duy Anh D. Đoàn Giỏi Câu 7: Chi tiết nào không dùng để miêu tả cảnh mặt trời mọc: A. Mặt trời tròn hồng như lòng đỏ trứng gà. B. Bầu trời quang đãng, loáng thoáng vài gợn mây phớt hồng. C. Phía đông chân trời đã ứng hồng. D. Trời nắng chang chang. Câu 8: Khi làm văn miêu tả người ta phải có những kĩ năng gì? A. Quan sát, nhìn nhận. B. Nhận xét, đánh giá. C. Liên tưởng, tưởng tượng. D. Xây dựng cốt truyện. Câu Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 Câu 7 Câu 8 Đáp án D C B A,B,D B C D A,B,C Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào chữ cái đầu dòng của câu trả lời đúng (Từ câu 1đến câu 4 ) “ Đôi càng tôi mẫm bóng.Những caí vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt. Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ [ ]. Đôi cánh tôi, trước kia ngắn hủn hoẳn, bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi [ ]. Lúc tôi đi bách bộ thì cả người tôi rung rinh một màu nâu bóng mỡ soi gương được và rất ưa nhìn. Đầu tôi to ra và nổi từng tảng, rất bướng. Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc. Sợi râu dài và uốn cong một vẻ rất đỗi hùng dũng ” (Ngữ Văn lớp 6-tập 2 ) Câu 1 :Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào ? A. Bức tranh của em gái tôi C. Vượt thác B. Bài học đường đời đầu tiên D.Sông nước Cà Mau.
  5. Câu 2 :Đoạn văn được viết theo những phương thức biểu đạt nào ? A.Miêu tả C.Tự sự B. Biểu cảm D.Ký Câu 3 :Nhận xét nào dưới đây phù hợp với nội dung của đoạn văn trên ? A.Đoạn văn kể về những hành động đẹp của chàng Dế Mèn B.Đoạn văn miêu tả Dế Mèn có vẻ đẹp cường tráng của tuổi trẻ C.Qua đoạn văn bộc lộ tính tình kiêu căng của Dế Mèn D.Đoạn văn thuật lại sức mạnh của Dế Mèn. Câu 4 :Trong những tác giả sau, tác giả nào có tên khai sinh là Nguyễn Sen ? A.Tô Hoài C.Tố Hữu B.Đoàn Giỏi D.Minh Huệ Câu 5 :Trong câu văn sau : “ Lúc tôi đi bách bộ thì cả người tôi rung rinh một màu nâu bóng mỡ soi gương được và rất ưa nhìn . ” Có mấy phó từ ? A.Hai C.Bốn B.Ba D.Năm Câu 6 :Hình ảnh nào sau đây là hình ảnh nhân hóa ? A.Cây dừa sải tay bơi C.Muôn nghìn cây mía múa gươm B.Bố em đi cày về D.Kiến hành quân đầy đường Câu 7 :Lòng yêu nước của thầy giáo Ha- men được biểu hiện như thế nào trong văn bản “ Buổi học cuối cùng ” ? (Tác giả An-phông-xơ Đô-đê ) A.Lòng yêu mến tự hào về vùng quê An -dát của mình B. Căm thù sôi sục kẻ thù đã xâm lược quê hương C. Không kêu gọi mọi người cùng đoàn kết chống kẻ thù D.Yêu tha thiết tiếng nói dân tộc Câu 8 :Nhận xét nào sau đây đúng với nhân vật Kiều Phương trong văn bản “ Bức tranh của em gái tôi ” ?(Tạ Duy Anh ) A. Hồn nhiên , hiếu động, trong sáng B. Ganh tỵ với tài năng của anh C. Không có tài hội họa D. Không quan tâm đến anh Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án B A,C B,C A A A,C,D A,B,D A
  6. Câu 1: Văn bản nào đã giúp chúng ta cảm nhận được “vẻ đẹp phong phú , hùng vĩ và dữ dội của thiên nhiên và vẻ đẹp của con người lao động bình dị mà dũng mãnh dám chinh phục thiên nhiên'' ? A. Sông nước Cà Mau C. Bài học đường đời đầu tiên B. Vượt thác D. Bức tranh của em gái tôi Câu 2: Trong văn bản ''Vượt thác'' tác giả miêu tả dòng sông Thu Bồn như thế nào ? A. Miêu tả về sự rộng lớn của dòng sông B. Miêu tả hoạt động của con thuyền trên sông C. Miêu tả về màu nước trong xanh D. Tất cả đều sai Câu 3: Người anh trong truyện ngắn '' Bức tranh của em gái tôi" là nhân vật như thế nào? A. Là người anh ghen tị, đố kị và nhỏ nhen B. Là người anh quan tâm đến em gái Kiều Phương C. Là người tuy còn nhiều hạn chế nhưng đã nhận ra được sai lầm yếu kém của mình. D. Tất cả đều sai. Câu 4: Trong những từ sau, từ nào viết sai chính tả? A. Sản suất C. Sản vật B. Sản lượng D. Xản phẩm Câu 5: Câu thơ '' Tàu dừa chiếc lược chải vào mây xanh '' (Trần Đăng Khoa) đã lược bỏ đi yếu tố nào ? A. Sự vật được so sánh C. Sự vật dùng để làm chuẩn so sánh B. Phương diện so sánh ,từ so sánh D. Tất cả đều sai. Câu 6: Nhóm từ nào sau đây là các phó từ chỉ mức độ ? A. Không,chưa,chẳng,cũng,lại,vẫn,cứ,còn B. Rất,hơn,khá,cực kì C. Vô cùng, quá,lắm D. Hãy,đừng,chớ,ra,vào Câu 7 : Nhân vật kể chuyện trong văn bản '' Bài học đường đời đầu tiên'' là ai ? A. Tô Hoài C. Dế Choắt B. Dế Mèn D. Cả 3 nhân vật Câu 8: Để miêu tả cảnh sắc mùa thu, em sẽ bỏ đi hình ảnh nào trong các hình ảnh dưới đây? A. Bầu trời cao xanh lồng lộng B. Trăm hoa khoe sắc, tỏa ngát hương thơm C. Những chiếc lá vàng rải rác bay theo gió D. Vầng trăng tròn, sáng như gương Phần II. Tự luận (8.0 điểm) Câu 1(3,0 điểm) Đoạn đầu và đoạn cuối trong văn bản “Vượt thác” của Võ Quảng đều nhắc đến hình ảnh cây cổ thụ. Đó là những hình ảnh nào? Phân tích giá trị nghệ thuật của hai hình ảnh này? ( 3đ) Câu 2: (5,0 điểm) Tả cảnh dòng sông quê em. Phần I: Trắc nghiệm (2.0 điểm) CÂU 1 2 3 4 5 6 7 8 ĐÁP ÁN B B C A và D B B và C B B Câu 1: Bài thơ “Lượm” được Tố Hữu viết vào năm nào? A. 1948 C. 1980 B. 1949 D. 1951 Câu 2: Tục ngữ có câu: “Một cây làm chẳng nên non Ba cây chụm lại nên hòn núi cao” Tác giả dân gian đã sử dụng biện pháp tu từ nào?
  7. A. Nhân hóa C. dụ B. So sánh D. Hoán dụ Câu 3: Nhân vật Kiều Phương trong truyện ngắn “Bức tranh của em gái tôi”( Tạ Duy Anh) nổi bật ở tính cách và phẩm chất nào? A. Hồn nhiên, hiếu động C. Hiếu động, nhân hậu B. Tâm hồn trong sáng D. Tài năng hội họa Câu 4: Vị trí quan sát để miêu tả cuộc vượt thác của tác giả trong văn bản“Vượt thác” ( Võ Quảng) ở đâu? A. Trên bờ sông B. Trên con thuyền đi sau dượng Hương Thư C. Trên cùng một con thuyền với dượng Hương Thư D. Trên một dãy núi cao ven sông Câu 5: Câu thơ “Tàu dừa chiếc lược chải vào mây xanh” (Trần Đăng Khoa) đã lược bỏ yếu tố nào? A. Sự vật được so sánh C. Sự vật dùng để so sánh B. Phương diện so sánh D. Từ ngữ chỉ ý so sánh Câu 6: Trong số các nhân vật có mặt trong truyện “Bức tranh của em gái tôi” (Tạ Duy Anh) ai là nhân vật chính? A.Người anh C. Người em B. Người mẹ D. Chú Tiến Lê Câu 7: Cảnh sinh hoạt và lao động của người dân trên đảo Cô Tô như thế nào? A. Khẩn trương, tấp nập C. Thanh bình yên ả B. Bận rộn vất vả D. Nhàn hạ nhẹ nhàng Câu 8: Câu văn “Mỗi khi tôi vũ lên, đã nghe tiếng phành phạch giòn giã” có mấy phó từ? A. Một C. Ba B. Hai D. Bốn Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án B D B,C C B,D A,C A,C B A. Trắc nghiệm: (2 điểm) Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng Cho đoạn văn sau: “Những động tác thả sào ,rút sào rập ràng nhanh như cắt.Thuyền cố lấn lên . Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc ,các bắp thịt cuồn cuộn ,hai hàm răng cắn chặt vào nhau ,quai hàm bạnh ra ,cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ .” Câu 1:Đoạn văn trên trích trong văn bản nào ? A:Bài học đường đời đầu tiên B:Sông nước Cà Mau C:Vượt thác D:Bức tranh của em gái tôi Câu 2:Ai là tác giả của văn bản đó? A:Võ Quảng B:Tô Hoài C:Đoàn Giỏi D:Khánh Hoài Câu 3:Đoạn văn trên viết theo phương thưc biểu đạt nào ? A:Tự sự B:Miêu tả C:Biểu cảm D:Thuyết minh Câu 4:Trong đoạn văn trên có mấy hình ảnh so sánh A:1 B:2 C:3 D:4 Câu 5:Trong những câu sau câu nào chứa phó từ ? A:Bông hoa này rất đẹp . B:Trời vừa mới sáng . C:Đêm vẫn còn rất dài . D:Mặt em bé tròn như trăng rằm . Câu 6 :Câu thơ sau thuộc kiểu ẩn dụ nào ?
  8. “Một tiếng chim kêu sáng cả rừng.” (Khương Hữu Dụng ) A:Ẩn dụ phẩm chất B:Ẩn dụ hình thức C:Ẩn dụ cách thức D:Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác Câu 7:Hình ảnh nào sau đây là hình ảnh nhân hóa ? A:Kiến hành quân đầy đường B:Cây dừa sải tay bơi C: Bố em đi cày về D:Cỏ gà rung tai Câu 8:Khi viết đoạn văn miêu tả cảnh mùa đông đến, em sẽ không lựa chọn chi tiết nào sau đây ? A:Đêm dài,ngày ngắn ; B:Bầu trời âm u ; C:Cây cối trơ trọi khẳng khiu ; D:Nắng chói chang, rực rỡ. Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án C A B C A,B,C D A,B,D D Câu 1 :Câu thơ nào dưới đây có sử dụng phép ẩn dụ? A.Một tiếng chim kêu sáng cả rừng. B.Bác như ánh mặt trời xua màn đêm giá lạnh. C.Người cha mái tóc bạc Đốt lửa cho anh nằm. D.Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ Mặt trời chân lí chói qua tim. Câu 2: Câu thơ nào dưới đây có sử dụng phép nhân hoá? A.Chị gió phất phơ bím tóc đưa hương cau lan toả khắp không gian. B.Mặt trời nhú lên dần dần ,rồi lên cho kì hết. C.Em gái tôi tên là Kiều Phương ,nhưng tôi quen gọi nó là Mèo D. Những chòm cổ thụ dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước. Câu 3.Trong bài ca dao sau có sử dụng phép tu từ nào? Mồ hôi mà đổ xuống đồng Lúa mọc trùng trùng sáng cả đồi nương A.Ẩn dụ C. Hoán dụ B.Nhân hoá D. So sánh. Câu 4 : Trong truyện “Buổi học cuối cùng” điều tâm niệm tha thiết nhất mà thầy Ha-men muốn nói với học sinh là gì? A.Hãy yêu mến ,tự hào về vùng quê An-dát của mình. B.Hãy căm thù kẻ đã xâm lược quê hương. C.Hãy đoàn kết chiến đấu chống kẻ thù xâm lược. D.Hãy yêu quí,giữ gìn tiếng nói của dân tộc và chính điều đó sẽ tạo nên sức mạnh để mở ra cánh cửa tự do cho dân tộc. Câu 5. Bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” (Minh Huệ) ra đời trong hoàn cảnh nào? A.Chiến dịch Việt Bắc Thu Đông 1947-1948. B.Chiến dịch Biên Giới 1950 C. Chiến dịch Tây Bắc 1952. D. Chiến dịch Điện Biên Phủ 1953-1954. Câu 6.Hình ảnh dượng Hương Thư được miêu tả trong văn bản “Vượt thác” hiện lên như thế nào? A.Khoẻ mạnh,vững chắc,dũng mãnh,hào hùng. B.Mạnh mẽ ,không sợ khó khăn gian khổ. C.Dày dạn kinh nghiệm chèo thuyền vượt thác. D.Chậm chạp nhưng mạnh khoẻ khó ai địch được Câu 7: Chi tiết nào không thể dùng để tả cảnh mặt trời mọc? A.Mặt trời tròn hồng như lòng đỏ quả trứng gà.
  9. B.Bầu trời quang đãng ,loáng thoáng vài gợn mây phớt hồng. C.Ánh nắng mặt trời bắt đầu chói chang. D.Phía đông,chân trời ửng hồng. Câu 8. Trong những yêu cầu dưới đây ,đâu là yêu cầu cần thiết của một bài văn nói? A. Lời lẽ bóng bẩy,đưa đẩy. B.Ý tứ trong văn bản cần rõ ràng,mạch lạc. C.Ngôn ngữ trong sáng ,dễ hiểu. D. Văn bản cần ngắn gọn ,súc tích. Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án A,B,D A,D C D B A C B,C,D Câu 1: “Bài học đường đời đầu tiên” là tên gọi một chương trong tác phẩm nào: A. Tuyển tập Tô Hoài; B. Những cuộc phiêu lưu của Dế Mèn; C. Dế Mèn phiêu lưu kí; D. Tập kí về cuộc phiêu lưu của Dế Mèn. Câu 2: Nhận định nào sau đây em thấy không đúng? Dế Mèn phiêu lưu kí là: A. Truyện viết cho thiếu nhi; B. Truyện viết về loài vật; C. Truyện mượn loài vật để chế giễu loài người; D. Truyện kể về những cuộc phiêu lưu của Dế Mèn. Câu 3: Những chi tiết nào chứng tỏ đây là buổi học đặc biệt khác với những buổi học hằng ngày. A. Tất cả yên lặng như buổi sáng chủ nhật; B. Thầy Ha-men mặc lễ phục và rất dịu dàng trước học sinh đến muộn. C. Dân làng ngồi lặng lẽ cuối lớp, trên những hàng ghế thường bỏ trống; D. Tất cả mọi người đều có mặt vui vẻ. Câu 4: Văn bản: “Bức tranh của em gái tôi” Tạ Duy Anh. Vì sao người anh chỉ muốn gục xuống bàn khóc. A. Vì ghen ghét trước tài năng của em gái hơn hẳn mình. B. Vì cảm thấy mình bị đẩy ra ngoài do bất tài C. Vì mặt Mèo lúc nào cũng lem nhem. D. Vì chẳng tìm thấy ở bản thân một năng khiếu gì! Câu 5: Hãy điền các từ so sánh ở cột A vào chỗ trống trong các câu ở cột B để tạo thành các câu có hình ảnh so sánh (mỗi từ chỉ điền vào một câu) Cột A Cột B
  10. A. chẳng bằng 1. Những động tác thả sáo, rút sào rập ràng nhanh . cắt B. là 2. Cô giáo cô tiên C. như 3. Trăng khuyết con thuyền trôi D. giống như 4. Mai cao . Lan E. hơn Từ câu 1 đến câu 4 mỗi đáp án đúng: 0,25đ, hs khoanh đúng mới cho điểm. 1 2 3 4 C C A,B,C A,B,D Câu 5: 1điểm: Mỗi ý đúng: 0,25đ: 1C, 2B, 3D, 4E Câu 1: “Văn bản đã giúp chúng ta cảm nhận được vẻ đẹp phong phú, hùng vĩ và dữ dội của thiên nhiên và vẻ đẹp của người lao động bình dị mà dũng mãnh dám chinh phục thiên nhiên”. Nhận xét trên là nhận xét của văn bản nào ? A. Sông nước Cà Mau C. Bài học đường đời đầu tiên B. Vượt thác D. Đêm nay Bác không ngủ Câu 2: Điểm giống nhau giữa hai đoạn trích: “Vượt thác” và “Sông nước Cà Mau” là gì ? A. Tả cảnh sông nước B. Tả cảnh quan vùng cực nam của Tổ quốc C. Tả cảnh sông nước miền Trung D. Tả sự oai phong mạnh mẽ của con người Câu 3: Lòng yêu nước của thầy Hamen được biểu hiện như thế nào trong tác phẩm ? A. Yêu mến, tự hào về vùng quê An-dát của mình. B. Căm thù sục sôi kẻ thù đã xâm lược quê hương. C. Kêu gọi mọi người cùng đoàn kết, chiến đấu chống kẻ thù. D. Yêu tha thiết tiếng nói dân tộc. Câu 4: Trong các ví dụ sau, ví dụ nào tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật hoán dụ? A. Áo chàm đưa buổi phân ly Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay. B. Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ. C. Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ Mặt trời chân lý chói qua tim. D. Mặt trời xuống biển như hòn lửa Sóng đã cài then đêm sập cửa. Câu 5: Nhóm từ nào sau đây là các phó từ chỉ mức độ ? A. Rất, hơi, khí, khá. B. Không, chưa, chẳng, cũng, lại, vẫn, cứ. C. Cực kì, vô cùng, quá, lắm. D. Xong, rồi, được, mất, ra, ngay, liền, nữa, mãi. Câu 6: Câu văn: “Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ.” sử dụng loại so sánh nào? A. Người với người C. Vật với vật B. Vật với người D. Cái cụ thể với cái trừu tượng Câu 7: Hình ảnh “ mặt trời” trong câu thơ nào dưới đây được dùng theo lối ẩn dụ ?
  11. A. Mặt trời mọc đằng đông. C. Bác như ánh mặt trời xua màn đêm giá lạnh. B. Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ D. Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Mặt trời chân lý chói qua tim. Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ. Câu 8: Khi viết một đoạn văn tả cảnh mùa đông đến, em sẽ không lựa chọn chi tiết nào sau đây ? A. Đêm dài ngày ngắn. C. Cây cối trơ trọi, khẳng khiu. Bầu trời có màu xám. D. Nắng vàng tươi, rực rỡ.
  12. 1 2 3 4 5 6 7 8 B A D A A; C C B; D D Câu 1: Bài học đường đời mà Dế Choắt nói với Dế Mèn trong văn bản: “ Bài học đường đời đầu tiên” là gì? A.Ở đời không được ngông cuồng dại dột, nếu không sẽ chuốc lấy vạ vào thân. B.Ở đời phải cẩn thận khi nói năng, nếu không sớm muộn cũng mang vạ vào thân. C.Ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào thân. D.Ở đời phải biết trung thực, nếu không sớm muộn cũng mang vạ vào thân. Câu 2: Lòng yêu nước của thầy giáo Ha- men trong văn bản: “ Buổi học cuối cùng” được biểu hiện như thế nào? A. Yêu mến, tự hào về vùng quê An – dát của mình. B. Căm thù sôi sục kẻ thù đã xâm lược quê hương. C. Kêu gọi mọi người cùng đoàn kết, chiến đấu chống kẻ thù. D. Yêu tha thiết tiếng nói dân tộc Câu 3: Lượm trong bài thơ: “ Lượm” của Tố Hữu là một chú bé A. có hoàn cảnh nghèo khó. C. nhanh nhẹn, hoạt bát. B. hồn nhiên, yêu đời. D. dũng cảm, kiên cường. Câu 4: Nhận định sau phù hợp với văn bản nào? “ Bài văn làm nổi bật vẻ hùng dũng và sức mạnh của con người lao động trên nền cảnh thiên nhiên rộng lớn, hùng vĩ”. A. Sông nước Cà Mau C. Bài học đường đời đầu tiên B. Vượt thác D. Buổi học cuối cùng Câu 5: Câu văn: “ Tôi vẫn còn nhớ mãi những kỉ niệm thời thơ ấu”, có mấy phó từ? A. Một C. Ba B. Hai D. Bốn Câu 6: Câu ca dao sau sử dụng kiểu nhân hóa nào? “Trâu ơi, ta bảo trâu này, Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta.” A. Dùng từ ngữ vốn gọi người để gọi vật. B. Dùng từ ngữ vốn chỉ hoạt động, tính chất của con người để chỉ hoạt động, tính chất của vật. C. Dùng từ ngữ gần gũi trong đời sống con người để gọi vật. D. Trò chuyện, xưng hô với vật như với người. Câu 7: So sánh nào không phù hợp khi miêu tả cảnh đêm trăng sáng? A. Ánh trăng bập bùng như ánh lửa. B. Dưới ánh trăng, những chiếc lá sáng bóng như vừa được vẩy nước. C. Vầng trăng trôi nhẹ nhàng trên bầu trời như một con thuyền. D.Vầng trăng như một cái đĩa bạc ai ném lên trời. Câu 8: Khi làm văn miêu tả phải thực hiện yêu cầu nào? A. Xác định được đối tượng cần miêu tả. B. Quan sát, lựa chọn được những hình ảnh tiêu biểu. C. Chọn ngôi kể phù hợp. D. Trình bày những điều quan sát được theo một thứ tự. Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án C D B,C,D B B D A A,B,D A. Trắc nghiệm (2 điểm)
  13. Em hãy khoanh tròn vào các chữ cái đứng trước các phương án trả lời đúng trong các câu sau? Câu 1. Câu văn “ Tôi vẫn cứ còn nhớ mãi tuổi thơ ấu” có mấy phó từ? A. Một phó từ. C. Ba phó từ. B. Hai phó từ. D. Bốn phó từ. Câu 2. Câu thơ “ Tàu dừa chiếc lược chải vào mây xanh” (Trần Đăng Khoa) đã lược bỏ yếu tố nào? A. Sự vật được so sánh. C. Từ so sánh. B. Phương diện so sánh. D. Sự vật dùng để làm chuẩn so sánh. Câu 3. Vẻ đẹp của Bác qua bài thơ “ Đêm nay Bác không ngủ” ( Minh Huệ) được thể hiện ở khía cạnh nào? A. Tư thế của Người. B. Cử chỉ, hành động, lời nói của Người. C. Tình thương bao la của Người. D. Cách ăn mặc của Người. Câu 4. Nhận xét sau đây là của văn bản nào? “ Bằng khả năng quan sát tinh tường và trí tưởng tượng phong phú, thế giới loài vật được miêu tả một cách sinh động như một xã hội của con người. Vì thế có sức hút với bạn đọc, đặc biệt là lớp trẻ.” A. Bài học đường đời đầu tiên. B. Vượt thác. C. Sông nước Cà Mau. D. Bức tranh của em gái tôi. Câu 5. Nhận xét nào nêu đúng đặc sắc trong nghệ thuật miêu tả của văn bản “ Vượt thác”? A. Làm rõ cảnh thiên nhiên trải dọc theo hai bờ sông. B. Khái quát được sự dữ dằn và êm dịu của dòng sông. C. Làm nổi bật hình ảnh con người trong tư thế lao động. D. Phối hợp tả cảnh thiên nhiên với tả hoạt động của con người. Câu 6. Câu thơ sau thuộc kiểu ẩn dụ nào? “ Một tiếng chim kêu sáng cả rừng” A. Ẩn dụ hình thức. C. Ẩn dụ phẩm chất. B. Ẩn dụ cách thức. D. Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác. Câu 7. Nhóm từ nào sau đây là các phó từ chỉ mức độ? A. Rất, hơi, khá, cực kì, quá, lắm. B. Không, chưa, chẳng, cùng, lại, vẫn, cứ. C. Hãy, đừng, chớ, đi, nào. D. Xong, rồi, được, mất, ra, ngay. Câu 8. Khi làm văn miêu tả, người ta không cần phải có kĩ năng nào sau đây? A. Quan sát, nhìn nhận. C. Liên tưởng, tưởng tượng.
  14. B. Nhận xét, đánh giá. D. Xây dựng cốt truyện. Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 Câu 7 Câu 8 C B,C A,B,C A D D A D Câu 1: Bài thơ “ Đêm nay Bác không ngủ”của Minh Huệ được viết theo thể thơ gì? A. Thơ lục bát B. Thơ bốn chữ C. Thơ năm chữ D. Thơ bảy chữ Câu 2 : Văn bản ‘‘Vượt thác’’ của Võ Quảng có nội dung gì ? A. Miêu tả cảnh vượt thác của con thuyền trên sông Thu Bồn và miêu tả hình ảnh con người lao động. B. Ca ngợi vẻ đẹp hùng dũng, sức mạnh con người lao động trên nền cảnh thiên nhiên rộng lớn, hùng vĩ. C. Miêu tả cảnh vượt thác của con thuyền trên sông Thu Bồn, làm nổi bật vẻ đẹp hùng dũng và sức mạnh con người lao động trên nền cảnh thiên nhiên rộng lớn, hùng vĩ. Câu 3 : Nhận xét nào không đúng về nghệ thuật bài thơ ‘‘Lượm’’ của Tố Hữu ? A. Thể thơ tự do, có giá trị gợi hình và giàu âm điệu. B.Thể thơ năm chữ, có giá trị gợi hình và giàu âm điệu. C.Thể thơ bốn chữ, nhiều từ láy, có giá trị gợi hình và giàu âm điệu. D.Thể thơ lục bát, nhiều từ láy và giàu âm điệu. Câu 4 : Bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn là bài học gì? A. Ở đời phải biết suy nghĩ khi nói năng, nếu không sẽ làm mất lòng người khác. B. Ở đời phải biết lượng sức mình, không nên trêu chọc những kẻ to khoẻ hơn. C. Ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn cũng mang vạ vào mình. D. Ở đời phải biết che chở cho những kẻ yếu hơn mình. Câu 5 : Văn bản “Vượt thác” sử dụng chủ yếu phương thức biểu đạt nào? A. Tự sự B. Miêu tả C. Biểu cảm D. Nghị luận Câu 6 : Câu thơ sau đây sử dụng phép tu từ nào ? ‘‘ Thuyền về có nhớ bến chăng Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền ’’ A. Nhân hóa B. So sánh C. Ẩn dụ D. Hoán dụ Câu 7: Trong câu văn sau: "Gọi là kênh Bọ Mắt vì ở đó tụ tập không biết cơ man nào là bọ mắt, đen như hạt vừng, chúng cứ bay theo thuyền từng bầy như những đám mây nhỏ, ta bị nó đốt vào da thịt chỗ nào là chỗ đó ngứa ngáy nổi mẩn đỏ tấy lên" có bao nhiêu phép so sánh? A. Một. B. Hai. C. Ba. D. Bốn. Câu 8 : Câu nào sau đây ghi đúng trình tự của một bài tập làm văn miêu tả ? A. Tả chi tiết và giới thiệu đối tượng. B. Tả chi tiết đối tượng theo một thứ tự nhất định.
  15. C. Nêu nhận xét và tả chi tiết đối tượng. D. Giới thiệu đối tượng được miêu tả, tả chi tiết theo một thứ tự nhất định, nêu nhận xét, cảm nghĩ. Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án C C A,B,D C A,B C B D Câu 1: Qua văn bản "Bài học đường đời đầu tiên" (trích "Dế Mèn phiêu lưu kí"- Tô Hoài) em thấy nhân vật Dế Mèn không có nét tính cách nào? A.Tự tin, dũng cảm. B. Tự phụ, kiêu căng. C. Khệnh khạng, xem thường mọi người. D. Hung hăng, xốc nổi. Câu 2: Vẻ đẹp của Lượm trong hai khổ thơ (khổ 2 và khổ 3) ở bài thơ “Lượm”-Tố Hữu là vẻ đẹp gì? A. Khỏe mạnh, cứng cáp. B. Hoạt bát, hồn nhiên. C.Hiền lành, dễ thương. D. Rắn rỏi, cương nghị. Câu 3: Hình ảnh Dế Mèn được tái hiện qua con mắt của ai ? A. Nhà văn. B. Dế Mèn. C. Dế Trũi. D. Chị Cốc. Câu 4: Hình ảnh nào sau đây không phải là hình ảnh nhân hóa? A.Cây dừa sải tay bơi B.Cỏ gà rung tai nghe. C. Kiến hành quân đầy đường. D.Bố em đi cày về. Câu 5: Từ nào là từ láy ? A. Điều độ. B. Phanh phách. C. Hủn hoẳn. D. Hoàng hôn. Câu 6: Yêu cầu nào không phù hợp với một bài văn nói? A. Văn bản ngắn gọn, súc tích. B.Ý tứ rõ ràng, mạch lạc. C. Ngôn ngữ trong sáng, dễ hiểu. D. Lời lẽ bóng bẩy, đưa đẩy. Câu 7: Phép tu từ nổi bật trong câu văn: “ Những ngọn cỏ gãy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua” là gì? A. Nhân hóa. B. So sánh. C. Ẩn dụ. D. Hoán dụ. Câu 8: Dòng nào sau đây chứa các phó từ ? A. Đã, cũng, sắp, không. B. Sẽ, từng, vừa, chưa. C. Đang, mọi, còn ,vẫn. D. Chẳng, cứ, rất, lắm. 1 2 3 4 5 6 7 8 A B B D B,C D B A,D Câu 1: Văn bản “Bài học đường đời đầu tiên” của Tô Hoài thuộc chương nào của tác phẩm “Dế Mèn phiêu lưu ký” ? A - Chương I B - Chương II C - Chương III D - Chương IV Câu 2: Trong truyện “Bức tranh của em gái tôi ” tác giả sử dụng những phương thức biểu đạt nào? A- Miêu tả B - Tự sự C - Biểu cảm D - Thuyết minh Câu 3: Những nhận xét nào đúng về giá trị nghệ thuật bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” của Minh Huệ? A - Bài thơ kết hợp nhuần nhuyễn giữa yếu tố tự sự và yếu tố trữ tình. B - Các hình ảnh thơ giản dị mà cảm động đã khơi đúng mạch nguồn tình cảm yêu mến, tôn kính của nhân dân ta với Bác.
  16. C - Tác giả đã nhập vào tâm trạng của anh đội viên để bày tỏ tình cảm chân chất và bình dị của người con đối với người Cha kính yêu. D - Truyện tập trung miêu tả quá trình nhận thức và thiếu sót của người anh. Câu 4: Câu ca dao: “Công cha như núi Thái Sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”. sử dụng phép so sánh nào dưới đây? A - So sánh vật với người. B - So sánh cái cụ thể với cái trừu tượng. C - So sánh vật với vật. D - So sánh người với người. Câu 5: Chọn đáp án đúng để hoàn thành khái niệm sau: “ là những từ chuyên đi kèm động từ, tính từ để bổ sung ý nghĩa cho động từ, tính từ”. A - Phó từ B - Chỉ từ C - Lượng từ D - Số từ Câu 6: Câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” có thể được coi là ẩn dụ không? A - Có B - Không. Câu 7: “Văn bản đã giúp chúng ta cảm nhận được vẻ đẹp phong phú, hùng vĩ và dữ dội của thiên nhiên và vẻ đẹp của người lao động bình dị mà dũng mãnh, dám chinh phục thiên nhiên”. Nhận xét trên là của văn bản nào? A - Sông nước Cà Mau. B - Vượt thác. C - Bài học đường đời đầu tiên. D - Đêm nay Bác không ngủ. Câu 8: Khi làm văn miêu tả, người ta không cần phải có kĩ năng gì? A - Quan sát, nhìn nhận. B - Nhận xét, đánh giá. C - Liên tưởng, tưởng tượng. D - Xây dựng cốt truyện. Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án A A, B A, B, C B A A B D PHẦN I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: (2 điểm) Em hãy khoanh tròn chữ cái in hoa đầu dòng ở phương án đúng cho các câu hỏi sau: Câu 1: Tác giả của văn bản “ Sông nước Cà Mau” là ai? A. Tạ Duy Anh B. Võ Quảng C. Tô Hoài D. Đoàn Giỏi Câu 2: Đoạn trích “Vượt thác” được trích từ tác phẩm nào? A. Quê nội B. Quê hương C. Đất Quảng Nam D. Tảng sáng Câu 3: Vì sao khi vẽ tranh dự thi, người em gái trong “ Bức tranh của em gái tôi”lại chọn vẽ anh trai mình? A. Người anh đẹp trai và có đường nét dễ vẽ. B. Tức anh, cố tình vẽ trêu anh
  17. C.Yêu quý anh vì anh là người thân thuộc nhất. D. Muốn làm anh thay đổi cách nghĩ về mình. Câu 4: Phép so sánh có những kiểu so sánh cơ bản nào? A. So sánh ngang bằng và so sánh không ngang bằng. B. So sánh ngang bằng và so sánh hơn. C. So sánh ngang bằng và so sánh kém. D. So sánh hơn và so sánh kém. Câu 5: Dòng nào dưới đây sử dụng phép nhân hóa? A.Cú nói có, vọ nói không. B. Chim ri là dì sáo sậu. C. Trâu ơi !Ta bảo trâu này. D. Chó treo, mèo đậy. Câu 6: Những câu thơ sau sử dụng kiểu ẩn dụ nào? Đã nghe rét mướt luồn trong gió Đã vắng người sang những chuyến đò. A. Ẩn dụ hình thức. B. Ẩn dụ cách thức. C. Ẩn dụ phẩm chất. D. Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác. Câu 7: Muốn miêu tả cảnh chúng ta cần phải làm gì? A. Xác định được cảnh vật phải miêu tả với những yêu cầu cụ thể về không gian, thời gian, mối quan hệ của cảnh với người miêu tả. B. Quan sát, lựa chọn những chi tiết tiêu biểu của cảnh vật. C. Dùng ngôn ngữ để diễn tả một cách cụ thể, sinh động những gì quan sát được theo một trình tự nhất định. D. Tất cả đều đúng. Câu 8: Khi làm văn miêu tả, người ta không cần phải có kỹ năng gì? A. Quan sát, nhìn nhận. B. Nhận xét, đánh giá. C. Liên tưởng, tưởng tượng. D. Xây dựng cốt truyện. 1 2 3 4 5 6 7 8 D A C A A,B,C D D D Đọc kỹ đoạn văn và các câu hỏi rồi trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào chữ cái phương án trả lời đúng ( từ câu 1- câu 6). Những động tác thả sào, rút sào rập ràng nhanh như cắt. Thuyền cố lấn lên. Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa, ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ. Dượng Hương Thư đang vượt thác khác hẳn Dượng Hương Thư ở nhà, nói năng nhỏ nhẻ, tính nết nhu mì, ai gọi cũng vâng vâng dạ dạ ( Trích Vượt thác, SGK Ngữ văn 6, tập 2) Câu 1: Tác phẩm Quê Nội của Võ Quảng thuộc thể loại văn học gì? A.Truyện đồng thoại. B. Truyện ngắn. C. Truyện. D. Kí. Câu 2:Phương thức biểu đạt chính trong đoạn văn?
  18. A. Biểu cảm. B. Miêu tả. C. Tự sự. D. Nghị luận. Câu 3:Ngôi kể trong đoạn văn? A. Thứ nhất. B. Thứ hai. C. Thứ ba. D. Thứ nhất số nhiều. Câu 4:Đoạn văn trên có bao nhiêu từ láy? A. Ba từ. B. Năm từ. C. Bốn từ. D. Sáu từ. Câu 5: Trong câu “Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa, ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ.”có bao nhiêu từ mượn? A. Một từ. B. Hai từ. C. Ba từ. D. Bốn từ. Câu 6:Trong đoạn văn trên, tác giả dùng phép so sánh mấy lần? A. Một lần. B. Hai lần. C. Ba lần. D. Bốn lần. Câu 7: Khi tả cây phượng vĩ vào mùa hè, cần tập trung tả chi tiết nào? A. Lá phượng vĩ xanh rờn. B.Cây phượng vĩ gắn bó với tuổi học trò. C. Hoa phượng vĩ đỏ rực bầu trời. D. Cành phượng vĩ khô gãy răng rắc. Câu 8:Câu thơ sau sử dụng những kiểu ẩn dụ nào? “Dưới trăng quyên đã gọi hè Đầu tường lửa lựu lập lòe đâm bông”. ( Nguyễn Du) A. Ẩn dụ hình thức. B. Ẩn dụ cách thức. C. Ẩn dụ phẩm chất. D. Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác. 1 2 3 4 5 6 7 8 C B A A D D A,B,C A,B Câu 1 : Văn bản nào được viết ở thể loại kí? A: Bức tranh của em gái tôi.( Tạ Duy Anh ) C: Buổi học cuối cùng. ( A . Đô-đê ) B: Cô Tô ( Nguyễn Tuân ) D: Sông nước Cà Mau ( Đoàn Giỏi ) Câu 2: Phó từ có thể đứng ở vị trí nào trong câu? A : Đứng trước danh từ. C : Đứng sau danh từ. B : Đứng trước động từ , tính từ. D : Đứng sau động từ, tính từ. Câu 3: Ai là nhân vật trung tâm trong truyện ngắn “Bức tranh của em gái tôi”( Tạ Duy Anh) A : Kiều Phương C : Họa sĩ Tiến Lê. B : Anh trai của Kiều Phương D : Mẹ của Kiều Phương. Câu 4 : Tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ nào trong câu văn : “Những cây to mọc giữa những bụi lúp xúp, nom xa như những cụ già vung tay hô đám con cháu tiến về phía trước.” A : So sánh C: Ẩn dụ B : Nhân hóa D: Hoán dụ Câu 5:Văn bản “Vượt thác” của Võ Quảng được trích từ tác phẩm nào? A : Dế Mèn phiêu lưu kí . C: Sông nước Cà Mau. B :Cô Tô D:Quê nội Câu 6: Để làm văn miêu tả người viết cần có những thao tác nào? A: Quan sát C: So sánh B: Tưởng tượng D: Nhận xét
  19. Câu 7 : Trong truyện “ Bức tranh của em gái tôi” ( Tạ Duy Anh )câu văn “ Thoạt tiên là sự ngỡ ngàng, rồi đến hãnh diện sau đó là xấu hổ”đã diễn tả tâm trạng nhân vật người anh vào thời điểm nào? A : Khi người anh thấy em gái tự chế màu vẽ. B : Khi tài năng hội họa ở em gái được phát hiện. C : Khi người anh lén xem những bức tranh em gái vẽ. D : Khi người anh đứng trước bức tranh đoạt giải Nhất của em trong phòng trưng bày . Câu 8 : Bài thơ “ Đêm nay Bác không ngủ” được Minh Huệ sáng tác vào thời gian nào ? A : Năm 1950 C : Năm 1952 B : Năm 1951 D : Năm 1954 Học sinh khoanh đúng, đủ các đáp án cho một câu th× ®-îc 0,25 điểm 1 : B 2 : B , D 3 : B 4 : A 5 : D 6 : A,B,C,D 7 : D 8 : B Khoanh tròn vào chữ cái in hoa đầu dòng mà em cho là đúng cho các c©u dưới đây Câu 1: Xuất xứ v¨n b¶n “Bài học đường đời đầu tiên” ? A.Tác phẩm có 10 chương, v¨n b¶n này thuộc chương I B.Rút trong tác phẩm “Dế Mèn phiêu lưu ký” của Tô Hoài in lần đầu năm 1941 C. Đoạn trích “Bài học đường đời đầu tiên” là tên gọi một chương trong tác phẩm “Những cuộc phiêu lưu của Dế Mèn ” D. Đoạn trích “Bài học đường đời đầu tiên” là tên gọi một chương trong tác phẩm “Chuyện kể về cuộc đời Dế Mèn ” Câu 2: Các từ sau đây thuộc từ loại nào : Cường tráng, mẫm bóng,cứng, nhọn hoắt, ngắn hủn hoẳn, phành phạch, giòn giã, rung rinh, bóng mỡ, to , bướng, đen nhánh, dài, uốn cong, hùng dũng, hãnh diện, trịnh trọng, khoan thai? A. Danh từ B. Động từ C. Tính từ D. Số từ Câu 3: Dòng nào sau đây không có trong đoạn trích :” Sông nước Cà Mau” A. Trên thì trời xanh ,dưới thì nước xanh B. Màu xanh da trời C. Nhìn vào đâu cũng thấy màu xanh D. Chung quanh mình cũng chỉ một màu xanh hoa lá Câu 4: So sánh là : A. Đối chiếu sự vật này với sự vật khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt . B. Đối chiếu sự việc này với sự việc khác có nét khác biệt để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt . C. Đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt . D. Đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng tính cụ thể của đối tượng so sánh. Câu 5: Cốt truyện về người em trong truyện “ Bức tranh của em gái tôi” là : A. Kiều Phương vẽ đẹp, nhưng rất khâm phục anh trai mình, vì tranh của anh trai đã từng được giải . B. Kiều Phương mê vẽ, Kiều Phương được phát hiện có tài vẽ. Trong tranh được giải, Kiều Phương đã vẽ anh trai mình . C.Trong bức tranh được giải, Kiều Phương đã vẽ anh trai mình . D. Kiêu hãnh vì mình tài hơn anh, nhưng tù hào vì trong bức tranh mình được giải, mình đã vẽ anh trai mình.
  20. Câu 6: Điền từ còn thiếu vào trong câu sau: Đừng để cho con rắn ghen tị luồn vào trong tim. Đó là một con rắn độc, nó sẽ gặm mòn khối óc và ( Ét – môn- đô – đơ- A-mi-xi) A. Làm đồi bại trái tim B. Làm bạn trở nên tầm thường C.Làm bạn trở nên ích kỉ D. Làm bạn trở nên độc ác Câu 7:Bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” của tác giả nào ? A. Hồ Chí Minh B. Nguyễn Thái C. Chế Lan Viên D. Minh Huệ Câu 8: Hình tượng “Bóng Bác cao lồng lộng - Ấm hơn ngọn lửa hồng ” gợi lên những ý tưởng gì ? A. Cao cả, thiêng liêng, vĩ đại B. Bao dung, độ lượng, nhân ái C. Gần gũi, ấm áp,thân thương D. A, B, C đều đúng Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 Câu 7 Câu 8 A,B C B,C C B A B,D A,C Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng Câu 1: Nhận xét nào sau đây thể hiện ý nghĩa tư tưởng của truyện “Bức tranh của em gái tôi” của tác giả Tạ Duy Anh ? A.Cần vượt qua sự tự ti trước tài năng của người khác. B.Trân trọng và vui mừng trước những thành công của người khác. C. Nhân hậu và độ lượng sẽ giúp mình vượt qua tính ích kỉ cá nhân. D. Biết xấu hổ khi mình thua kém người khác. Câu 2: “Dù ai nói ngả nói nghiêng Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân” Câu ca dao có sử dụng phép so sánh nào dưới đây? A.So sánh giữa người với người C. So sánh vật với người B. So sánh vật với vật D. So sánh cái cụ thể với cái trừu tượng Câu 3: Trong câu văn “Thuyền chúng tôi chèo thoát qua kênh Bọ Mắt, đổ ra con sông Cửa Lớn, xuôi về Năm Căn”. Những cụm từ: “chèo thoát”, “đổ ra”, “xuôi về” có tác dụng gì? A.Thông báo hoạt động của người chèo thuyền . B.Miêu tả sự hùng vĩ của các dòng kênh rạch, sông ngòi. C.Thông báo hành trình của con thuyền. D.Thông báo trạng thái hoạt động của con thuyền trong những khung cảnh, kênh rạch, sông ngòi khác nhau. Câu 4: Trong các dòng sau đây dòng nào có từ viết sai chính tả? A.Lạc rang, dang tay, dang dở, giang sơn, cơm rang. B.Lạc rang, giang tay, dang giở, giang sơn, cơm rang. C.Tranh dành, để giành, giành giật, rành mạch, dành cho. D.Tranh giành, để dành, giành giật, rành mạch, dành cho. Câu 5: Bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” ra đời trong hoàn cảnh nào? A.Trước cách mạng tháng Tám B.Trong thời kì chống Pháp C.Trong thời kì chống Mĩ D.Khi đất nước hòa bình Câu 6: Với đề văn “Tả cảnh mùa xuân” em sẽ sử dụng những hình ảnh chi tiết nào sau đây trong bài văn của mình? A.Ánh nắng nhẹ dịu, ấm áp. B.Những chùm lộc non xanh mơn mởn đầy sức sống. C.Những chiếc lá vàng xào xạc trong làn gió heo may.
  21. D.Muôn hoa đua nở. Câu 7: Có ý kiến cho rằng: “Ẩn dụ thực ra là một phép so sánh ngầm”.Theo em ý kiến đó đúng hay sai? A. Đúng B. Sai Câu 8: Phép nhân hóa trong câu thơ sau được tạo ra bằng cách nào? “Ông trời nổi lửa đằng đông Bà sân vấn chiếc khăn hồng đẹp thay” (Trần Đăng Khoa) A. Dùng những từ gọi người để gọi vật. B. Dùng những từ vốn chỉ hoạt động tính chất của người để chỉ hoạt động tính chất của vật. C. Trò chuyện xưng hô với vật như với người. D. Cả ba ý trên đều đúng. Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng: Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ. Dượng Hương Thư đang vượt thác khác hẳn Dượng Hương Thư ở nhà, nói năng nhỏ nhẹ, tính nết nhu mì, ai gọi cũng vâng vâng dạ dạ. (Vượt thác – Võ Quảng) Câu 1: Đoạn văn trên được viết theo phương thức chủ yếu nào? A. Phương thức tự sự. B. Phương thức miêu tả C. Phương thức biểu cảm. D. Phương thức thuyết minh. Câu 2: Trong đoạn văn tác giả đã sử dụng phép so sánh mấy lần? A. Một lần. B. Hai lần. C. Ba lần. D. Bốn lần. Câu 3: Cách so sánh của tác giả trong đoạn văn trên nhằm tái hiện điều gì? A. Dượng Hương Thư không sợ khó khăn. B. Dượng Hương Thư có vóc dáng to, nước da ngăm đen. C.Dượng Hương Thư khoẻ mạnh, vững chãi, dũng mãnh, hào hùng khi vượt thác. D. Dượng Hương Thư rất giỏi vượt thác. Câu 4: “Đoạn văn trên miêu tả dượng Hương Thư khi vượt thác. Có thể nói, qua hình ảnh nhân vật, ta có thể hình dung được những nét tiêu biểu của cảnh sắc ở khúc sông có nhiều thác dữ”. Nhận định trên đúng hay sai? A. Đúng. B. Sai. Câu 5: Câu văn nào không sử dụng phó từ? A. Cô ấy cũng có răng khểnh. C. Da chị ấy mịn như nhung. B. Mặt em bé tròn như trăng rằm. D. Chân anh ta dài nghêu.
  22. Câu 6: Tác giả sử dụng những biện pháp gì trong hai câu thơ: Ngoài thềm rơi chiếc lá đa Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng (Trần Đăng Khoa) A. Nhân hoá. B. So sánh. C. Ẩn dụ. D. Hoán dụ. Câu 7: Câu thơ: Bàn tay ta làm nên tất cả Có sức người sỏi đá cũng thành cơm (Hoàng Trung Thông) Tác giả đã sử dụng kiểu hoán dụ nào? A. Lấy một bộ phận để gọi toàn thể. B. Lấy một vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng. C. Lấy dấu hiệu sự vật để gọi sự vật. D. Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng. Câu 8: Khi làm văn miêu tả, người viết cần có năng lực gì? A. Quan sát, nhìn nhận. C. Liên tưởng, tưởng tượng. B. Nhận xét, đánh giá. D. Xây dựng cốt truyện