Đề cương ôn tập môn Ngữ văn lớp 8 - Học kỳ II - Năm học 2013-2014
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập môn Ngữ văn lớp 8 - Học kỳ II - Năm học 2013-2014", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_cuong_on_tap_mon_ngu_van_lop_8_hoc_ky_ii_nam_hoc_2013_201.doc
Nội dung text: Đề cương ôn tập môn Ngữ văn lớp 8 - Học kỳ II - Năm học 2013-2014
- ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN: NGỮ VĂN- LỚP 8 HKII Năm học: 2013- 2014 I.Phần Tiếng Việt. A. Đặc điểm hình thức và chức năng của các kiểu câu. 1. Câu nghi vấn. - Có những từ nghi vấn( ai, gì, nào, tại sao, đâu, bao giờ, bao nhiêu, à, ư, hả, chứ ) Hoặc có từ hay ( nối các vế câu có quan hệ lựa chọn) - Có chức năng chính là dùng để hỏi. - Khi viết, thường kết thúc bằng dấu chấm hỏi. - Chức năng khác: dùng để cầu khiến, khẳng định, phủ định,đe dọa, bộc lộ tình cảm, cảm xúc, và không yêu cầu người đối thoại trả lời. - Kết thúc bằng dấu chấm, dấu chấm than hoặc dấu chấm lửng. VD. Bạn đã học thuộc đề cương chưa? ( Hỏi) VD. Sao số phận của chị Dậu lại đáng thương như thế!( Bộc lộ cảm xúc) 2. Câu cầu khiến. - Là câu có những từ cầu khiến: hãy, đừng, chớ, đi t. thôi, nào hay ngữ điệu cầu khiến, dùng để ra lệnh, đề nghị, hay khuyên bảo, - Kết thúc bằng dấu chấm than, nhưng khi ý cầu khiến không được nhấn mạnh thì có thể kết thúc bằng dấu chấm. VD. Bạn học bài đi. 3. Câu cảm thán. - Là câu có những từ ngữ cảm thán như: ôi, than ôi, hỡi ơi, chao ơi, trời ơi, thay, biết bao, xiết bao, biết chừng nào dùng để bbojc lộ trực tiếp cảm xúc của người nói, xuất hiện chủ yếu trong ngôn ngữ nói hằng ngày hay ngôn ngữ văn chương. - Thường kết thúc bằng dấu chấm than. VD. Con thương mẹ biết bao! 4. Câu trần thuật. - Không có đặc điểm hình thức, - Chức năng chính dùng để kể, thông báo, nhận định, miêu tả - Chức năng khác: yêu cầu, đề nghj hay bộc lộ cảm xúc. - Thường kết thúc bằng dấu chấm nhưng đôi khi lết thúc bawfnmg dấu chấm than hoặc dấu chấm lửng. VD. Bạn Lan có mái tóc đen và mềm mại. 5. Câu phủ định. - Có những từ ngữ phủ định: không, chẳng, chả, chưa, không phải, chẳng phải, đâu có phải, - Thông báo, xác nhận không có sự vật sự việc, tính chất, quan hệ nào,đó( câu phủ định miêu tả) - Phản bác một ý kiến, một nhận định( Câu phủ định bác bỏ) * Có hai loại câu phủ định: - câu phủ định miêu tả: VD. Tôi không đi tham quan vào dịp lễ. - Câu phủ định bác bỏ: VD. Lan làm bài tập môn Văn rồi. Đâu có, Lan làm bài tập môn toán chứ. B. Hoạt động giao tiếp. 1. Hành đọng nói.
- Là hành động được thực hiện bằng lời nói có mục đích nhất định. VD. Tôi học bài. => Trình bày. 2. Một số kiểu hành động nói thường gặp. - Hỏi - Tình bày( báo tin, kể, tả, nêu ý kiến, dự đoán, ) - Điều khiển( cầu khiến, đe dọa, thách thức) - Hứa hẹn - Bộc lộ cảm xúc. 3. Cách thực hiện hành động nói, - Cách dùng trực tiếp - Cách dùng gián tiếp VD. Tôi học bài.( trực tiếp) Con nhớ mẹ quá! ( gián tiếp) 4. Hội thoại. - Vai xã hội là vị trí của người tham giam hội thoại đối với người khác trong cuộc thoại. Vai xã hội được xc đọnh bằng các quan hệ. + Quan hệ trên- dưới hay ngang hàng. + quan hệ thân- sơ - Lượt lời trong hội thoại. Trong hội thoại ai cãng được nói. Mỗi lần có một người tham gia hội thoại nói được gọi là một lượt lời. II. Phần văn bản. 1. Thơ VN ( 1930- 1945) Yêu cầu HS học thuộc các bài thơ: Khi con thu hú, Quê hương, Tức cảnh Pác Bó, Ngắm trăng( Vọng nguyệt) a. Nhớ rừng – Thế Lữ. Ý nghĩa của bài thơ. Mượn lời con hổ trong vườn bách thú, tác giả kín đáo bộc lộ tình cảm yêu nước, niềm khát khao thoát khỏi kiếp đời nô lệ * Nghệ thuật: - Sử dụng bút pháp lãng mạn, các biện pháp nghệ thuật: nhân hóa, đối lập, phóng đại, dùng từ ngữ gợi hình giàu biểu cảm. - Xây dựng hình tượng nghệ thuật nhiều tầng ý nghĩa, b.Quê hương- Tế Hanh Ý nghĩa. Bài thơ là bày tỏ của tác giả về một tình yêu tha thiết đối với quê hương làng biển. * Nghệ thuật: - So sánh độc đáo, hình ảnh liên tưởng, lời thơ bay bổng giàu cảm xúc. - Thể thơ 8 chữ hiện đại có những sáng tạo mới mẻ. phóng khoáng Nội dung cơ bản *. Cảnh dân chài ra khơi. - Thời điểm ra khơi: sớm mai, gió nhẹ, bầu trời trong xanh -> thiên nhiên trong lành và tươi sáng
- - Hình ảnh con người và con thuyền tràn đầy khí thế, sức sống sôi nổi, mạnh mẽ, hoành tráng. *. Cảnh đánh cá trở về. -Cuộc sống náo nhiệt và đầy ắp niềm vui. -Người dân chài : khỏe khoắn, rắn rỏi và nồng nhiệt Một làng chài mang vẻ tươi sáng, giàu sức sống, lao động vất vả nhưng đầy ắp niềm vui, hp bình dị. c. Khi con tu hú- Tố Hữu Ý nghĩa: Bài thơ thể hiện lòng yêu đời, yêu lí tưởng của người chiến sĩ cộng sản trong hoàn cảnh tù ngục. Nghệ thuật: - Sử dụng các biện pháo tu từ điệp ngữ, liệt kê - Lời thơ nhẹ nhàng nhiều cảm xúc. Nội dung Khung cảnh mùa hè.( 6caau thơ đầu) -Tràn đầy sức sống, với trí tưởng tượng phong phú gợi tả được màu sắc, âm thanh, hương vị và cảm nhận không gian sống tự do. => Cảnh mùa hè rộn rã, giàu sinh lực, phóng khoáng, tự do. Tâm trạng của người cách mạng : -Nhịp thơ bất thường thay đổi, dồn nén. - Tâm trạng đau khổ, u uất, ngột ngạt, khao khát tự do cháy bỏng. d. Tức cảnh Pác Bó- HỒ CHÍ MINH Nghệ thuật: - Lời thơ bình dị hóm hỉnh. - Tứ thơ độc đáo vừa mang đặc điểm cổ điển, truyền thống, vừa có tính chất mới mẻ hiện đại. Ý nghĩa: Bài thơ thể hiện cốt cách tinh thần của Bác luôn tràn đầy niềm lạc quan, tin tưởng vào sự nghiệp cách mạng Nội dung - Cuộc sống của Bác làm việc ở hang Pác Bó vô cùng khó khăn, thiếu thốn. - Sự nghiệp đòi hỏi phải có niềm tin vững chắc. - Người chiến sĩ cách mạng ung dung, tự tại, lạc quan, tin tưởng. e. Ngắm trăng( Vọng Nguyệt) – Hồ Chí Minh Ý nghĩa: Bài thơ thể hiện sự tôn vinh cái đẹp của thiên nhiên, của tâm hồn con người bất chấp hoàn cảnh ngục tù. NỘI DUNG Hai câu thơ đầu - Hoàn cảnh ngắm trăng của bác rất đặc biệt (trong tù). - Thiếu thốn: Không rượu, không hoa. => xốn xang, bối rối, say mê rung động mãnh liệt. Hai câu thơ cuối:
- -Bằng nghệ thuật đăng đối (trăng – người), nhân hóa đã tạo nên hình ảnh đẹp của vầng trăng và một tâm hồn lạc quan luôn hướng về cái đẹp. - Hình ảnh của Bác lạc quan,ung dung, yêu thiên nhiên mãnh liệt. 2. Các văn bản nghị luận Việt Nam. a.Văn bản : CHIẾU DỜI ĐÔ(Lí Công Uẩn) Chiếu : Là thể văn do vua dùng để ban bố mệnh lệnh. Chiếu có thể được viết bằng văn vần, văn biền ngẫu hoặc văn xuôi. Ý nghĩa: Đây là một sự kiện có ý nghĩa trọng đại về vị thế và và sự phát triển đất nước của Lý Công Uẩn. Nghệ thuật: Giọng văn trang trọng, ngôn ngữ có tính chất tâm tình, đối thoại thuyết phục. Vì sao phải dời đô: -Nhiều triều đại đã từng dời đô, làm cho đất nước hưng thịnh. -Nhà Đinh Lê đóng đô ở một nơi làm cho vận nước ngắn ngủi. => khát vọng xây dựng đất nước hùng mạnh lâu bền Vì sao thành Đại La là kinh đô bậc nhất -Đại la có nhiều lợi thế trong việc xây dựng đất nước. -Tin tưởng vào quyết định của mình và hợp với ý nguyện của nhân dân. b.Văn bản : HỊCH TƯỚNG SĨ(Trần Quốc Tuấn) Thể hịch: Hịch là thể văn chính luận trung đại thường được vua chúa, tướng lĩnh dùng để khích lệ tình cảm, tinh thần đấu tranh chống kẻ thù. Ý nghĩa: Văn bản nêu lên vấn đề nhận thức và hành động trước nguy cơ đất nước bị xâm lược Nghệ thuật: -LL chặt chẽ linh hoạt, lí lẽ sắc bén, LĐ, L/cứ rõ ràng, chính xác. - Lời văn thể hiện tình cảm yêu nước mãnh liệt, chân thành, xúc động. Nội dung : Kêu gọi lòng yêu nước, căm thù giặc, ý chí quyết chiến, quyết thắng kẻ thù xâm lược, tinh thần yêu nước, chống giặc ngoại xâm, từng bước tác động đến tướng sĩ, nêu gương trung thần, kể tình hình đất nước, nhiệm vụ phải làm c.NƯỚC ĐẠI VIỆT TA( Nguyễn Trãi) ( Trích Bình Ngô đại cáo) Cáo là thể văn chính luận có tính chất quy phạm chặt chẽ thời trung đại có chức năng công bố kết quả một sự nghiệp của vua chúa hoặc thủ lĩnh. Ý nghĩa: Nước Đại Việt ta thể hiện quan niệm, tư tưởng của Nguyễn Trãi về Tổ Quốc và có ýnghĩa như bản tuyên ngôn độc lập Nghệ thuật: Lối văn biền ngẫu: lời văn trang trọng, lập luận chặt chẽ, chứng cớ hùng hồn, tự hào. NỘI DUNG Tư tưởng Nhân nghĩa: - Trừ bạo xâm lăng. - Giữ cho dân được bình yên. Chân lí về sự tồn tại độc lập có chủ quyền. - Lãnh thổ có ranh giới. - Chế độ chủ quyền riêng.
- - Văn hiến lâu đời - Phong tục, tập quán - Lịch sử riêng và nhân tài hào kiệt. => Thái độ dứt khoát, mạnh mẽ về chủ quyền độc lập dân tộc. d.BÀN LUẬN VỀ PHÉP HỌC( Nguyễn Thiếp) Tấu là một loại văn của bề tôi, thần dân gửi lên vua để trình bày sự việc, ý kiến, đề nghị. Tấu được viết bằng văn vần, văn xuôi, văn biền ngẫu. Nghệ thuật:lí lẽ và lập luận chặt chẽ, lời văn khúc triết. Ý nghĩa: Tác giả nêu lên quan niệm tiến bộ về sự học. NỘI DUNG Mục đích chân chính của việc học: - Học để biết đạo (rèn luyện đạo đức để làm người) và trở thành người tốt, vì sự thịnh trị của đất nước ( không hồng cầu danh lợi) => lối so sánh hấp dẫn thuyết phục. Phê phán lối học lệch lạc, sai trái Lối học chuộng hình thức, hồng cầu danh lợi. => đạo lý bị đảo lộn, đất nước bị thảm họa. Phương pháp học tập đúng đắn: - Học rộng rồi tóm gọn, học từ thấp đến cao, học đi đôi với hành - Việc học phải được mở rộng và phổ biến. => Tạo ra nhiều người tốt, triều đình ngay ngắn đất nước thịnh trị. e.THUẾ MÁU ( trích Bản án chế độ thực dân Pháp) (Nguyễn Ái Quốc) Nghệ thuật: Trào phúng sắc sảo, giọng điệu mỉa mai, đanh thép; tư liệu phong phú, xác thực, hình ảnh giàu giá trị biểu cảm. - Ý nghĩa: Như một bản án tố cáo thủ đoạn và chính sách vô nhân đạo của bọn thực dân đã đẩy người dân thuộc địa vào các lò lửa chiến tranh. NỘI DUNG. - Những thủ đoạn mánh khóe nham hiểm của chính quyền thực dân thuộc địa. - Số phận của những người dân thuộc địa : đáng thương, khốn khổ, bị áp bức, bị lừa dối, bị đẩy vào tình cảnh cùng quẫn, Họ là nạn nhân của chính sách cai trị tàn bạo của bọn chính quyền thực dân. d. Chương trình địa phương( phần văn) Tìm hiểu nét văn hóa ẩm thực của người dân Bạc Liêu. Văn bản: Bánh canh bột há cảo. Sau khi đọc bài viết trên, em hãy trình bày cảm nhận của mình về đặc sản bánh canh bột há cảo. - Bánh canh bột há cảo là một trong những đặc sản ẩm thực của BL bằng sự tinh tế khéo léo đã từ những sản vật quen thuộc và bình dị của quê hương sáng tạo nên những món ăn như bánh canh bột há cảo để thêm hương vị cho đời. - Bài viết nói về món ăn tưởng như rất đỗi đơn giản, bình dị trong cuộc sống hàng ngày nhưng lại chứa đựng những phát hiện thú vị, sâu xa về văn hóa và lối sống của người dân BL đặc biệt về tình cảm gia đình, cội nguồn.
- III. Phần TLV : Văn nghị luận (kết hợp với yếu tố tự sự và miêu tả , biểu cảm) Một số dàn ý cơ bản của một số đề bài. Đề 1: Dựa vào các văn bản Chiếu dời đô, Hịch tướng sĩ, hãy suy nghĩ của em về vai trò của những người lãnh đạo anh minh nhưu lí Công Uẩn, Trần Quốc Tuấn. Dàn ý. MB. Giới thiệu hai tác phẩm để thể hiện vai trò của người lãnh đạo anh minh. TB. * Vai trò của người lãnh đạo anh minh thể hiejn trong hai tác phẩm. - Chiếu dời đô. + Dời đô là một quyết định sáng suốt và hợp thời thế. + Kinh đô cũ Hoa Lư địa thế hiểm trở không còn thích hợp. + thành Đại la là nơi thuận tiện. + Hiểu được thế và lực của một dân tộc - Hịch tướng sĩ. +Kêu gọi các tướng sĩ học tập binh pháp quyết tâm chiến thắng kẻ thù. + Khích lệ nhiều mặt để tập trung vào một hướng * Vai trò của những người lãnh đạo anh minh đối với vận mệnh đất nước. - Quyết định đúng đắn của Lí Công Uẩn mở ra một vận hội mới cho dân tộc. - Liên hệ thực tế mở rộng vấn đề. *Kết bài - Nhắc lại vai trò của người lãnh đạo đối với vận mệnh đất nước. - Rút ra bài học cho bản thân. Đề 2.Từ bài « Bàn luận về phép học của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, hãy suy nghĩ về mối quan hệ giữa học và hành. *Mở bài : Giới thiệu về tác giả và bài tấu. *Thân bài : -Tóm tắt những luận điểm trong bài tấu. + Mục đích chân chính của việc học là học làm người. + Phê phán những quan điểm sai trái trong học tập. + khẳng định muốn học tốt thì phải có phương pháp. - Suy nghĩ về mối quan hệ giữa học và hành. + Học và hành có mối quan hệ mật thiết với nhau. + Học là lĩnh hội tri thức lí thuyết soi đường cho việc áp dụng vào thực tế đạt hiệu quả cao. + Hành chính là mục đích, là phương pháp học tập. + kết hợp học và hành, không nên đề cao mặt này mà xem nhẹ mặt kia. + Xác định đúng đăn mục đích việc học + Không ngừng nâng cao hiểu biết tích lũy kiến thức qua việc không ngừng học tập. + có phương pháp học tập đúng đắn mà trong số đó học đến đâu thực hành đến đó. *. Kết bài :Khẳng định chân lí đúng đắn. Đề 3.Câu nói của M.Go-rơ-ki: “ Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thức mới là con đường sống” gợi cho em những suy nghĩ gì? Dàn bài. 1. Mở bài.
- -Nêu vấn đề: Giá trị to lớn của sách đối với cuộc sống con người. - Giới thiệu câu nói của M.Go-rơ- Ki. 2. Thân bài. - Giải thích: Tại sao sách là nguồn kiến thức. + Sách là kết tinh trí tuệ của con người. + Sách bồi dưỡng kiến thức dạy cho con nguywowfi cách sống đẹp Tóm lại con người làm đẹp tâm hồn mình bằng kiến thức mọi mặt lấy từ sách. -Giải thích:sao nói chỉ có kiến thức mới là con đường sống. + Kiến thức giúp con người tự tin làm chủ bản thân làm chủ hoàn cảnh. + Chỉ khi con người có kiến thức, con người mới có thể có cuộc sống tốt + Trong thời đại ngày nay kiến thức càng trở nên quan trọng Biểu hiện của tình yêu sách: + Tạo thói quen đọc saschy thường xuyên, đọc sách có chọn lọc. +Đọc sách tiếp thu cái tốt, bài trừ cái xấu Ý nghĩa của sách đối với bản thân 3. Kết bài: Khẳng định lại giá trị và lợi ích to lớn của sách. Đề 4: Tuổi trẻ và tương lai đất nước. Dàn ý. 1. MB.Dẫn câu nói của BH “ Một năm khởi đầu bằng mùa xuân ” Để nêu tầm quan trọng của tuổi trẻ đối với tương lai đất nước. 2. TB. - GT khái niệm tuổi trẻ - Giữa tuổi tre và đất nước có mối quan hệ như thế nào? - Nếu không ý thức rèn luyện ở tuổi trẻ thì đời người sẽ như thế nào? - Đã có nhiều tấm gương lao động học tập và cống hiến , hi sinh cao cả cho hòa bình và cho dân tộc . ( Lấy dẫn chứng ở quá khứ và trong hiện tại .) 3. Kết bài . Khẳng định một lần nữa vai trò to lớn của tuổi trẻ Đề 5: Hãy nói “ không” với các tệ nạn. Dàn ý. MB. – Đời sống xã hội ngày càng hiện đại thì các quan hệ xã hội ngày càng phức tạp nảy sinh nhiềutệ nạn xã hội. - Nêu một số tệ nạn xã hội mà em cho là rất nguy hại đến đời sống tinh thần, tâm hồn của HS. * Tb. - Tệ nạn xã hội là gì? Nguyên nhân nào dẫn đến các tệ nạn xã hội. - Tác hại của các tệ nạn xã hội ảnh hưởng đế dời sống vật chất và tinh thần của con người. -*Văn hóa phẩm đồi trụy là gì ? - Là loại văn hóa này lan truyền vào nhà trường bằng cách nào ? - Tác hại trước mắt của nó đối với HS và toàn xã hội ; tác hại lâu dài của các loại văn hóa phẩm đồi trụy đối với tương lai đất nước là gì ?
- - Biện pháp để ngăn ngừa các biện pháp ấy. ( lấy dẫn chứng trong thực tế) - Em cần thể hiện thái độ và suy nghĩ gì đối với các tệ nạn xã hội này? * kb. Rút ra bài học kinh nghiệm cho mình. - Nói “ không” với các tệ nạn xã hội là hành vi đúng đắn của thanh thiếu niên, của HS nhằm lành mạnh hóa trong sạch hóa môi trường sống hiện nay. - Các thế hệ HS cần biết “ gại đục khơi trong” để hình thành những lối sống và nếp nghĩ đúng đắn, xứng đáng với kì vộng lớn lao mà gia đình xã hội gửi vào thế hệ trẻ. Đề 6: Văn học và tình thương. Dàn ý. MB. Khẳng định văn học chân chính luôn đồng hành với tình thương và lòng nhân ái. Thân bài - Văn học có vai trò , tác dụng gì đối với tâm hồn con người với đời sống xã hội. - Vì sao văn học chân chính luôn song hành với tình yêu thương con người ? + Văn học của dân tộc ta luôn ca ngợi những ai biết thương \người như thẻ thương thân ( Những câu ca dao về lòng nhân ái, nghĩa đồng bào,cô út trong truyện Sọ Dừu, Thạch Sanh , Lương Y Tuệ Tĩnh trong truyện thầy thuốc giỏi cót ở tấm lòng ) + Văn học của dân tộc ta luôn ngiêm khắc phê phán những kẻ thờ ơ, dửng dưng trước người gặp hoạn nạn ( Mẹ con Cám trong tuyện Tám Cám, Mẹ conn Lí Thông trong truyện Thạch sanh, Quan phụ mẫu trong truyện Sống chết mặc bay ) Kết bài -Ca ngợi tình thương, lòng nhân ái và phê phán thói xấu, cái ác là sứ mệnh cao cả của văn học chân chính, của người nghệ sĩ. - Văn học chỉ thật sự có tác dụng tích cực khi nó đứng về phía những con người nghèo khổ, cơ cực, những người lương thiện có sô phận bất hạnh. Giáo viên Phạm thị Phượng