Đề cương ôn tập Ngữ văn 8 - Học kỳ II - Năm học 2019-2020

doc 12 trang thaodu 6562
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập Ngữ văn 8 - Học kỳ II - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_ngu_van_8_hoc_ky_ii_nam_hoc_2019_2020.doc

Nội dung text: Đề cương ôn tập Ngữ văn 8 - Học kỳ II - Năm học 2019-2020

  1. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP NGỮ VĂN 8 HỌC KÌ II: 2019-2020 TT Tên văn Tác giả Thể loại Giá trị nội dung Giá trị nghệ thuật Ý nghĩa bản 1 Nhớ rừng Thế Lữ 8 chữ/ Mượn lời con hổ bị Bài thơ tràn đầy Mượn lời con 1907- câu nhốt trong vườn bách cảm xúc lãng mạn, hổ trong vườn 1989 thú để diễn tả sâu sắc giàu chất tạo hình, bách thú, tác giả nỗi chán ghét thực tại, ngôn ngữ và nhạc kín đáo bộc lộ Học thuộc tầm thường tù túng và điệu phong phú, có tình cảm yêu 3 KHỔ khao khát tự do mãnh sức biểu cảm cao. nước, niềm khát THƠ ĐẦU liệt của nhà thơ, khơi khao thoát khỏi gợi lòng yêu nước thầm kiếp đời nô lệ. kín của người dân mất nước thưở ấy. 2 Quê hương Tế Hanh 8 chữ/ Veû ñeïp cuûa böùc tranh Lời thơ bình dị, Bài thơ là bày tỏ 1921 câu laøng queâ vaø tình yeâu hình aûnh chaân thöïc, của tác giả về queâ höông trong saùng, khoeû khoaén, baøi một tình yêu tha Học thuộc thiết đối với quê tha thieát cuûa nhaø thô thô tröõ tình, nhöng hương làng phaàn lôùn soá caâu thô biển. laïi chuû yeáu laø bieåu caûm xen mieâu taû. 4 Tức cảnh Hồ Chí Thất Tinh thần lạc quan, Phép đối hài hòa, Bài thơ thể hiện Pác Bó Minh ngôn tứ phong thái ung dung thể thơ tứ tuyệt bình cốt cách tinh 1890- tuyệt của Bác Hồ trong cuộc dị, giọng vui đùa thần Hồ Chí Học thuộc 1969 Đường sống cách mạng đầy Minhluo6n tràn luật gian khổ đầy niềm lạc quan, tin tưởng vào sự nghiệp cách mạng. 5 Ngắm Hồ Chí Thất Tình yêu thiên nhiên, Bài thơ tứ tuyệt giản Tác phẩm thể trăng Minh ngôn tứ yêu trăng đến say mê và dị mà hàm súc, thi hiện sự tôn vinh (Vọng 1890- tuyệt phong thái ung dung đề cổ điển nhưng cái đẹp của tự nguyệt) 1969 Đường nghệ sĩ của Bác Hồ tinh thần là của thời nhiên, của tâm trích luật ngay trong cảnh tù ngục đại. Sử dụng biện hồn con người NKTT cực khổ tối tăm pháp nhân hoá, điệp bất chấp hoàn từ, câu hỏi tu từ, cảnh ngục tù. Học thuộc phép đối B. VĂN BẢN: NGHỊ LUẬN TT Tên văn Tác giả Thể loại Giá trị nội dung, tư Giá trị nghệ thuật Ghi chú bản tưởng 1 Chiếu dời Lí Công Chiếu Khaùt voïng veà moät ñaát Kết cấu chặt chẽ, lập Ý nghĩa lịch sử đô (Thiên Uẩn (Lí nöôùc ñoäc laäp, thoáng luận giàu sức thuyết của sự kiện dời đô chiếu) Thái phục, hài hoà giữa lí đô từ Hoa Lư ra 1
  2. 1010 Tổ: Học nhaát vaø khí phaùch cuûa và tình: trên vâng Thăng Long và 974- thuộc daân toäc Ñaïi Vieät mệnh trời dưới theo nhận thức về vị 1028) ñang treân ñaø phaùt ý dân thế , sự phát triển đất nước trieån maïnh. của Lí Công Uẩn. 2 Hịch Hưng Hịch Loøng caêm thuø giaëc Bµi hÞch kÕt hîp hµi Hịch tướng sĩ tướng sĩ Đạo saâu saéc vaø yù chí hoµ gi÷a yÕu tè nêu lên vấn đề chÝnh luËn víi yÕu tè (Dụ chư tì Vương quyeát chieán, quyeát nhận thức và tướng hịch Trần Học v¨n chư¬ng , gi÷a tư hành động thaéng keû thuø xaâm văn) 1285 Quốc thuộc duy l« gÝch vµ tư duy trước nguy cơ Tuấn(12 löôïc. h×nh tưîng , gi÷a lÝ đất nước bị 31- trÝ víi t×nh c¶m , lËp xâm lược. 1300) luËn chÆt chÏ , lêi v¨n gîi c¶m khi thèng thiÕt tr÷ t×nh , khi m¹nh mÏ . 3 Nước Đại ức Trai Cáo Baûn tuyeân ngoân ñoäc Lập luận chặt chẽ, Thể hiện quan Việt ta Nguyễn laäp: nöôùc ta laø nöôùc chứng cứ hùng hồn niệm, tư tưởng (Trích Bình Trãi coù neàn vaên hieán laâu Sử dụng caùc bieän tiến bộ của Ngô Đại (1380- Học Nguyễn Trãi về ñôøi, coù laõnh thoå phaùp so saùnh, caâu cáo)1428 1442 thuộc tổ quốc, đất rieâng, coù phong tuïc vaên bieàn ngaãu nước và có ý rieâng, coù chuû quyeàn, nghĩa như một coù truyeàn thoáng lòch bản tuyên ngôn söû ; keû xaâm löôïc laø độc lập. phaûn nhaân nghóa, nhaát ñònh thaát baïi. 4 Bàn luận La Sơn Tấu Vieäc hoïc laø ñeå laøm Lập luận chặt chẽ, Bằng hình thức về phép Phu Tử ngöôøi coù ñaïo ñöùc, coù luận cứ rõ ràng: kết lập luận chặt học (Luận Nguyễn tri thöùc, goùp phaàn laøm hợp lí lẽ với cảm chẽ, sáng rõ. pháp Thiếp Học xúc, kết hợp văn Nguyễn Thiếp höng thònh ñaát nöôùc. học;1971) 1723- thuộc xuôi với văn biền nêu lên quan 1804 Muoán hoïc toát phaûi coù ngẫu niệm tiến bộ phöông phaùp hoïc, hoïc của ông về sự roäng nhöng naém goïn, học. hoïc ñi ñoâi vôùi haønh. 6 Đi bộ ngao J. Ru xô Nghị Đi bộ ngao du thỏa Lí lẽ và dẫn chứng Từ những điều du (Trích (1712- luận mãn nhu cầu thưởng được rút từ ngay mà đi bộ ngao Ê-min hay 1778) nước ngoạn ngao du .Mở kinh nghiệm và cuộc du đem lại như về giáo ngoài rộng tầm hiểu biết sống của nhân vật, từ tri thức, sức dục) 1762 (Chữ cuộc sống, nhân lên thực tiễn sinh động, khỏe, cảm giác Pháp) niềm vui sống cho con thay đổi các đại từ thoải mái . Nhà người nhân xưng một cách văn thể hiện linh hoạt sinh động. tinh thần tự do, dân chủ, tư tưởng tiến bộ 2
  3. của thời đại. 7 Ông Giuốc Mô – li Hài Pheâ phaùn tính caùch loá - X©y dùng nh©n vËt Kể về việc ông -Đanh mặc -e kịch laêng cuûa moät tay hÕt søc sinh ®éng Giuốc – đanh kh¾c ho¹ tµi t×nh tÝnh lễ phục. tröôûng giaû muoán hoïc muốn thay đổi c¸ch lè l¨ng cña tay ăn mặc, tác giả ñoøi laøm sang, gaây trưëng gi¶ phê phán thói neân tieáng cöôøi saûng học đòi làm khoaùi. sang của tầng lớp trưởng giả. Học thuộc 4 khái niệm: Hịch, chiếu , cáo, tấu. Giải thích nhan đề thuế máu. “ Thuế máu”: là thứ thuế đóng bằng xương máu, tính mạng con người. Nhan đề bằng hình ảnh, gợi đau thương, căm thù, tố cáo tính vô nhân đạo của chủ nghĩa thực dân Pháp lợi dụng xương máu, tính mạng của hàng chục triệu người dân ở các nước thuộc địa trong cuộc chiến tranh phi nghĩa. C. Bảng so sánh phân biệt nghị luận trung đại và nghị luận hiện đại: Nghị luận trung đại Nghị luận hiện đại - Văn sử triết bất phân - Không có những đặc điểm trên - Khuôn vào những thể loại riêng: chiếu, hịch, - Sử dụng trong nhiều thể loại văn xuôi hiện đại: cáo, tấu với kết cấu, bố cục riêng. Tiểu thuyết luận đề, phóng sự- chính luận, tuyên - In đậm thế giới quan của con người trung đại: tư ngôn tưởng mệnh trời, thần - chủ; tâm lí sùng cổ. - Cách viết giản dị, câu văn gắn lời nói thường, - Dùng nhiều điển tích, điển cố, hình ảnh ước lệ, gắn với đời sống thực. câu văn biền ngẫu nhịp nhàng. PHẦN II: TIẾNG VIỆT: TT Câu Đặc điểm hình thức Chức năng chính Ví dụ 1 Câu nghi - Có những từ nghi vấn - Dùng để hỏi - Mai cậu có phải đi lao vấn (ai, gì, nào, sao, tại sao, - Ngoài ra còn dùng để đe động không? đâu, bao giờ, bao nhiêu doạ, yêu cầu, ra lệnh, bộc - Cậu chuyển giùm quyển hoặc từ hay (nối các vế lộ tình cảm cảm xúc sách này tới H được có quan hệ lựa chọn khong? - Kết thúc câu bằng dấu hỏi chấm (?). Ngoài ra còn kết thúc bằng dấu chấm, dấu chấm than hoặc dấu chấm lửng. 2 Câu cầu - có từ cầu khiến: hãy, - Dùng để ra lệnh, yêu - Hãy lấy gạo làm bánh mà khiến đừng, chớ,đi, thôi, cầu, đề nghị, khuyên lễ Tiên Vương. nào hay ngữ điệu cầu bảo - Ra ngoài! khiến - Kết thúc bằng dấu chấm than - ý cầu khiến không mạnh kết thúc bằng dấu chấm. 3 Câu cảm - Có từ ngữ cảm thán: ôi, - Dùng để bộc lộ cảm xúc - Than ôi! Thời oanhliệt thán than ôi, hỡi ôi, biết bao, trực tiếp của người nói nay còn đâu? xiết bao, biết chừng (viết) xuất hiện chủ yếu 3
  4. nào trong ngôn ngữ nói hàng - Kết thúc bằng dấu ngày hay ngôn ngữ văn chấm than chương. 4 Câu trần - Không có đặc điểm - Dùng để kể, thông báo - Trời đang mưa. thuật hình thứccủa các kiêu nhận định, miêu tả - Quyển sách đẹp quá! Tớ câu nghi vấn, cảm - Ngoài ra còn dùng để cảm ơn bạn! Cảm ơn bạn! thán yêu cầu, đề nghị, bộc lộ - Kết thúc bằng dấu tình cảm, cảm xúc chấm đôi khi kết thúc - Là kiểu câu cơ bản và bằng dấu chấm, hoặc dấu được dùng phổ biến trong chấm lửng giao tiếp. 5 Câu phủ - Có từ ngữ phủ định: - Thông báo, xác nhận - Tôi không đi chơi. định Không, chẳng, chả, không có sự vật, sự việc, - Tôi chưa đi chơi. chưa tính chất, quan hệ nào đó - - Tôi chẳng đi chơi. > Câu phủ định miêu tả. - Đâu có! Nó là của tôi. - Phản bác một ý kiến, một nhận định-> Câu phủ định bác bỏ. HÀNH ĐỘNG NÓI: Hành động nói Các kiểu hành động nói Cách thực hiện hành động nói - Là hành - Hành động hỏi. - Thực hiện hành động nói trực tiếp: động được - Hành động trình bày (báo tin, Vd: - Đưa cho tôi cái bút. thực hiện bằng kể, tả, nêu ý kiến, dự đoán ) - thực hiện hành động nói gián tiếp. lời nói nhằm - Hành động điều khiển (cầu Vd: Bạn có thể đưa giùm tôi cái bút này cho A một mục đích khiến, đedoạ, thách thức ) được không? nhất định - Hành động hứa hẹn. - Hành động bộc lộ cảm xúc. HỘI THOẠI: 1. Khái niệm: - Vai xã hội là vị trí của người tham gia hội thoại đối với người khác trong cuộc hội thoại. + Quan hệ trên dưới hay ngang hàng (theo tuổi tác, thứ bậc trong gia đình và xã hội) + Quan hệ thân - sơ ( theo mức độ quen biết, thân tình) * Khi tham gia hội thoại mỗi người cần xác định đúng vai để chọn cách nói cho phù hợp 2 Lượt lời trong hội thoại: - Trong hội thoại ai cũng được nói. Mỗi người tham gia hội thoại nói được gọi là một lượt lời. - Để giữ lịch sự cần tôn trọng lượt lời của người khác, tránh nói tranh lượt lời, cắt lời hoặc chêm vào lời người khác. - Nhiều khi, im lặng khi đến lượt lời của mình cũng là một cách biểu thị thái độ. LỰA CHỌN TRẬT TỰ TỪ TRONG CÂU: 1. Khái niệm: Trong một câu có thể có nhiều cách sắp xếp trật tự từ, mỗi cách đem lại hiệu quả diễn đạt riêng 2. Tác dụng: - Thể hiện thứ tự nhất định của sự vật hiện tượng, hoạt động, đặc điểm - Nhấn mạnh, hình ảnh, đặc điểm của sự vật hiện tượng. - Liên kết câu với những câu khác trong văn bản. 4
  5. - Bảo đảm sự hài hoà về ngữ âm của lời nói. PHẦN III: TẬP LÀM VĂN: Đề 1: Dựa vào các văn bản Chiếu dời đô và Hịch tướng sĩ, hãy nêu suy nghĩ của em về vai trò của những người lãnh đạo anh minh như Lí Công Uẩn và Trần Quốc Tuấn. Đề 2: Từ bài Bàn luận về phép học của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, hãy nêu suy nghĩ về mối quan hệ giữa "học" với 'hành'. Đề 3: Câu nói của M. Go - rơ- ki: " Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thứcmới là con đường sống" gợi cho em những suy nghĩ gì? Đề 4: Tuổi trẻ và tương lai đất nước. Đề 5: Văn học và tình thương Đề 6: Hãy nói "không" với các tệ nạn: Đề 7: Vấn đề thu gom rác thải xử lí rác thải ở địa phương em. Đề 8: Hãy viết một bài báo tường để khuyên các bạn trong lớp cần phải học tập chăm chỉ hơn. Đề 10: Hãy trình bày rõ vì sao chúng ta cần phải đổi mới phương pháp học tập. Đề 11: Giáo dục là chìa khoá của tương lai. Đề .12 :SUY NGHĨ VỀ câu tục ngữ: Thất bại là mẹ thành công. Đề. 13. “Nhiễu điều phủ lấy giá gương Người trong một nước phải thương nhau cùng”. Em hiểu người xưa muốn nhắn nhủ điều gì qua câu ca dao ấy? Đề 14: Dân gian có câu tục ngữ “ Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”. Chứng minh nội dung câu tục ngữ đó . Đề 15: Chứng minh rằng bảo vệ môi trường thiên nhiên là bảo vệ cuộc sống của con người Xác định kiểu câu và các hành động nói trong đoạn văn sau. “ Vẻ nghi ngại hiện ra sắc mặt, con bé hóm hỉnh hỏi mẹ một cách thiết tha: (1) - Sáng ngày người ta đấm u có đau lắm không? (2) Chị Dậu khẽ gạt nước mắt: (3) Không đau con ạ! (4) Câu trần thuật – Hành động kể Câu nghi vấn – Hành động hỏi Câu trần thuật – Hành động kể Câu phủ định – Hành động phủ định bác bỏ 5
  6. DÀN Ý CHO CÁC KIỂU BÀI VĂN NGHỊ LUẬN 1. Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí: a. Mở bài: - Dẫn dắt vào vấn đề cần nghị luận - Nêu vấn đề cần nghị luận ra ( trích dẫn) - Phải làm gì về vấn đề đưa ra nghị luận (có tính chuyển ý) b. Thân bài: * Bước 1: Giải thích tư tưởng, đạo lí cần bàn luận ( ). Tùy theo yêu cầu đề bài có thể có những cách giải thích khác nhau: - Giải thích khái niệm, trên cơ sở đó giải thích ý nghĩa, nội dung vấn đề. Giải thích nghĩa đen của từ ngữ, rồi suy luận ra nghĩa bóng, trên cơ sở đó giải thích ý nghĩa, nội dung vấn đề. - Giải thích mệnh đề, hình ảnh trong câu nói, trên cơ sở đó xác định nội dung, ý nghĩa của vấn đề mà câu nói đề cập. * Lưu ý: Tránh sa vào cắt nghĩa từ ngữ ( theo nghĩa từ vựng). * Bước 2: Phân tích và chứng minh những mặt đúng của tư tưởng, đạo lí cần bàn luận ( ) Bản chất của thao tác này là giảng giải nghĩa lí của vấn đề được đặt ra để làm sáng tỏ tới cùng bản chất của vấn đề. Phần này thực chất là trả lời câu hỏi: Tại sao? (Vì sao?) Vấn đề được biểu hiện như thế nào? Có thể lấy những dẫn chứng nào làm sáng tỏ? * Bước 3: Bình luận, đánh giá (bàn bạc, mở rộng, đề xuất ý kiến ): - Đánh giá vấn đề: Nêu ý nghĩa của vấn đề, mức độ đúng – sai, đóng góp – hạn chế của vấn đề. - Phê phán, bác bỏ những biểu hiện sai lệch có liên quan đến vấn đề đang bàn luận ( ) - Mở rộng vấn đề * Bước 4: Rút bài học nhận thức và hành động - Từ sự đánh giá trên, rút ra bài học kinh nghiệm trong cuộc sống cũng như trong học tập, trong nhận thức cũng như trong tư tưởng, tình cảm, ( Thực chất trả lời câu hỏi: từ vấn đề bàn luận, hiểu ra điều gì? Nhận ra vấn đề gì có ý nghĩa đối với tâm hồn, lối sống bản thân? ) - Bài học hành động - Đề xuất phương châm đúng đắn, phương hướng hành động cụ thể ( Thực chất trả lời câu hỏi: Phải làm gì? ) c. Kết bài: - Khẳng định chung về tư tưởng, đạo lí đã bàn luận ở thân bài ( ) - Lời nhắn gửi đến mọi người ( ) Đề 1: Viết một bài văn ngắn (không quá 400 từ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về câu ngạn ngữ Hi Lạp: "Cái rễ của học hành thì cay đắng nhưng quả của nó thì ngọt ngào". DÀN Ý THAM KHẢO 1. Giải thích: Học hành là quá trình học và thực hành để mở mang kiến thức, nâng cao trình độ hiểu biết của mỗi người. Rễ đắng và quả ngọt là hình ảnh ẩn dụ chỉ công lao học hành và kết quả học tập. Câu ngạn ngữ thể hiện nhận thức sâu sắc về qui luật của học vấn và vai trò quan trọng của việc học hành đối với mỗi người. 2. Phân tích – Chứng minh. Ý 1: Học hành có những chùm rễ đắng cay Việc học đòi hỏi tốn thời gian, công sức, trải qua cả một quá trình. Quá trình học tập có những khó khăn, vất vả, gian nan: chiếm lĩnh tri thức, luyện tập, thực hành Để có thể giỏi giang, thành công đòi hỏi phải từng bước chinh phục những bậc thang học vấn. Quá trình học tập có khi phải trải qua những thất bại, phải nếm vị cay đắng: điểm kém, bị quở mắng, thi hỏng Ý 2: Vị ngọt của quả tri thức hái được từ việc học hành Vị ngọt của kết quả học tập trước hết là người học được nâng cao hiểu biết của bản thân, giàu có hơn về tri thức và tâm hồn, tự tin hơn trong cuộc sống. Thành quả học tập mang lại niềm vui, niềm tự hào cho bản thân và gia đình. thầy cô giáo, nhà trường, quê hương 6
  7. Thành công trong học tập cũng chắp cánh cho những ước mơ, khát vọng mới trên con đường lập nghiệp. Phải biết chấp nhận đắng cay trong giai đoạn đầu để sau đó hưởng thành quả tốt đẹp lâu dài. * Dẫn chứng: Ê-đi-xơn phải trải qua hàng nghìn thí nghiệm, phải tìm tòi không ngừng để phát minh ra bóng đèn điện. Măc-xim Gorki phải kiếm sống đủ thứ nghề vất vả nhưng không nguôi khát vọng học tập. Bằng con đường tự học đầy gian truân, say mê đọc sách tiếp cận ánh sáng văn minh nhân loại và trở thành nhà văn vĩ đại của nhân loại. (Bút danh: Gor-ki có nghĩa là cay đắng) Mạc Đĩnh Chi bắt đom đóm cho vào vỏ trứng để lấy ánh sáng đọc sách, sau đỗ trạng nguyên. 3. Đánh giá – mở rộng Câu nói bao hàm một nhận thức đúng đắn, một lời khuyên tích cực: nhận thức được quá trình chiếm lĩnh tri thức, mỗi người cần có bản lĩnh, chủ động vượt qua khó khăn để thu nhận được thành quả tốt đẹp trong học tập. Trong thực tế, nhiều người lười biếng không chịu khó học hỏi, trau dồi kiến thức, không biết biến nhựa đắng thành quả ngọt dâng cho đời; hay có những người ỷ lại người khác, không nỗ lực, dẫn đến những hành động gian lận, không trung thực trong học tập Kết quả học tập nếu không từ công sức bản thân sẽ không bền, sẽ có lúc phải trả giá, sẽ trở thành kẻ kém cõi trong cái nhìn của mọi người. 4. Bài học: * Nhận thức: xem câu ngạn ngữ là phương châm nhắc nhở, động viên bản thân trong quá trình học tập. * Hành động: rèn ý thức vươn lên trong học tập, không đầu hàng gian nan thử thách, luôn hướng tới những ước mơ, khát vọng hái quả ngọt từ học vấn để thành công. Đề 2: Anh / chị nghĩ như thế nào về câu nói: “Đời phải trải qua giông tố nhưng không được cúi đầu trước giông tố” (Trích Nhật ký Đặng Thuỳ Trâm) DÀN Ý THAM KHẢO 1. Giải thích: – Giông tố ở đây dùng để chỉ cảnh gian nan đầy thử thách hoặc việc xảy ra dữ dội. – Câu nói khẳng định: cuộc đời có thể trải qua nhiều gian nan nhưng chớ cúi đầu trước khó khăn, chớ đầu hàng thử thách, gian nan. 2. Phân tích – chứng minh: Ý 1: Đời người cần trải qua những thử thách để trưởng thành: Câu nói trên là tiếng nói của một lớp trẻ sinh ra và lớn lên trong thời đại đầy bão táp. Trong cuộc chiến tranh vệ quốc, họ sống thật đẹp và hào hùng. (Đặng Thùy Trâm, Nguyễn Văn Thạc, Nguyễn Viết Xuân “nhằm thẳng quân thù mà bắn” ) – Trong gian khó, con người được rèn luyện như thép được tôi trong lửa; thực tế gian nan giúp con người hình thành được nhiều phẩm chất đáng quý: ý chí, nghị lực, bản lĩnh, sáng tạo, năng động,v.v Ý 2: Không cúi đầu trước giông tố, vẻ đẹp nhân cách con người tỏa sáng: – Dù trong hoàn cảnh nào, khi con người không cúi đầu trước thử thách, con người sẽ trưởng thành và nhân cách sẽ tỏa sáng (Ngô Bảo Châu và công trình nghiên cứu về Bổ đề cơ bản , ) – Không cúi đầu trước gian khó, trước hết con người phải vượt lên chính mình, chiến thắng bản thân, xông xáo năng động trong cuộc sống. Đó cũng là sống đẹp. * Dẫn chứng: – Thực tế học tập, lao động của lớp trẻ hiện nay có bao tấm gương sống đẹp: + Những thủ khoa đại học nhà nghèo vượt khó: °Lê Minh Khiết – HS trương THPT chuyên Lê Khiết ( Quảng Ngãi) với hattrick thủ khoa: Thủ khoa Tốt nghiệp THPT (56 điểm), thủ khoa Đại học Ngoại thương TPHCM (28,5 điểm), thủ khoa Đại học Y dược TPHCM (29,5 điểm). °Vũ Văn Thanh,HS trường THPT Tô Hiệu, huyện Vĩnh Bảo (Hải Phòng) nhà nghèo, vừa đi học vừa làm thêm phụ hồ để có tiền phụ giúp gia đình và trang trải việc học, tự học và đỗ hai trường đại học: đỗ thủ khoa Đại học Hải Phòng và đỗ Đại học Ngoại thương (cơ sở Hà Nội). + Những người chiến đấu với căn bệnh nan y để sống có ích thật đáng khâm phục : 7
  8. °Sự kiện tại TPHCM, với chủ đề “Vượt lên và chiến thắng”, 150 bệnh nhân ung thư đã tham gia thi đá bóng để chiến đấu với bệnh tật. Dù không thể bước nhanh hơn, dù các đấu thủ đã hoàn tất phần thi, một bệnh nhân 60 tuổi vẫn không bỏ cuộc và chia sẻ: “Tôi không thi để thắng thua với người khác, tôi chỉ muốn chiến thắng bản thân mình”. 3. Bình luận: – Câu nói thể hiện một quan niệm nhân sinh tích cực: sống không sợ gian nan, thử thách, phải có nghị lực và bản lĩnh. Câu nói ngắn gọn nhưng cô đúc, có nghĩa giáo dục sâu sắc đối với thế hệ trẻ. – Phê phán lối sống hèn nhát, cầu an, ngại khó 4. Bài học: * Nhận thức: Gian nan là thử thách của cuộc đời, con người được tôi luyện trong thử thách sẽ trưởng thành. * Hành động: dám nghĩ – dám làm, phải năng động, phải rèn luyện tu dưỡng những phẩm chất cần có ở những con người của thời đại mới có khả năng vượt qua mọi thử thách để thành công. ĐỀ 2: Trình bày suy nghĩ của mình về ý kiến sau: “Một người đã đánh mất niềm tin vào bản thân thì chắc chắn sẽ còn đánh mất thêm nhiều thứ quý giá khác nữa” (Sách Dám thành công) DÀN Ý THAM KHẢO 1. Giải thích câu nói: – Niềm tin vào bản thân: Đó là niềm tin vào chính mình, tin vào năng lực, trí tuệ, phẩm chất, giá trị của mình trong cuộc sống. Đó còn là mình hiểu mình và tự đánh giá được vị trí, vai trò của mình trong các mối quan hệ của cuộc sống. – Khi đánh mất niềm tin là ta đánh mất tất cả. – đánh mất thêm nhiều thứ quý giá khác. Câu nói là lời nhắc nhở mỗi chúng ta hãy có niềm tin vào bản thân. Đó cũng là bản lĩnh, là phẩm chất, là năng lực của mỗi người, là nền tảng của niềm yêu sống và mọi thành công. 2. Phân tích, chứng minh: (Vì sao đánh mất niềm tin vào bản thân là sẽ đánh mất nhiều thứ quý giá khác?) Ý 1: Niềm tin vào bản thân là niềm tin cần thiết nhất trong mọi niềm tin. – Niềm tin vào bản thân không chỉ đem lại niềm tin yêu cuộc sống, yêu con người, hi vọng vào những gì tốt đẹp mà còn là nền tảng của mọi thành công. – Để có được thành công, có cuộc sống tốt đẹp, con người phải biết dựa vào chính bản thân mình chứ không phải dựa vào ai khác, khách quan chỉ là điều kiện tác động, hỗ trợ chứ không phải là yếu tố quyết định thành công. Ý 2: Đánh mất niềm tin hoặc không tin vào chính khả năng của mình thì con người sẽ không có ý chí, nghị lực để vươn lên – “Thiếu tự tin là nguyên nhân của phần lớn thất bại” (Bovee). Cuộc sống muôn màu muôn vẻ, đầy những dư vị đắng cay, ngọt ngào, hạnh phúc và bất hạnh, thành công và thất bại, và có những lúc sa ngã, yếu mềm Nếu con người không có ý chí, nghị lực, niềm tin vào bản thân sẽ không đủ bản lĩnh để vượt qua, không khẳng định được mình, mất tự chủ, dần buông xuôi, rồi dẫn đến đánh mất chính mình. – Khi đã đánh mất chính mình là đánh mất tất cả, trong đó có những thứ quý giá như: tình yêu, hạnh phúc, cơ hội thậm chí cả sự sống của mình. Vì vậy, con người biết tin yêu vào cuộc sống, tin vào sức mạnh, khả năng của chính mình, biết đón nhận những thử thách để vượt qua, tất yếu sẽ đạt đến bến bờ của thành công và hạnh phúc. Ý 3: Niềm tin vào bản thân giúp con người vượt lên mọi thử thách và trưởng thành: – Trong cuộc sống, có biết bao con người không may mắn, họ phải trải qua nhiều khó khăn, thử thách, bất hạnh. Nhưng càng khó khăn, bản lĩnh của họ càng vững vàng. Họ tin vào ý chí, nghị lực, khả năng của bản thân và họ đã vượt lên, chiến thắng tất cả. 3. Đánh giá – mở rộng: – Ý kiến chứa đựng một triết lí nhân sinh sâu sắc, hướng con người biết nhận ra và có ý thức gìn giữ chân giá trị của cuộc sống – Phê phán: Trong thực tế cuộc sống, có những người mới va vấp, thất bại lần đầu nhưng không làm chủ được mình, không tin vào mình có thể gượng dậy mà từ đó dẫn đến thất bại: + Một học sinh nhút nhát, e sợ, không tin vào năng lực bản thân mình khi đi thi sẽ dẫn đến làm bài không tốt. Cũng có những học sinh thi trượt, tỏ ra chán nản, không còn niềm tin vào bản thân, dễ bỏ cuộc nên sẽ khó có được thành công. 8
  9. + Một người khi làm việc, không tự tin vào mình, không có chính kiến của mình mà phải thực hiện theo ý kiến tham khảo của nhiều người khác thì dẫn đến tình trạng “đẽo cày giữa đường”, “lắm thầy thối ma”. + Có những người từ nhỏ được sống trong nhung lụa, mọi việc đều có người giúp việc hoặc bố mẹ lo , khi gặp khó khăn họ có thể làm chủ được bản thân, tự mình độc lập để vượt qua? 4. Bài học: * Nhận thức: – Tự tin, khiêm tốn, cẩn trọng là những đức tính đáng quý của con người. Nó dẫn con người ta đến bến bờ thành công và được mọi người quý trọng. – Tuy nhiên, đừng quá tự tin vào bản thân mình mà dẫn đến chủ quan, đừng quá tự tin mà bước sang ranh giới của tự kiêu, tự phụ sẽ thất bại. * Hành động: – Học sinh, sinh viên, những người trẻ tuổi phải luôn tự đặt câu hỏi cho mình: phải làm gì để xây dựng niềm tin trong cuộc sống? – Phải cố gắng học tập và rèn luyện tư cách đạo đức tốt. Việc học phải đi đôi với hành, dám nghĩ, dám làm, tự tin, yêu đời, yêu cuộc sống. Phải biết tránh xa các tệ nạn xã hội, phải luôn làm chủ bản thân. ĐỀ 1: Trình bày suy nghĩ của mình về câu nói: “Ở trên đời, mọi chuyện đều không có gì khó khăn nếu ước mơ của mình đủ lớn”. DÀN Ý THAM KHẢO 1. Giải thích câu nói: – Ước mơ: là điều tốt đẹp ở phía trước mà con người tha thiết, khao khát, ước mong hướng tới, đạt được. – Có người đã ví: “Ước mơ giống như ngọn hải đăng, chúng ta là những con thuyền giữa biển khơi bao la, ngọn hải đăng thắp sáng giúp cho con thuyền của chúng ta đi được tới bờ mà không bị mất phương hướng”. Sự ví von quả thật chí lí, giúp người ta hiểu rõ, hiểu đúng hơn về ước mơ của mình. – Ước mơ đủ lớn: là ước mơ khởi đầu từ điều nhỏ bé, trải qua một quá trình nuôi dưỡng, phấn đấu, vượt những khó khăn trở ngại để trở thành hiện thực. – Câu nói: đề cập đến ước mơ của mỗi con người trong cuộc sống. Bằng ý chí, nghị lực và niềm tin, ước mơ của mỗi người sẽ “đủ lớn”, trở thành hiện thực. 2. Phân tích, chứng minh: Có phải “Ở trên đời, mọi chuyện đều không có gì khó khăn nếu ước mơ của mình đủ lớn”? Ý 1: Ước mơ của mỗi người trong cuộc đời cũng thật phong phú. – Có những ước mơ nhỏ bé, bình dị, có những ước mơ lớn lao, cao cả – Có ước mơ vụt đến rồi vụt đi; ước mơ luôn đồng hành cùng đời người; ước mơ là vô tận. – Thật tẻ nhạt, vô nghĩa khi cuộc đời không có những ước mơ. Ý 2: Ước mơ cũng như một cái cây- phải được ươm mầm rồi trưởng thành. – Một cây sồi cổ thụ cũng phải bắt đầu từ một hạt giống được gieo và nảy mầm rồi dần lớn lên. Như vậy, ước mơ đủ lớn nghĩa là ước mơ bắt đầu từ những điều nhỏ bé và được nuôi dưỡng dần lên. – Nhưng để ước mơ lớn lên, trưởng thành thì không dễ dàng mà có được. Nó phải trải qua bao bước thăng trầm, thậm chí phải nếm mùi cay đắng, thất bại. Nếu con người vượt qua được những thử thách, trở ngại, kiên trung với ước mơ, khát vọng, lí tưởng của mình thì sẽ đạt được điều mình mong muốn. * Dẫn chứng: + Ước mơ của chủ tịch Hồ Chí Minh là giải phóng dân tộc, đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho dân mình. Trải qua bao gian khổ khó khăn và hi sinh, Người đã theo đuổi đến cùng điều mình mơ ước ước mơ đó đã trở thành hiện thực. + Nhiều nhà tư tưởng lớn, những nhà khoa học cho đến những người bình dân, thậm chí những thân thể khuyết tật vẫn vươn tới, đạp bằng mọi khó khăn, cản trở trong cuộc sống để đạt được mơ ước của mình Ý 3: Nhưng cũng có những ước mơ thật nhỏ bé, bình dị thôi mà cũng không dễ đạt được: – Những em bé bị mù, những em bé tật nguyền do chất độc da cam, những em bé mắc bệnh hiểm nghèo vẫn hằng ấp ủ những mơ ước, hi vọng. – Nhưng cái chính là họ không bao giờ để cho ước mơ của mình lụi tàn hoặc mất đi. Ý 4: Ước mơ không đến với những con người sống không lí tưởng, thiếu ý chí, nghị lực, lười biếng, ăn bám 3. Đánh giá – mở rộng: 9
  10. – Lời bài hát “Ước mơ” cũng là lời nhắc nhở chúng ta: “Mỗi người một ước mơ, nhỏ bé mà lớn lao trong cuộc đời, ước mơ có thể thành, có thể không ”. Thật đúng vậy, mỗi một con người tồn tại trên cõi đời này phải có riêng cho mình ước mơ, hi vọng, lí tưởng, mục đích sống của đời mình. – Phê phán: Ước mơ có thể thành, có thể không như ta phải biết giữ lòng tin với những ước mơ của mình . Nếu sợ ước mơ bị thất bại mà không dám ước mơ, hay không đủ ý chí, nghị lực mà nuôi dưỡng ước mơ “đủ lớn” thì thật đáng tiếc, đáng phê phán. Cuộc đời sẽ chẳng đạt được điều gì mình mong muốn và sống như thế thật tẻ nhạt, vô nghĩa. 4. Bài học: * Nhận thức: Nếu cuộc đời là chiếc thuyền thì ước mơ là ngọn hải đăng. Thuyền dẫu gặp nhiều phong ba, ngọn hải đăng sẽ là niềm tin, ánh sáng chỉ phương hướng cho thuyền. Mất ngọn hải đăng, con thuyền biết đi đâu về đâu? Vì thế, hai chữ “ước mơ” thật đẹp, thật lớn lao. * Hành động: – Mỗi người chúng ta hãy nuôi dưỡng cho mình một ước mơ, hi vọng. Nếu ai đó sống không có ước mơ, khát vọng thì cuộc đời tẻ nhạt, vô nghĩa biết nhường nào! – Phải không ngừng học tập, rèn ý chí, trau dồi kĩ năng sống để biết ước mơ và biến ước mơ thành hiện thực. 10
  11. 2. Nghị luận về một hiện tượng đời sống a. Mở bài: - Dẫn dắt vào đề ( ) để giới thiệu chung về những vấn đề có tính bức xúc mà xã hội ngày nay cần quan tâm. - Giới thiệu vấn đề nghị luận đặt ra ở đề bài: hiện tượng đời sống mà đề bài đề cập - ( Chuyển ý) b. Thân bài: * Bước 1: Trình bày thực trạng – Mô tả hiện tượng đời sống được nêu ở đề bài ( ). Có thể nêu thêm hiểu biết của bản thân về hiện tượng đời sống đó ( ). Lưu ý: Khi miêu tả thực trạng, cần đưa ra những thông tin cụ thể, tránh lối nói chung chung, mơ hồ mới tạo được sức thuyết phục. - Tình hình, thực trạng trên thế giới ( ) - Tình hình, thực trạng trong nước ( ) - Tình hình, thực trạng ở địa phương ( ) * Bước 2: Phân tích những nguyên nhân – tác hại của hiện tượng đời sống đã nêu ở trên. - Ảnh hưởng, tác động - Hậu quả, tác hại của hiện tượng đời sống đó: + Ảnh hưởng, tác động - Hậu quả, tác hại đối với cộng đồng, xã hội ( ) + Hậu quả, tác hại đối với cá nhân mỗi người ( ) - Nguyên nhân: + Nguyên nhân khách quan ( ) + Nguyên nhân chủ quan ( ) * Bước 3: Bình luận về hiện tượng ( tốt/ xấu, đúng /sai ) - Khẳng định: ý nghĩa, bài học từ hiện tượng đời sống đã nghị luận. - Phê phán, bác bỏ một số quan niệm và nhận thức sai lầm có liên quan đến hiện tượng bàn luận ( ). - Hiện tượng từ góc nhìn của thời hiện đại, từ hiện tượng nghĩ về những vấn đề có ý nghĩa thời đại * Bước 4: Đề xuất những giải pháp: Lưu ý: Cần dựa vào nguyên nhân để tìm ra những giải pháp khắc phục. - Những biện pháp tác động vào hiện tượng đời sống để ngăn chặn (nếu gây ra hậu quả xấu) hoặc phát triển (nếu tác động tốt): + Đối với bản thân + Đối với địa phương, cơ quan chức năng: + Đối với xã hội, đất nước: + Đối với toàn cầu c. Kết bài: - Khẳng định chung về hiện tượng đời sống đã bàn ( ) - Lời nhắn gửi đến tất cả mọi người ( ) CẤU TRÚC BÀI LÀM * HIỆN TƯỢNG XẤU * HIỆN TƯỢNG TỐT I. MỞ BÀI: nêu vấn đề I. MỞ BÀI: nêu vấn đề II. THÂN BÀI II. THÂN BÀI 1. Giải thích hiện tượng 1. Giải thích hiện tượng 2. Bàn luận 2. Bàn luận a. Phân tích tác hại a. Tác dụng ý nghĩa của hiện tượng. b. Chỉ ra nguyên nhân b. Biện pháp nhân rộng hiện tượng. c. Biện pháp khắc phục c. Phê phán hiện tượng trái ngược. 3. Bài học cho bản thân 3. Bài học cho bản thân III. KẾT BÀI: đánh giá chung về hiện III. KẾT BÀI: đánh giá chung về hiện tượng. tượng. 11
  12. * CỤ THỂ HÓA CẤU TRÚC HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG CÓ TÁC ĐỘNG XẤU ĐẾN CON NGƯỜI 1.MỞ BÀI:(các em cần nắm vững kỹ năng mở bài mà thầy cho ở bên dưới) Nếu vấn đề thuộc mảng trường học thì mở bài như sau: Môi trường học đường của chúng ta hiện nay đang đứng trước nhiều thói hư tật xấu như: bạo lực học đường, gian lận trong thi cử, nói tục chửi thề, bệnh thành tích trong giáo dục Một trong những vấn đề thách thức hàng đầu hiện nay đó chính là ( ). Đây là một hiện tượng xấu có nhiều tác hại mà ta cần lên án và loại bỏ. Nếu vấn đề thuộc mảng ngoài trường học thì mở bài như sau: Xã hội của chúng ta hiện nay đang đứng trước nhiều thách thức như: tai nạn giao thông, ô nhiễm môi trường, nạn tham nhũng, bệnh vô cảm Một trong những vấn đề thách thức hàng đầu hiện nay đó chính là ( ). Đây là một hiện tượng xấu có nhiều tác hại mà ta cần lên án và loại bỏ. 1. THÂN BÀI 2. Giải thích: – Trước hết ta cần hiểu ( ) là gì? – Biểu hiện của hiện tượng này là: (Nêu một số dẫn chứng tiêu biểu) Ví dụ: đề bàn về tai nạn giao thông. Trước hết ta cần hiểu “Tai nạn giao thông” là gì? Tai nạn giao thông là tai nạn do các phương tiện tham gia giao thông gây nên. Bao gồm: tai nạn giao thông đường bộ, tai nạn giao thông đường thủy, tai nạn giao thông đường sắt, tai nạn giao thông đường hàng không. Trong đó nhiều nhất là tai nạn giao thông đường bộ. 2. Bàn luận: 3. Từ cách giải thích đã nêu ở trên ta thấy đây là một hiện tượng xấu để lại nhiều tác hại gây ảnh hướng rất lớn tới mọi mặt của đời sống: (chứng minh) 4. Từ việc phân tích tác hại đã nêu ở trên, ta cần tìm ra nguyên nhân. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến ( ) nhưng chủ yếu là những nguyên nhân sau: (Trình bày nguyên nhân) 5. Qua việc phân tích những nguyên nhân ở trên ta cần tìm ra biện pháp khắc phục: (trình bày biện pháp) 6. Từ đó mỗi người cần rút ra cho mình bài học để không dính vào những tác hại ở trên.Như rèn luyện nhân cách, bản lĩnh; tham gia vào các sinh hoạt văn hóa lành mạnh. (Trình bày thêm) III. KẾT BÀI Tóm lại, ( ) là một hiện tượng xấu có nhiều tác hại ảnh hưởng lớn đến đời sống xã hội. Mỗi cá nhân và tập thể cần lên án, đấu tranh và loại bỏ thói xấu ấy ra khỏi môi trường sống của chúng ta. Vì một ( ) văn minh, tất cả hãy nói KHÔNG với ( ) HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG CÓ TÁC ĐỘNG TỐT ĐẾN CON NGƯỜI 1.MỞ BÀI Việt Nam vốn là một quốc gia yêu chuộng hòa bình và có nhiều truyền thống nhân văn cao đẹp về lòng yêu thương con người, lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết, sự đồng cảm sẻ chia Một trong những biểu hiện cao đẹp của truyền thống ấy đang được tuổi trẻ ngày nay phát huy. Đó chính là ( ). Đây là một hiện tượng tốt có nhiều ý nghĩa nhân văn cao đẹp. 1. THÂN BÀI 1.Giải thích: – Trước hết ta cần hiểu ( ) là gì? 2.Bàn luận. a. Từ cách giải thích đã nêu ở trên ta thấy đây là một hiện tượng tốt để lại nhiều tác dụng và ý nghĩa tích cực tới mọi mặt của đời sống: (chứng minh kết hợp nêu dẫn chứng phù hợp) 1. Tuy nhiên bên cạnh đó ta còn thấy có rất nhiều những biểu hiện trái ngược cần lên án. Đó là hiện tượng:(chỉ ra và cho dẫn chứng phù hợp) ( ) là một hiện tượng có tính nhân văn cao đẹp. Vì vậy chúng ta cần có biện pháp để nhân rộng hiện tượng này: (chỉ ra biện pháp) 3. Qua hiện tượng trên, bản thân mỗi người cần rút ra cho mình bài học: III. KẾT BÀI Tóm lại, ( ) là một hiện tượng tốt có nhiều tác dụng to lớn đến đời sống xã hội. Mỗi cá nhân và tập thể cần học tập và phát huy để . 12