Đề cương ôn tập tại nhà - Môn Hóa học Lớp 9

doc 2 trang thaodu 3810
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập tại nhà - Môn Hóa học Lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_tai_nha_mon_hoa_hoc_lop_9.doc

Nội dung text: Đề cương ôn tập tại nhà - Môn Hóa học Lớp 9

  1. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP TẠI NHÀ (từ 2/3/2020 đến 15/3/2020) MÔN: HÓA HỌC 9 Câu 1: Viết PTHH thực hiện các chuỗi biến hóa sau, ghi rõ điều kiện phản ứng (nếu có) (1) (2) (3) (4) (5) a/ Cu(OH)2  CuO  CuCl2  Cu(NO3)2  Fe(NO3)2  Fe(OH)2 (1) (2) (3) (4) b/ Na2CO3  Na2SO4  NaCl  NaOH  Cu(OH)2 (1) (2) (3) (4) c/ Fe(NO3)3  Fe(OH)3  Fe2O3  Fe  FeCl2 (1) (2) (3) (4) (5) d/ Na2O  NaOH Cu(OH ) 2 CuO CuSO4  Al2 (SO4 )3 Câu 2: Bằng phương pháp hóa học hãy nhận biết các dung dịch mất nhãn sau. Viết các phương trình hóa học ( nếu có) để minh họa. a/ NaOH, HCl, NaNO3, Na2SO4 b/ HCl , Ca(OH)2 , NaCl , K2SO4 c/ Ca(OH)2, CaCl2, H2SO4, Ca(NO3)2 Câu 3: Cho 20g hỗn hợp Na2CO3 và NaCl tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl 2M tạo ra 3,36 lit khí CO2 ( đktc). a. Viết phương trình hóa học. Tính thể tích dung dịch axit b. Tính thành phần % khối lượng của mỗi muối trong hỗn hợp ban đầu c. Tính khối lượng muối thu được sau phản ứng Cho Na = 23; C = 12 ; O = 16 ; H = 1; Cl = 35,5 Câu 4: Cho 11,2 gam hỗn hợp chất rắn gồm Mg và MgO tác dụng vừa đủ với 250 ml dung dịch HCl, sau khi phản ứng kết thúc thì thu được 6,72 lít khí H2 (đktc). a. Tính thành phần phần trăm khối lượng mỗi chất rắn trong hỗn hợp ban đầu b. Tính nồng độ mol/l của dung dịch HCl đã phản ứng c. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được bao nhiêu gam muối khan. (Mg = 24; Cl = 35,5; O = 16; H = 1) Câu 5: Cho 4,8 gam hỗn hợp gồm Mg và Cu vào 100ml dd HCl phản ứng vừa đủ. Sau phản ứng thu được 1,12 lít khí (đktc) . a.Viết phương trình phản ứng xảy ra. b.Tính thành phần phần trăm về khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp đầu. c. Tính nồng độ mol của dd HCl đã dùng. d. Tính nồng độ mol của dd thu được sau phản ứng (Coi thể tích của dd sau phản ứng thay đổi không đáng kể so với thể tích của dd HCl đã dùng). ( Biết Mg = 24; Cu = 64; H = 1; Cl = 35,5 ) Câu 6: Hòa tan hoàn toàn16,2 gam Kẽm oxit vào dung dịch Axitsunfuric 9,8% a. Viết phương trình phản ứng b. Tính khối lượng dung dịch Axitsunfuric đã dùng. c. Tính nồng độ phần trăm dung dịch muối thu được sau phản ứng. ( Biết Zn = 65; S = 32; O = 16; H = 1)
  2. Câu 7: Cho 11,6 gam hỗn hợp gồm hai chất rắn màu trắng (CaO và CaSO 3) tác dụng vừa đủ với 100ml dung dịch axit HCl, sau phản ứng thu được 1,12 lít khí (đktc). a. Viết PTHH b. Tính khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp? c. Tính nồng độ mol dung dịch muối tạo thành? (xem sau phản ứng thể tích dung dịch không thay đổi đáng kể) Ba=137, Ca=40, C=12, S=32, O=16, H=1, Cl=35,5 Câu 8: Nguyên tố A có số hiệu nguyên tử là 20, chu kỳ 4, nhóm II. Hãy nêu cấu tạo nguyên tử, tính chất và so sánh với các nguyên tố lân cận. *Chu kỳ: K A Ga * Nhóm: Mg A Sr Câu 9: Nguyên tố X có điện tích hạt nhân là 16+, có 3 lớp electron, lớp ngoài cùng có 6 electron. Hãy nêu vị trí, tính chất và và so sánh với các nguyên tố lân cận. *Chu kỳ: P X Cl * Nhóm: O X Se Câu 10: Nguyên tố A có điện tích hạt nhân là 13+, có 3 lớp electron, lớp ngoài cùng có 3 electron. Hãy nêu vị trí, tính chất và và so sánh với các nguyên tố lân cận. *Chu kỳ: Mg A * Nhóm: A Ga Câu 11: Cho 19 gam hỗn hợp Na2CO3, và NaHCO3 tác dụng với 100 gam dung dịch HCl, sinh ra 4,48 lít khí ( đktc). Tính % theo khối lượng mỗi muối trong hỗn hợp. ( Na = 23; C = 12) Câu 12: Cho 200 ml dung dịch NaOH 1M phản ứng hết với 200ml dung dịch chứa 38 gam hỗn hợp hai muối Na2CO3 và NaHCO3. a) Tính % theo khối lượng mỗi muối b) Tính nồng độ mol của dung dịch sau phản ứng. Chúc các em làm bài tốt