Đề cương ôn thi giữa học kì II môn Ngữ văn 8

docx 11 trang Hoài Anh 27/05/2022 3940
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn thi giữa học kì II môn Ngữ văn 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_cuong_on_thi_giua_hoc_ki_ii_mon_ngu_van_8.docx

Nội dung text: Đề cương ôn thi giữa học kì II môn Ngữ văn 8

  1. ĐỀ CƯƠNG VĂN GIỮA HKII A. Văn bản I. Thơ 1. Nhớ rừng - Tác giả : Thế Lữ (1907-1989) - Giá trị nội dung :Mượn lời con hổ bị nhốt trong vườn bách thú cũng là tâm trạng chung của người dân Việt nam bị đàn áp và bị cướp đi cuộc sống tự do. Họ khao khát có một cuộc sống tự do vốn dĩ họ có quyền có được. - Giá trị nghệ thuật : * Sử dụng bút pháp lãng mạn, với nhiều biện pháp nghệ thuật như nhân hóa, đối lập, phóng đại, sử dụng từ ngữ gợi hình, giàu sức biểu cảm. * Xây dựng hình tượng nghệ thuật có nhiều tầng ý nghĩa. * Hình ảnh thơ giàu chất tạo hình * Ngôn ngữ và nhạc điệu phong phú, giàu sức biểu cảm. 2. Ông đồ - Tác giả : Vũ Đình Liên (1913-1996) - Giá trị nội dung :Bài thơ Ông đồ với hình cảnh đáng thương của ông đồ thời vắng bóng, thể hiện sâu sắc với tình cảnh đáng thương của ông đồ và niềm thương cảm, nuối tiếc của tác giả với nét văn hóa truyền thống của dân tộc. - Giá trị nghệ thuật : * Thể thơ 5 chữ, kết hợp với ngôn ngữ bình dị và súc tích * Giọng thơ trầm lắng, ngậm ngùi * Kết cấu độc đáo, đầu cuối tương ứng * Sử dụng biện pháp nhân hóa kết hợp với việc lựa chọn hình ảnh giản dị nhưng mang tính biểu tượng 3. Quê hương - Tác giả : Tế Hanh. - Giá trị nội dung :
  2. * Bức tranh tươi sáng sinh động về một làng quê miền biển. * Hình ảnh khỏe khoắn đầy sức sống của người dân chài và sinh hoạt lao động làng chài. * Nỗi nhớ da diết, sự gắn bó thủy chung, tình yêu quê hương sâu nặng của tác giả. - Giá trị nghệ thuật : *Hình ảnh so sánh, nhân hoá, động từ, tính từ, từ láy, câu cảm thán. *Giọng thơ mượt mà, sâu lắng. *Bút pháp lãng mạn, thể thơ 8 tiếng. 4. Khi con tu hú - Tác giả : Tố Hữu (1920 – 2002) - Giá trị nội dung : Bài thơ là bức chân dung tinh thần tự họa của Tố Hữu, cho chúng ta hiểu thêm về hình ảnh người chiến sĩ cách mạng anh hùng. Tuy đang phải sống trong cảnh lao tù nhưng người chiến sĩ cách mạng ấy vẫn tràn đầy sức sống, sức trẻ, chan chứa tình yêu con người, tình yêu cuộc sống. - Giá trị nghệ thuật : * Thể thơ lục bát * Giọng điệu linh hoạt * Từ ngữ tự nhiên và gần gũi với đời thường 5. Tức cảnh Pác Bó - Tác giả : Hồ Chí Minh. - Giá trị nội dung : * Hiện thực cảnh sinh hoạt bình dị, nề nếp, gian khổ, thiếu thốn nhưng hết sức lạc quan, tự tin, yêu đời, yêu thiên nhiên của người chiến sĩ cách mạng. * Vẻ đẹp tinh thần lạc quan, phong thái ung dung của bác Hồ trong cuộc sống cách mạng gian lao ở Pác Bó Với người, làm cách mạng và sống hòa hợp với thiên niên là niềm vui lớn. - Giá trị nghệ thuật :
  3. * Ngôn ngữ thơ giản dị, trong sáng * Là bài thơi tứ tuyệt bình dị, pha lẫn giọng đùa vui tươi, phấn chấn * Ý thơ tự nhiên, phóng khoáng. 6. Ngắm trăng (Vọng nguyệt) - Tác giả : Hồ Chí Minh - Giá trị nội dung: Bài thơ thể hiện tình yêu thiên nhiên say đắm của tâm hồn nghệ sĩ Hồ Chí Minh và phong thái ung dung của Bác ngay trog hoàn cảnh lao tù tăm tối cực khổ. - Giá trị nghệ thuật : * Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt đặc sắc * Sử dụng phép đối, nhân hoá linh hoạt. * Vừa mang mầu sắc cổ điển, vừa mang tính hiện đại. 7. Đi đường ( Tẩu lộ) -Tác giả : Hồ Chí Minh - Giá trị nội dung : Từ việc đi đường, bài thơ đã gợi lên một chân lí đường đời: vượt qua gian lao chồng chất thì sẽ tới chiến thắng vẻ vang. Bài thơ cho ta thấu hiểu thêm về cuộc sống gian khổ, rút ra một bài học: phải cảm nhận, phải biết thì mới thông cảm được hoàn cảnh của kẻ khổ. - Giá trị nghệ thuật : * Sử dụng thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật * Kết cấu chặt chẽ * Giọng điệu thơ biến đổi linh hoạt * Hình ảnh sinh động, giàu ý nghĩa. * Sử dụng nghệ thuật ẩn dụ, từ việc đi đường để khái quát lên một chân lí trong cuộc sống
  4. II. Chiếu 1. Đặc điểm thể chiếu: – Chiếu là thể văn do vua dùng để ban bố mệnh lệnh. Chiếu có thể viết bằng văn vần, văn biền ngẫu hoặc văn xuôi; được công bố và đón nhận một cách trang trọng. 2. Nói Chiếu dời đô đã phản ánh ý chí độc lập, tự cường và sự phát triển lớn mạnh của dân tộc Đại Việt bởi những lí do sau: - Thứ nhất, việc dời đô không chỉ có ý nghĩa noi theo tấm gương của người đi trước mà còn là việc "tính kế muôn đời cho con cháu" mai sau. Như vậy, quyết định dời đô thể hiện khát vọng mãnh liệt về một đất nước độc lập, thống nhất, phát triển giàu đẹp trong tương lai. - Thứ hai, hai triều Đinh, Lê trước đó thế và lực chưa đủ mạnh nên đã phải dựa vào vùng núi rừng Hoa Lư hiểm trở. Đến triều Lí dời đô từ nơi có núi non hiểm trở (thích hợp cho việc phòng thủ và chiến đấu) xuống vùng đồng bằng rộng lớn (khả năng phòng thủ thấp) chứng tỏ dân tộc đã có nội lực phát triển vững vàng, triều đại mạnh mẽ. Cho nên đây là biểu hiện của một khát vọng tự lực, tự cường, quyết tâm dựng nước đi liền với việc giữ nước hết sức cháy bỏng, mãnh liệt của dân tộc Đại Việt. B. Tiếng Việt I. Câu phân theo mục đích nói 1. Câu nghi vấn (câu hỏi) - Chức năng chính: để hỏi. Ngoài ra, câu nghi vấn còn thực hiện các chức năng khác như để chào xã giao, để cầu khiến, ra lệnh, để đe dọa, để khẳng định/phủ định, để bộc lộ cảm xúc. - Hình thức: thể hiện thông qua các từ để hỏi như: à, ư, này, chưa, không, có không, khi nào, ở đâu, vì sao và có dấu chấm hỏi cuối câu. 2. Câu cầu khiến - Chức năng chính: để yêu cầu, đề nghị, ra lệnh ai đó làm gì. - Hình thức: Có các từ cầu khiến: hãy, đừng, chớ, đi, thôi, nào hoặc cuối câu có dấu chấm than hoặc câu có ngữ điệu cầu khiến.
  5. 3. Câu cảm thán - Chức năng chính: để bộc lộ cảm xúc. - Hình thức: Dấu hiệu nhận biết: có các từ cảm thán như trời ơi, than ôi, ôi, thương thay hoặc cuối câu có dấu chấm than. 4. Câu trần thuật - Đây là kiểu câu phổ biến nhất trong giao tiếp. Nó có chức năng chính là kể, tả, thông báo, giới thiệu Bên cạnh đó, nó cũng thể hiện một số chức năng khác như yêu cầu, đề nghị, bộc lộ cảm xúc - Hình thức : * Kết thúc câu là dấu chấm câu. * Trường hợp đặc biệt của câu trần thuật là câu phủ định. Câu phủ định là câu có từ phủ định (không, chẳng, chưa, đâu có, đâu ). Có 2 kiểu câu phủ định: câu phủ định miêu tả và phủ định bác bỏ. II. Viết đoạn văn có sử dụng 4 kiểu câu phân loại mục đích nói Mùa xuân là mùa mà các bạn trẻ thiếu nhi thích nhất, được nhận những bao lì xì, được mặc những bộ quần áo đẹp, được ba mẹ chở về quê chơi, Ôi! Thật tuyệt! Đã gần trưa mà bầu không khí vẫn trong lành mát mẻ. Đâu đây em ngửi thấy mùi bánh chưng bánh giầy thơm ngon tuyệt vời. Gia đình hội tụ. Tiếng cười, tiếng nói chuyện râm ran, đong vui, em chúc Tết ông bà, cha mẹ an khang thịnh vượng. Mùa xuân năm nay đã để lại cho em nhiều kỉ niệm khó quên. Em sẽ nhớ mãi. Em ước gì mình là cánh chim có thể bay tung tăng trên bầu trời ngày xuân để cất tiếng hát “Tết, tết, tết, tết đến rồi ”. Em cũng mong rằng những tháng ngày buồn phiền của năm cũ sẽ vơi hết đi và bắt đầu cho một năm mới yên lành và hạnh phúc. C. Văn I. Thuyết minh về danh lam thắng cảnh Dàn ý thuyết minh về ruộng bậc thang Mù Cang Chải I. Mở bài: - Giới thiệu Mù Cang Chải.
  6. II. Thân bài: * Đặc điểm địa lý, lịch sử, dân cư: - Mù Cang Chải là một huyện thuộc tỉnh Yên Bái, nằm ở dưới chân của dãy Hoàng Liên Sơn, cao hơn so với mực nước biển khoảng 1000m, ba mặt giáp với các tỉnh Lào Cai, Lai Châu, Sơn La. - Mù Cang Chải được thành lập vào ngày 18/10/1955, thuộc khu tự trị Thái Mèo, với dân số chiếm đa số là người Mông, còn lại là người Thái và một số ít người Kinh. - Hiện nay ruộng bậc thang tại Mù Cang Chải đã lên tới con số hơn 5000 ha, trải rộng ở hầu hết các xã trên địa bàn, trong đó có khoảng 500 ha thuộc ba xã La Pán Tẩn, Dế Xu Phình, Chế Cu Nha được công nhận là danh lam thắng cảnh, di tích cấp quốc gia, hàng năm thu hút hàng triệu khách du lịch ghé thăm bởi vẻ đẹp địa hình độc đáo và hiếm có. * Vẻ đẹp ruộng bậc thang Mù Cang Chải: - "là vẻ đẹp tinh tế và hút hồn nhất, và có lẽ độc đáo hơn bất cứ nơi nào trên thế giới - Từng mảng ruộng lớn xếp tầng khắp các quả đồi một cách có trật tự và khéo léo, tựa như có bàn tay của các vị thần cẩn thận xếp thành những mâm xôi lớn. - Đứng ở một điểm cao, hướng tầm mắt ra xa người ta sẽ thấy khung cảnh trước mắt chẳng khác nào một bức tranh nghệ thuật kỳ vĩ, hoành tráng, dù cùng mang một kết cấu xếp tầng nhưng mỗi một quả đồi lại mang đến du khách những cảm nhận khác biệt, từ độ rộng của các dải bậc thang, số lượng bậc, độ cao, các đường cong của thảm ruộng ôm theo sườn đồi cũng khác nhau. - Vẻ đẹp của nó đến từ chính công việc canh tác của người dân nơi đây. + Mùa xuân cấy mạ, để đến mùa hạ, sắc lúa xanh mơn mởn đã phủ khắc cả Mù Cang Chải. Cả một vùng ruộng bậc thang bỗng trở nên tươi mát, tuyệt vời và mượt mà hơn nhà màu xanh của những cây lúa đang độ sung sức, phát triển. + Mùa thu cả một vùng ruộng rộng lớn đổ sang vàng như được ai nhuộm. Cái màu ấy cứ bát ngát, theo từng bậc ruộng tưởng kéo được lên đến tận trời xanh, vàng xuộm đậm đà, ấm áp báo trước một mùa gặt no đủ của cả năm. - Đặc biệt nếu may mắn, du khách còn có thể thưởng thức cảnh mây mù vờn quanh những thửa ruộng lúc sáng sớm, tạo nên một phong cảnh rất mực nên thơ trữ tình,
  7. còn khi buổi hoàng hôn, đứng trên cao tận hưởng cái gió se lạnh và khung cảnh bình yên cuối ngày, người ta cũng không khỏi bâng khuâng trong lòng. * Ý nghĩa: - Là một điểm nhấn đặc sắc nhất cho cả vùng núi rừng Tây Bắc, là dấu ấn văn hóa ngàn đời của những con người vùng rẻo cao, ghi dấu vào lòng du khách những trải nghiệm độc đáo về nét văn hóa riêng biệt của người dân tộc Mông cũng như là các dân tộc đang hiện sinh sống ở vùng núi Tây Bắc của Tổ quốc. - Tham gia vào quá trình phát triển kinh tế đất nước, nhờ tiềm năng du lịch rộng lớn, đang được khai thác một cách hợp lý và bài bản. Hằng năm thu hút hàng triệu khách du lịch cả trong và ngoài nước ghé thăm, góp phần quảng bá văn hóa dân tộc, thúc đẩy sự phát triển ngành dịch vụ ở vùng cao. III. Kết bài: - Nêu cảm nhận. Dàn ý bài văn thuyết minh về cây đào I. Mở bài: giới thiệu về hoa đào "Đôi ta là nợ hay tình, Là duyên là kiếp, đôi mình kết giao Em như hoa mận hoa đào Cái gì là nghĩa tương giao hỡi chàng?" Đôi ta như thể - Đào Nguyên Trách ai gọi là đào phai Để ta nhớ đến duyên ai phai dần Phai dần thì mặc phai dần Còn chút duyên thắm thì dành cho nhau.
  8. Xuân về đúng hẹn hơn người Sắc đào thầm gửi những lời cầu may Xuân về ai có nhớ ai Đào bích cùng với đào phai khoe màu. Như một vòng tuần hoàn của cuộc sống, đông qua, xuân đến. Chúa xuân mang đến cho vạn vật những tia nắng ấm áp sau một mùa giá lạnh, thổi vào cuộc sống hương vị ngọt ngào của mùa xuân. Nếu như hoa mai tượng trưng cho một cái Tết sung túc ở phương Nam thì hoa đào là biểu tượng cho một mùa xuân bất diệt ở miền Bắc. II. Thân bài: thuyết minh về hoa đào 1. Nguồn gốc và xuất xứ của hoa đào - Nhiều người cho rằng cây hoa đào có nguồn gốc xuất phát từ Ba Tư (Persia) bởi tên khoa học của cây hoa này là “Persica”. Tuy nhiên, ý kiến này lại chưa có bằng chứng xác thực để chứng minh. - Nhiều người thống nhất một điều rằng cây hoa đào lại có nguồn gốc từ Trung Hoa xưa (Trung Quốc ngày nay). Có lẽ việc giả thuyết cây hoa đào có nguồn gốc từ Ba Tư là do hoa đào được đưa vào đất nước này qua “con đường tơ lụa” vào khoảng thiên niên kỷ 2 TCN. Người ta cho rằng người Trung Hoa đã biết trồng đào từ rất nhiều năm về trước. 2. Hình dáng và các bộ phận của hoa đào - Rễ đào: Là dạng rễ cọc, có khả năng cắm sâu vào lòng đất giúp cây chịu hạn tốt. Bởi vậy, những cây đào chơi Tết ta thường hay thấy không cần tưới nước thường xuyên mà vẫn tươi. - Thân đào, cành đào: Thân, cành thường có màu xanh, màu nâu sáng hoặc màu đỏ tía. Ngoài ra còn có một số loại hoa đào có thân màu trắng mốc như đào phai, đào mốc chẳng hạn. Thân cây thường to cỡ khoảng cán chổi hoặc to hơn một chút tùy theo loại. - Lá đào: Lá nhỏ, màu xanh non mơn mởn. Đầu lá hơi nhọn, hình mũi mác. - Nụ hoa: Nụ hoa nho nhỏ như hạt sen, màu hồng xinh đẹp. Đế màu xanh nhạt ôm lấy nụ hoa. Sắc hồng tùy theo từng loại hoa mà đậm nhạt khác nhau.
  9. - Hoa đào: Đây là bộ phận đẹp nhất của cây. Hoa đào có trung bình khoảng từ 5 cánh đến hơn 20 cánh tùy theo từng giống hoa. Màu sắc cũng đa dạng khác nhau. Cánh hoa có nhiều hình dạng: hoa cánh đơn, cánh mai, cánh cúc Những cánh hoa ôm ôm lấy nhau, che chở nhụy hoa bên trong. Mỗi bông hoa đào giống như một đốm lửa nhỏ ngày xuân, giữa cơn mưa phùn sáng lên một sắc rực rỡ. - Quả đào: Thuộc loại quả hạch, phần thịt mềm có hai màu là màu trắng và màu vàng. Vị quả đào có thể chua, có thể ngọt tùy vào từng loại. Lớp vỏ ngoài có sắc xanh hoặc sắc hồng đỏ, có một lớp lông mỏng. 3. Phân loại hoa đào - Đào bích: Loại đào phổ biến nhất hiện nay. Cánh hoa màu đỏ, cánh to và có nhiều. - Đào thất thốn: Dáng cây rất bé, thân cây xù xì, mốc meo. Loài hoa này rất đẹp, có hai màu là màu nhung đỏ và màu hồng phai. Hoa có hương thoang thoảng. Khi rụng xuống cũng không rụng cánh mà ở nguyên trên đài. Hoa mọc thành từng chùm rất đặc biệt. - Đào phai: Cánh hoa màu hồng, phần rìa cánh hơi nhạt dần. Một bông cũng có khá nhiều cánh. - Đào bạch: Giống như tên gọi của nó, cánh hoa có màu trắng, nhụy hoa màu vàng sáng. Số cánh hoa trong một bông không nhiều. - Đào mốc, đào đá: Thân cây xù xì. Đây là loại đào phai mọc trong rừng sâu, núi cao 4. Ý nghĩa của hoa đào - Trong văn hóa, cây hoa đào và cây đào đã xuất hiện từ lâu, trở thành loài hoa phổ biến. Trong văn hóa cổ truyền Việt Nam, hoa đào là loại cây rất nhiều người mua về đặt trong nhà, với mong muốn sắc hồng của hoa đào hứa hẹn một năm mới tốt lành, may mắn. - Trong văn học, hoa đào xuất hiện từ những câu ca dao của người xưa, đến những câu thơ, câu ca của nhiều nhà thơ, bậc hiền triết. - Quả đào còn có giá trị kinh tế trong việc xuất khẩu. Đồng thời, đào cũng là loại hoa quả được ưa chuộng, trở thành nguyên liệu trong quá trình làm các món tráng miệng. 5. Cách chăm sóc và gieo trồng hoa đào
  10. - Để có một cây hoa đào đẹp, cần chú ý đến rất nhiều yếu tố như nước, ánh sáng, gió cũng như thời gian gieo trồng. - Biện pháp chăm sóc cũng rất quan trọng nữa. III. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về hoa đào Thuyết minh về một trò chơi dân gian ( cá sấu lên bờ) a) Mở bài : giới thiệu về trò chơi. b) Thân bài: 1. Mục đích ý nghĩa, yêu cầu: - Góp phần rèn luyện than thể và kỹ năng chạy, nhảy cho người chơi. - Tạo không khí vui chơi sôi nổi, ý thức đoàn kết và tinh thần tập thể, giúp đỡ lẫn nhau. 2. Số lượng, đội hình, địa điểm chơi: - Số lượng người chơi khoảng 8 – 10 bạn, nếu nhiều người chơi có thể chia thành nhiều nhóm chơi. - Địa điểm chơi rộng rãi, sạch sẽ, bằng phẳng làm song, có kẻ vạch làm hai bờ. 3. Hướng dẫn cách chơi: - Chuẩn bị chơi: + Chọn một người chơi làm “cá sấu” (“oẳn tù tỳ” để chọn ra). + Các người chơi đứng hai bên bờ. - Bắt đầu chơi: Khi có hiệu lệnh, người chơi làm “cá sấu” đi lại giữa hai vạch tìm bắt người chơi nào ở dưới nước hoặc thò chân xuống nước (nhảy ra khỏi vạch hoặc thò chân xuống vạch). Để sinh động, người qua sông, đứng trên bờ trọc tức “cá sấu”. “Cá sấu” chạy ngược xuôi để cố gắng bắt được các người chơi, người chơi nào xuống sông mà nhảy lên bờ không kịp bị “cá sấu” bắt được phải thay thế làm “cá sấu”. 4. Luật chơi: - Người chơi qua sông thì không được nửa chừng quay lại, dù vòng vèo lên xuống nhưng cứ phải sang bờ bên kia mới được. - “Cá sấu” không được dùng tay kéo người trên bờ xuống sông nếu người đó không thò chân xuống sông hoặc nhảy xuống sông. c) Kết bài : nêu cảm nghĩ chung về trò chơi. Giá trị của trò chơi.