Đề cương ôn thi học kì 1 Lịch sử Lớp 11 - Năm học 2022-2023

docx 9 trang Hàn Vy 02/03/2023 5070
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn thi học kì 1 Lịch sử Lớp 11 - Năm học 2022-2023", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_cuong_on_thi_hoc_ki_1_lich_su_lop_11_nam_hoc_2022_2023.docx

Nội dung text: Đề cương ôn thi học kì 1 Lịch sử Lớp 11 - Năm học 2022-2023

  1. ĐỀ CƯƠNG THI HỌC KỲ 1 - KHỐI 11 – LỊCH SỬ 11 NĂM HỌC 2022-2023 A. TRẮC NGHIỆM I/. CÁC NưỚC CHÂU Á, CHÂU PHI VÀ KHU VỰC MỸ LATINH. ( Thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX) ( BÀI 1,2,3,4,5) Câu 1 : Ý nghĩa của việc thành lập đảng Quốc đại là : A. Đánh dấu sự thắng lợi của giai cấp tư sản Ấn Độ trong phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc. B. Đánh dấu một giai đoạn mới – giai đoạn giai cấp tư sản Ấn Độ bước lên vũ đài chính trị. C. Đánh dấu bước ngoặt phong trào đấu tranh chống thực dân Anh đòi độc lập dân tộc. D. Đánh dấu bước phát triển vượt bậc trong phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc. Câu 2: Đảng Quốc đại là đảng của giai cấp nào ? A. Tư sản. B. Tiểu tư sản. C. Vô sản D. Phong kiến Câu 3. Trước tình hình khủng hoảng của các nước Đông Nam Á vào giữa thế kỉ XIX, các nước thực dân phương Tây đã A. đầu tư vào Đông Nam Á. B. tiến hành thăm dò, xâm lược Đông Nam Á. C. giúp đỡ các nước Đông Nam Á. D. mở rộng và từng bước hoàn thành việc xâm lược Đông Nam Á. Câu 4: Sự kiện nào đánh dấu Campuchia trở thành thuộc địa của Pháp ? A. Pháp gạt bỏ ảnh hưởng của Xiêm. B.Pháp gây áp lực buộc vua Nô-rô-đôm chấp nhân quyền bảo hộ. C. Vua Nô-rô-đôm kí hiệp ước năm 1884. D.Các giáo sĩ phương Tây xâm nhập vào Cam-pu-chia. Câu 5: Một trong những nguyên nhân làm cho các nước Đông Nam Á bị thực dân Phương tây xâm lược là: A. nguồn lao động tay nghề cao. B. chế độ phong kiến khủng hoảng, suy yếu. C. có nền văn minh lâu đời. D. có nền kinh tế phát triển. Câu 6: Nguyên nhân chung dẫn đến Nhật Bản và Xiêm thoát khỏi thân phận là một nước thuộc địa là A. có đồng minh hậu thuẫn. B. duy trì chế độ phong kiến. C. cải cách, duy tân đất nước. D. cử người học tập nước ngoài. Câu 7: Trước chính sách của thực dân phương Tây thái độ của nhân dân châu Phi như thế nào? A. Không có phản ứng gì. B. Nhờ sự giúp đỡ của bên ngoài C. Vùng dậy đấu tranh giành độc lập. D. Chấp nhận những chính sách hà khắc đó Câu 8: Vì sao Mĩ muốn xâm lược, bành trướng đối với khu vực Mĩ la tinh? A. Mở rộng lãnh thổ. B. Mở rộng ngoại giao. C. Giúp đỡ Mĩ la tinh. D. Biến Mĩ la tinh thành “ sân sau” của Mĩ. II/ CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT ( 1914-1918) ( BÀI 6) Câu 1. Sự kiện nào là duyên cớ dẫn tới bùng nổ cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất? A. Đức tuyên chiến với Nga. B. Anh tuyên chiến với Đức. C. Áo tuyên chiến với Xéc-bi. D. Hoàng thân kế vị ngôi vua Áo-Hung bị ám sát. Câu 2. Phe Hiệp ước gồm các nước A. Đức, Áo-Hung, I-ta-li-a. B.Anh, Pháp, Nhật. C. Anh, Pháp, Nga. D. Anh, Pháp, Đức. Câu 3. Phe Liên minh gồm các nước A. Đức, Áo-Hung. B. Anh, Pháp, Nhật. C. Anh, Pháp, Nga. D. Anh, Pháp, Đức. Câu 4. Mĩ tham gia vào cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất đứng về A. phe Liên minh B. phe Hiệp ước. C. phe Đồng minh. D. cả hai phe. Câu 5. Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc với sự kiện A. Chính phủ Đức và chính phủ Mĩ thương lượng để kết thúc chiến tranh. B. Cách mạng dân chủ tư sản ở Đức bùng nổ và giành thắng lợi. C. Đức kí hiệp ước đầu hàng không điều kiện. D. Cách mạng tháng Mười Nga thành công.
  2. Câu 6 : Trước chiến tranh 1914-1918 mối quan hệ giữa các nước nào là căng thẳng nhất ? A. Anh- Pháp B. Pháp –Đức. C. Anh- Đức D. Pháp- Nga Câu 7: Trong giai đoạn một chiến tranh thế giới thứ nhất, ưu thế thuộc về A. phe Liên minh. B. phe hiệp ước. C. không phe nào. D. nước Mĩ. Câu 8. Đức kí hiệp định đầu hàng không điều kiện vào thời gian nào? A. Tháng 9/1918 B. tháng 10/1918 C. Tháng 11/1918 D. Tháng 12/1918 Câu 9. Sự kiện nào đánh dấu kết thúc giai đoạn 1 của Chiến tranh thế giới thứ nhất? A. Chiến dịch tấn công Vécđoong của Đức thất bại ( 12 – 1916) B. Pháp phản công và giành thắng lợi trên song Máchủ nghĩaơ ( 9 – 1914) C. Sau cuộc tấn công Nga quyết liệ của quân Đức – Áo – Hung (1915) D. Cả hai bên đưa vào cuộc chiến những phương tiện chiến tranh mới như xe tăng, máy bay trinh sát, ném bom (1915) Câu 10. Sự kiện đánh dấu bước chuyển biến lớn của cục diện chính trị thế giới trong Chiến tranh thế giới thứ nhất là A. Chính phủ mới được thành lập ở Đức B. Cách mạng bùng nổ mạnh mẽ ở Đức C. Đức kí hiệp định đầu hàng không điều kiện D. Cách mạng tháng Mười Nga thắng lợi và Nhà nước Xô viết được thành lập Câu 11: Trong chiến tranh thế giới thứ nhất, đâu là sự kiện đánh dấu bước chuyển lớn trong cục diện chính trị thế giới? A. Nhiều nước thuộc địa đã giành được độc lập. B. Thế giới hình thành hai phe đối lập nhau là phe Liên minh và phe Hiệp ước. C. Cách mạng tháng Mười Nga thắng lợi và việc thành lập nhà nước Xô Viết. D. Phong trào cách mạng thế giới phát triển ở Á, Phi, Mixlatinh. Câu 12: Sự kiện nào sau đây không phải là kết cục của chiến tranh thế giới thứ nhất? A. 1,5 tỉ người bị lôi vào vòng khói lửa. B. 10 triệu người chết. C. 20 triệu người bị thương. D. 70 quốc gia bị lôi vào vòng chiến. Câu 13 : Lí do Mĩ nhanh chóng trở thành lực lượng đứng đầu phe Hiệp ước: A. Sức mạnh quân sự tuyệt đối của Mĩ. B.Mĩ tham gia chiến tranh khi cả 2 phe quá mỏi mệt, bị thiệt hại nhiều. C. Mĩ là nước đế quốc hùng mạnh nhất. D.Mĩ thấy cần phải kết thúc chiến tranh. Câu 14: Nguyên nhân nào là chủ yếu dẫn đến chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ A. thái tử Áo-Hung bị ám sát. B. sự phát triển không đều của chủ nghĩa tư bản. C. hình thành 2 khối quân sự đối lập. D. mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về thuộc địa. Câu 15: Mĩ lại tham chiến muộn trong chiến tranh thế giới thứ nhất vì: A. nhân dân Mĩ phản đối chiến tranh. B. Mĩ không muốn chiến tranh lan sang nước mình. C.Mĩ muốn lợi dụng chiến tranh để buôn bán vũ khí. D.Mĩ giữ thái độ trung lập trong chiến tranh. Câu 16: Đâu là kết cục nằm ngoài mong muốn của giai cấp tư sản trong chiến tranh thế giới lần thứ nhất? A. 11/01/1918 Đức ký hiệp định đầu hàng không điều kiện. B. Cách mạng tháng 10 Nga thắng lợi và sự ra đời của nước Nga Xô Viết. C. Phe Liên minh Đức, Áo, Hunggari lần lượt tuyên bố đầu hàng. D. 11/ 1917 Nga tuyên bố rút khỏi chiến tranh thế giới. III/ THÀNH TỰU VĂN HÓA THỜI CẬN ĐẠI ( BÀI 7,8) Câu 1: La-phông-ten là nhà ngụ ngôn cổ điển nước nào? A.Anh B.Pháp C.Đức D.Nga Câu 2: Ai là đại biểu xuất sắc cho nến bi kịch cổ điển Pháp: A. Cooc-nây B. La-phông-ten C. Mô-li-e D. Víc-to Huy-gô Câu 3: Nhà soạn nhạc thiên tài người Đức trong buổi đầu thời cận đại là: A.Mô-da B. Trai-cốp-xki C.Bét-to-ven D. Pi-cát-xô Câu 4: Tiêu biểu cho nền văn học Pháp thế kỉ XIX-XX là: A.Lép-tôn-xtôi B.Víc-to Huy-gô C. Lỗ Tấn D. Mác Tuên Câu 5: Tác phẩm nổi tiếng của nhà văn Lép-tôn-xtôi là
  3. A. "Những người khốn khổ" B. "Những cuộc phiêu lưu của Tom Xoay-ơ" C."Chiến tranh và hòa bình" D. "Những người I-nô-xăng đi du lịch" Câu 6: Tác phẩm nào dưới đây đạt giải thưởng Nôben năm 1913? A. Chiến tranh và hòa bình (Lép-Tôn-xtôi). B. Những người khốn khổ (Vích-to Huy-gô). C. AQ chính truyện (Lỗ Tấn). D. Tập Thơ Dâng (Ra-bin-đra-nát Ta-go). Câu 7: Trai-cốp-xki được xem là một trong những điển hình của nền âm nhạc A.cổ điển. B.hiện đại. C.hiện thực. D.truyền thống. Câu 8: ”Những người khốn khổ”, của Vích-to Huy-go được xem là tác phẩm xuất sắc của ông vì đã thể hiện được A.lòng yêu thương vô hạn đối với những người khốn khổ. B.đầy đủ hiện thực xã hội. C.chân thực cuộc sống xã hội. D.lòng yêu hòa bình và tinh thần nhân đạo sâu sắc. Câu 9: Lịch sử thế giới cận đại mở đầu và kết thúc bằng cuộc cách mạng nào? A. Cách mạng tư sản Anh và CMTS Pháp B.CMTS Hà Lan và CMTS Pháp C.CMTS Anh và CM Tân Hợi D.CM Hà Lan và CM Tháng mười Nga Câu 10: Bản chất của chủ nghĩa tư bản là: A. cạnh tranh B. bóc lột sức lao động của nhân dân lao động C. tranh giành thuộc địa D. tập trung phát triển kinh tế nhanh Câu 11. Cuộc cách mạng tư sản nào được coi là “Đại cách mạng”? A. Cách mạng Nga 1905- 1907 B. Cách mạng Mĩ cuối thế kỉ XVII C. Cách mạng Pháp cuối thế kỉ XVIII D. Cách mạng Đức, Italia cuối thế kỉ XIX Câu 12. Mục tiêu chung của các cuộc cách mạng tư sản là A. Tấn công vào giai cấp địa chủ phong kiến, giành quyền lợi cho giai cấp tư sản B. Lật đổ giai cấp địa chủ phong kiến, giành quyền lợi cho giai cấp nông dân và nhân dân lao động C. Đánh đổ giai cấp địa chủ phong kiến, thiết lập chính quyền nhà nước của giai cấp tư sản và nông dân D. Giải quyết mâu thuẫn giữa quan hệ sản xuất phong kiến lỗi thời với lực lượng sản xuất tư bản chủ nghĩa Câu 13: ”Những người khốn khổ”, của Vích-to Huy-go được xem là tác phẩm xuất sắc của ông vì đã thể hiện được A.lòng yêu thương vô hạn đối với những người khốn khổ. B.đầy đủ hiện thực xã hội. C.chân thực cuộc sống xã hội. D.lòng yêu hòa bình và tinh thần nhân đạo sâu sắc. Câu 14: Nội dung chủ yếu của những thành tựu văn học, nghệ thuật từ đầu thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX phản ánh nội dung gì? A. Phản ánh đời sống của nhân dân lao động bị áp bức. B. Phản ánh sự bóc lột của tư sản và các cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản. C. Phản ánh bản chất của chế độ tư bản. D. Phản ánh khá đầy đủ, toàn diện hiện thực xã hội trong các tác phẩm của mình. Câu 15: Các nhà Khai sáng thế kỉ XVII-XVIII được xem như A.những người đi trước dọn đường cho cách mạng Pháp (1789) thắng lợi. B.những người tấn công vào chế độ phong kiến lỗi thời. C.những người thúc đẩy cách mạng Pháp (1789) thắng lợi. D.những người mở đường cho tư tưởng mới tiến bộ. Câu 16: Vai trò quan trọng của văn học, nghệ thuật, tư tưởng buổi đầu thời Cận đại là A. tấn công vào thành trì của chế độ phong kiến và hình thành quan điểm, tư tưởng của con người tư sản. B. tấn công vào thành trì của chế độ phong kiến. C. mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển. D. duy trì chế độ phong kiến. IV/ CÁCH MẠNG THÁNG MưỜI NGA 1917 VÀ CÔNG CUỘC XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở LIÊN XÔ ( 1921-1941) ( BÀI 9,10) Câu 1: Trước cách mạng tháng 2/1917, Nga là nước: A .Quân chủ chuyên chế. B. Quân chủ lập hiến C. Thuộc địa nửa phong kiến. D. Cộng hoà. Câu 2. Kết quả của cách mạng tháng Hai là: A. lật đổ chế độ Nga hoàng, tồn tại hai chính quyền song song B. lật đổ chế độ Nga hoàng, tồn tại ba chính quyền C. tồn tại chế độ Nga hoàng
  4. D. lật đổ chính quyền của giai cấp tư sản Câu 3: Để khôi phục kinh tế sau chiến tranh, tháng 3/1921 Lê nin và đảng Bôn sê vích đã thực hiện: A. Ban hành hành sắc lệnh hoà bình và Sắc lệnh ruộng đất. B. Ban hành chính sách cộng sản thời chiến. C. Ban hành chính sách kinh tế mới . D. Cải cách chính phủ. Câu 4: Nhiệm vụ trọng tâm trong công cuộc xây dựng CNXH ở Liên xô từ năm từ năm 1925 đến năm 1941 là: A. Phát triển công nghiệp nhẹ. B. Phát triển công nghiệp quốc phòng. C. Phát triển công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa. D. Phát triển công nghiệp giao thông vận tải. Câu 5: Cách mạng tháng 2 /1917 đã giải quyết được nhiệm vụ chính gì? A. Đưa nước Nga ra khỏi chiến tranh thế giới lần thứ nhất. B. Lật đỏ chế độ quân chủ chuyên chế Nga hoàng. C. Giải quyết được mâu thuẫn giữa giai cấp Tư sản và vô sản. D. Giải quyết được vấn đề ruộng đất và vấn đề dân tọc ở Nga. Câu 6: Nga hoàng tham gia CTTGI (1914-1918) đã đẩy nước Nga vào tình trạng: A. khủng hoảng trầm trọng về kinh tế. B. khủng hoảng trầm trọng về kinh tế, chính trị - xã hội. C. nạn thất nghiệp tăng, nạn đói xảy ra. D. bị các nước đế quốc thôn tính Câu 3: Cách mạng tháng 2/1917 ở nga mang tính chất là cuộc cách mạng: A. Cuộc cách mạng dân tộc dân chủ. B. Cuộc cách mạng dân chủ tư sản kiều mới. C. Cuộc cách dân chủ tư sản. D. Cuộc cách mạng giải phóng dân tộc. Câu 7. Thái độ của hơn 100 dân tộc Nga khi Nga hoàng tham gia cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất ra sao? A. Ủng hộ Nga hoàng để mở rộng lãnh thổ B. Phản đối chiến tranh, đòi lật đổ chế độ Nga hoàng C. Yêu cầu Nga hoàng phải tiến hành một cuộc cải cách D. Biểu tình đòi Nga hoàng phải nhường ngôi cho người khác Câu 8: Cách mạng tháng 2/1917 ở nga mang tính chất là cuộc cách mạng: A. Cuộc cách mạng dân tộc dân chủ. B. Cuộc cách mạng dân chủ tư sản kiều mới. C. Cuộc cách dân chủ tư sản. D. Cuộc cách mạng giải phóng dân tộc. Câu 6: Đại hội xô viết toàn Nga lần thứ nhất được khai mạc vào: A. Đêm 24/10/1917 Tại Mát-xcơ- va. B. Đêm 25/10/1917 Tại Mát-xcơ- va. C. Đêm 25/10/1917 Tại điện Xmô-ưi. D. Đêm 25/10/1917 tại Pê-tơ-rô-grat. Câu 9: Ý nghĩa của “Luận cương tháng 4”do Lê ninh soạn thảo: A. giác ngộ chách mạng cho đông đảo quần chúng nhân dân. B. Trang bị vũ khí tư tưởng cho mọi giaicaaps tầng lớp. C. Chỉ rõ mục tiêu và đường lối chuyển từ cách mạng dân chủ tư sản sang cách mạng xã hội chủ nghĩa. D. Kêu gọi quần chúng tích cực tham gia khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền. Câu 10: Cách mạng tháng 10/1917 ở nga mang tính chất là cuộc cách mạng: A.Cuộc cách mạng dân tộc dân chủ. B.Cuộc cách mạng dân chủ tư sản kiều mới. C.Cuộc cách dân chủ tư sản. D. Cuộc cách mạng Xã hội chủ nghĩa. Câu 11: Cuộc cách mạng thán mười Nga năm 1917 giành thắng lợi đã: A. Đập tan ách áp bức bóc lột của phong kiến, tư sản giải phóng công nhân và nhân dân lao đông,đưa công nhân và nhân dân lao đông lên nắm chín quyền, xây dựng CNXH. B. Đập tan ách áp bức bóc lột và âm mưu xâm lược của các nước đế quôc ở châu âu. C. Đập tan ách áp bức bóc lột và âm mưu xâm lược của Mĩ muốn làm bá chủ thế giới. D. Đập tan âm mưu của Nga hoàng muốn khôi phục lại chế độ phong kiến. Câu 12: Thực chất của chính sách kinh tế mới của Lê nin là: A. Nhà nước nắm độc quyền về kinh tế. B. Cho phép kinh tế tự do phát triển, không cần sự quản lí của nhà nước. C. Phát triển kinh tế nhiều thành phần có sự có sự điều tiết và quản lí của nhà nước. D. Phát triển kinh tế do tư nhân quản lí. Câu 13. Ý nghĩa lớn nhất đối với Nga khi thực hiện thành công chính sách kinh tế mới là gì A. Nước Nga đã chiến thắng các thế lực thù địch trong nước, bảo vệ được thành quả cách mạng B. Nước Nga đã chiến thắng các thế lực hù địch từ bên ngoài bao vây, tấn công phá hoại thành quả cách mạng C. Nhân dân Xô viết vượt qua mọi khó khăn, phấn khởi sản xuất, hoàn thành công cuộc khôi phục kinh tế
  5. D. Nước Nga phục hồi các công ti tư bản và giải quyết được những quyền lợi cơ bản cho các tầng lớp nhân dân Câu 14. Một trong những ý nghĩa quốc tế to lớn của Cách mạng tháng Mười Nga là A. Đập tan ách áp bức bóc lột phong kiến, đưa nhân dân lao động lên làm chủ B. Tạo thế cân bằng trong so sánh lực lượng giữa chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản C. Cổ vũ và để lại nhiều bài học kinh nghiệp quý báu cho phong trào cách mạng thế giới D. Đưa đến sự thành lập tổ chức quốc tế mới của giai cấp công nhân quốc tế V/ CÁC NưỚC Tư BẢN GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI ( 1918-1939) (BÀI 11, 12, 13, 14) Câu 1. Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, các nước tư bản đã tổ chức Hội nghị hòa bình tại đâu, vào thời gian nào? A. Pari ( 1919-1920) và Luân Đôn (1920 – 1921) B. Vécxai (1919 – 1920) và Oasinhtơn (1921-1922) C. Luân Đôn (1919 – 1920) và Oasinhtơn (1921 – 1922) D. Oasinhtơn (1919 – 1920) và Vécxai (1921 – 1922) Câu 2: Nhằm duy trì một trật tự thế giới mới bảo vệ quyền lợi cho mình, các các nước trận, đã thành lập một tổ chức quốc tế mới có tên gọi là: A. Tổ chức Liên hợp quốc. B. Hội quốc Liên. C. Hội liên hiệp quốc tế mới. D. Hội Tư bản. Câu 3:Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới diễn ra đầu tiên ở : A. Anh. B. Mĩ. C. Pháp. D. Đức. Câu 4. Văn kiện kí kết từ các hội nghị hòa hình được tổ chức sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đã đưa đến hình thành một trật tự thế giới mới, đó là A. Trật tự đa cực B. Trật tự Oasinhtơn C. Trật tự Vécxai D. Trật tự Vécxai – Oasinhtơn Câu 5: Để thiết lập nền chuyên chính độc tài, chính phủ Hít le đã : A. Công khai khủng bố các đảng phái dân chủ tiến bộ,trước hết là Đảng cộng sản. B. Ám sát tổng thống Hin đen bua. C. Rút ra khỏi hội quốc liên. D. Không sản xuất công nghiệp nhe. Câu 6:Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 đã: A. Không tác động, ảnh hưởng gì đến nước Đức. B. Tạo điều kiện cho nền công nghiệp nước Đức phát triển nhanh chóng. C. Giáng một đòn nặng nề vào nền kinh tế nước Đức, cuộc khủng hoảng chính trị ở Đức ngày càng trầm trọng. D. Làm cho phong trào công nhân phát triển nhanh chóng. Câu 7. Hit-le đứng đầu tổ chức chính trị nào ở Đức ? A. Đảng cộng sản. B. Đảng dân chủ tư sản. C. Đảng Quốc xã. D. Đảng dân chủ. Câu 8. Một sự kiện diễn ra ở nước Đức ngày 30 – 1 – 1933 là A. Đảng Cộng sản Đức kêu gọi quần chúng thành lập Mặt trận Nhân dân chống phát xít B. Đảng Xã hội dân chủ Đức tuyên bố bất hợp tác, từ chối Liên minh với Đảng Cộng sản Đức C. Tổng thống Hinđenbua chỉ định Hítle làm Thủ tướng và thành lập chính phủ mới D. Giai cấp tư sản tuyên bố xóa bỏ chế độ cộng hòa tư sản, nhằm đưa đất nước thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế Câu 9:Nền kinh tế Nhật bản bị tàn phá nặng nề nhất trong cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929- 1933 là : A. Công nghiệp nặng. B.Công nghiệp quân sự. D. Tài chính ngân hàng. D. Nông nghiệp. Câu 10: Để vượt qua khủng hoảng kinh tế 1929-1933 giới cầm quyền Nhật bản đã chủ trương: A. Quân phiệt hoá bộ máy nhà nước, gây chiến tranh xâm lược, bành trướng ra bên ngoài. B. Thực hiện cải cách dân chủ. C. Thực hiện chính sách mới của Tổng thống Mĩ( Ru-do-ven). D. Thực hiện nền dân chủ,mở cửa,ứng dụng những thành tựu khoa học- kĩ thuật. Câu 11: Cuộc đấu tranh của nhân dân Nhật bản trong những năm 30 của thế kỉ XX đã : A. Góp phần làm chậm quá trình phát xít hoá bộ máy nhà nước.
  6. B. Góp phần đẩy nhanh quá trình phát xít hoá bộ máy nhà nước. C. Góp phần làm cho cuộc khủng hoảng kinh tế ở Nhật bản trở nên trầm trọng hơn. D. Làm thất bại âm mưu quân phiệt hoá bộ máy nhà nước của giai cấp tư sản, quý tộc. Câu 12. Để khắc phục cuộc khủng hoảng, giới cầm quyền Nhật đã chọn giải pháp nào ? A. Cải cách kinh tế- xã hội. B. Phát xít hóa bộ máy Nhà nước. C. Đẩy mạnh chiến tranh xâm lược thuộc địa. D. Nhờ sự giúp đỡ từ bên ngoài. Câu 13. Người đề xướng thực hiện Chính sách mới nhằm đưa nước Mĩ thoát khỏi cuộc kinh tế là A. H.Huvơ B. H.Truman C. D.Aixenhao D. Ph.Rudơven Câu 14:Chính sách « Kinh tế mới » là chính sách, biện pháp thực hiện trên các lính vực: A. Nông nghiệp. B.Sản xuất hàng tiêu dung. C. Kinh tế - tài chính,và chính trị - xã hội. D. Đời sống xã hội. Câu 15: Đạo luật quan trọng nhất trong chính sách mới là : A. Đạo luật ngân hàng. B. Đạo luật phục hưng công nghiệp. C. Đạo luật điều chỉnh nông nghiệp. D. Đạo luật chính trị xã hội. Câu 16: Chính sách đối ngoại của chính phủ Ru-do-ven trong quan hệ với khu vực Mĩ la tinh là: A. Chính sách láng giềng thân thiện. B. Gây chiến tranh xâm lược. C. Can thiệp băng vũ trang. D. Sử dụng đồng tiền đôla, buộc các nước phụ thuộc vào Mĩ. Câu 17: Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 ở Mĩ bùng nổ vào thời gian nào ? A. Tháng10/1929. B. Tháng12/1929. C. Tháng11/1929. D. Tháng9/1929. Câu 18. Để đưa nước Mĩ thoát khỏi cuộc khủng hoảng, Tổng thống Mĩ Ru-dơ-ven đã đề ra chính sách gì ? A. Thực hiện chính sách xâm lược các nước khác. B. Tăng cường chi phí quân sự. C. Nhờ sự giúp đỡ của các nước khác. D. Đề ra chính sách kinh tế mới. Câu 19. Mĩ thực hiện chính sách gì đối với các vấn đề quốc tế, trước nguy cơ chủ nghĩa phát xít và chiến tranh bao trùm thế giới ? A. Chính sách thực lực nước Mĩ. B. Chính sách trung lập trước các cuộc xung đột quân sự bên ngoài nước Mĩ. C. Chính sách tăng cường chống chủ nghĩa phát xít. D. Chính sách chạy đua vũ trang. Câu 20. Nội dung chủ yếu của đạo luật phục hưng công nghiệp là gì? A. Tổ chức lại sản xuấ công nghiệp theo hợp đồng chặt chẽ về sản phẩm và thị rường tiêu thụ B. Kêu gọi tư bản nước ngoài đầu ư vào các ngành công nghiệp theo những hợp đồng dài hạn C. Cho phép phát triển tự do hóa một số ngành công nghiệp mà không cần có những hợp đồng thỏa thuận D. Tập trung vào một số ngành công nghiệp mũi nhọn bằng kí kết những hợp đồng về thị trường tiêu thụ với chủ tư bản Câu 21. “Quan hệ hòa bình giữa các nước tư bản sau Chiến tranh thế giới thứ nhất chỉ là tạm thời và mỏng manh” vì A. Hệ thống thuộc địa của các nước nhiều, ít khác nhau B. Có sự phát triển không đồng đều về kinh tế C. Các nước đều cho rằng mình có sức mạnh cạnh tranh riêng D. Làm nảy sinh những bất đồng do mâu thuẫn về việc phân chia quyền lợi Câu 22. Trật tự thế giới mới được thiết lập theo hệ thống Vécxai – Oasinhtơn phản ánh: A. chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc. B. sự ra thất bại của phe Liên minh. C. sự mâu thuẫn với nước Nga xô viết D. tương quan lực lượng giữa các nước tư bản. Câu 23: Nội dung nào dưới đây không phải là chính sách đối ngoại của chính quyền Hít-le? A. Thao túng mọi hoạt động của Hội Quốc liên. B. Tuyên bố rút nước Đức ra khỏi Hội Quốc liên. C. Ban hành lệnh tổng động viên. D. Thành lập quân đội thường trực. Câu 24: Năm 1938, Đức trở thành “một trại lính khổng lồ” chứng tỏ điều gì? A. Đức đã sẵng sàn cho cuộc chiến tranh thế giới. B. Đức hoàn thành quốc phòng hoá toàn bộ đất nước. C. Đức đã có lực lượng quân đội hùng mạnh nhất thế giới. D. Lực lượng quân đội Đức đã thao túng toàn bộ châu Âu.
  7. Câu 25:. Sự kiện nào đã mở ra thời kì đen tối trong lịch sử nước Đức trong những năm 1929-1933? A. Hít-le trở thành Thủ tướng và thành lập chính phủ mới. B. Hin-đen-bua bị Hít-le lật đổ và thành lập chính phủ mới. C. Hin-đen-bua từ chức, trao toàn bộ quyền hành cho Hít-le. D. Hít-le trở thành tổng thống và ban bố lệnh tổng động viên. Câu 26: Trong những năm 1933-1939, chính phủ Hít le không thực hiện chính sách nào sau đây? A. Thực hiện chính sách láng giềng thân thiện B. Thiết lập nền chuyên chính độc tài C. Khủng bố các đảng phái dân chủ tiến bộ D. Vu cáo những người cộng sản đốt cháy nhà quốc hội Câu 27: Tác động của chính sách kinh tế của chính quyền phát xít trong những năm 1933-1939 là gì? A. Nền kinh tế Đức đã thoát khỏi khủng hoảng. B. Nền kinh tế Đức khủng hoảng nghiêm trọng. C. Nền kinh tế Đức lệ thuộc và kinh tế châu Âu. D. Nền kinh tế Đức phát triển đứng đầu thế giới. Câu 28: Đâu không phải là hành động của Hít-le sau khi tổng thống Hin-đen-bua qua đời? A. Củng cố nền Cộng hoà Vaima. B. Vô hiệu lực Hiến pháp Vaima. C. Tự xưng là Quốc trưởng suốt đời. D. Tự xưng là Tổng thống suốt đời. Câu 29: Nguyên nhân cơ bản dẫn đến cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 là do : A. Các nước Tư bản không quản lí, điều tiết nền sản xuất. B. Sản xuất một cách ồ ạt, chạy theo lợi nhuận trong những nawm1924-1929 dẫn đến cung vượt qua cầu . C. Người dan không dủ tiền mua hàng hoá. D. Tác động của cao trào cách mạng thế giớ 1918-1923. Câu 30: Hậu nghiêm trong nhất của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 là : A. Hàng trục triệu người trên thế giới thất nghiệp. B. Nhiều người bị phá sản,mất hết tiền bạc và nhà cửa. C. Sự xuất hiện của chủ nghĩa Phát xít và nguy cơ chiến tranh thế giới 2. D. Lạm phát trở nên phi mã, nhà nước không thể điều tiết được. Câu 31:Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933) đã hình thành 2 khối đế quốc đối lập nhau là : A. Mĩ – Anh –Đức và Nhật-Ý- Pháp. B. Mĩ –Ý- Nhật và Anh- Pháp –Đức C. Mĩ –Anh – Pháp và Đức-Ý- Nhật. D. Đức- Áo – Hung- Ý và Anh- Pháp – Nga. Câu 32. Các nước tư bản Anh, Pháp, Mĩ đã vượt qua cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933) bằng cách A. thiết lập chế độ độc tài phát xít. B. đàn áp phong trào cách mạng của giai cáp công nhân. C. tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược thuộc địa. D. tiến hành cải cách kinh tế- xã hội, đổi mới quá trình quản lí, tổ chức sản xuất. Câu 33. Vai trò của nhà nước Mĩ trong thực hiện chính sách kinh tế mới ? A. Can thiệp tích cực vào đời sống kinh tế. B. Bỏ mặc kinh tế phát triển. C. lũng đoạn nền kinh tế. D. Nhà nước bán cho tư nhân các ngành kinh tế quan trọng. Câu 34. Bản chất của Chính sách mới là gì? A. Nhà nước đề xuất một hệ thống những chính sách mới về kinh tế - ài chính, chính trị - xã hội B. Nhà nước cho phép các lĩnh vực kinh tế - tài chính, chính trị - xã hội của đất nước có những đổi mới phù hợp C. Là chính sách đầu tư có trọng điểm của Nhà nước vào các lĩnh vực kinh tế - tài chính, chính trị - xã hội của đất nước D. Là hệ thống chính sách tích cực của Nhà nước trên các lĩnh vực kinh tế - tài chính, chính trị - xã hội Câu 35. Ý nào không phản ánh đúng những biện pháp mà Chính phủ Rudơven đã thực hiện để can thiệp vào đời sống kinh tế nước Mĩ trong cơn khủng hoảng? A. Ban bố lệnh can thiệp khẩn cấp B. Phục hồi sự phát triển kinh tế C. Tạo thêm việc làm D. Giải quyết nạn thất nghiệp VI/ CÁC NưỚC CHÂU Á GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI. ( 1918- 1939) Câu 1. Nét mới trong phong trào độc lập dân tộc ở Đông Nam Á giữa hai cuộc chiến tranh thế giới ( 1918 – 1939) là gì?
  8. A. Sự lớn mạnh của giai cấp tư sản dân tộc trong phong trào đấu tranh. B. Một số chính đảng tư sản được thành lập và có ảnh hưởng rộng rãi. C. Giai cấp vô sản bắt đầu trưởng thành từ thập niên 1920. D. Các Đảng Cộng sản thành lập và lãnh đạo phong trào đấu tranh. Câu 2. Mục tiêu đấu tranh mà giai cấp tư sản dân tộc đề ra trong phong trào độc lập dân tộc ở Đông Nam Á là A. đòi quyền lãnh đạo cách mạng. B. đoàn kết các lược lượng để chống đế quốc. C. đấu tranh giành độc lập bằng con đường hòa bình. D. đòi quyền tự do kinh doanh, tự chủ về chính trị. Câu 3. Cuộc khởi nghĩa nào của Lào trong những năm 1918 – 1939 lan rộng đến vùng Tây Bắc Việt Nam? A. Khởi nghĩa của Ong Kẹo. B. Khởi nghĩa của Com-ma-dam. C. Khởi nghĩa của Chậu pa-chay. D. Phong trào chống thuế. Câu 4. Đảng Cộng sản nước nào được thành lập đầu tiên ở khu vực Đông Nam Á sau chiến tranh thế giới thứ nhất? A. Đảng CS Việt Nam. B. Đảng CS Phi-lip-pin. C. Đảng CS Mã Lai. D. Đảng CS In-đô-nê-xi-a. Câu 5: Cuộc khởi nghĩa của Ong Kẹo và Com-ma-đan diễn ra ở quốc gia nào? A. Campuchia. B. Lào. C. Thái Lan. D. Inđonesia. Câu 6. Cuộc khởi nghĩa chống Pháp ở Lào, kéo dài suốt hơn 30 năm đầu thế kỉ XX là A. Khởi nghĩa Ong Kẹo. B. Khởi nghĩa Commađam C. Khởi nghĩa Ong Kẹo và Commađam D. Khởi nghĩa Chậu Pachay Câu 7. Cuộc khởi nghĩa chống Pháp tiêu biểu ở Campuchia đầu thế kỉ XX mà chính quyền thực dân đã tiến hành đàn áp đẫm máu với hơn 400 người chết là A. Phong trào chống bắt phu, bắt lính ở tỉnh Prâyveng B. Phong trào chống bắt phu, bắt lính ở tỉnh Côngpông Chàm C. Phong trào chống bắt phu, bắt lính đấu tranh vũ trang chống Pháp ở tỉnh Côngpông Chơnăng D. Cuộc khỏi nghĩa chống Pháp của Phacađuốc Câu 8. Mục tiêu đấu tranh mà giai cấp tư sản dân tộc đề ra trong phong trào độc lập dân tộc ở Đông Nam Á là A. đòi quyền lãnh đạo cách mạng B. đoàn kết các lược lượng để chống đế quốc. C. đấu tranh giành độc lập bằng con đường hòa bình. D. đòi quyền tự do kinh doanh, tự chủ về chính trị. Câu 9. Nét mới trong phong trào độc lập dân tộc ở Đông Nam Á giữa hai cuộc chiến tranh thế giới ( 1918 – 1939) là gì? A. Sự lớn mạnh của giai cấp tư sản dân tộc trong phong trào đấu tranh. B. Một số chính đảng tư sản được thành lập và có ảnh hưởng rộng rãi. C. Giai cấp vô sản bắt đầu trưởng thành từ thập niên 1920. D. Các Đảng Cộng sản thành lập và lãnh đạo phong trào đấu tranh. Câu 10: Dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản, phong trào đòi độc lập dân tộc có điểm gì nổi bật? A. Xuất hiện hình thức đấu tranh chính trị. B. Hình thức khởi nghĩa vũ trang nổ ra. C. Có sự tham gia của nhiều tầng lớp, giai cấp. D. Được sự giúp đỡ của Liên Xô. Câu 11. Nguyên nhân chính của phong trào đấu tranh chống Pháp ở Lào và Campuchia trong những năm 1918 – 1939 là A. Thực dân Pháp đàn áp dã man những người cộng sản, phá vỡ các cơ sở cách mạng. B. Sự ra đời của Đảng CSVN ( từ 10/1930 là Đảng Cộng sản Đông Dương) lãnh đạo nhân dân đấu tranh. C. Cuộc vận động dân chủ đã tạo động lực cho sự phát triển của phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc. D. Chính sách khai thác thuộc địa và chế độ thuế khóa, lao dịch nặng nề của thực dân Pháp. Câu 12. Sự phát triển mạnh mẽ của phong trào vô sản ở Đông Nam Á sau chiến tranh thế giới thứ nhất đã dẫn đến A. Hình thành cao trào cách mạng. B. Chủ nghĩa Mác-Lê nin truyền bá sâu rộng. C. Giai cấp công nhân ngày càng trưởng thành. D. Đảng Cộng sản thành lập ở các nước Câu 13. Sự ra đời của Đảng cộng sản ở các nước Đông Nam Á đã khẳng định điều gì? A. Cách mạng ở Đông Nam Á chấm dứt thời kì khủng hoảng về lãnh đạo. B. Giai cấp công nhân trở thành lực lượng chính trị quan trọng. C. Hình thành cao trào cách mạng. D. Chủ nghĩa Mác-Lê nin có điều kiện ảnh hưởng sâu rộng. Câu 14: Sự ra đời của Đảng cộng sản Đông Dương mở ra bước
  9. A. phát triển của cách mạng Việt Nam. B. phát triển mới của cách mạng Đông Dương. C. phát triển của cách mạng Việt Nam, Campuchia. D. phát triển mới của cách mạng Lào. Câu 15: Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, các nước thực dân phương Tây có chính sách gì đối với các nước thuộc địa? A. Tăng cường buôn bán. B. Tăng cường hợp tác kinh tế, khoa học, kỹ thuật. C. Tăng cường chính sách khai thác và bóc lột. D. Tăng cường lực lượng quân đội. Câu 16: Những chính sách của các nước thực dân phương Tây có tác động đến những lĩnh vực nào ở các nước thuộc địa? A. Kinh tế- Chính trị. B. Chính trị - Xã hội. C. Xã hội và chính sách đối ngoại. D. Kinh tế, Chính trị, Xã hội. B. TỰ LUẬN: 1. Phân tích đánh giá ý nghĩa của cách mạng tháng Mười Nga 1917. 2. Ya nghĩa của Liên Xô trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội 1921-1941. 3. So sánh quá trình phát xít hóa ở Đức và ở Nhật trong những năm 1930 của thế kỉ XX 4. So sánh được phong trào độc lập dân tộc ở các nước Đông Nam Á với các khu vực khác ở Châu Á. 5. Đánh giá được tác động của cách mạng Tháng Mười Nga đối với thế giới và Việt Nam 6. Rút ra bài học của chính sách kinh tế mới và công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội đối với Việt Nam. 7. Khái quát và nêu đặc điểm tình hình các nước tư bản ( 1918-1939) 8. Phân tích được đặc điểm quá trình phát xít hóa ở Đức và Nhật Bản trong những năm 30 của thế kỉ XX.