Đề cương ôn thi môn Địa lý Lớp 10 - Nguyễn Quốc Trung

pdf 17 trang thaodu 5280
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn thi môn Địa lý Lớp 10 - Nguyễn Quốc Trung", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfde_cuong_on_thi_mon_dia_ly_lop_10_nguyen_quoc_trung.pdf

Nội dung text: Đề cương ôn thi môn Địa lý Lớp 10 - Nguyễn Quốc Trung

  1. Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để làm người và để tự khẳng định mình ! BÀI 36 Câu 1: Người ta thường dựa vào tiêu chí nào sau đây để đanh giá cước phí vận tải hàng hóa ? A. Khối lượng vận chuyển. B. Khối lượng luân chuyển. C. Chất lượng dịch vụ vận tải. D. Cự li vận chuyển trung bình. Câu 2: Đâu không phải là tiêu chí để đánh giá khối lượng dịch vụ của hoạt động vận tải? A. khối lượng luân chuyển. B. cự li vận chuyển trung bình. C. sự hiện đại của các loại phương tiện. D. khối lượng vận chuyển. Câu 3: Những khu vực nằm gần các tuyến vận tải lớn, các đầu mối giao thông thường là nơi tập trung A. các ngành sản xuất, dân cư. B. các danh lam, di tích lịch sử. C. các khu vực nhiều khoáng sản. D. các vùng nông nghiệp chủ chốt. Câu 4: Nhân tố nào sau đây có vai trò quyết định ảnh hưởng đến phát triển và phân bố ngành giao thông vận tải? A. Điều kiện tự nhiên. B. Vị trí địa lý. C. Tài nguyên thiên nhiên. D. Kinh tế - xã hội. Câu 5: Tiêu chí nào sau đây không dùng để đánh giá khối lượng dịch vụ của hoạt động vận tải? A. Khối lượng luân chuyển. B. Cước phí vận chuyển. C. Khối lượng vận chuyển. D. Cự ly vận chuyển trung bình. Câu 6: Khi lựa chọn loại hình vận tải và thiết kế công trình giao thông vận tải, điều cần chú ý đầu tiên là: A. dân cư. B. nguồn vốn đầu tư. C. điều kiện kĩ thuật. D. điều kiện tự nhiên. Câu 7: Hậu quả nghiêm trọng nhất do việc bùng nổ sử dụng phương tiện ôtô là A. cạn kiệt dầu mỏ. B. ô nhiễm môi trường. C. tai nạn giao thông. D. ách tắc giao thông. Câu 8: Số hành khách và số tấn hàng hóa được vận chuyển gọi là A. cự li và khối lượng vận chuyển. B. khối lượng luân chuyển. C. khối lượng vận chuyển. D. cự li vận chuyển trung bình. Câu 9: Yếu tố tự nhiên nào sau đây ít ảnh hưởng đến hoạt động của ngành giao thông vận tải? A. sinh vật. B. khí hậu. C. địa hình. D. sông ngòi. Câu 10: Chất lượng của sản phẩm dịch vụ giao thông vận tải được đo bằng A. Khối lượng vận chuyển. B. Khối lượng luân chuyển. C. Sự an toàn cho hành khách và hàng hóa. D. Sự kết hợp của các loại hình giao thông vận tải. Câu 11: Ý nào sau đây thể hiện giao thông vận tải là ngành kinh tế độc đáo vừa mang tính sản xuất vật chất, vừa mang tính dịch vụ? A. trình độ phát triển giao thông vận tải. B. vai trò của ngành giao thông vận tải. C. đặc điểm của ngành giao thông vận tải. D. điều kiện để phát triển giao thông vận tải. Câu 12: Sản phẩm của ngành giao thông vận tải là A. các loại xe vận chuyển và hàng hóa. B. sự chuyên chở người và hàng hóa. C. phương tiện giao thông và tuyến đường. D. sự tiện nghi và sự an toàn của hành khách. Câu 13: Chất lượng của sản phẩm dịch vụ giao thông vận tải được đo bằng: A. tốc độ chuyên chở, sự tiện nghi, an toàn cho người và hàng hóa. B. thời gian vận chuyển ít và khối lượng luân chuyển nhiều. C. tốc độ vận chuyển nhanh và thời gian vận chuyển ngắn. D. khối lượng luân chuyển nhiều và tốc độ vận chuyển nhanh. Câu 14: Ở xứ lạnh về mùa đông, loại hình giao thông vận tải nào không hoạt động được? A. Đường ô tô. B. Đường sắt. C. Đường sông. D. Đường hàng không. Sưu tầm và biên soạn: Nguyễn Quốc Trung 1
  2. Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để làm người và để tự khẳng định mình ! Câu 15: Đặc điểm nào sau đây không đúng với ngành giao thông vận tải? A. cự li vận chuyển trung bình tính bằng km B. sản phẩm là sự chuyên chở người và hàng hố C. Chất lượng sản được đo bằng tốc độ chuyên chở D. khối lượng luân chuyển được đo bằng đơn vị: tấn.km . Câu 16: Ở miền núi , ngành giao thông vận tải kém phát triển chủ yếu do A. Khoa học kĩ thuật chưa phát triển. B. Địa hình hiểm trở. C. Khí hậu khắc nghiệt. D. Dân cư thưa thớt. Câu 17: Mạng lưới sông ngòi dày đặt ở Việt Nam có ảnh hưởng như thế nào đến ngành giao thông tải? A. phát triển giao thông đường thủy. B. phát triển giao thông đường biển. C. phát triển giao thông đường sắt. D. phát triển giao thông đường hàng không. Câu 18: Nhân tố có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển , phân bố và hoạt động của ngành giao thông vận tải là A. Trình độ phát triển công nghiệp của một vùng. B. Sự phất triển và phân bố ngành cơ khí vận tải. C. Sự phát triển và phân bố ngành cơ khí vận tải. D. Mối quan hệ kinh tế giữa nơi sản xuất và nơi tiêu thụ. Câu 19: Tiêu chí nào không để đánh giá khối lượng dịch vụ của hoạt động vận tải ? A. Cước phí vận tải thu được. B. Cự li vận chuyển trung bình. C. Khối lượng vận chuyển. D. Khối lượng luân chuyển. Câu 20: Loại động vật nào sau đây có thể dùng làm phương tiện dùng để vận chuyển ở vùng hoang mạc? A. Tuần lộc. B. Ngựa. C. Lạc đà. D. Bồ câu. Câu 21: Nhân tố nào sau đây quy định sự có mặt của các loại hình giao thông vận tải? A. sự phân bố dân cư. B. điều kiện tự nhiên. C. sự phát triển công nghiệp. D. tài nguyên thiên nhiên. Câu 22: Ý nào sau đây không nói về vai trò của ngành giao thông vận tải ? A. Cùng cố tinh thống nhất của nền kinh tế, tăng cường sức mạnh quốc phòng. B. Đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân, giúp cho các hoạt động sinh hoạt được thuận tiện. C. Góp phần phân bố dân cư hợp lí. D. Tham gia cung ứng nguyên liệu, vật tư, kĩ thuật cho sản xuất. Câu 23: Để phát triển kinh tế, văn hóa ở miền núi thì ngành nào phải đi trước một bước? A. Thông tin liên lạc. B. Công nghiệp. C. Giao thông vận tải. D. Nông nghiệp. Câu 24: Giao thông vận tải có vai trò quan trọng vì: A. tạo mối quan hệ kinh tế - xã hội trong nước và trên thế giới. B. chỉ gắn hoạt động trong nước với các quốc gia trong khu vực. C. tạo điều kiện hình thành các vùng sản xuất chuyên môn hóa. D. chỉ phục vụ nhu cầu đi lại của con người trong một quốc gia. Câu 25: Nhân tố kinh tế - xã hội nào sau đây không có ý nghĩa quyết định đến sự phát triển và phân bố của ngành giao thông vận tải? A. việc phát triển công nghiệp của địa phương. B. sự phát triển, phân bố của ngành kinh tế quốc dân. C. sự phân bố dân cư và các loại hình quần cư. D. đặc điểm địa hình, khí hậu và thời tiết. Câu 26: Ý nào sau đây thể hiện ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên đến sự phát triển và phân bố ngành giao thông vận tải ? Sưu tầm và biên soạn: Nguyễn Quốc Trung 2
  3. Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để làm người và để tự khẳng định mình ! A. Quy định mật độ , mạng lưới các tuyến đường giao thông. B. Là tiêu chí để đặt yêu cầu về tốc độ vận chuyển. C. Quyết định sự phát triển và phân bố mạng lưới giao thông vận tải. D. Quy định sự có mặt và vai trò của một số loại hình vận tải. Câu 27: Tác động của các ngành kinh tế đến ngành giao thông vận tải dưới góc độ là khách hàng được biểu hiện ở A. Yêu cầu về thiết kế công trình giao thông vận tải. B. Yêu cầu về khối lượng , cư li , tốc độ vận chuyển. C. Cho phí vận hành phương tiện lớn. D. Sự có mặt của một số loại hình vận tải. Câu 28: Sự phân bố dân cư , đặc biệt là sự phân bố các thành phố lớn ảnh hưởng sâu sắc đến A. Giao thông vận tải đường bộ và đường sắt. B. Môi trường và sự an toàn giao thông. C. Vận tải hành khách , nhất là vận tải bằng ô tô. D. Cường độ hoạt động của các phương tiện giao thông vạn tải. Câu 29: Ở các vùng hoang mạc nhiệt đới, người ta chuyên chở hàng hóa bằng A. Ô tô. B. Tàu hóa. C. Máy bay. D. Bằng gia súc (lạc đà). Câu 30: Ý nào sau đây không đúng về vai trò của ngành giao thông vận tải? A. sản xuất ra một khối lượng của cải vật chất rất lớn cho xã hội. B. đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, phân bố lại dân cư và lao động. C. cung ứng vật tư kỹ thuật, nguyên liệu cho các cơ sở sản xuất. D. phục vụ nhu cầu đi lại và sinh hoạt của người dân được thuận tiện. Cho bảng số liệu: KHỐI LƯỢNG HÀNG HÓA VẬN CHUYỂN VÀ LUÂN CHUYỂN PHÂN THEO LOẠI HÌNH VẬN TẢI CỦA NƯỚC TA NĂM 2014 Loại hình Khối lượng hàng hóa vận chuyển Khối lượng hàng hóa luân chuyển ( Triệu tấn ) ( Triệu tấn ) Đường sắt 7,2 4311,5 Đường bộ 821,7 48189,8 Đường sông 190,6 40099,9 Đường biển 58,9 130015,5 Đường hàng không 0,2 534,4 Tổng số 1078,6 223151,1 Dựa vào bảng số liệu trên , trả lời các câu hỏi từ 31 đến 34. Câu 31. Ngành giao thông vận tải có khối lượng hàng hóa vận chuyển lớn nhất là A. Đường bộ. B. Đường sắt C. Đường sông D. Đường biển. Câu 32. Ngành giao thông vận tải có khối lượng hàng hóa luân chuyển lớn nhất là A. Đường bộ. B. Đường sắt C. Đường sông D. Đường biển. Câu 33. Ngành giao thông vận tải có cự li vận chuyển lớn nhất là A. Đường bộ. B. Đường hàng không C. Đường sông D. Đường biển. Câu 34. Đường hàng không có khối lượng hàng hóa luân chuyển nhỏ nhất vì A. Cự li vận chuyển nhỏ nhất. B. Khối lượng vận chuyển rất nhỏ. C. Sự phát triển còn hạn chế. D. Xuất nhập khẩu hàng hóa qua hàng không chưa phát triển. Sưu tầm và biên soạn: Nguyễn Quốc Trung 3
  4. Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để làm người và để tự khẳng định mình ! BÀI 37 Câu 1: Ngành vận tải nào sau đây gây ô nhiễm khí quyển ở tầng cao ? A. Đường hàng không. B. Đường sắt. C. Đường ô tô. D. Đường biển. Câu 2: Gần 1/2 số sân bay quốc tế nằm ở A. Hoa Kì và các nước Đông Âu. B. Nhật Bản và các nước Đông Âu. C. Hoa Kì và Tây Âu. D. Nhật Bản, Anh và Pháp. Câu 3: Loại hình giao thông vận tải đường sắt có mật độ cao nhất ở châu Âu và Đông Bắc Hoa Kì là do A. gắn liền với vận chuyển dầu mỏ. B. nhu cầu vận chuyển hành khách lớn. C. có nền nông nghiệp hàng hóa phát triển. D. gắn liền với phát triển ngành công nghiệp. Câu 4: Điều kiện tự nhiên của vùng đồng bằng sông Cửu Long thuận lợi cho loại hình giao thông vận tải nào sau đây phát triển ? A. Đường biển. B. Đường sông. C. Đường sắt. D. Đường ôtô. Câu 5: Ba nước phát triển mạnh giao thông đường sông, hồ là A. Hoa Kì, LB Nga, Ca-na-da. B. LB Nga, Trung Quốc, Việt Nam. C. Anh, Pháp, Đức. D. Hoa Kì, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha. Câu 6: Khu vực nào sau đây tập trung nhiều cảng biển của thế giới? A. Thái Bình Dương. B. Ấn Độ Dương. C. Đại Tây Dương. D. Bắc Băng Dương. Câu 7: Ưu điểm của ngành giao thông vận tải đường ô tô A. tiện lợi, cơ động, thích nghi cao với các điều kiện địa hình. B. vận chuyển hàng hóa nặng, cồng kềnh. C. vận chuyển được các hàng nặng , ổn định, giá rẻ. D. tốc độ vận chuyển nhanh mà không phượng tiện nào sánh kịp. Câu 8: Quốc gia nào hiện nay có đội tàu buôn lớn nhất thế giới ? A. Hoa Kì. B. Ôx-trây-li-a. C. Anh. D. Nhật Bản. Câu 9: Vận chuyển được các hàng nặng trên những tuyến đường xa với tốc độ nhanh, ổn định và giá rẻ là ưu điểm của ngành giao thông vận tải. A. Đường ô tô. B. Đường sông. C. Đường sắt. D. Đường ống. Câu 10: Vì sao ngành hàng không có khối lượng vận chuyển hàng hóa nhỏ nhất ? A. Không cơ động, chi phí đầu tư lớn. B. Tốc độ chậm, thiếu an toàn. C. Cước phí vận tải rất đắt, trọng tải thấp . D. Chỉ vận chuyển được chất lỏng. Câu 11: Ngành giao thông đường biển có khối lượng hàng hóa luân chuyển rất lớn là do A. Cự li dài. B. Tinh an toàn cao. C. Khối lượng vận chuyển lớn. D. Tinh cơ động cao. Câu 12: Hai ngành vận tải đường hàng không và đường biển hiện nay có chung đặc điểm A. an toàn. B. khối lượng vận chuyển lớn. C. hiện đại. D. phương tiện lưu thông quốc tế. Câu 13: Hạn chế lớn nhất của sự bùng nổ trong việc sử dụng phường tiện ô tô là A. Tắc nghẽn giao thông. B. Gây thủng tần ôdôn. C. Gây ra vấn đề nghiêm trọng về môi trường. D. Chi phí cho sửa chữa đường hằng năm rất lớn. Câu 14: Khoảng 2/3 số hải cảng trên thế giới phân bố ở A. Ven bờ Địa Trung Hải. B. Ven bờ Ấn Độ Dương. C. Hai bờ đối diện Thái Bình Dương. D. Hai bờ đối diện Đại Tây Dương. Sưu tầm và biên soạn: Nguyễn Quốc Trung 4
  5. Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để làm người và để tự khẳng định mình ! Câu 15: Ưu điểm lớn nhất của ngành hàng không là A. vận chuyển được khối lượng hàng hóa lớn. B. ít gây ra những vấn đề về môi trường. C. an toàn và tiện nghi. D. tốc độ vận chuyển nhanh nhất. Câu 16: Nước có hệ thống đường ống dài và dày đặc nhất thế giới. A. A- rập Xê-út. B. I- rắc. C. Hoa Kì. D. I-ran. Câu 17: Sự phát triển của ngành vận tải đường ống gắn liền với nhu cầu vận chuyển A. Nước. B. Quặng kim loại. C. Dầu mỏ, khí đốt. D. Than. Câu 18: Ưu điểm của ngành giao thông vận tải đường sắt là A. vận chuyển được các hàng nặng, ổn định, giá rẻ. B. tiện lợi, cơ động, thích nghi cao với các điều kiện địa hình. C. tốc độ vận chuyển nhanh mà không phượng tiện nào sánh kịp. D. vận tốc nhanh, đảm nhận vận chuyển quốc tế. Câu 19: Vận tải đường ống là loại hình vận tải trẻ, các tuyến đường ống trên thế giới được xây dựng trong thế kỉ A. XXI. B. XIX. C. XVI. D. XX. Câu 20: Ngành trẻ nhất trong các loại hình vận tải là A. Đường ống. B. Đường ô tô. C. Đường sắt. D. Đường hàng không. Câu 21: Loại phương tiện vận tải nào phối hợp tốt với tất cả các loại phượng tiện vận tải khác? A. Đường thủy. B. Đường ô tô. C. Đường sắt. D. Đường hàng không. Câu 22: Ưu điểm nào không phải của loại hình giao thông đường ô tô? A. Tiện lợi, cơ động, thích nghi cao với các điều kiện địa hình. B. Có hiệu quả cao ở cự li ngắn và trung bình. C. Vận chuyển được hàng nặng trên tuyến đường xa, giá rẻ. D. Phối hợp được với các phương tiện vận tải khác. Câu 23: Nhược điểm nào không phải của loại hình giao thông vận tải đường hàng không? A. Trọng tải thấp. B. Khí thải gây thủng tầng ôdôn. C. Cước phí rất đắt. D. Vận tốc chậm. Câu 24: Đường sắt và đường biển có ưu điểm giống nhau là A. chở được hàng nặng, cồng kềnh. B. tốc độ nhanh. C. an toàn. D. tính cơ động cao. Câu 25: Trên các tuyến đường biển quốc tế, sản phẩm được chuyên chở nhiều nhất là A. Các loại nông sản. B. Dầu thô và sản phẩm của dầu mỏ. C. Sản phẩm công nghiệp nặng. D. Các loại hàng tiêu dùng. Câu 26: Nhược điểm lớn nhất của ngành đường ôtô là A. tình trạng tắt nghẽn giao thông vào giờ cao điểm. B. gây ra những vấn đề nghiêm trọng về môi trường. C. chí phí xây dựng cầu đường quá lớn. D. độ an toàn chưa cao thường xuyên xảy ra tai nạn. Câu 27: Ưu điểm nổi bật của ngành vận tải ô tô so với các loại hình vận tải khác là A. Các phương tiện vận tải không ngừng được hiện đại. B. Chở được hàng hóa nặng, cồng kềnh, đi quãng đường xa. C. Sự tiện lợi, tính cơ động và thích nghi cao với điều kiện địa hình. D. Tốc độ vận chuyển nhanh, an toàn. Câu 28: Phần lớn các cảng biển đều nằm ở hai bờ đối diện Đại Tây Dương vì A. nối liền hai trung tâm kinh tế lớn Tây Âu và Nhật Bản. Sưu tầm và biên soạn: Nguyễn Quốc Trung 5
  6. Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để làm người và để tự khẳng định mình ! B. nối liền hai trung tâm kinh tế lớn Bắc Mỹ và Tây Âu. C. có bờ biển khúc khuỷu dễ dàng xây dựng các cảng biển. D. nối liền hai trung tâm kinh tế lớn Hoa Kì và Nhật Bản. Câu 29: Ưu điểm nào không phải của loại hình giao thông vận tải đường biển? A. khối lượng luân chuyển hàng hóa khá lớn. B. đảm nhận vận chuyển quốc tế. C. vận chuyển dầu thô và sản phẩm từ dầu mỏ. D. vận tốc nhanh không phương tiện nào sánh kịp. Câu 30: Nhược điểm chính của ngành vận tải đường sắt là A. Đầu tư lớn để xây dựng hệ thống nhà ga. B. Chỉ hoạt động được trên các tuyến đường cố định có đặt sẵn đường ray. C. Đòi hỏi đầu tư lớn để lắp đặt đường ray. D. Tốc độ vận chuyển nhanh, an toàn cao. Câu 31: Ở Việt Nam tuyến đường ô tô quan trọng nhất có ý nghĩa với cả nước là A. Quốc lộ 1 B. Các tuyến đường xuyên Á. C. Đường Hồ Chí Minh. D. Các tuyến đường chạy từ Tây sang Đông. Câu 32: Sự phân bố mạng lưới đường sắt trên thế giới phản ánh khá rõ sự phân bố của ngành nào ở các nước và châu lục ? A. Dịch vụ. B. Công nghiệp. C. Du lịch. D. Nông nghiệp. Câu 33: Giao thông đường thủy nói chung có ưu điểm là: A. Vận chuyển được hàng nặng trên đường xa, với tốc độ nhanh, ỏn định. B. Tiện lượi, thích nghi với mọi điều kiện địa hình. C. Có hiệu quả với cự li vận chuyển ngắn và chung bình. D. Cước phí vận tải rẻ, thích hợp với chở hàng nặng, cồng kềnh. Câu 34: Ngành đường sắt hiện nay đạt được tiến bộ chủ yếu là A. an toàn. B. mạng lưới rộng. C. giá thành hạ. D. tốc độ nhanh. Câu 35: Yếu tố nào sau đây có tác động thúc đẩy đến sự phát triển ngành giao thông đường biển ? A. Do sự phát triển của nền kinh tế. B. Nhu cầu về tài nguyên, nguyên liệu để sản xuất. C. Do sự mở rộng buôn bán quốc tế. D. Quan hệ quốc tế được mở rộng. Câu 36: Nhật Bản là một quốc đảo nên loại hình giao thông vận tải nào sau đây thuận lợi phát triển? A. Đường sắt. B. Đường ôtô. C. Đường biển. D. Đường sông. BÀI 40 Câu 1: Nội thương là ngành làm nhiệm vụ nào sau đây? A. Trao đổi hàng hóa, dịch vụ giữa các quốc gia. B. Trao đổi hàng hóa, dịch vụ trong một khu vực. C. Trao đổi hàng hóa, dịch vụ trong một quốc gia. D. Gắn thị trường trong nước với thị trường thế giới. Câu 2: Nhận định nào sau đây không đúng khi nói thông qua việc đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu, nền kinh tế trong nước sẽ có động lực mạnh mẽ để phát triển? A. Tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất trong nước phát triển. B. Tăng hiệu quả kinh tế của nhiều ngành sản xuất. C. Hoạt động xuất nhập khẩu sẽ tạo đầu ra cho sản phẩm. D. Chỉ có lợi cho các nhà sản xuất, không có lợi cho người tiêu dùng. Câu 3: Trong thương mại, dịch vụ hoạt động nào sau đây đóng vai trò quan trọng? A. Mở rộng thị trường xuất nhập khẩu. Sưu tầm và biên soạn: Nguyễn Quốc Trung 6
  7. Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để làm người và để tự khẳng định mình ! B. Quảng cáo trên hệ thống các đài truyền hình. C. Tiếp thị (ma-ket-tinh) và phân tích thị trường. D. Mở rộng quy mô hoạt động của các doanh nghiệp. Câu 4: WTO là tổ chức: A. kinh tế Châu á Thái Bình Dương B. xuất khẩu dầu mỏ thế giới C. lương thực thế giới D. thương mại thế giới Câu 5: Đặc điểm nào sau đây đúng với hoạt động của ngành ngoại thương? A. Trao đổi hàng hóa, dịch vụ trong một quốc gia. B. Gắn thị trường trong nước với thị trường thế giới. C. Hợp tác sản xuất các mặt hàng xuất khẩu. D. Liên kết thị trường các vùng trong một nước. Câu 6: Theo cách phân loại, ngành thương mại được chia làm: A. ba phân ngành B. hai phân ngành C. năm phân ngành D. bốn phân ngành Câu 7: Người tiêu dùng luôn luôn mong cho A. cung lớn hơn cầu. B. cung nhỏ hơn cầu. C. cung và cầu cân bằng. D. thị trường biến động. Câu 8: Biện pháp nào đúng nhất để hạn chế được tình trạng ô nhiễm môi trường ở các nước nghèo và đang phát triển trong thời kì thương mại toàn cầu phát triển mạnh? A. Nâng cao ý thức của người dân về vấn đề môi trường B. Không nhập khẩu thiết bị lạc hậu bên ngoài C. Xử lí khâu nước thải khi đưa vào môi trường tư nhiên D. Giảm tình trạng khai thác tài nguyên trong nước Câu 9: Tổ chức nào sau đây giải quyết tranh chấp quốc tế trong lĩnh vực thương mại? A. EU B. NAFTA C. OPEC D. WTO Câu 10: Để kích thích mở rộng sản xuất mạnh trên thị trường, các nhà kinh doanh cần biết: A. giá trị hàng hoá giảm B. cung lớn hơn cầu C. người bán gặp khó khăn D. cầu lớn hơn cung Câu 11: Giá cả trên thị trường có xu hướng giảm, tình hình này sẽ có lợi cho người mua, nhưng không có lợi cho người sản xuất và người bán khi A. cung nhỏ hơn cầu. B. cung lớn hơn cầu. C. thị trường biến động. D. cung và cầu cân đối. Câu 12: Hàng hoá nào sau đây có giá trị xuất khẩu cao trên thị trường thế giới? A. Lương thực – thực phẩm sơ chế B. Nguyên liệu, nhiên liệu C. Sản phẩm có hàm lượng trí tuệ cao D. Máy móc thiết bị Câu 13: Hiện nay nhiều liên kết kinh tế trên thế giới xuất hiện, điều đó góp phần đẩy nhanh xu hướng toàn cầu hóa nền kinh tế - xã hội thế giới là do nguyên nhân nào sau đây? A. Nhu cầu nhập khẩu các mặt hàng có công nghệ cao. B. Nhu cầu mở rộng các mối liên hệ kinh tế trên thế giới. C. Nhu cầu xuất khẩu lương thực, thực phẩm. D. Nhu cầu về xuất khẩu hàng điện tử và tin học. Câu 14: Khi cung nhỏ hơn cầu thì giá cả A. Có xu hướng tăng, sản xuất có nguy cơ đinh đốn. B. Có xu hướng giảm, sản xuất có nguy cơ đinh đốn. C. Có xu hướng giảm, kích thích mở rộng sản xuất. D. Có xu hướng tăng, kích thích mở rộng sản xuất. Sưu tầm và biên soạn: Nguyễn Quốc Trung 7
  8. Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để làm người và để tự khẳng định mình ! Câu 15: Làm nhiệm vụ cầu nối giữa sản xuất với tiêu dùng là A. thị trường. B. hàng hóa. C. tiền tệ. D. thương mại. Câu 16: Khi giá trị hàng nhập khẩu lớn hơn giá trị hàng xuất khẩu thì gọi là A. Nhập siêu. B. Xuất siêu. C. Cán cân xuất nhập âm. D. Cán cân xuất nhập dương. Câu 17: Điều nào sau đây là đúng khi cung lớn hơn cầu? A. Giá cả có xu hướng tăng lên. B. Hàng hóa được tự do lưu thông. C. Sản xuất có nguy cơ đình trệ. D. Hàng hóa có nguy cơ khan hiếm. Câu 18: Theo quy luật cung – cầu, khi cung lớn hơn cầu thì hậu quả sẽ là: A. sản xuất phát triển, giá cả tăng B. ngừng sản xuất trong một thời gian C. sản xuất và giá cả sẽ giảm D. sản xuất và giá cả ổn định Câu 19: Cán cân xuất nhập khẩu là: A. sự chênh lệch giữa ngành nội thương và ngoại thương B. quan hệ so sánh giữa giá trị hàng nhập khẩu so với hàng xuất C. quan hệ so sánh giữa giá trị hàng xuất khẩu so với hàng nhập khẩu D. giá trị đo được của một khối lượng hàng hoá nhập khẩu Câu 20: Ngoại thương là ngành làm nhiệm vụ A. xuất khẩu hàng hóa ra các nước trên thế giới. B. quan hệ ngoại giao với các nước trên thế giới. C. nhập khẩu hàng hóa từ các nước trên thế giới. D. trao đổi hàng hóa, dịch vụ giữa các quốc gia. Câu 21: Nhận định nào sau đây không đúng khi trong một quốc gia có sự phát triển của ngành ngoại thương? A. Gắn liền thị trường trong nước với thị trường thế giới rộng lớn. B. Đẩy mạnh chuyên môn hóa sản xuất và phân công lao động theo vùng và lãnh thổ. C. Làm cho nền kinh tế đất nước trở thành một bộ phận của nền kinh tế thế giới. D. Góp phần làm tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất nước. Câu 22: Nhập siêu là kết quả về cán cân thương mại của một nước ở vào tình trạng: A. thâm hụt về mậu dịch B. có ưu thế về thương mại C. cân bằng về mậu dịch D. thặng dư về mậu dịch Câu 23: Nội dung nào sau đây không phải là hàng hoá ? A. Quần áo, giày dép B. Máy móc, thiết bị C. Sức lao động của con người D. Lương thực, thực phẩm Câu 24: Ba trung tâm buôn bán lớn nhất của thế giới là A. Hoa Kì, Tây Âu, Nhật Bản. B. Nam Mĩ, Trung Quốc, Ấn Độ. C. Bắc Mĩ, châu Âu, châu Á. D. Trung Quốc, Hoa Kì, châu Âu. Câu 25: Thị trường hoạt động theo quy luật: A. hàng hoá B. cung – cầu C. cầu – cung D. giá trị Câu 26: Theo quy luật cung-cầu, khi cung lớn hơn cầu thì giá cả A. Có xu hướng giảm, sản xuất có nguy cơ đình đốn. B. Có xu hướng tăng, sản xuất có nguy cơ đinh đốn. C. Có xu hướng tăng, kích thích mở rộng sản xuất. D. Có xu hướng giảm, kích thích mở rộng sản xuất. Câu 27: Nội thương phát triển góp phần A. Đẩy mạnh chuyên môn hóa sản xuất và phân công lao động theo vùng và lãnh thổ. B. Gán thị trường trong nước với thị trường quốc tế, đẩy mạnh quan hệ giao lưu kinh tế quốc tế. Sưu tầm và biên soạn: Nguyễn Quốc Trung 8
  9. Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để làm người và để tự khẳng định mình ! C. Làm tăng kim ngạch nhập khẩu. D. Làm tăng kim ngạch xuất khẩu. Câu 28: Nội dung nào sau đây nói lên mặt trái của nhập khẩu tư bản ở nhóm nước đang phát triển trong giai đoạn hiện nay? A. Tình trạng gây ô nhiễm môi trường B. Nền kinh tế có điều kiện phát triển C. Nhập khẩu hàng hoá, thiết bị rất hiện đại D. Tăng nhanh chóng các chuyên gia nước ngoài Câu 29: Nhận định nào sau đây không đúng khi nói về sự phát triển của ngành nội thương của một quốc gia? A. Góp phần làm tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất nước. B. Phục vụ tiêu dùng của từng cá nhân trong xã hội. C. Phân công lao động theo vùng và lãnh thổ. D. Đẩy mạnh chuyên môn hóa sản xuất. Câu 30: Chính sách nhập khẩu tư bản của các nước đang phát triển sẽ tạo điều kiện: A. Thuận lợi cho việc khai thác tài nguyên thiên nhiên B. Giải quyết nhiều việc làm và hiện đại hoá cơ sở vật chất C. Giá trị nhập khẩu tăng lên, nền kinh tế có điều kiện D. Ngoại thương sẽ phát triển mạnh Câu 31: Để đo giá trị của hàng hóa và dịch vụ cần có vật ngang giá. Vật ngang giá hiện đại là gì ? A. Tiền. B. Vàng. C. Dầu mỏ. D. Cả 3 ý trên. Câu 32: Thương mại là khâu nối giữa sản xuất với tiêu dùng thông qua A. Việc luân chuyển các loại hàng hóa, dịch vụ giữa người bán và người mua. B. Việc luân chuyển các loại hàng hóa dịch vụ giữa các vùng. C. Việc vận chuyển hàng hóa giữa bên bán và bên mua. D. Việc trao đổi các loại hàng hóa dịch vụ giữa các địa phương với nhau. Câu 33: Nội dung nào dưới đây nói lên chức năng của tiền tệ? A. Vật ngang giá của hàng hoá B. Thước đo giá trị của hàng hoá C. Loại hàng hoá đặc biệt D. Mua hàng hoá, dịch vụ Câu 34: Hàng hoá là: A. sự kết tinh sức lao động của con người trong một thời gian nhất định B. sản phẩm dùng để cho con người sử dụng vào các mục đích khác nhau C. vật chất do con người tạo ra rất đa dạng phục vụ người dân D. sản phẩm đem ra thị trường để bán và trao đổi để thu giá trị Câu 35: Thị trường hoạt động theo quy luật A. sản xuất và tiêu dùng. B. xuất và nhập. C. cung và cầu. D. mua và bán. Câu 36: Điều nào sau đây nói lên động lực để phát triển nền kinh tế của một nước? A. Hoạt động xuất nhập khẩu phát triển B. Cầu lớn hơn cung C. Giá cả hàng hoá tăng nhanh D. Sản xuất phát triển mạnh Câu 37: ASEAN là tổ chức kinh tế khu vực của vùng: A. Tây Nam Á B. Đông Nam Á C. Nam Á D. Trung Á Câu 38: Ý nào sau đây không phải và vai trò của Tổ chức thương mại thế giới (WTO)? A. Góp phần quan trọng thúc đẩy sự phát triển quan hệ buôn bán trong các nước EU. B. Góp phần quan trọng thúc đẩy sự phát triển quan hệ buôn bán giữa các nước phát triển. C. Góp phần quan trọng thúc đẩy sự phát triển quan hệ buôn bán giữa các nước Đông nam Á. D. Góp phần quan trọng thúc đẩy sự phát triển quan hệ buôn bán trên toàn thế giới. Sưu tầm và biên soạn: Nguyễn Quốc Trung 9
  10. Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để làm người và để tự khẳng định mình ! Câu 39: Thị trường là: A. nơi diễn ra hai hoạt động xuất và nhập khẩu B. nơi cung cấp nhiều hàng hoá và dịch vụ C. nơi gặp gỡ giữa người bán và người mua D. nơi gặp gỡ giữa người mua và người bán Câu 40: Tập quán tiêu dùng mới của người Việt được thể hiện qua nội dung nào sau đây? A. Trực tiếp vào các chợ địa phương để mua sắm mỗi ngày B. Luôn nắm thông tin khi mua hàng hoá để tiêu dùng an toàn C. Vào các siêu thị để mua sắm sẽ an toàn hơn vì đã qua kiểm tra D. Mua hàng hoá qua mạng thông tin sẽ không mất nhiều thời gian Câu 41: Ý nào dưới đây không phải là vai trò của hoạt động thương mại? A. Phân tích thị trường trong nước và quốc tế. B. Hướng dẫn tiêu dùng. C. Điều tiết sản xuất. D. Thúc đẩy sản xuất hàng hóa. Cho bảng số liệu sau: GIÁ TRỊ XUẤT, NHẬP KHẨU VÀ SỐ DÂN CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA NĂM 2014 Quốc gia Gía trị xuất khẩu (tỉ USD ) Gía trị nhập khẩu (tỉ USD ) Số dân (triệu người ) Hoa Kì 1610 2380 234,3 Ca-na - da 465 482 34,8 Trung Quốc 2252 2249 1378 Ấn Độ 464 508 1330 Nhật Bản 710 811 127 Thái Lan 232 219 67,7 Đức 1547 1319 80,9 Pháp 578 634 66,2 Dựa vào bảng số liệu trên ,trả lời các câu hỏi từ 42 đến 48 Câu 42. Các quốc gia nhập siêu là: A. Hoa Kì,Ca- na-da, Nhật Bản,Ấn Độ,Pháp. B. Trung Quốc,Ca-na-da, Thái Lan, Ấn Độ, Pháp. C. Trung Quốc ,Thái Lan, Đức. D. Hoa Kì, Ca-na-da, Thái Lan, Đức. Câu 43. Các quốc gia xuất siêu là A. Hoa Kì, Ca- na-da, Nhật Bản, Ấn Độ, Pháp. B. Trung Quốc,Ca-na-da, Thái Lan, Ấn Độ, Pháp. C. Trung Quốc, Thái Lan, Đức. D. Hoa Kì, Ca-na-da, Thái Lan, Đức. Câu 44. Biểu đồ thích hợp nhất thể hiện giá trị xuất khẩu của các quốc gia là A. Biểu đồ tròn. B. Biểu đồ cột. C. Biểu đồ đường. D. Biểu đồ miền. Câu 45. Gía trị xuất khẩu tính trên đầu người cao nhất trong các quốc gia trên là A. Trung Quốc. B. Ca-na-da. C. Đức. D. Pháp. Câu 47. Gía trị xuất khẩu tính trên đầu người thấp nhất trong các quốc gia trên là A. Trung quốc. B. Ca-na-da. C. Thái Lan. D. Ấn Độ. Câu 48. Hoa Kì có cán cân xuất nhập khẩu là A. -770 tỉ USD. B. 760 tỉ USD. C. 770 tỉ USD. D. -760 tỉ USD. GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU VÀ NHẬP KHẨU HÀNG HÓA CỦA MỘT SỐ NƯỚC NĂM 2014 STT NƯỚC TỔNG SỐ XUẤT KHẨU NHẬP KHẨU 1 Trung Quốc 4 501 2 252 2 249 2 Hoa Kì 3 990 1 610 2 380 3 Nhật Bản 1 522,4 710,5 811,9 4 Đức 2 866 1 547 1 319 5 Pháp 1 212,3 578,3 634 Sưu tầm và biên soạn: Nguyễn Quốc Trung 10
  11. Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để làm người và để tự khẳng định mình ! Dựa vào bảng số liệu trên ,trả lời các câu hỏi từ 49 đến 51 Câu 49. Dựa vào bảng số liệu trên, hãy cho biết trong năm 2014 các nước nào xuất siêu? A. Trung Quốc, Đức. B. Trung Quốc, Hoa Kì. C. Đức, Pháp. D. Đức, Nhật Bản Câu 50. Chọn dạng biểu đồ thích hợp nhất thể hiện giá trị xuất khẩu và giá trị nhập khẩu của các nước trong bảng số liệu trên. A. Biểu đồ cột. B. Biểu đồ đường. C. Biểu đồ miền. D. Biểu đồ kết hợp (cột và đường). Câu 51. Cán cân xuất nhập khẩu của các nước Trung Quốc, Hoa Kì và Nhật Bản lần lượt là A. 3; -770; -101,4. B. 4; -770; -101,4. C. -3; 770; 101,4. D. -4; 770; 101,4. Cho bảng số liệu sau: GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU VÀ DÂN SỐ CỦA HOA KÌ, TRUNG QUỐC VÀ NHẬT BẢN NĂM 2014 Giá trị xuất khẩu Dân số Giá trị xuất khẩu bình quân theo đầu người STT Quốc gia (tỉ USD) (triệu người) (tỉ USD) 1 Hoa Kì 1 610 323,9 4 970,6 2 Trung Quốc 2 252 1 373,5 1 639,6 3 Nhật Bản 710,5 126,7 5 607,7 Dựa vào bảng số liệu trên ,trả lời các câu hỏi từ 52 đến 54 Câu 52. Nhận xét nào sau đây không đúng về giá trị xuất khẩu, dân số và giá trị xuất khẩu bình quân theo đầu người của Hoa Kì, Trung Quốc và nhật Bản năm 2014. A. Giá trị xuất khẩu bình quân theo đầu người cao nhất là Nhật Bản, tiếp theo là Hoa Kì và thấp nhất là Trung Quốc. B. Trung Quốc có giá trị xuất khẩu cao nhất, nhưng giá trị xuất khẩu bình quân theo đầu người là thấp nhất. C. Nhật Bản có giá trị xuất khẩu thấp nhất, nhưng giá trị xuất khẩu bình quân theo đầu người là cao nhất. D. Hoa Kì có giá trị xuất khẩu đứng thứ hai, nhưng giá trị xuất khẩu bình quân theo đầu người là cao nhất. Câu 53. Biểu đồ thể hiện rõ nhất giá trị xuất khẩu và dân số vủa Hoa Kì, Trung Quốc và Nhật Bản năm 2014 là A. Biểu đồ cột. B. Biểu đồ đường. C. Biểu đồ miền. D. Biểu đồ kết hợp Câu 54. Dựa vào kết quả xử lí từ bảng trên, giá trị xuất khẩu bình quân theo đầu người của Hoa Kì, Trung Quốc và Nhật Bản năm 2014 lần lượt là A. 4 970,6; 1 639,6; 5 607,7. B. 5 970,6; 1 639,6; 5 607,7. C. 4 970,6; 2 639,6; 5 607,7. D. 5 970,6; 1 639,6; 6 607,7. BÀI 41 Câu 1: Tài nguyên nào sau đây phục vụ đắc lực cho ngành công nghiệp điện lực mà không bị ô nhiễm? A. Dầu và khí đốt B. Năng lượng gió C. Nước D. Than Câu 2: Tài nguyên đất trồng được xem là: A. không thể phục hồi B. có thể phục hồi C. bị hao kiệt D. vô tận Câu 3: Tài nguyên thiên nhiên được phân thành: A. có thể bị hao kiệt và không bị hao kiệt B. tài nguyên phục hồi và không phục hồi C. đât,nước, không khí và sinh vật D. tài nguyên nông nghiệp, công nghiệp Câu 4: Tài nguyên nào dưới đây không bị hao kiệt nhưng bị ô nhiễm? A. Bức xạ mặt trời B. Nước trên mặt đất C. Gió D. Địa nhiệt Câu 5: Việc phân chia tài nguyên thiên nhiên thành tài nguyên đất, nước,khí hậu, sinh vật, khoáng sản là sự phân loại dựa vào A. Công dụng kinh tế. B. Khả năng hao kiệt. C. Thuộc tinh tự nhiên. D. Sự phân loại của các ngành sản xuất. Sưu tầm và biên soạn: Nguyễn Quốc Trung 11
  12. Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để làm người và để tự khẳng định mình ! Câu 6: Làm thế nào để hạn chế sự cạn kiệt nhanh chóng nguồn tài nguyên khoang sản trong quá trình phát triển kinh tế ? A. Hạn chế khai thác các khoáng sản trong lòng đất. B. Phải sử dụng thật tiết kiệm , sử dụng tổng hợp,đồng thời sản xuất các vật liệu thay thế( chất dẻo tổng hợp ). C. Hạn chế sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc là khoáng sản. D. Hạn chế khai thác các tài nguyên thiên nhiên. Câu 7: Đặc điểm nào dưới đây thuộc về môi trường tự nhiên ? A. Là kết quả lao động của con người. B. Xuất hiện trên bề mặt Trái Đất phụ thuộc vào con người. C. Phát triển theo quy luật tự nhiên. D. Bị hủy hoại nếu không có bàn tay chăm sóc của con người. Câu 8: Môi trường tự nhiên có vai trò: A. không quan trọng sự phát triển loài người B. không thể thiếu sự tồn tại và phát triển xã hội loài người C. rất quan trọng nhưng không quyết định D. quyết định sự phát triển của xã hội loài người Câu 9: Vì sao trong công nghiệp phải thay đổi công nghệ? A. Công nghệ cũ gây ô nhiễm môi trường B. Nhu cầu của thị trường xuất khẩu C. Sử dụng ít công nhân nên tạo ra ít sản phẩm D. cồng kềnh, năng xuất cao tốn chi phí Câu 10: Loại tài nguyên khôi phục được là A. Khoáng sản. B. Khí hậu. C. Đất trồng,các loài động vật và thực vật. D. Năng lượng mặt trời,không khí,nước. Câu 11: Tài nguyên thiên nhiên là A. Tất cả những gì có trong tự nhiên, đã và đang ảnh hưởng đến cuộc sống của con người. B. Tất cả các thành phần tự nhiên có trên Trái Đất. C. Các thành phần của tự nhiên được sử dụng hoặc có thể sử dụng làm phương tiện sản xuất và đối tượng tiêu dùng của con ngườ. D. Các thành phần của tự nhiên có tác động đến cuộc sống của con người. Câu 12: Điều nào dưới đây đúng nhất làm cho môi trường trong lành? A. Sử dụng tiết kiệm nước, tránh lãng phí B. Không nhập nhập khẩu công nghệ lạc hậu C. Trồng nhiều cây xanh gây bóng mát D. Nâng cao ý thức của con người về vấn đề môi trường Câu 13: Chức năng nào dưới đây không phải của môi trường địa lí ? A. Là nơi chứa đựng các phế thải do con người tạo ra. B. Là không gian sinh sống của con người. C. Là nguồn cung cấp tài nguyên thiên nhiên. D. Là nơi tồn tại các quy luật tự nhiên. Câu 14: Tài nguyên không bị hao kiệt là: A. khoáng sản B. động vật C. không khí D. rừng Câu 15: Biện pháp nâng cao chất lượng môi trường sống của xã hội loài người? A. Hạn chế khai thác tài nguyên và phát triển công nghiệp B. Tăng trưởng kinh tế và góp phần bảo vệ môi trường C. Cần phải chung tay của từng nước và thế giới D. Từng nước đề ra các biện pháp để cải thiện môi trường Sưu tầm và biên soạn: Nguyễn Quốc Trung 12
  13. Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để làm người và để tự khẳng định mình ! Câu 16: Môi trường tự nhiên bao gồm: A. nhà ở, máy móc, thành phố B. các thành phần của tự nhiên C. các mối quan hệ xã hội D. chỉ khoáng sản và nước Câu 17: Chức năng của môi trường là: A. cung cấp tài nguyên thiên nhiên và chứa đựng phế thải B. không gian sống và chứa đựng phế thải của con người C. không gian sống, cung cấp tài nguyên và chứa đựng phế thải D. không gian sống và cung cấp tài nguyên thiên nhiên Câu 18: Phải bảo vệ môi trường vì A. Ngày nay không nơi nào trên Trái Đất không chịu tác động của con người. B. Con người có thể làm nâng cao chất lượng môi trường.v C. Không có bàn tay của con người thì môi trường sẽ bị hủy hoại. D. Môi trường có quan hệ trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người. Câu 19: Đặc điểm nào dưới đây thuộc về môi trường nhân tạo ? A. Môi trường nhân tạo không phụ thuộc vào con người. B. Môi trường nhân tạo phát triển theo các quy luật tự nhiên. C. Mỗi trường nhân tạo phát triển theo quy luật riêng của nó. D. Các thành phần của môi trường nhân tạo sẽ bị hủy hoại nếu không có bàn tay chăm sóc của con người. Câu 20: Vai trò quyết định sự phát triển của xã hội loài người thuộc về yếu tố A. Môi trường tự nhiên và môi trường xã hội. B. Môi trường xã hội và môi trường nhân tạo. C. Môi trường tự nhiên. D. Phương thức sản xuất , gồm cả sức sản xuất và quan hệ sản xuất. Câu 21: Tài nguyên nào dưới đây chỉ phục vụ cho ngành công nghiệp chế biến kim loại? A. Sinh vật B. . Khoáng sản C. Nước D. Bức xạ mặt trời Câu 22: Môi trường xã hội bao gồm A. Dân cư và lực lượng lao động. B. Các đối tượng lao động do con người sản xuất và chịu sự chi phối củ con người. C. Các quan hệ xã hội trong sản xuất,phân phối và giao tiếp. D. Tất cả các ý trên. Câu 23: Môi trường xã hội bao gồm: A. sức sản xuất và giao tiếp trong sản xuất xã hội B. quan hệ sản xuất với tư liệu sản xuất C. quan hệ sản xuất, sức sản xuất, phân phối và giao tiếp D. giao tiếp và phân phối sản phẩm xã hội Câu 24: Để hạn chế cạn kiệt tài nguyên hoá thạch, thì loài người cần phải làm gì? A. Tìm nguồn năng lượng mới thay thế B. Khai thác hợp lí C. Ngừng khai thác D. Đẩy mạnh hoạt động nhập khẩu khoáng sản Câu 25: Điều nào sau đây nói lên sự khác biệt căn bản giữa môi trường tự nhiên và nhân tạo? A. Hình thành và phát triển do con người chi phối B. Hình thành và phát triển theo quy luật của tự nhiên C. Một phần là tự nhiên và một phần là nhân tạo D. Nguồn gốc hình thành của môi trường Câu 26: Nội dung nào sau đây không đúng chức năng của mội trường? A. Không gian sống của con người B. Chứa đựng phế thải do con ngưởi tạo ra Sưu tầm và biên soạn: Nguyễn Quốc Trung 13
  14. Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để làm người và để tự khẳng định mình ! C. Phân phối và giao tiếp giữa người với người D. Cung cấp tài nguyên thiên nhiên Câu 27: Điều kiện tồn tại và phát triển bền vững của xã hội loài người cần phải: A. sử dụng hợp lí tài nguyên và bảo vệ môi trường B. chăm lo phát triển xã hội ngày càng hiện đại và phồn vinh C. nâng cao chất lượng môi trường và đẩy mạnh khai thác khoáng sản D. bảo vệ môi trường tự nhiên và xã hội Câu 28: Môi trường tự nhiên có vai trò rất quan trọng đối với xã hội loài người nhưng không phải là nguyên nhân quyết định sự phát triển của xã hội loài người vì A. Môi trường tự nhiên phát triển theo quy luật tự nhiên không phụ thuộc vào tác động của con người. B. Sự phát triển của môi trường tự nhiên bao giờ cũng diễn ra nhanh hơn sự phát triển của xã hội loài người. C. Sự phát triển của môi trường tự nhiên bao giờ cũng iễn ra chậm hơn sự phá triển của xã hội loài người. D. Môi trường tự nhiên không cung cấp đầy đủ nhu cầu của con người. Câu 29: Loại tài nguyên không có khả năng khôi phục được là A. Tài nguyên đất. B. Tài nguyên khoáng sản. C. Tài nguyên sinh vật. D. Tài nguyên nước. Câu 30: Môi trường sống của con người bao gồm: A. tự nhiên, nhân tạo B. tự nhiên,xã hội và nhân tạo C. nhân tạo,xã hội D. tự nhiên,xã hội Câu 31: Điều nào sau đây đúng khi nói về tài nguyên nông nghiệp? A. Khí hậu phục vụ cho phát triển du lịch B. Rừng để phục vụ cho công nghiệp khai thác và chế biến C. Khoáng sản phục cho công nghiệp khai thác và chế biến D. Đất để phục vụ cho trồng trọt và chăn nuôi Câu 32: Theo công dụng kinh tế người ta chia tài nguyên thành các loại như sau: A. Tài nguyên nông nghiệp,tài nguyên công nghiệp,tài nguyên du lịch, B. Tài nguyên có thể bị hao kiệt và tài nguyên không bị hao kiệt. C. Tài nguyên không phục hồi được và tài nguyên phục hồi được. D. Tài nguyên đất, nước,khí hậu,sinh vật,khoáng sản. BÀI 42 Câu 1: Nhận định nào sau đây không đúng về sự phát triển bền vững? A. Đảm bảo con người có môi trường sống lành mạnh. B. Sử dụng hợp lí tài nguyên. C. Khai thác tối đa tài nguyên để thúc đẩy kinh tế phát triển. D. Bảo vệ môi trường Câu 2: Các trung tâm phát tán khí thải lớn nhất của thế giới là A. Các nước ở châu Á, châu Phi, Mĩ La tinh. B. Các nước ở Mĩ La tinh, châu Phi. C. Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc. D. Các nước EU, Nhật Bản, Hoa Kì. Câu 3: Hoạt động nào sau đây có ý nghĩa thiết thực trong việc bảo vệ môi trường đối với học sinh? A. Tuyên truyền ý nghĩa của việc bảo vệ môi trường. B. Tham gia meeting ngày môi trường. C. Thường xuyên vệ sinh trường, lớp. D. Tham gia các cuộc thi tìm hiểu về môi trường. Câu 4: Các trung tâm phát thải lớn nhất của thế giới là A. các nước ở châu Á , châu Phi, Mĩ La tinh. B. các nước ở Mĩ La tinh , châu Phi. C. Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc. D. các nước EU, Nhật Bản, Hoa Kì. Câu 5: Ý nào sau đây không phải là nguyên tắc của sự phát triển bền vững ở Việt Nam ? A. Giảm thiểu phát thải các chất khí vào môi trường thông qua việc giảm bớt sản xuất công nghiệp. Sưu tầm và biên soạn: Nguyễn Quốc Trung 14
  15. Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để làm người và để tự khẳng định mình ! B. Quá trình phát triển phải đảm bảo một cách công bằng nhu cầu của thế hệ hiện tại và các thế hệ tương lai. C. Con người là trung tâm của sự phát triển bền vững. D. Phát triển song hành với đảm bảo an ninh lương thực, năng lượng. Câu 6: Mục tiêu của sự phát triển bền vững mà con người đang hướng tới trong giai đoạn hiện nay là: A. Đảm bảo ổn định hoà bình trên thế giới, nâng cao đời sống vật chất cho con người. B. Đảm bảo cho con người có đời sống vật chất và tinh thần ngày càng cao trong môi trường lành mạnh C. Nâng cao thu nhập cho con người lao động, và đời sống tinh thần. D. Đảm bảo cho con người có đời sống tinh thần thật cao Câu 7: Ý nào dưới đây không phải là nguyên nhân làm cho môi trường ở các nước đang phát triển bị hủy hoại nghiêm trọng ? A. Gánh nặng nợ nước ngoài, sức ép dân số, bùng nổ dân số, nạn đói. B. Hậu quả chiến tranh và xung đột triền miên. C. Thiếu vốn, thiếu công nghệ , thiếu cán bộ khoa học kĩ thuật. D. Nền kinh tế nông nghiệp là chủ đạo. Câu 8: Việc khai thác khoáng sản mà không chú trọng đến các biện pháp bảo vệ môi trường ở các nước đang phát triển gây hậu quả gì? A. Cạn kiệt nguồn khoáng sản. B. Nạn thất nghiệp. C. Ô nhiễm môi trường. D. Kinh tế chậm phát triển. Câu 9: Đâu không phải là đặc điểm của các nước đang phát triển ? A. Rất giàu về tài nguyên. B. Có nhiều cán bộ khoa học- kĩ thuật. C. Chiếm phần lớn dân số thế giới. D. Kinh tế - xã hội chậm phát triển . Câu 10: Đâu là đặc điểm của các nước đang phát triển? A. Rất giàu về tài nguyên. B. Có nhiều cán bộ khoa học- kĩ thuật. C. Có nhiều vốn đầu tư. D. Kinh tế phát triển. Câu 11: Những vấn đề môi trường của các nước phát triển chủ yếu gắn với những tác động môi trường do sự A. Phát triển công nghiệp. B. Phát triển du lịch. C. Phát triển nông nghiệp. D. Phát triển ngoại thương. Câu 12: Tài nguyên rừng ở các nước đang phát triển chủ yếu là loại rừng nào sau đây? A. Rừng mưa nhiệt đới. B. Rừng cận nhiệt. C. Rừng lá kim. D. Rừng và cậy bụi lá cứng cận nhiệt. Câu 13: Hoạt động nào sau đây không đúng với ý nghĩa của việc bảo vệ môi trường? A. Tham gia meeting ngày môi trường. B. Thực hiện vệ sinh môi trường khi có yêu cầu. C. Tham gia các cuộc thi tìm hiểu về môi trường. D. Tuyên truyền ý nghĩa của việc bảo vệ môi trường. Câu 14: Sự phát triển ngành kinh tế nào là nguyên nhân chính gây ra vấn đề môi trường ở các nước phát triển? A. Du lịch. B. Công nghiệp. C. Nông nghiệp. D. Ngoại thương. Câu 15: Đâu là đặc điểm của các nước phát triển? A. Rất giàu về tài nguyên. B. Có nhiều cán bộ khoa học- kĩ thuật. C. Nợ nước ngoài nhiều. D. Kinh tế chậm phát triển. Câu 16: Ý nào dưới đây là nguyên nhân làm cho diện tích đất trồng, đồi núi trọc tăng nhanh và thúc đẩy quá trình hoang mạc hóa ở các nước đang phát triển ? A. Đẩy mạnh hoạt động nuôi trồng rừng. B. Phát triển du lịch sinh thái. C. Đốt nương làm rẫy,phá rừng để lấy gỗ,củi,mở rộng diện tích canh tác và đồng cỏ. Sưu tầm và biên soạn: Nguyễn Quốc Trung 15
  16. Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để làm người và để tự khẳng định mình ! D. Phát triển công nghiệp và đô thị. Câu 17: Sự hạn chế của các nguồn tài nguyên thể hiện rõ nhất ở tài nguyên A. Khoáng sản. B. Khí hậu. C. Đất. D. Nước. Câu 18: Nguyên nhân làm cho môi trường ở các nước đang phát triển thêm phức tạp là A. Nhiều công ti xuyên quốc gia dã chuyển các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm sang các nước, đang phát triển. B. Chiến tranh và xung đột triền miên. C. Chậm phát triển về kinh tế - xã hội. D. Bùng nổ dân số trong nhiều năm. Câu 19: Vấn đề môi trường là vấn đề mang tính toàn cầu vì nó ảnh hưởng đến A. toàn thế giới. B. một châu lục. C. một khu vực. D. một quốc gia. Câu 20: Đâu là vấn đề trong khai thác và chế biến khoáng sản ở các nước đang phát triển? A. Xuất khẩu sang các nước tư bản. B. Có vai trò quan trọng trong nền kinh tế. C. Không chú trọng đến bảo vệ môi trường . D. Nguồn xuất khẩu chủ yếu thu ngoại tệ. Câu 21: Nguồn xuất khẩu chủ yếu để thu ngoại tệ ở các nước Tây Á, nhiều nước châu Phi và Mĩ La Tinh là A. Sản phẩm cây công nghiệp chế biến từ gỗ. B. Khoáng sản thô và đã qua chế biến. C. Các sản phẩm từ ngành chăn nuôi. D. Gỗ và các sản phẩm chế biến từ gỗ. Câu 22: Ý nào dưới đây không phải là nguyên nhân chủ yếu làm cho môi trường ở các nước đang phát triển bị hủy hoại nghiêm trọng ? A. Nền kinh tế nông nghiệp là chủ đạo. B. Thiếu vốn, thiếu công nghệ, thiếu cán bộ khoa học kĩ thuật. C. Hậu quả chiến tranh và xung đột triền miên. D. Gánh nặng nợ nước ngoài, sức ép dân số, bùng nổ dân số, nạn đói. Câu 23: Hoạt động nào là nguyên nhân chủ yếu làm cho diện tích đất trồng, đồi núi trọc tăng nhanh ở các nước đang phát triển ? A. Phát triển du lịch sinh thái. B. Đốt nương làm rẫy,phá rừng mở rộng diện tích canh tác . C. Phát triển công nghiệp và đô thị. D. Đẩy mạnh hoạt động nuôi trồng rừng. Câu 24: Nhận định nào sau đây không đúng về vấn đề môi trường ở các nước phát triển? A. Các trung tâm phát thải lớn là Hoa Kì, Nhật Bản, EU. B. Là các trung tâm phát thải lớn của thế giới. C. Đốt nương làm rẫy,phá rừng mở rộng diện tích canh tác. D. Sự phát triển công nghiệp và đô thị gây ra các vấn đề môi trường. Câu 25: Mục tiêu của phát triển bền vững là đảm bảo cho con người có A. Đời sống vật chất, tinh thần ngày càng cao, môi trường sống lanh mạnh. B. Sức khỏe và tuổi thọ ngày càng cao. C. Môi trường sống an toàn, mở rộng. D. Đời sống vật chát, tinh thần ngày càng đầy đủ. Câu 26: Sự hạn chế về trữ lượng của các nguồn tài nguyên thể hiện rõ nhất ờ tài nguyên nào sau đây ? A. Khoáng sản. B. Sinh vật. C. Khí hậu. D. Đất. Câu 27: Các nước phát triển đã bảo vệ môi trường tốt hơn do sự phát triển A. ngành công nghiệp. B. nông nghiệp. C. đô thị. D. khoa học kĩ thuật. Câu 28: Phát triển bền vững là sự phát triển A. giải quyết được vấn đề việc làm. B. không làm ảnh hưởng đến môi trường. C. đảm bảo kinh tế phát triển nhanh. D. tạo nền tảng cho sự phát triển tương lai. Sưu tầm và biên soạn: Nguyễn Quốc Trung 16
  17. Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để làm người và để tự khẳng định mình ! Câu 29: Thử thách lớn nhất của loài người trong quá trình phát triển hiện nay là A. Bệnh dịch, nạn thiếu lương thực ngày càng tăng. B. Ô nhiễm môi trường nước và không khí ngày càng tăng. C. Nhiều tài nguyên đang bị cạn kiệt, trong khi sản xuất xã hội không ngừng được mở rộng. D. Xung đột chính trị xảy ra khắp nơi. Câu 30: Qúa trình hoang mạc hoá ở vùng nhiệt đới khô hạn của các nước đang phát triển chủ yếu do A. phát triển du lịch sinh thái. B. phát triển đô thị. C. phát quang rừng làm đồng cỏ và chăn nuôi gia súc quá mức. D. phát triển công nghiệp. Câu 31: Hội nghị nào thể hiện sự nỗ lực chung của thế giới trong vấn đề bảo vệ môi trường ? A. Hội nghị Cộng đồng Pháp ngữ. B. Hội nghị Thượng đỉnh G20. C. Hội nghị Thượng đỉnh Trái Đất. D. Hội nghị các nước ASEAN. Sưu tầm và biên soạn: Nguyễn Quốc Trung 17