Đề cương ôn thi môn Ngữ văn Lớp 7

docx 2 trang Hoài Anh 27/05/2022 6261
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn thi môn Ngữ văn Lớp 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_cuong_on_thi_mon_ngu_van_lop_7.docx

Nội dung text: Đề cương ôn thi môn Ngữ văn Lớp 7

  1. ĐỀ 1: Phần I. ĐỌC – HIỂU: ( 3 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: “Con người của Bác, đời sống của Bác giản dị như thế nào, mọi người chúng ta đều biết: bữa cơm, đồ dùng, cái nhà, lối sống. Bữa cơm chỉ có vài ba món rất giản đơn, lúc ăn Bác không để rơi vãi một hột cơm, ăn xong, cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn còn lại thì được sắp xếp tươm tất. Ở việc làm nhỏ đó, chúng ta càng thấy Bác quý trọng biết bao kết quả sản xuất của con người và kính trọng như thế nào người phục vụ. Cái nhà sàn của Bác vẻn vẹn chỉ có vài ba phòng, và trong lúc tâm hồn của Bác lộng gió thời đại, thì cái nhà nhỏ đó luôn luôn lộng gió và ánh sáng, phảng phất hương thơm của hoa vườn, một đời sống như vậy thanh bạch và tao nhã biết bao !” (“ Đức tính giản dị của Bác Hồ”- Phạm Văn Đồng) Câu 1 (1 điểm) Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt nào? Thái độ, tình cảm của tác giả được gửi gắm trong đoạn văn ? Câu 2 (1 điểm) Xác định trạng ngữ trong câu sau: “Ở việc làm nhỏ đó, chúng ta càng thấy Bác quý trọng biết bao kết quả sản xuất của con người và kính trọng như thế nào người phục vụ” .Trạng ngữ vừa tìm được bổ sung cho nội dung gì của câu? Câu 3 (1 điểm) Câu: “Con người của Bác, đời sống của Bác giản dị như thế nào, mọi người chúng ta đều biết: bữa cơm, đồ dùng, cái nhà, lối sống.” sử dụng phép tu từ nào? Tác dụng của phép tu từ đó ? Phần II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Viết bài văn chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ: Có công mài sắt, có ngày nên kim \
  2. ĐỀ 2 Phần I. ĐỌC – HIỂU: ( 3 điểm) Đọc bài văn nghị luận sau và trả lời câu hỏi: ĐỪNG SỢ VẤP NGÃ Bất cứ ai cũng đã từng thất bại, đã từng vấp ngã ít nhất một lần trong đời như một quy luật bất biến của tự nhiên. Có nhiều người có khả năng vực dậy, đứng lên rồi nhẹ nhàng bước tiếp như thể chẳng có chuyện gì xảy ra, nhưng cũng có nhiều người chỉ có thể ngồi một chỗ và vẫn luôn tự hỏi lí do vì sao bản thân lại có thể dễ dàng “mắc bẫy” đến như thế Bất kì vấp ngã nào trong cuộc sống cũng đều mang lại cho ta một bài học đáng giá: về một bài toán đã áp dụng cách giải sai, về lòng tốt đã gửi nhầm chủ nhân hay vẽ một tình yêu lâu dài bỗng phát hiện đã trao nhầm đối tượng, Đừng để khỉ tia nắng ngoài kia đã lên, mà con tim vẫn còn băng lạnh. Đừng để khi cơn mưa kia đã tạnh, mà những giọt lệ trên mi mắt vẫn còn tuôn rơi. Thời gian làm tuổi trẻ đi qua nhanh lắm, không gì là mãi mãi, nên hãy sống hết mình để không nuối tiếc những gì chỉ còn lại trong quá khứ mà thôi (Trích Hãy học cách đứng lên sau vấp ngã, theo 4/6/2015) Câu 1 (0,5 điểm) Hãy chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn trích. Câu 1 (0,5 điểm) Đoạn văn trên để cập đến nội dung gì? Câu 1 (1 điểm) Hãy giải thích vì sao tác giả lại cho rằng “Bất kì vấp ngã nào trong cuộc sống cũng đểu mang lại cho ta một bài học đáng giá”. Câu 1 (1 điểm) Tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ gì trong hai câu văn sau: “Đừng để khi tia nắng ngoài kia đã lên, mà con tim vẫn còn băng lạnh. Đừng để khi cơn mưa kia đã tạnh, mà những giọt lệ trên mi mắt vẫn còn tuôn rơi”? Hãy phân tích hiệu quả biểu đạt của biện pháp tu từ đó. Phần II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Chứng minh rằng nói dối có hại cho bản thân.