Đề đề nghị kiểm tra giữa học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Cách mạng Tháng Tám (Có đáp án)
Bạn đang xem tài liệu "Đề đề nghị kiểm tra giữa học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Cách mạng Tháng Tám (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_de_nghi_kiem_tra_giua_hoc_ky_ii_mon_ngu_van_lop_8_nam_hoc.docx
Nội dung text: Đề đề nghị kiểm tra giữa học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Cách mạng Tháng Tám (Có đáp án)
- ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN 10 TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ CÁCH MẠNG THÁNG TÁM KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I Năm học: 2019 - 2020 Môn: Ngữ Văn - Khối: 8 Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian phát đề) MA TRẬN ĐỀ _ MÔN: NGỮ VĂN LỚP 8 Điểm Câu Biết Hiểu Vận dụng (10 hỏi ( 2,5 điểm) (3,5 điểm) ( 4,0 điểm) ĐIỂM) 1 3,0 điểm a. Câu chuyện được 0,5 điểm viết theo phương thức biểu đạt nào? b. Xác định ít nhất một 1,0 điểm từ tượng thanh và một từ tượng hình có trong văn bản. c. Thông điệp tác giả gửi 0,5 điểm gắm qua câu chuyện trên được em hiểu như thế nào? d. Hãy liên hệ bản thân 1,0 điểm và nêu ra một vài hành động thiết thực mà em có thể vận dụng vào cuộc sống hằng ngày sau khi hiểu được thông điệp của tác giả. Hãy viết một văn bản 3,0 điểm nghị luận ngắn khoảng 2 20- 25 dòng giấy thi theo chủ đề “yêu thương con người”. Em hãy viết một bài 4,0 điểm văn tự sự có kết hợp yếu tố miêu tả và biểu cảm kể về kỉ niệm một người bạn thời thơ ấu 3 (có thể là người bạn học cũ, người bạn hàng xóm hoặc một con vật nuôi mà em thân thiết như người bạn)
- ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN 10 TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ CÁCH MẠNG THÁNG TÁM KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I ĐỀ ĐỀ NGHỊ Năm học: 2019 - 2020 Môn: Ngữ Văn - Khối: 8 Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian phát đề) Đề kiểm tra gồm 02 trang Câu 1: (3,0 điểm) Đọc câu chuyện sau, thực hiện các yêu cầu và trả lời câu hỏi từ câu a đến câu c: - Ăn thêm cái nữa đi con! - Ngán quá, con không ăn đâu! - Ráng ăn thêm mội cái, má thương. Ngoan đi cưng! - Con nói là không ăn mà. Vứt đi!Vứt nó đi! Thằng bé lắc đầu quầy quậy, gạt mạnh tay. Chiếc bánh kem văng qua cửa xe rơi xuống đường sát mép cống. Chiếc xe hơi láng bóng rồ máy chạy đi. Hai đứa trẻ đang bới móc đống rác gần đó, thấy chiếc bánh nằm chỏng chơ xô đến nhặt. Mắt hai đứa sáng rực lên, dán chặt vào: - Anh Hai thổi sạch rồi mình ăn. Thằng anh phùng má thổi. Bụi đời đã dính, ,chẳng chịu đi cho. Đứa em sốt ruột cũng ghé miệng thổi tiếp. Chính cái miệng háu đói của nó làm bánh rơi tõm xuống cống hôi hám, chìm hẳn. - Ai biểu anh Hai thổi chi cho mạnh. – Con bé nói rồi thút thít. - Ừa. Tại anh! Nhưng kem còn dính tay nè. Cho em ba ngón, anh chỉ liếm hai ngón thôi! (Lý Thanh Thảo, trích “Bốn mươi truyện rất ngắn”, NXB Hội Nhà Văn, 1994) a. Câu chuyện trên được viết theo phương thức biểu đạt nào? (0,5 điểm) b. Xác định ít nhất 1 từ tượng thanh và 1 từ tượng hình có trong văn bản. (1,0 điểm) c. Thông điệp tác giả gửi gắm qua câu chuyện trên được em hiểu như thế nào? Từ đó, em hãy liên hệ bản thân và nêu ra một vài hành động thiết thực mà em có thể vận dụng vào cuộc sống hằng ngày sau khi hiểu được thông điệp của tác giả. Trả lời bằng đoạn văn ngắn khoảng 3-4 dòng. (1,5 điểm) Câu 2: (3,0 điểm) Hãy viết một văn bản nghị luận ngắn khoảng 20 - 25 dòng giấy thi theo chủ đề “Yêu thương con người”. Câu 3: (4,0 điểm)
- “Đôi khi bạn nhớ một người đã cũ không phải vì bạn muốn họ quay trở lại trong cuộc sống của mình. Chỉ bởi vì hoài niệm cũng là một phần trong hành trình đi tới mà thôi”. Em hãy viết một bài văn tự sự có kết hợp yếu tố miêu tả và biểu cảm kể về kỉ niệm một người bạn thời thơ ấu (có thể là người bạn học cũ, người bạn hàng xóm hoặc một con vật nuôi mà em thân thiết như người bạn) HẾT Học sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm. Họ và tên học sinh:
- ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN 10 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ NĂM HỌC 2019 - 2020 CÁCH MẠNG THÁNG TÁM Môn: Ngữ Văn - Lớp: 8 HƯỚNG DẪN CHẤM CÂU NỘI DUNG TRẢ LỜI ĐIỂM TỪNG PHẦN Câu 1 Đọc câu chuyện, thực hiện các yêu cầu và trả lời câu hỏi từ câu a đến câu c a - Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm 0,5 đ b - Từ tượng thanh: (0,5 đ) thút thít, tõm 0,5 đ - Từ tượng hình: ( 0,5 đ) quầy quậy, chỏng chơ 0,5 đ c - Thông điệp: Sự đồng cảm, sẻ chia, nhường nhịn (0,25 đ); tình 1,5 đ cảm anh em ruột thịt (0,25 đ) - Liên hệ bản thân: + Nhận thức: trân trọng hơn những gì mà mình đang có (0,25 đ); đồng cảm với những con người bất hạnh hơn mình (0,25 đ) + Hành động: yêu thương hơn những thành viên trong gia đình như anh chị em (0,25 đ); sẵn sàng giúp đỡ, san sẻ để nhận lại tình yêu thương. (0,25 đ) Câu 2 Viết một văn bản nghị luận ngắn khoảng 20 - 25 dòng giấy thi theo chủ đề “Yêu thương con người” - Yêu cầu hình thức: (1,0 điểm) 3,0 đ + Bài văn diễn đạt trôi chảy, không sai lỗi chính tả. - Yêu cầu về nội dung: (2,0 điểm) + Biết dùng lí lẽ, dẫn chứng thuyết phục cần làm nổi bật luận điểm. + HS viết được 1 văn bản nghị luận ngắn có cấu trúc hoàn chỉnh, nội dung phải trình bày được ý kiến và có lý giải thuyết phục. Mở bài: Nêu vấn đề. Thân bài: Lý giải vấn đề. yêu thương con người là gì ? yêu thương con người như thế nào ? Kết bài: Tóm lại vấn đề.
- Câu 3 Viết một bài văn tự sự có kết hợp yếu tố miêu tả và biểu cảm kể về kỉ niệm một người bạn thời thơ ấu (có thể là người bạn học cũ, người bạn hàng xóm hoặc một con vật nuôi mà em thân thiết như người bạn). 1. Yêu cầu về kỹ năng: HS viết được một bài tự sự có bố cục rõ ràng. Biết kết hợp các yếu tố miêu tả và biểu cảm. 2. Yêu cầu về kiến thức: HS có thể trình bày bằng nhiều cách khác nhau miễn là làm rõ được yêu cầu của đề. Một số gợi ý: a. Mở bài: - Giới thiệu về kỷ niệm khó quên: với ai, về việc gì. 0,5 đ b. Thân bài: - Hoàn cảnh xảy ra sự việc. 0,5 đ - Diễn biến sự việc: mở đầu; thắt nút, cao trào, gỡ nút; kết thúc 1,5 - Kết hợp các yếu tố miêu tả và biểu cảm. 1,0 c. Kết bài: Tình cảm thái độ đối với câu chuyện và người bạn 0,5 thời thơ ấu. Biểu điểm: - Điểm 4,0: Bố cục rõ ràng, cân đối, diễn đạt trôi chảy, ý văn mạch lạc, giàu cảm xúc, không mắc lỗi về chính tả, đặt câu, dùng từ, chữ viết đẹp, đúng chuẩn. - Điểm 3,0: Nắm thể loại, hoàn thành các yêu cầu về nội dung, bố cục rõ cảm xúc tự nhiên, diễn đạt suôn sẻ, mắc 3-4 lỗi chính tả, chữ viết rõ. - Điểm 2,0 : Bố cục đủ, hoàn thành tương đối các yêu cầu về nội dung, đôi chỗ ý văn, cảm xúc sơ sài, mắc 5-6 lỗi chính tả, chữ viết tương đối rõ. - Điểm 1,5 : Đủ các yêu cầu về nội dung, nhưng lời văn còn vụng về, thiếu cảm xúc cụ thể, chỉ kể suông về kỉ niệm hoặc tả sơ về người bạn thời thơ ấu; mắc không quá nhiều lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp. Vẫn hình thành được bố cục ba phần nhưng sơ sài (khoảng 15 dòng). - Điểm 1,0: Chỉ viết một đoạn rồi bỏ hoặc lạc đề (đoạn ngắn tối thiểu 10 dòng). - Điểm 0,0: bỏ trắng, không làm.
- Trên đây chỉ là những gợi ý biểu điểm, Gv cần linh hoạt chấm theo sự tư duy và sáng tạo của hs. HẾT