Đề đề xuất kiểm tra chất lượng học kỳ I môn Vật lý Lớp 8 - Năm học 2012-2013 - Trường THCS Định Hòa (Có đáp án)

doc 2 trang thaodu 7020
Bạn đang xem tài liệu "Đề đề xuất kiểm tra chất lượng học kỳ I môn Vật lý Lớp 8 - Năm học 2012-2013 - Trường THCS Định Hòa (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_de_xuat_kiem_tra_chat_luong_hoc_ky_i_mon_vat_ly_lop_8_nam.doc

Nội dung text: Đề đề xuất kiểm tra chất lượng học kỳ I môn Vật lý Lớp 8 - Năm học 2012-2013 - Trường THCS Định Hòa (Có đáp án)

  1. SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ I ĐỒNG THÁP Năm học: 2012-2013 Môn thi: VẬT LÍ- Lớp 8 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian phát đề) Ngày thi: ĐỀ ĐỀ XUẤT (Đề gồm có 01 trang) Đơn vị ra đề: THCS ĐỊNH HÒA.(Phòng GDĐT LAI VUNG. ) Câu 1: (1,0 điểm) Hai lực cân bằng là gì ? Câu 2: (2,0 điểm) Trình bày công thức tính áp suất chất lỏng, nêu đơn vị và tên các đại lương có mặt trong công thức Câu 3: (2,0 điểm) Phát biểu định luật về công ? Cho ví dụ ? Câu 4: (1,0 điểm) Trình bày tính tương đối của chuyển động và đứng yên ? Tìm ví dụ ? Câu 5: (1,0 điểm) Trong chất lỏng đứng yên áp suất tại những điểm trên cùng những mặt phẳng nằm ngang (có độ sâu) có độ lớn như thế nào ? Câu 6: (1,0 điểm) Nêu những điều kiện khi ta thả một vật trong lòng chất lỏng ? Câu 7: (2,0 điểm) Một người đi bộ trên quãng đường đầu dài 3 km với vận tốc 2 m/s. Quãng đường tiếp theo dài 1,95 km, người đó đi hết 0,5 giờ. Tính vận tốc trung bình của người đó trên cả hai quãng đường ? . HẾT.
  2. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ I ĐỒNG THÁP Năm học: 2012-2013 Môn thi: VẬT LÍ – Lớp 8 HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ ĐỀ XUẤT (Hướng dẫn chấm gồm có 01 trang) Đơn vị ra đề: THCS ĐỊNH HÒA.(Phòng GDĐT LAI VUNG. ) Câu Nội dung yêu cầu Điểm Câu 1 Hai lực cân bằng là hai lực cùng đặt lên một vật, có cường độ bằng 1,0 đ (1,0 đ) nhau, phương nằm trên cùng một đường thẳng, chiều ngược nhau. Câu 2 p = d.h 0.5 đ (2,0 đ) Trong đó: h : là độ sâu tính từ điểm tính áp suất từ mặt thoáng chất lỏng. (m) 0.5 đ d : là trọng lượng riêng của chất lỏng. (N/m3) 0,5đ p: là áp suất ở đáy cột chất lỏng. (N/m2) hoặc (Pa) 0,5đ Câu 3 Không một máy cơ đơn giản nào cho ta lợi về công. Được lợi bao nhiêu (2,0 đ) lần về lực thì thiệt bấy nhiêu lần về đường đi. 1,5 đ Ví dụ: (Tùy theo ví dụ HS giáo viên chấm) 0,5 đ Câu 4 Chuyển động và đứng yên có tính tương đối tùy thuộc vào vật được (2,0 đ) chọn làm vật mốc. Người ta thường chọn những vật gắn với Trái Đất 1.5 đ làm vật mốc. Ví dụ: (Tùy theo ví dụ HS giáo viên chấm) 0.5 đ Câu 5 Trong chất lỏng đứng yên áp suất tại những điểm trên cùng những mặt (1,0 đ) phẳng nằm ngang (có độ sâu) có độ lớn là như nhau. 1 đ Câu 6 + Vật chìm xuống khi lực đẩy Ácsimét FA nhỏ hơn trọng lượng P: FA P + Vật lơ lửng khi lực đẩy Ácsimét FA bằng trọng lượng P: FA = P Câu 7 Cho biết (2,0 đ) S1= 3 km = 3000 m V1 = 2 m/s S2 = 1,95 km = 1950 m 0.5 đ t2 = 0,5h = 1500s vtb = ? Thời gian người đó đi hết quãng đường đầu là: 0.75 V1 = S1/ t1=> t1= S1/ V1 = 3000/2 =1500 s Vận tốc trung bình của người đó đi trên cả hai quãng đường là: 0.75 vtb = (S1 + S2)/ )t1 + t2) = (3000 +1950) +(1500+1800) = 1,5 m/s