Đề đề xuất kiểm tra chất lượng học kỳ I môn Vật lý Lớp 8 - Năm học 2012-2013 - Trường THCS Và THPT Hòa Bình (Có đáp án)
Bạn đang xem tài liệu "Đề đề xuất kiểm tra chất lượng học kỳ I môn Vật lý Lớp 8 - Năm học 2012-2013 - Trường THCS Và THPT Hòa Bình (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_de_xuat_kiem_tra_chat_luong_hoc_ky_i_mon_vat_ly_lop_8_nam.doc
Nội dung text: Đề đề xuất kiểm tra chất lượng học kỳ I môn Vật lý Lớp 8 - Năm học 2012-2013 - Trường THCS Và THPT Hòa Bình (Có đáp án)
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ I ĐỒNG THÁP Năm học: 2012-2013 Môn thi: VẬT LÝ - Lớp 8 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian phát đề) Ngày thi: ĐỀ ĐỀ XUẤT (Đề gồm có 01 trang) Đơn vị ra đề: THCS Và THPT Hòa Bình Câu 1: (1,0 điểm) Hãy nêu 2 ví dụ về hiện tượng một vật có thể là chuyển động so với vật này nhưng lại là đứng yên so với vật khác. Câu 2: (2,0 điểm) Độ lớn vận tốc cho biết gì và được xác định như thế nào? Câu 3: (1,0 điểm) Hai lực cân bằng là gì? Câu 4: (2,0 điểm) Áp suất là gì? Viết công thức và giải thích các đại lượng có trong công thức. Đơn vị áp suất là gì? Câu 5: (1,0 điểm) Hãy nêu một hiện tượng chứng tỏ có sự tồn tại của áp suất trong lòng chất lỏng. Câu 6: (1,0 điểm) Nêu một hiện tượng chứng tỏ có sự tồn tại lực đẩy Acsimet. Câu 7: (2,0 điểm) Một người đi bộ đều trên quãng đường dài 3km với vận tốc 2m/s. Quãng đường tiếp theo dài 1,95km, người đó đi hết 0,5h. Tính vận tốc trung bình của người đó trên cả hai quãng đường. . HẾT.
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ I ĐỒNG THÁP Năm học: 2012-2013 Môn thi: VẬT LÝ – Lớp 8 HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ ĐỀ XUẤT (Hướng dẫn chấm gồm có 01 trang) Đơn vị ra đề: Trường THCS và THPT Hoà Bình Câu Nội dung yêu cầu Điểm Câu 1 Một Người ngồi trên chiếc xuồng đang thả trôi theo dòng nước. 0,5 đ (1,0 đ) Người này chuyển động so với bụi cây bên bờ sông nhưng lại là đứng yên so với chiếc xuồng. Lái xe chuyển động so với cây cột đèn nhưng lại là đứng yên so 0,5 đ với chính chiếc xe mình lái Câu 2 Độ lớn vận tốc cho biết sự nhanh chậm của chuyển động. 1 đ (2,0 đ) Được tính bằng độ dài quãng đường đi được trong một đơn vị 1 đ thời gian Câu 3 Hai lực cân bằng là hai lực cùng đặt lên một vật, 0,25 đ (1,0 đ) có cường độ bằng nhau, 0,25 đ phương nằm trên cùng một đường thẳng, 0,25 đ chiều ngược nhau. 0,25 đ Câu 4 Áp suất được tính bằng độ lớn của áp lực trên một đơn vị diện (2,0 đ) tích bị ép. 0,5 đ P = F/S 0,5 đ P là áp suất 0,25 đ F là áp lực 0,25 đ S là diện tích bị ép 0,25 đ Đơn vị áp suất là paxcan (Pa): 1Pa = 1N/m2 0,25 đ Câu 5 Khi lặn sâu tai ta đau nhói. Chứng tỏ có áp suất trong lòng chất 1 đ (1,0 đ) lỏng làm tai đau nhói. Câu 6 Khi kéo gàu nước lên khỏi mặt nước ta thấy gàu nước nặng hơn (1,0 đ) khi nó còn chìm trong nước. Chứng tỏ khi trong nước có lực đẩy thẳng từ dưới lên lực này gọi là lực đẩy Acsimet. 1 đ Câu 7 s1 3000 0,5 đ Thời gian đi hết quãng đường đầu t1 1500s. (2,0 đ) v1 2 Quãng đường tiếp theo s2 = 1,95km = 1950m ; thời gian chuyển 0,75 đ động là t2 = 0,5.3600 = 1800s. Vận tốc trung bình của người đó trên cả hai đoạn đường: 0,75 đ s1 s2 3000 1950 vtb 1,5m / s t1 t2 1500 1800 Lưu ý: học sinh có thể trả lời theo cách khác hoặc lấy ví dụ khác mà đúng theo yêu cầu vẩn được hưởng trọn số điểm của ý đó (câu đó).