Đề dự đoán kì thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn năm 2020 - Đề số 2 (Có đáp án)

doc 9 trang thaodu 4440
Bạn đang xem tài liệu "Đề dự đoán kì thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn năm 2020 - Đề số 2 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_du_doan_ki_thi_thpt_quoc_gia_mon_ngu_van_nam_2020_de_so_2.doc

Nội dung text: Đề dự đoán kì thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn năm 2020 - Đề số 2 (Có đáp án)

  1. Bộ đề chuẩn cấu trúc ĐỀ DỰ ĐOÁN KÌ THI THPT QUỐC GIA NĂM 2020 Môn thi: NGỮ VĂN ĐỀ SỐ 2 Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn trích dưới đây và thực hiện các yêu cầu: Người thành công luôn chịu trách nhiệm cho bất cứ chuyện gì xảy ra trong cuộc sống của họ. Họ tin rằng dù chuyện gì xảy ra đi chăng nữa, họ là một phần nguyên nhân gây ra nó. Ví dụ: nếu họ thi trượt, đó là lỗi của họ. Nếu không được cha mẹ tin tưởng, đó là lỗi của họ. Nếu phải vào lớp tệ hại nhất, đó là lỗi của họ. Nếu trở thành một học sinh xuất sắc, đó cũng là nhờ nỗ lực của họ. Nhận lãnh trách nhiệm về bản thân có một sức mạnh tiềm ẩn vô cùng to lớn. Nếu bạn tin rằng bạn là nguyên do của mọi chuyện, bạn sẽ có khả năng thay đổi và cải thiện mọi chuyện. Nói một cách đơn giản, bạn làm chủ cuộc sống của chính bạn. [ ]Những kẻ thất bại bao giờ cũng có khuynh hướng đổ lỗi cho mọi người ngoại trừ bản thân họ. Họ đổ thừa thầy cô giảng bài nhàm chán, đổ thừa kì thi quá khó, đổ thừa bạn bè làm họ xao nhãng việc học, đổ thừa cha mẹ suốt ngày cằn nhằn họ. Tệ hại hơn cả, một số học sinh còn tự lừa dối bản thân rằng mọi việc cũng không đến nỗi quá tệ, rằng môn Toán của họ cũng không tệ đến thế, rằng thực chất họ học hành rất chăm chỉ trong khi tự đáy lòng, họ biết rõ những điều đó không phải là sự thật. “Những người và những việc xung quanh mình khiến mình thất bại “. Suy nghĩ đó khiến bạn trở thành nạn nhân bất lực, không thể thay đổi được cuộc sống. (Tôi tài giỏi, bạn cũng thế, Adam Khoo, Trang 43, NXB Phụ nữ, 2013) Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích. Câu 2: Theo tác giả, điểm khác nhau cơ bản giữa người thành công và những kẻ thất bại là gì? Câu 3: Vì sao tác giả lại cho rằng: suy nghĩ “những người và những việc xung quanh mình khiến mình thất bại ” lại làm cho con người trở thành nạn nhân bất lực, không thể thay đổi được cuộc sống? Câu 4: Bài học ý nghĩa nhất mà anh/chị rút ra từ văn bản trên là gì? II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm) Từ văn bản ở phần Đọc - hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về hậu quả của việc không làm chủ cuộc sống của con người. Câu 2 (5,0 điểm) Nhà thơ Trần Lê Văn cho rằng: Bài thơ Tây Tiến có phảng phất những nét buồn, những nét đau, nhưng đó là cái buồn đau bi tráng, chứ không phải là cái buồn đau bi lụy. Anh/chị hãy phân tích đoạn thơ sau để làm sáng tỏ nhận định trên. Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc, Quân xanh màu lá dữ oai hùm. Trang 1
  2. Mắt trừng gửi mộng qua biên giới, Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm Rải rác biên cương mồ viễn xứ, Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh, Áo bào thay chiếu anh về đất, Sông Mã gầm lên khúc độc hành. (Trích Tây Tiến - Quang Dũng, Sgk Ngữ văn 12, tập 1, Nxb Giáo dục, 2008, Tr.89) Nếu bạn muốn sử dụng nhiều đề hơn nữa thì truy cập vào link sau: LỜI GIẢI CHI TIẾT Phần Nội dung Điểm Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích. 0,5 điểm Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích: nghị luận/phương thức nghị luận Câu 2: Theo tác giả, điểm khác nhau cơ bản giữa người thành công và những kẻ 0,5 điểm thất bại là gì? Điểm khác nhau cơ bản giữa người thành công và những kẻ thất bại là: Người thành công luôn chịu trách nhiệm cho bất cứ chuyện gì xảy ra trong cuộc sống của họ còn những kẻ thất bại bao giờ cũng có khuynh hướng đỗ lỗi cho mọi người ngoại trừ bản thân họ. Câu 3: Vì sao tác giả lại cho rằng: suy nghĩ “những người và những việc xung 1,0 điểm quanh mình khiến mình thất bại ” lại làm cho con người trở thành nạn nhân bất I lực, không thể thay đổi được cuộc sống? Đọc hiểu Tác giả cho rằng: suy nghĩ những người và những việc xung quanh mình khiến (3,0 đ) mình thất bại lại làm cho con người trở thành nạn nhân bất lực, không thể thay đổi được cuộc sống vì: - Khi luôn nghĩ rằng “những người và những việc xung quanh mình khiến mình thất bại” có nghĩa là con người luôn đổ lỗi cho hoàn cảnh mà không chịu thừa nhận những khiếm khuyết, sai lầm, điểm yếu của bản thân Nói cách khác là lối sống hèn nhát, giả dối. Họ không dám đối diện với chính mình để thay đổi bản thân. - Sống quá phụ thuộc vào những người xung quanh còn làm con người trở nên thụ động, ỉ lại, dần đánh mất những năng lực tiềm ẩn vốn có của mình dẫn đến không tự mình thay đổi được cuộc sống theo hướng tích cực Câu 4: Bài học ý nghĩa nhất mà anh/chị rút ra từ văn bản trên là gì? 1,0 điểm Trang 2
  3. Thí sinh có thể rút ra một bài học bất kì mà mình tâm đắc nhất nhưng phải phù hợp với nội dung văn bản. Gợi ý: - Bài học về nguyên nhân dẫn đến thành công và thất bại - Bài học về làm chủ cuộc sống của bản thân Câu 1: Từ văn bản ở phần Đọc - hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 2,0 điểm chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về hậu quả của việc không làm chủ cuộc sống của con người. Đảm bảo yêu cầu hình thức đoạn văn 0,25đ Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng - phân - hợp, móc xích hoặc song hành. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận 0,25đ Hậu quả của việc không làm chủ cuộc sống của con người. Triển khai vấn đề cần nghị luận 1,0đ Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, không bắt buộc nêu hết được những hậu quả dưới đây nhưng phải có lập luận hợp lí, thuyết phục: - Không làm chủ cuộc sống, người ta sống theo phản ứng bản năng hơn là sự điều khiển của ý thức vì thế dễ sa ngã vào các tệ nạn xã hội - Không làm chủ cuộc sống, con người dễ dàng sống theo sự sắp xếp, định II hướng của người khác, nghĩa là không được sống cuộc đời của chính mình Làm văn Chính tả, dùng từ, đặt câu 0,25đ (7,0đ) Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng Việt Sáng tạo: 0,25đ Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận Câu 2: Nhà thơ Trần Lê Văn cho rằng: Bài thơ Tây Tiến có phảng phất những 5,0 điểm nét buồn, những nét đau, nhưng đó là cái buồn đau bi tráng, chứ không phải là cái buồn đau bi lụy. Anh/chị hãy phân tích đoạn thơ sau để làm sáng tỏ nhận định trên. Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc, Quân xanh màu lá dữ oai hùm. Mắt trừng gửi mộng qua biên giới, Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm Rải rác biên cương mồ viễn xứ, Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh, Áo bào thay chiếu anh về đất, Sông Mã gầm lên khúc độc hành. Trang 3
  4. (Trích Tây Tiến - Quang Dũng, Sgk Ngữ văn 12, tập 1, Nxb Giáo dục, 2008, Tr.89) Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận 0,25đ Có đủ ba phần Mở bài, Thân bài, Kết bài. Mở bài giới thiệu đuợc vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận 0,5đ Phân tích đoạn thơ thứ 3 của bài thơ để làm rõ: Bài thơ Tây Tiến có phảng phất những nét buồn, những nét đau, nhưng đó là cái buồn đau bi tráng, chứ không phải là cái buồn đau bi lụy Triển khai vấn đề cần nghị luận 3,5đ Vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng để làm sáng tỏ vấn đề. Bài làm cần đảm bảo các yêu cầu cơ bản sau: Giới thiệu khái quát về tác giả, đoạn trích và vấn đề cần nghị luận - Quang Dũng là một trong những gương mặt tiêu biểu của thơ ca thời kì đầu kháng chiến chống Pháp. Thơ Quang Dũng hấp dẫn bởi chất hồn hậu, lãng mạn, phóng khoáng, tài hoa. Bài thơ “Tây Tiến ” được sáng tác cuối năm 1948, khi nhà thơ rời xa đơn vị cũ chưa lâu, thể hiện nỗi nhớ tha thiết về đơn vị cũ và thiên nhiên, núi rừng miền Tây Bắc. - Ở đoạn thơ thứ ba, Quang Dũng đã xây dựng thành công hình tượng người lính Tây Tiến dù chiến đấu vất vả, hi sinh nhưng vẫn mang vẻ đẹp lãng mạn, hào hùng đúng như nhà thơ Trần Lê Văn nhận xét: Bài thơ Tây Tiến có phảng phất những nét buồn, những nét đau, nhưng đó là cái buồn đau bi tráng, chứ không phải là cái buồn đau bi lụy. Giải thích nhận định - Nét buồn đau bi lụy: Là nỗi buồn làm cho con người trở nên yếu đuối, mất hết ý chí và sức lực - Nét buồn đau bi tráng: Có đau thương mất mát nhưng vẫn mạnh mẽ, khỏe khoắn, hào hùng Ý kiến khẳng định: Bài thơ Tây Tiến có đề cập đến những vất vả, gian lao, những mất mát, hi sinh của người lính nhưng không làm con người trở nên bi quan, chán nản mà lại làm ngời lên bản lĩnh phi thường và khí phách ngang tàng. Phân tích đoạn thơ để làm sáng tỏ nhận định Đoạn thơ phảng phất những nét buồn, những nét đau - Bức chân dung khắc khổ vì bệnh tật và điều kiện sinh hoạt thiếu thốn Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc Trang 4
  5. Quân xanh màu lá dữ oai hùm. Quang Dũng đã không né tránh việc miêu tả cuộc sống gian khổ mà người lính phải chịu đựng: Hình ảnh không mọc tóc, quân xanh màu lá là hậu quả của những trận sốt rét rừng, của việc thiếu lương thực, thiếu thuốc men Tất cả làm cho mái tóc xanh của các chàng trai trẻ không còn nữa, da xanh như tàu lá. Nhà thơ Chính Hữu trong bài “Đồng chí’’ cũng từng viết về những trận sốt rét rừng như thế: Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh Sốt người vầng trán ướt mồ hôi - Những mất mát hi sinh mà người lính phải trải qua nơi chiến trường: Rải rác biên cương mồ viễn xứ Từ láy tượng hình rải rác diễn tả hình ảnh những nấm mồ hoang lạnh trải khắp một vùng biên cương tổ quốc. Nếu tách riêng câu thơ ra khỏi đoạn ta dễ có cảm giác đang được chứng kiến một bức tranh với màu sắc xám lạnh, u uất như vọng về từ thời chinh phu tráng sĩ: Hồn tử sĩ gió về ù ù thổi Mặt chinh phu trăng dõi dõi soi Chinh phu tử sĩ mấy người Nào ai mạc mặt nào ai gọi hồn. (Chinh phụ ngâm - Đặng Trần Côn) - Người lính phải chiến đấu trong điều kiện thiếu thốn Hình ảnh áo bào thay chiếu tái hiện hiện thực thiếu thốn, gian khổ: tiễn đưa người lính về nơi vĩnh hằng không có một chiếc quan tài, thậm chí không cả manh chiếu che thân. Câu thơ này gợi ta nhớ tới những vần thơ xót thương cho đồng đội của Hoàng Lộc: Ở đây không gỗ ván Vùi anh trong tấm chăn Của đồng bào Cửa Ngàn Tặng tôi ngày phân tán. (Viếng bạn) —> Những nét buồn, nét đau mà Quang Dũng phản ánh trong đoạn thơ có một thời đã bị phê phán là buồn rơi, mộng rớt, là ủy mị, làm nhụt nhuệ khí chiến đấu của bộ đội. Tuy nhiên, đó là những nét vẽ chân thực về cuộc sống chiến đấu của người lính. Nó giúp ta thấm thía hơn cái giá của hòa bình hôm nay và biết quý trọng nâng niu những hi sinh xương máu của biết bao thế hệ cha anh. Đoạn thơ toát lên vẻ đẹp bi tráng chứ không hề bi lụy Trang 5
  6. - Vẻ xanh xao vì đói rét, bệnh tật của người lính Tây Tiến, qua cái nhìn của Quang Dũng vẫn toát lên sự oai phong, dũng mãnh như những con hổ nơi rừng thiêng: dữ oai hùm —> Bút pháp lãng mạn đã tạo ra cái nhìn xoáy vào bên trong để phát hiện ra nguồn sức mạnh nội tâm khiến hình tượng người lính hiện lên ốm mà không yếu, khắc khổ mà không tiều tụy. - Sự hòa quyện đẹp đẽ giữa tình yêu lứa đôi và tình yêu tổ quốc, giữa tinh thần chiến đấu mạnh mẽ với tâm hồn đậm chất hào hoa, lãng mạn của các chàng trai vốn xuất thân từ Hà Nội Mắt trừng gửi mộng qua biên giới Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm. + Hình ảnh mắt trừng thể hiện ý chí quyết tâm của người lính Tây Tiến trong nhiệm vụ bảo vệ biên cương, thực hiện nghĩa vụ quốc tế của mình. + Hình ảnh đêm mơ Hà Hội dáng kiều thơm lại là phút giây mơ mộng của tâm hồn trở về mái trường góc phố thân thương. Bên trong cái dữ dội, oai hùng của người lính là những tâm hồn, những trái tim rạo rực, khao khát yêu thương. Họ là những chàng trai ra đi khi mới mười tám, đôi mươi, chắc hẳn ai cũng ôm ấp trong tim một bóng hình. Ba chữ dáng kiều thơm gợi vẻ đẹp yêu kiều thanh lịch của các thiếu nữ Hà thành như một dòng suối mát lành làm dịu đi cái khắc nghiệt của chiến trường, đem đến cho người lính niềm tin yêu và hi vọng, tiếp thêm cho họ sức mạnh để chiến thắng kẻ thù —> Quang Dũng đã tạo nên một tương phản hết sức đặc sắc - những con người chiến đấu kiên cường với ý chí sắt thép cũng chính là con người có một đời sống tâm hồn phong phú. Người lính Tây Tiến không chỉ biết cầm súng, cầm gươm theo tiếng gọi của non sông mà còn rất hào hoa, giữa bao nhiêu gian khổ, thiếu thốn trái tim họ vẫn rung động trong một nỗi nhớ về dáng kiều thơm, nhớ về vẻ đẹp của Hà Nội - Thăng Long xưa. - Dù có miêu tả những hi sinh mất mát nhưng đoạn thơ vẫn mang đậm cảm hứng hào hùng, tráng lệ: + Ba từ Hán Việt liên tiếp: biên cương - mồ - viễn xứ gợi không khí thiêng liêng, trang trọng, đã làm nhòe đi nét nghĩa đau thương mà vang về âm thanh hào hùng. Những nấm mồ hoang lạnh nơi rừng sâu biên giới bỗng trở thành những mộ chí tôn nghiêm vĩnh hằng. + Tinh thần chiến đấu bất khuất: Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh. Hai chữ chẳng tiếc đứng giữa dòng thơ vang lên dõng dạc, dứt khoát như lời thề quyết tử cho tổ quốc quyết sinh, gợi âm hưởng hào hùng một thuở: Đoàn vệ quốc quân một lần ra đi Trang 6
  7. Nào có sá chi đâu ngày trở về Ra đi, ra đi bảo tồn sông núi Ra đi, ra đi thà chết chớ lui + Sự hy sinh của người lính còn được tráng lệ hoá qua hình ảnh áo bào và nghệ thuật nói giảm nói tránh anh về đất. “Áo bào ” gợi hình ảnh tấm áo choàng màu đỏ của các dũng tướng ra trận thuở xưa. Nghệ thuật nói giảm, nói tránh anh về đất gợi tư thế ung dung, thanh thản, nhẹ nhõm của người lính khi đón nhận cái chết. - Âm hưởng bi tráng của dòng sông Mã như một khúc ca chiêu hồn tử sĩ: Sông Mã gầm lên khúc độc hành. Trọng âm của câu thơ dồn vào động từ gầm (nhà thơ không dùng từ kêu hoặc thét) tạo ra âm điệu trầm rung sông núi. Trong âm hưởng hào hùng và dữ dội của thiên nhiên, sự hi sinh của người lính Tây Tiến không bi lụy mà thấm đẫm tinh thần bi tráng. Đánh giá - Đoạn thơ đã dựng nên một tượng đài bất tử về người lính Tây Tiến buổi đầu chống Pháp. Hình tượng ấy dù vẫn có những hi sinh mất mát nhưng vượt lên tất cả vẫn là một khí phách hiên ngang, một khát vọng, lí tưởng sống cao đẹp đáng trân trọng. Đây cũng chính là chất bi tráng của tác phẩm. - Thể hiện thành công điều đó là nhờ Quang Dũng đã kết hợp hài hòa bút pháp tả thực và lãng mạn, triệt để phát huy tác dụng của nghệ thuật tương phản đối lập, giọng thơ trang trọng với nhiều từ Hán - Việt, các hình ảnh giàu tính biểu tượng khiến những vần thơ viết về nỗi đau, sự hi sinh mất mát mà vẫn hào hùng, tráng lệ. Kết thúc vấn đề Chính tả, dùng từ, đặt câu 0,25đ Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng Việt. Sáng tạo: 0,5đ Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận. TÀI LIỆU THAM KHẢO: Phần II - Câu 1 (2,0 điểm) Khi không làm chủ được mình, người ta sống theo phản ứng bản năng hơn là sự điều khiển của ý thức qua việc quản lý tâm ý và hành vi. Thông thường khi ấy, người nguyên tắc nhất cũng dễ vi phạm những quy tắc mà bình thường họ tự lập ra và nghiêm túc thực hiện. Luật lệ, xét cho cùng, là phạm vi chúng ta xác định để tự mình thể hiện đầy đủ nhân vị làm ‘người’; vượt qua ngưỡng ấy, chúng ta tự hạ thấp nhân cách của mình và đôi khi phải chuốc họa vào thân. Ví như Trang 7
  8. người đi đường, một khi không làm chủ được mình, thay vì đi bên phải và đi đúng làn dành cho phương tiện mình đang điều khiển theo luật định khi tham gia giao thông, họ lại đánh võng vòng vèo từ bên phải sang bên trái; thế là họ va quẹt vào người đi ngược chiều và gây ra tai nạn, rước họa cho mình và gieo khổ cho người. Nhiều người trẻ bốc đồng không làm chủ mình, đua xe tốc độ, không lường đến hiểm nguy, chỉ vài lời nói khích của bạn bè thì không còn biết tôn trọng luật lệ, coi mạng sống con người chẳng là gì cả và kết cuộc gây ra tai nạn giao thông nghiêm trọng, dẫn đến khổ đau cho mình và người. Khi không làm chủ được mình, người ta như đang quờ quạng trong tăm tối và si mê đến ngu xuẩn, đem cả thân và tâm giao cho bản năng sai khiến rồi hành động liều lĩnh, nói năng thiếu sự kiểm soát của ý thức, đến khi tỉnh táo trở lại thì mọi chuyện e đã quá muộn màng. Người không làm chủ được mình dễ dàng sa ngã vào các tệ nạn xã hội, các trò đỏ đen may rủi có sức hấp dẫn và có tính gây nghiện ghê gớm, đến mức phải tan cửa nát nhà, gia sản tiêu tan, sự nghiệp không còn, hôn nhân đổ vỡ, người thân phân tán, gia đình điêu đứng v.v. vẫn không biết dừng lại. Đến lúc tỉnh trí, cảm giác ân hận choán hết tâm hồn, nhưng cũng không thể giải quyết được hậu quả vì không ai có thể quay ngược thời gian để thay đổi một quyết định sai lầm trong quá khứ. Khi không làm chủ được mình, người ta không còn khả năng tự quyết, chính lúc ấy họ như đã tự đánh mất chính mình. Chẳng khác nào chiếc xe đang lao xuống vực thẳm mà người điều khiển “lạc tay lái”, không thể lường được biết bao hiểm nguy đang chực chờ phía trước. Khi không làm chủ được mình, chúng ta bị chi phối bởi cảm xúc bản năng vốn chỉ có sức mạnh hoang dã mà không có mắt dẫn dắt, rồi hành xử theo tập quán, lúc này lý trí dường như đã bị che lấp bằng dải băng đen sì, đành bất lực đâm đầu vào bụi rậm đầy gai nhọn thay vì đi trên con đường thênh thang rộng lớn ở ngay trước mặt. Đến khi gai đâm tứ bề mới đau đớn biết dường nào! Khi không làm chủ được mình, con người trở nên cô đơn, trống vắng, thường có xu hướng tìm nguồn vui từ các cuộc chơi tầm thường hay các thú vui vô bổ, và chỉ khi ‘ông chủ’ trở về với thân, họ mới cho rằng mình quá ngu muội khi quờ quạng trong “vùng mù” tối tăm không định hướng! Khi không làm chủ được mình, con người trở nên liều lĩnh và bất cần, ngạo đời và khinh bạc tất cả. Họ có những biểu biện như ta đây là người hùng và mạnh mẽ, nhưng nào biết được, hơn bao giờ hết, họ thật sự yếu đuối và dễ dàng sa ngã nếu chẳng may rơi vào những cám dỗ mà bình thường không cần cố gắng họ cũng có thể vượt qua dễ dàng. Khi không làm chủ được mình, con người trở nên thiếu bao dung, ngay cả với chính bản thân mình, thậm chí có khi ác độc với người vì họ tự nhủ: “Đôi tay nhân gian chưa từng độ lượng”. Với lòng tham, dù có nhận được sự tử tế của những người xung quanh, họ vẫn cảm thấy thiệt thòi, thiếu thốn, có cảm giác như mất đi niềm tin vào bản thân, con người và cuộc sống. Trong hoảng loạn, họ tự hủy hoại mình bằng cách này hay cách khác và làm tổn thương những người xung quanh cũng như môi trường sống. Đối với họ, tương lai chẳng có ý nghĩa gì mà chỉ là một bầu trời xám xịt. Thế là, họ hằn học cho rằng, cuộc đời quá bất công và tàn nhẫn, nhưng tiếc rằng họ không tự xét mình. Những lúc như thế, con người không Trang 8
  9. bao giờ suy nghĩ chín chắn, cánh cửa này khép lại thì nhiều cánh cửa khác sẽ mở ra và cuộc sống vẫn luôn độ lượng với những người có ý chí tiến thủ và nghị lực vươn lên để dần tập làm chủ lấy mình. Khi không làm chủ được mình, con người luôn sống trong tình trạng mất thăng bằng. Dù hai chân bước đi trên đất mà tâm cứ chao đảo, hụt hẫng, bất an và căng thẳng. Trí thông minh và sự giỏi giang thường ngày trở thành một mớ hỗn tạp và bấn loạn. Lầm lũi và cô đơn, hoang mang và mỏi mệt, con người sống trong bế tắc và khổ đau. Khi không làm chủ được mình, con người chẳng bao giờ nhận thức rằng, dù chuyện gì xảy ra và tác động đến mình thế nào, cảm xúc (phản ứng của tâm đối với các tác động) dù có cường độ mạnh mẽ đến đâu, đó cũng chỉ là cảm xúc nhất thời, rất có thể không chính xác và luôn là hàm số có độ biến thiên lớn nên không ổn định. Trong dao động, họ không đủ tỉnh táo để hiểu rằng, cần giữ tâm thăng bằng, ít dao động mới tìm được giải pháp tối ưu trong những lúc ngặt nghèo nhất. Nói gì thì nói, một khi đã rơi vào “vùng mù” thì đành buông xuôi theo nghiệp lực (sức mạnh của thói quen)! Ngay cả tiếng “kêu cứu” cũng không thốt ra được, nói chi đến việc vẫy vùng đi ngược lại sức mạnh của bản năng. Khi ấy, con người như đang “sốt cao” với sự tác động của nhiều duyên bên ngoài, nổi cộm nhất là tác động ghê gớm của lốc xoáy danh và lợi. Khi không làm chủ được mình, con người mất bình tĩnh, chỉ có mơ và mờ, quờ và quạng mà thôi. (Nguồn: Liên Trí - Trang 9