Đề giới thiệu thi tuyển sinh vào Lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Năm học 2018-2019 - Nguyễn Thị Thanh Hương (Có đáp án)

docx 4 trang thaodu 3270
Bạn đang xem tài liệu "Đề giới thiệu thi tuyển sinh vào Lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Năm học 2018-2019 - Nguyễn Thị Thanh Hương (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_gioi_thieu_thi_tuyen_sinh_vao_lop_10_thpt_mon_ngu_van_nam.docx

Nội dung text: Đề giới thiệu thi tuyển sinh vào Lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Năm học 2018-2019 - Nguyễn Thị Thanh Hương (Có đáp án)

  1. UBND HUYỆN KINH MÔN ĐỀ GIỚI THIỆU THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 PHÒNG GIÁO DỤC $ ĐÀO TẠO NĂM HỌC: 2018 -2019 MÔN: NGỮ VĂN 9 GV: Nguyễn Thị Thanh Hương Thời gian làm bài: 120phút Trường THCS Duy Tân (Đề gồm có 1 trang, 3 câu) Câu 1 (2,0 điểm): Cho đoạn văn sau: Có ở đâu như thế này không: đất bốc khói, không khí bàng hoàng, máy đang ầm ì xa dần. Thần kinh căng như chão, tim đập bất chấp cả nhịp điệu, chân chạy mà vẫn biết rằng khắp chung quanh có nhiều quả bom chưa nổ. Có thể nổ bây giờ, có thể chốc nữa. Nhưng nhất định sẽ nổ a) Đoạn văn trên trích từ tác phẩm nào? Do ai sáng tác? Sáng tác vào thời gian nào? b) Qua đoạn văn trên cho em biết điều gì? Câu 2 (3,0 điểm): Mái ấm gia đình đối với trẻ thơ. Câu 3 (5,0 điểm): Vẻ đẹp của người chiến sĩ lái xe trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật. Hết
  2. UBND HUYỆN KINH MÔN HƯỚNG DẪN CHẤM PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO ĐỀ GIỚI THIỆU THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 NĂM HỌC: 2018 -2019 MÔN: NGỮ VĂN 9 Hướng dẫn chấm gồm 03 trang Câu 1 (2,0 điểm): a. HS trình bày được: - Trích từ tác phẩm Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê (0,5 điểm) - Sáng tác năm 1971, lúc cuộc kháng chiến chống Mĩ đang diễn ra ác liệt.(0,5 điểm) b. Đoạn văn giúp ta hiểu: - Cuộc sống nơi chiến trường luôn phải đối mặt với bao hiểm nguy, thử thách; với cái chết của những nữ thanh niên xung phong (0,5 điểm) - Trước gian khổ hiểm nguy thấy tinh thần dũng cảm, gan dạ của các cô gái (0,5 điểm) (Khuyến khích học sinh trình bày thành đoạn văn nhỏ) * Mức tối đa (2 điểm): Đảm bảo các yêu cầu trên. * Mức chưa tối đa (0,25 - 1,75 điểm): Căn cứ vào tiêu chí trên và bài làm của học sinh, giáo viên cho điểm theo các mức điểm từ 0,25 điểm đến 1,75 điểm * Mức không đạt (0 điểm): Làm sai hoặc không làm bài. Câu 2 (3,0 điểm): 1. Về kĩ năng: - Học sinh biết làm bài nghị luận xã hội. Ý văn mạch lạc, rõ ràng, lập luận chặt chẽ, giàu sức thuyết phục, dẫn chứng thực tế cụ thể sinh động. Biết trình bày bài viết dưới hình thức một bài văn ngắn không mắc lỗi diễn đạt, lỗi dùng từ, lỗi chính tả 2. Về kiến thức: HS có thể viết theo nhiều cách khác nhau song phải đảm bảo các nội dung chính sau: a. Mở bài: Dẫn dắt, nêu vấn đề nghị luận: Gia đình có vị trí và vai trò vô cùng quan trọng đối cuộc sống và tâm hồn mỗi người.(0,25 điểm) a. Thân bài: * Giải thích ý nghĩa gia đình: (0.5điểm ) - Gia đình là tế bào của xã hội, là nơi sinh sống của các thành viên có quan hệ gắn bó dưới một mái nhà - Mái ấm gia đình được hiểu chính là nguồn vui, nguồn yêu thương, là mái ấm chở che, nâng đỡ cho mỗi cuộc đời; là cái nôi vững chắc để bồi đắp cho con người trưởng thành. * Bày tỏ suy nghĩ: (1 điểm) - Mái ấm gia đình vô cùng quý giá và quan trọng đối với mỗi người, nhất là đối với trẻ thơ; là nơi trẻ em được chăm sóc, nuôi dưỡng, được yêu thương, dạy dỗ nên người. ( Dẫn chứng: Có biết bao người đã lớn khôn, thành đạt và trở thành người có ích từ những mái ấm gia đình hạnh phúc )
  3. - Gia đình hạnh phúc tạo nên sự bình yên trong tâm hồn trẻ thơ và sự bình yên của xã hội. * Bàn luận, mở rộng vấn đề:(1 điểm) - Thực tế cho thấy không phải gia đình nào cũng đem lại sự yên bình, êm ấm cho trẻ thơ: +Tình trạng bạo hành trong nhiều gia đình khiến cho bao em thơ trở thành nạn nhân đáng thương + Hoàn cảnh nghèo đói của một số gia đình cũng khiến cho bao trẻ thơ rơi vào hoàn cảnh thất học, nghèo khổ - Gia đình tan vỡ, trẻ em sẽ là những nạn nhân thiệt thòi, bất hạnh nhất ( Dẫn chứng trong thực tế hoặc văn học để làm rõ) - Người lớn cần có trách nhiệm bảo vệ và giữ gìn mái ấm gia đình, không nên vì bất cứ lí do gì mà làm tổn thương đến những tình cảm tự nhiên, trong sáng của con trẻ. - Phê phán hiện tượng đua đòi, ham chơi làm tổn hại đến truyền thống gia đình - Trẻ em cần phải biết vâng lời, làm vui lòng ông bà, cha mẹ cũng là động lực góp phần làm cho mái ấm gia đình thêm bền vững a.Kết bài: (0,25 điểm) - Khẳng định vấn đề, rút ra bài học 2. Tiêu chuẩn cho điểm (Biểu điểm trên đã bao gồm cả tiêu chí về hình thức cũng như các tiêu chí khác như lập luận, dẫn chứng, văn phong sáng tạo. Trong khi chấm, GV tùy mức độ mà cho điểm phù hợp ) * Mức tối đa (3 điểm): Bài viết xuất sắc, đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu nêu trên, lí lẽ thuyết phục, dẫn chứng phong phú, văn viết mạch lạc, không mắc những lỗi diễn đạt thông thường. * Mức chưa tối đa (0,25 điểm-> 2,75 điểm): GV căn cứ vào biểu điểm linh hoạt cho điểm phù hợp. * Mức không đạt (0 điểm): Lạc đề hoặc sai cơ bản về kiến thức đưa ra hoặc không viết nội dung này. Câu 3 (5,0 điểm) 1. Yêu cầu về kĩ năng: - Có kĩ năng nghị luận văn học( tác phẩm thơ), lí lẽ thuyết phục và thể hiện được sự cảm thụ thơ tinh tế. - Bố cục hợp lí, rõ ràng, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. - Văn viết trong sáng, có cảm xúc. 2. Yêu cầu về kiến thức: Bài viết có thể trình bày theo những cách khác nhau nhưng phải làm nổi bật được vẻ đẹp hình ảnh người lính lái xe trên tuyến đường Trường Sơn những năm kháng chiến chống Mĩ ác liệt, đại thể có các ý cơ bản sau:
  4. - Phong thái ung dung, tự tin: Đó là thư thế rất đàng hoàng, làm chủ, không run sợ trước hoàn cảnh ác liệt( Ung dung buồng lái ta ngồi/ Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng ) - Là tinh thần dũng cảm, hiên ngang, bất chấp bom đạn, coi thường gian khổ, hiểm nguy, luôn hướng về phía trước ( Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng /bụi phun tóc trắng như người già /mưa tuôn mưa xối như ngoài trời ). Họ chấp nhận thực tế, thử thách một cách tự nhiên, bình thản, ngang tàng ( Chưa cần rửa/ Chưa cần thay ừ thì ) - Tâm hồn trẻ trung, sôi nổi, cùng nét tinh nghịch đáng yêu của những người lính trẻ; niềm lạc quan phơi phới vượt lên hiện thực khốc liệt của chiến tranh. (Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng/ nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim/ Thấy sao trời và đột ngột cánh chim/ Như sa như ùa vào buồng lái Phì phèo châm điếu thuốc/ cười ha ha/ lại đi, lại đi trời xanh thêm ) - Trong gian khổ hiểm nguy càng thắm tình đồng chí, đồng đội. ( Dẫn chứng phân tích phù hợp) - Trái tim mang tình yêu Tổ quốc là sức mạnh thôi thúc tinh thần, ý chí quyết tâm chiến đấu vì miền Nam, tình yêu đó mạnh hơn tất cả đạn bom, cái chết. ( Chỉ cần trong xe có một trái tim) - Ngôn ngữ thơ bình dị mang đậm tính khẩu ngữ, hình ảnh chân thực tự nhiên, khỏe khoắn có giọng điệu riêng tự nhiên, trẻ trung, ngang tàng, mạnh mẽ, hào hùng cách sử dụng cấu trúc lặp phù hợp với hình tượng và nội dung cảm xúc của bài thơ. - Khái quát: Bài thơ thành công trong việc khắc họa vẻ đẹp hình ảnh những chiến sĩ lái xe trên tuyến đường Trường Sơn đầy cam go, thử thách- Đó là vẻ đẹp tiêu biểu cho thế hệ trẻ Việt Nam trong giai đoạn ác liệt của cuộc kháng chiến chống Đế quốc Mĩ *Mức tối đa (5 điểm): Đáp ứng xuất sắc các yêu cầu trên, văn viết trôi chảy, mạch lạc có cảm xúc, lập luận chặt chẽ, bố cục hợp lý, dẫn chứng chính xác, phong phú không mắc các lỗi thông thường. * Mức chưa tối đa (0,25 điểm-> 4,75 điểm): GV căn cứ vào biểu điểm linh hoạt cho điểm phù hợp. * Mức không đạt (0 điểm): Lạc đề hoặc sai cơ bản về kiến thức đưa ra hoặc không viết nội dung này.