Đề giới thiệu thi tuyển sinh vào THPT môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2018-2019 - Phòng giáo dục và đào tạo Kinh Môn (Có đáp án)

doc 7 trang thaodu 5711
Bạn đang xem tài liệu "Đề giới thiệu thi tuyển sinh vào THPT môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2018-2019 - Phòng giáo dục và đào tạo Kinh Môn (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_gioi_thieu_thi_tuyen_sinh_vao_thpt_mon_ngu_van_lop_9_nam.doc

Nội dung text: Đề giới thiệu thi tuyển sinh vào THPT môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2018-2019 - Phòng giáo dục và đào tạo Kinh Môn (Có đáp án)

  1. UBND HUYỆN KINH MÔN ĐỀ GIỚI THIỆU THI TUYỂN SINH VÀO THPT PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO NĂM HỌC: 2018 – 2019 MÔN: Ngữ văn. Lớp 9 Thời gian làm bài: 120 phút ( Đề thi gồm có 1 trang, 3 câu) Câu 1 (2 điểm) “ Một đêm phòng không vắng vẻ, chàng ngồi buồn dưới ngọn đèn khuya, chợt đứa con nói rằng: - Cha Đản lại đến kia kìa! Chàng hỏi đâu. Nó chỉ bóng chàng ở trên vách: - Đây này ! Thì ra, ngày thường, ở một mình, nàng hay đùa con, trỏ bóng mình mà bảo là cha Đản. Bấy giờ chàng mới tỉnh ngộ, thấu nỗi oan của vợ, nhưng việc trót đã qua rồi!” a. Đoạn văn trên nằm trong văn bản nào? Do ai sáng tác ? b. Chi tiết nào trong đoạn văn là quan trọng nhất ? Nêu ý nghĩa của chi tiết đó? Câu 2 (3 điểm) Suy nghĩ của em về đức hi sinh. Câu 3 (5 điểm) Trong truyện ngắn Làng, nhà văn Kim Lân đã thể hiện một cách sinh động đã thể hiện một cách tinh tế diễn biến tâm trạng của ông Hai khi nghe tin làng Dầu theo giặc. Dựa vào truyện ngắn Làng của nhà văn Kim Lân, em hãy phân tích để làm rõ điều đó. Hết 1
  2. HƯỚNG DẪN CHẤM I. Hướng dẫn chung - Giám khảo nắm bắt được nội dung trong bài làm của học sinh để đánh giá một cách tổng quát. Cần linh hoạt khi vận dụng hướng dẫn chấm, tránh đếm ý cho điểm một cách máy móc. Nhứng bài làm có tính sáng tạo, tư duy độc lập cần khuyến khích, động viên. - Điểm bài thi là tổng điểm thành phần ( lẻ đến 0,25 điểm), sau khi làm tròn, lấy đến 01 chữ số thập phân II. Hướng dẫn cụ thể Câu 1 ( 2 điểm) Ý Nội dung Điểm a Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ. 0,5 b - Ý nghĩa của chi tiết cái bóng: 0,25 + Tạo nên cách thắt nút, mở nút hết sức bất ngờ, hấp dẫn. + Là biểu tượng của tình yêu thương, lòng chung thuỷ, là nguyên nhân trực tiếp của nỗi oan khuất, cái chết bi thảm của 0,5 nhân vật Vũ Nương. + Làm nên sự hối hận của Trương Sinh và giải oan cho Vũ Nương. 0,5 + Làm tăng giá trị tố cáo xã hội phong kiến nam quyền đầy bất 0,25 công với người phụ nữ. * Mức tối đa ( 2 điểm) Học sinh đáp ứng được đầy đủ yêu cầu trên * Mức chưa tối đa ( 0,25 điểm – 1,75 điểm) Học sinh trả lời chưa đủ ý theo yêu cầu * Mức chưa đạt ( 0 điểm) Học sinh không làm bài hoặc lạc đề Câu 2 ( 3 điểm) Ý Nội dung Điểm a. Yêu cầu về kĩ năng - Bài viết có bố cục rõ ràng, trình bày chặt chẽ, không mắc lỗi 2
  3. về dùng từ, đặt câu, diễn đạt trong sáng, giàu tính biểu cảm và có sức thuyết phục. - Ý kiến, quan điểm nêu ra trong bài viết phải phù hợp với tư tưởng, đạo đức tiến bộ của xã hội. 2 b. Yêu cầu về kiến thức * Giới thiệu vấn đề nghị luận: Vai trò, ý nghĩa của đức hi 0,25 sinh trong cuộc sống. *Giải thích : Đức hy sinh là một đức tính tốt đẹp của con 0,5 người, là những suy nghĩ, hành động vì người khác, đặt lợi ích của người khác, của cộng đồng xã hội lên trên những lợi ích của bản thân mình. Người có đức hy sinh được mọi người yêu mến, trân trọng, được cộng đồng ngợi ca và tôn vinh. * Khẳng định tính đúng đắn của vấn đề: Đức hi sinh là một 0,5 phẩm tốt đẹp của con người: + Đức hi sinh giúp người khác vượt qua được khó khăn, hoạn nạn; là nền tảng tạo nên sự phát triển. + Người có đức hi sinh sẽ luôn được người khác yêu quý, giúp đỡ, tôn trọng, cuộc sống con người trở nên tốt đẹp hơn. + Nếu thiếu đức hi sinh chúng ta sẽ trở thành kẻ ích kỉ, vô trách nhiệm, chỉ biết sống cho mình * Biểu hiện của đức hi sinh 0,5 - Trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước: Những tấm gương anh hùng: Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung, Thế kỉ XX với nhà yêu nước vĩ đại Hồ Chí Minh. Bằng lòng yêu nước, họ đã đánh đuổi giạc ngoại xâm, mang lại độc lập tự do cho dân tộc. 3
  4. - Trong lao động sản xuất: Những tấm gương lao động, sáng tạo, những người làm kinh tế giỏi, Việc làm của họ mang lại sự phát triển cho đất nước. - Trong gia đình, nhà trường, xã hội: Sự hi sinh của cho cha mẹ, thầy cô, những việc làm tử tế, những tấm lòng Mạnh Thường Quân .Những việc làm đó không chỉ giúp đỡ người khác vượt qua khó khăn, hoạn nạn mà còn tạo tiền đề, động lực cho sự phát triển *Bàn luận, mở rộng: 0,5 - Trong cuộc sống vẫn còn không ít người có lối sống ích kỉ, chỉ chăm lo cho lợi ích của riêng mình mà không quan tâm đến người khác, không đóng góp cho sự phát triển của cộng đồng, xã hội đáng bị phê phán. - Không để sự hi sinh tiếp tay cho sự ỉ lại, vô trách nhiệm. * Bài học: Đức hy sinh từ lâu đã trở thành truyền thống quý 0,25 báu của dân tộc mà chúng ta cần gìn giữ và không ngừng phát huy. Để giữ gìn và phát huy đức tính tốt đẹp đó, mỗi người cần có lòng nhân ái, biết yêu thương, quý trọng, biết lắng nghe, cảm thông và sẵn sàng chia sẻ với người khác. * Kết luận: Khẳng định lại vấn đề và liên hệ bản thân. 0,5 * Mức tối đa ( 3 điểm) Học sinh đáp ứng tốt tất cả các yêu cầu về kiến thức và kĩ năng trên. Bài làm có sáng tạo và dấu ấn riêng. * Mức chưa tối đa ( 0, 25 điểm – 2,75 điểm) bài làm ở mức độ trung bình , khá. Bố cục hợp lí, luận điểm rõ ràng. Song còn mắc một số lỗi về diễn đạt, lập luận, dung từ, * Mức chưa đạt ( 0 điểm) Học sinh không làm bài hoặc lạc đề Câu 3:( 5 điểm) 4
  5. Ý Nội dung Điểm * Yêu cầu chung: Học sinh biết vận dụng kiến thức đã học về nghị luận một tác phẩm tự sự để phân tích làm rõ nghệ thuật thể hiện sinh động và tinh tế diễn biến tâm trạng của ông Hai khi nghe tin làng Dầu theo giặc. Bố cục cân đối, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng tiêu biểu. * Yêu cầu về nội dung 1. Mở bài :Giới thiệu truyện ngắn Làng và nhân vật ông Hai; 0,25 trích dẫn nhận xét. 2. Thân bài: Học sinh có nhiều cách trình bày khác nhau song cần đảm bảo các nội dung cơ bản sau: - Ông Hai - nhân vật chính của truyện là người rất yêu làng, nhưng phải xa làng đi tản cư. Tình yêu làng của ông được đặt 0,5 vào một tình huống đầy thử thách: tin làng Chợ Dầu theo giặc, phản bội kháng chiến. Ông Hai đã trải qua tâm trạng dằn vặt, đau đớn, phải đấu tranh rất quyết liệt để lựa chọn con đường đi đúng đắn cho mình: + Khi nghe tin làng theo giặc, ông bàng hoàng, sững sờ "Cổ ông 0,25 lão nghẹn ắng lại, da mặt tê rân rân." + Ông nghi ngờ, cố chưa tin nhưng khi cái tin ấy được khẳng định từ chính miệng những người tản cư dưới xuôi lên thì ông 0,5 không thể không tin. Từ lúc ấy, tâm trạng ông bị ám ảnh, day dứt với mặc cảm là một kẻ phản bội. Nghe tiếng chửi bọn Việt gian, ông "cúi gằm mặt xuống mà đi". + Ông sống trong tâm trạng nơm nớp lo sợ, xấu hổ, nhục nhã, 0,25 "cứ thoáng nghe những tiếng Tây, Việt gian, cam-nhông là ông lủi ra một góc nhà, nín thít." 5
  6. + Ông tủi thân, thương con, thương dân Chợ Dầu, thương thân 0,25 mình phải mang tiếng là dân làng Việt gian "nước mắt ông lão cứ giàn ra". - Ông Hai tiếp tục bị đẩy vào một tình huống thử thách căng 0,25 thẳng khi nghe tin người ta không chứa người làng Dầu: 0,25 + Ông Hai cảm thấy hết nỗi nhục nhã, lo sợ vì tuyệt đường sinh sống: "đi đâu bây?", "Rồi đây biết làm ăn buôn bán ra sao?". 0,25 + Bị đẩy vào đường cùng, tâm trạng ông vô cùng bế tắc. Mâu thuẫn nội tâm được đẩy đến đỉnh điểm. Ông nghĩ "hay là quay về làng?", nhưng ông hiểu rõ "Về làng là chịu quay lại làm nô lệ cho thằng Tây", là phản bội cách mạng, phản bội cụ Hồ. + Ông dứt khoát lựa chọn theo cách của ông "Làng yêu thì yêu 0,5 thật, nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù". Tình yêu nước đã rộng lớn hơn, bao trùm lên tình cảm làng quê. Nhưng dù xác định thế, ông vẫn không dứt bỏ được tình cảm với làng. Vì thế mà ông càng đau xót và tủi hổ. 0,25 + Trong tâm trạng bị dồn nén, bế tắc ấy, ông chỉ còn biết trút nỗi lòng của mình vào những lời tâm sự với đứa con để củng cố niềm tin vào cách mạng, vào kháng chiến. 0,5 - Diễn biến tâm trạng của ông Hai được tác giả miêu tả một cách tinh tế và sinh động + Tác giả miêu tả cụ thể, gợi cảm các diễn biến nội tâm qua các ý nghĩ, hành vi, ngôn ngữ, đặc biệt diễn tả rất đúng và gây ấn tượng mạnh mẽ về sự ám ảnh, day dứt trong tâm trạng nhân vật. Điều đó chứng tỏ Kim Lân am hiểu sâu sắc người nông dân và thế giới tinh thần của họ. + Ngôn ngữ kể, ngôn ngữ nhân vật thật đặc sắc, đặc biệt là ngôn 6
  7. ngữ nhân vật ông Hai giàu tính khẩu ngữ, vừa có nét chung của 0,25 người nông dân vừa mang đậm cá tính của nhân vật. 0,25 * Liên hệ với những văn bản cùng chủ đề 3. Kết bài : Khẳng định tài năng miêu tả diễn biến tâm trạng nhân vật của nhà văn qua truyện ngắn. * Yêu cầu hình thức: Bài viết bố cục rõ ràng, hành văn tốt, không mắc lỗi diễn đạt, dung từ, đặt câu, từ ngữ trong sáng. 0,5 * Mức tối đa ( 5 điểm) Học sinh đáp ứng tốt tất cả các yêu cầu về kiến thức và kĩ năng trên. Bài làm có sáng tạo và dấu ấn riêng. * Mức chưa tối đa ( 3 điểm – 4 điểm) Bài làm đáp ứng được quá nửa yêu cầu về kiến thức. Còn một số lỗi về lập luận, diẽn đạt. * Mức chưa đạt ( 0 điểm) Học sinh không làm bài hoặc lạc đề 7