Đề khảo sát chất lượng cuối năm môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2016-2017 (Có đáp án)

doc 3 trang thaodu 4220
Bạn đang xem tài liệu "Đề khảo sát chất lượng cuối năm môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2016-2017 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_khao_sat_chat_luong_cuoi_nam_mon_ngu_van_lop_9_nam_hoc_20.doc

Nội dung text: Đề khảo sát chất lượng cuối năm môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2016-2017 (Có đáp án)

  1. PHÒNG GD& ĐT ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG CUỐI NĂM ĐỀ CHÍNH THỨC NĂM HỌC 2016 – 2017 Môn: Ngữ Văn - Lớp 9 Thời gian làm bài: 90 phút ( Không kể thời gian giao đề) Phần I. Đọc – hiểu: Câu 1. (2,0 điểm): Đọc văn bản dưới đây và thực hiện các yêu cầu: Ngày đầu tiên, chú thỏ con đi câu cá, không thu hoạch được gì cả. Ngày thứ hai, nó lại đi câu cá, kết quả vẫn không đổi. Ngày thứ ba, nó vừa đến nơi, một con cá lớn từ trong hồ nhảy lên, lớn tiếng quát: "Nếu như ngươi còn dám dùng cà rốt để làm đồ ăn cho cá, ta sẽ làm thịt ngươi". (theo vietnamnet.vn/vn/giao-duc, nguồn Internet) a. Nêu phương thức biểu đạt chính của văn bản. b. Các câu văn trong văn bản trên liên kết với nhau bằng phép liên kết chính nào? c. Phân tích ngữ pháp câu: Nếu như ngươi còn dám dùng cà rốt để làm đồ ăn cho cá, ta sẽ làm thịt ngươi. d. Hãy rút ra một bài học mà em tâm đắc từ câu chuyện trên. Phần 2. Làm văn: Câu 1 (3,0 điểm): Một hiện tượng khá phổ biến trong các bạn học sinh hiện nay là xả rác thải tùy tiện. Em hãy viết bài văn ngắn bàn về hiện tượng đó. Câu 2 (5,0 điểm): Cảm nhận của em về nhân vật ông Hai trong đoạn trích sau: “ Ông lão ôm thằng con út lên lòng, vỗ nhè nhẹ vào lưng nó, khẽ hỏi: - Húc kia! Thầy hỏi con nhé, con là ai? - Là con thầy mấy lị con u. - Thế nhà con ở đâu? - Nhà ta ở làng Chợ Dầu. - Thế con có thích về làng Chợ Dầu không? Thằng bé nép đầu vào ngực bố trả lời khe khẽ: - Có. Ông lão ôm khít thằng bé vào lòng, một lúc lâu ông lại hỏi: - À, thầy hỏi con nhé. Thế con ủng hộ ai? Thằng bé giơ tay lên, mạnh bạo và rành rọt: - Ủng hộ cụ Hồ Chí Minh muôn năm! Nước mắt ông lão giàn ra, chảy ròng ròng trên hai má. Ông nói thủ thỉ: - Ừ đúng rồi, ủng hộ cụ Hồ con nhỉ. Mấy hôm nay, ru rú ở xó nhà, những lúc buồn khổ quá chẳng biết nói cùng ai, ông lão lại thủ thỉ với con như vậy. Ông nói như để ngỏ lòng mình, như để mình lại minh oan cho mình nữa. Anh em đồng chí biết cho bố con ông. Cụ Hồ trên đầu trên cổ xét soi cho bố con ông. Cái lòng bố con ông là như thế đấy, có bao giờ dám đơn sai. Chết thì chết có bao giờ dám đơn sai. Mỗi lần nói ra đôi câu như vậy nỗi khổ trong lòng ông cũng vợi đi được đôi phần.” (Trích Làng - Kim Lân - SGK Ngữ văn 9, tập 1- NXBGD ) Hết
  2. HƯỚNG DẪN CHẤM THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG CUỐI NĂM NĂM HỌC 2016 - 2017 Môn thi: Ngữ văn 9. I. Yêu cầu chung: - Học sinh phải nắm được những kiến thức cơ bản của chương trình Ngữ văn 9. - Có kĩ năng tạo lập văn bản; biết vận dụng những kiến thức, kĩ năng đã học vào những kiểu bài cụ thể. Bài làm phải diễn đạt trong sáng, mạch lạc, rõ ràng. - Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn nên giám khảo cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng hướng dẫn chấm. Không yêu cầu quá cao đối với mức điểm 9 hoặc 10. Đặc biệt khuyến khích những bài viết có cảm xúc, sáng tạo. - Việc chi tiết hóa điểm số các ý phải được thống nhất trong toàn hội đồng chấm thi. - Tổng toàn bài thi 10 điểm, chiết đến 0,25 điểm. II. Yêu cầu cụ thể: CÂU NỘI DUNG ĐIỂM a. Phương thức : Tự sự 0,5 b. Phép liên kết chính: Phép lặp 0,5 c. (Nếu như) ngươi //còn dám dùng cà rốt để làm đồ ăn cho cá, 0,5 CN1 VN1 ta// sẽ làm thịt ngươi. 1 CN2 VN2 (2,0 đ) d. Mỗi HS có thể rút ra bài học khác nhau (miễn không khiên 0,5 cưỡng), ví dụ: + Cần linh hoạt thay đổi phương pháp khi thực hiện một việc gì đó; + Thứ giá trị với người này chưa hẳn giá trị với người kia; + Hãy biết cân nhắc đến người khác hoặc hãy đặt mình vào hoàn cảnh của người khác để nhận ra vấn đề hơn; + * Yêu cầu về kĩ năng: Biết làm bài văn nghị luận về một hiện tượng đời sống có bố cục đầy đủ rõ ràng, lập luận chặt chẽ, hành văn lưu loát, diễn đạt trong sáng, mạch lạc. Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. Nhất thiết phải đảm bảo ngắn gọn. * Yêu cầu về kiến thức: a. Mở bài: - Giới thiệu hiện tượng học sinh xả rác tùy tiện 0,25 b. Thân bài: Đảm bảo các ý sau: - Nêu biểu hiện của hiện tượng: vô tư xả nhiều loại rác; xả không 0,75 2 đúng chỗ: ngăn bản, sàn lớp, sân vườn trường, đường sá, nơi công (3,0 đ) cộng; không có ý thức bỏ rác vào thùng rác quy định; không có ý thức giữ gìn vệ sinh chung - Phân tích nguyên nhân của hiện tượng: do ý thức kém; do lười 0,5 nhác; do thái độ sống vô trách nhiệm; do cơ sở vật chất và cơ chế xử phạt chưa nghiêm - Phân tích tác hại: Làm ô nhiễm môi trường, xấu cảnh quan sống; 0,75 lãng phí nguồn nguyên liệu sản xuất; ý thức công dân trong mỗi học sinh ngày càng kém hơn; thậm chí bị xử lý hành chính khi đi du lịch
  3. - Đề xuất giải pháp: Đối với các bạn HS; về phía nhà trường, phụ 0,5 huynh; đối với xã hội c. Kết bài: Nhận xét, đánh giá vấn đề và nêu định hướng hành động 0,25 của bản thân. * Yêu cầu về kĩ năng: Biết làm bài văn nghị luận văn học có bố cục đầy đủ rõ ràng, lập luận chặt chẽ, hành văn lưu loát, diễn đạt trong sáng, mạch lạc. Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. * Yêu cầu về kiến thức: Trên cơ sở những hiểu biết chung về văn bản Làng để cảm nhận nhân vật ông Hai trong trích đoạn. Dưới dây là một số định hướng cơ bản: - Giới thiệu tác giả, tác phẩm, vị trí đoạn trích và nhân vật ông Hai. - Cảm nhận về nhân vật ông Hai trong đoạn trích: Trò chuyện thủ thỉ với đứa con nhỏ ngây thơ nhưng thực chất là bộc bạch nỗi lòng, giải tỏa tâm trạng bị dồn nén và bế tắc (từ khi nghe tin làng Dầu theo giặc). Qua đó, người đọc cảm nhận được ở ông: + Tình yêu làng quê sâu nặng (nhắc con nhớ về làng chợ Dầu; chảy nước mắt khi nghĩ về làng) 3 + Tấm lòng thủy chung với kháng chiến, với cụ Hồ ( nói với con là ( 5,0 đ) ủng hộ cụ Hồ; chỉ mong muốn cụ Hồ và anh em đồng chí hiểu mình; tự thề tấm lòng không đơn sai). + Tất cả đều là biểu hiện của lòng yêu nước chân chất mà nồng nàn của một lão nông trong thời kì kháng chiến chống TD Pháp. - Đánh giá: + Nghệ thuật miêu tả nhân vật qua ngôn ngữ đối thoại, cử chỉ, chi tiết bề ngoài và qua miêu tả nội tâm. + Ý nghĩa: Ngợi ca tinh thần yêu nước và thể hiện sự khám phá mới về sự trưởng thành trong nhận thức của người nông dân sau CMT8. * Cho điểm theo các tình huống bài làm: - Đảm bảo đầy đủ các yêu cầu nêu trên 5,0 - Biết viết bài văn nghị luận, đạt ½ hoặc hơn về kiến thức 4,0 ->3,0 - Đạt ½ ( hoặc ít hơn ) yêu cầu nêu trên 2,5 -> 2,0 - Sa vào thuật chuyện hoặc phân tích nhân vật trong toàn văn bản 2,0 - >1,0 Lưu ý: Giám khảo linh động trong việc chiết điểm HẾT