Đề khảo sát chất lượng giai đoạn III môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Nam Thái (Có đáp án)

doc 4 trang thaodu 8180
Bạn đang xem tài liệu "Đề khảo sát chất lượng giai đoạn III môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Nam Thái (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_khao_sat_chat_luong_giai_doan_iii_mon_ngu_van_lop_7_nam_h.doc

Nội dung text: Đề khảo sát chất lượng giai đoạn III môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Nam Thái (Có đáp án)

  1. PHÒNG GD&DT NAM TRỰC ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG GIAI ĐOẠN III TRƯỜNG THCS NAM THÁI Năm học: 2016 - 2017 Môn: Ngữ Văn 7 Thời gian: 90 phút ( không kể thời gian giao đề) I. TRẮC NGHIỆM: ( 2 điểm ) 1.Trong các tổ hợp từ sau, tổ hợp từ nào là tục ngữ? A.Gan vàng dạ sắt C. Tấc đất tấc vàng B.Quý như vàng D. Vàng thau lẫn lộn 2. Câu văn: “Sản phẩm này khách hàng rất ưa chuộng” là câu: A. Câu chủ động C. Câu rút gọn B.Câu bị động D. Câu đặc biệt 3. Cụm từ nào trong câu văn: “Cối xay tre nặng nề quay, từ nghìn đời nay, xay nắm thóc” là trạng ngữ? A. Cối xay tre nặng nề quay C. từ nghìn đời nay B. xay nắm thóc D. Không có trạng ngữ. 4. Trong các câu tục ngữ sau, câu nào không thuộc chủ đề về con người và xã hội? A. Lợn đói một đêm không bằng tằm đói 1 bữa. B. Học thầy không tày học bạn C. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây D. Người ta là hoa đất Lợn đói một đêm không bằng tằm đói 1 bữa. 5. Cụm C-V: “ khuôn mặt đầy đặn” đảm nhiệm chức vụ gì trong câu: “ Trung đội trưởng Bính khuôn mặt đầy đặn” ? A. Làm phụ ngữ cụm danh từ C. Làm CN trong câu B. Làm VN trong câu D. Làm phụ ngữ cụm động từ 6. Câu đặc biệt là: A. Là loại câu cấu tạo theo mô hình chủ ngữ, vị ngữ B. Là loại câu không cấu tạo theo cụm C-V C. Là loại câu không có cấu tạo theo mô hình chủ ngữ, vị ngữ D. Không có đáp án đúng 7. Văn bản : “ Đức tính giản dị của Bác Hồ” của tác giả nào? A. Hoài Thanh C. Đặng Thai Mai B. Hà Ánh Minh D. Phạm Văn Đồng 8. Dòng nào phản ánh đúng nhất về văn bản: “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” A. Bố cục chặt chẽ, lập luận rành mạch B. Dẫn chứng tiêu biểu, cụ thể, toàn diện C. Giọng văn đầy cảm xúc D. Văn bản nghị luận mẫu mực
  2. II. Tự luận: ( 8 điểm ) Câu 1: ( 1 điểm ) a, Thế nào là rút gọn câu? b, Hãy xác định câu rút gọn có trong đoạn văn sau và khôi phục: “ Con cá trả lời: - Thôi đừng lo lắng. Cứ về đi. Trời phù hộ lão. Mụ già sẽ là nữ hoàng”. ( Ông lão đánh cá và con cá vàng- A.Pu-skin) Câu 2: ( 2 điểm) Viết đoạn văn với chủ đề: Lối sống giản dị và thanh bạch của Bác Hồ trong đó có sử dụng 1 câu đặc biệt, 1 câu rút gọn và chỉ rõ? Câu 3: ( 5 điểm) Chứng minh câu tục ngữ: “Có chí thì nên”. HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG GIAI ĐOẠN III NĂM HỌC 2016-2017 MÔN: NGỮ VĂN 7 I. Trắc nghiệm: ( 2 điểm) Câu 1: Mỗi câu đúng được 0,25 điểm 1 2 3 4 5 6 7 8 C B C A B C D D II. Tự luận: (8 điểm) Câu 1: (1 điểm) a, Trình bày đúng, đủ khái niệm -Khi nói hoặc viết, có thể lược bỏ một số thành phần của câu, tạo 0,5 điểm thành câu rút. b. Xác định câu rút gọn và khôi phục: - Câu rút gọn: Thôi đừng lo lắng 0,25điểm Khôi phục: Thôi ông lão đừng lo lắng -Câu rút gọn: Cứ về đi 0,25điểm Khôi phục: Ông lão cứ về đi Câu 2: ( 2điểm) Yêu cầu hình thức: Viết đúng hình thức một đoạn văn, diễn đạt mạch lạc, trong sáng. Yêu cầu về nội dung: * HS nêu được những đặc điểm nổi bật trong đức tính giản dị của Bác mà nhà văn Phạm Văn Đồng chỉ ra trong văn bản: Đức tính giản dị của Bác Hồ
  3. - Bác Hồ giản dị trong đời sống (1,0 điểm) + Bữa ăn: chỉ có vài ba món (0,25 điểm) + Nơi ở: Sạch sẽ, lúc nào cũng lộng gió và ngát hương thơm( 0,25 điểm) + Việc làm: Tự mình làm mọi việc (0,25 điểm) + Lối sống và quan hệ với mọi người: Đi thăm nhà tập thể của công nhân, nói chuyên với các cháu miền Nam, viết thư cho các đồng chí, đặt tên cho các đồng chí thể hiện niềm tin tất thắng cách mạng Việt Nam (0,25 điểm) - Bác Hồ giản dị trong lời nói và bài viết (0,5 điểm) + Lời nói: Không có gì quý hơn độc lập tự do (0,25 điểm) + Bài viết: Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một, sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lí ấy không bao giờ thay đổi. (0,25 điểm) * Chỉ ra câu rút gọn, câu đặc biệt ( 0,5 điểm) Câu 3: (5 điểm) a. Mở bài:(0,5 điểm) - Giới thiệu vấn đề cần nghị luận. - Trích dẫn câu tục ngữ. b. Thân bài: * Giải thích:(1 điểm) - “Chí”: Là hoài bão, ý trí, nghị lực, sự kiên trì. - “Nên”: Là kết quả, thành quả cuối cùng mà mình đạt được. - Câu tục ngữ “Có chí thì nên” đã khẳng định vai trò, ý nghĩa của “chí” trong cuộc sống. Ai có ý chí, có nghị lực, có hoài bão thì sẽ gặt hái được nhiều thành công. * Chứng minh( 3 điểm) - Xét về lý( 0,5 điểm) +Chúng ta thấy bất cứ việc gì, dù rất đơn giản như chơi thể thao,học ngoại ngữ, mà chúng ta không chú ý, không kiên trì thì kết quả là chúng ta sẽ không làm được. + Nhưng ngược lại khi gặp khó khăn mà chúng ta lại có long kiên trì, có ý chí và lòng quyết tâm thì dù công việc có khó khăn đến mấy chúng ta cũng vượt qua được. Như vậy “chí” là điều kiện cần thiết để con người vượt qua trở ngại, khó khăn đi đến thành công. Vì vậy không có chí thì chúng ta sẽ không làm nên đượ việc gì. - Xét về thực tế: (2,5 điểm) + Từ xưa đến nay, trong cuộc sống của chúng ta có biết bao tấm gương nêu cao ý chí, nghị lực, hoài bão, lý tưởng vượt qua mọi khó khăn đẻ gặt hái được thành công. Trong học tập: Có Nguyễn Hiền sống dưới triều nhà Trần, vì nhà nghèo ông xin vào Chùa, không được đi học, ông đã nghe lén thầy học bài. Miệt mài, chăm chỉ học tập, ông đã đõ Trạng Nguyên và trở thành Trạng Nguyên trẻ tuổi nhất Việt Nam. Hay Nguyễn
  4. Ngọc Ký bị liệt cả 2 tay, phải viết bằng chân. Nhưng nhờ nghị lực, quyết tâm, ông đã thi đỗ đại học và trở thành nhà giáo ưu tú. + Trong lao động: Có nhà bác học Lương Đình Của, ông miệt mài nghiên cứu trên đồng ruộng để lai tạo ra giống lúa mới đạt năng suất cao cho người nông dân. + Trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học: Có nhà toán học Ngô Bảo Châu. Nhờ cố gắng quyết tâm, ông đã đạt giải thưởng cao trong lĩnh vực toán học. + Trong chiến đấu: Nhờ tinh thần đoàn kết, ý chí quật cường, nhân dân ta đã đánh bại nghìn năm phong kiến phương bắc, thực dân Pháp và đế quốc Mĩ. + Đặc biệt Bác Hồ của chúng ta nhờ ý chí, nghị lực, sự tự học, Bác đã đọc thong, viết thạo 12 thứ tiếng. Hơn nữa trong quá trình tìm đường cứu nước, có rất nhiều lần thất bại, Bác vẫn Lãnh đạo nhân dân Việt Nam giành thắng lợi. Chân lí ấy được thể hiện qua bài thơ: “Không có việc gì khó Chỉ sợ lòng không bền Đào núi vào lấp biển Quyết chí ắt làm nên” c. Kết bài( 0,5 điểm) - Khẳng định lại tính đúng đắn của câu tục ngữ. - Bài học rút ra từ câu tục ngữ: